intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:186

14
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ sở phân tích về thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam, vận dụng những bài học kinh nghiệm quốc tế để đề xuất những giải pháp nhằm phát triển và quản lý thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƢƠNG QUỐC HUY PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƢƠNG QUỐC HUY PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành Kinh tế Quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Chi 2. PGS. TS. Nguyễn Xuân Trung HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN .............................................................9 1.1. Nhóm các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận ......................................9 1.2. Các công trình nghiên về phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền trên thế giới .............................................................................................................11 1.3. Các công trình nghiên cứu về thị trƣờng truyền hình trả tiền của Việt Nam ..................................................................................................................16 1.4. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .................21 1.4.1. Một số nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu ............................21 1.4.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án ................................22 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN ...............................................................................24 2.1. Những khái niệm cơ bản ...............................................................................24 2.1.1. Khái niệm phát triển .............................................................................24 2.1.2. Truyền hình trả tiền...............................................................................25 2.1.3. Thị trường truyền hình trả tiền .............................................................27 2.1.4. Khái niệm phát triển thị trường truyền hình trả tiền ...........................28 2.2. Đặc điểm, vai trò của phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền ...........29 2.2.1. Đặc điểm của phát triển thị trường truyền hình trả tiền .....................29 2.2.2. Vai trò của phát triển thị trường truyền hình trả tiền ..........................36 2.3. Nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền và các nhân tố ảnh hƣởng đến .....................................................................38 2.3.1. Nội dung phát triển thị trường truyền hình trả tiền .............................38 2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển thị trường truyền hình trả tiền ...............47 2.3.3. các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường truyền hình trả tiền....49
  5. Chƣơng 3: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA .....................................................63 3.1. Khái quát tình hình phát triển và xu hƣớng truyền hình trả tiền trên thế giới ......................................................................................................................63 3.2. Thị trƣờng truyền hình trả tiền của Mỹ .....................................................70 3.2.1. Thực trạng phát triển.............................................................................70 3.2.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền ở Mỹ ........78 3.3. Thị trƣờng truyền hình trả tiền của Trung Quốc .....................................81 3.3.1. Thực trạng phát triển.............................................................................81 3.3.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền ở Trung Quốc .....................................................................................................85 3.4. Thị trƣờng truyền hình trả tiền của Hàn Quốc .........................................87 3.4.1. Thực trạng phát triển.............................................................................87 3.4.2. Quản lý của Nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền tại Hàn Quốc .........................................................................................................91 3.5. Bài học kinh nghiệm từ thị trƣờng truyền hình trả tiền của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc ........................................................................................94 3.5.1. Bài học về phát triển cung ....................................................................94 3.5.2. Bài học về phát triển cầu ......................................................................98 3.5.3. Bài học về quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền.. 100 Chƣơng 4: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM .................................................................................................... 105 4.1. Thực trạng phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền của Việt Nam 105 4.1.1. Thực trạng phát triển cung ................................................................ 105 4.1.2. Thực trạng phát triển cầu................................................................... 107 4.1.3. Cạnh tranh trên thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam ............ 111
  6. 4.1.4. Các yếu tố tác động đến phát triển thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam ................................................................................................ 113 4.1.5. Quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam ............................................................................................................... 117 4.1.6. Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân ...................................... 121 4.2. Một số điểm tương đồng và khác biệt trong phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam ................ 128 4.2.1. Một số điểm tương đồng ................................................................... 128 4.2.2. Những đặc điểm riêng ....................................................................... 128 4.3. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền ở Việt Nam.................................................................................................... 130 4.3.1. Quan điểm .......................................................................................... 130 4.3.2. Định hướng phát triển........................................................................ 131 4.4. Một số giải pháp phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế ............................................. 131 4.4.1. Nhóm giải pháp phát triển cung về truyền hình trả tiền theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới ................. 132 4.4.2 Nhóm giải pháp phát triển cầu. .......................................................... 138 4.4.3. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền ................................................................................................... 142 Tiểu kết chƣơng 4................................................................................................ 148 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 149 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 160
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin DTH Direct to Home Truyền hình số vệ tinh DTT Digital Terestrial Television Truyền hình số mặt đất DVTHTT Dịch vụ truyền hình trả tiền FCC Federal Communications Commission Ủy ban truyền thông Liên bang của Mỹ GCT General Cable Television Tổng đài cáp HD High Definition Độ phân giải cao IHSTechnology Tổ chức công nghệ HIS IPTV Internet Protocol Television Dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet MMDS Multichannel Multipoint Distribution Truyền hình sóng viba Service OTT Over The Top Truyền hình Internet QLNN Quản lý Nhà nước THTT Truyền hình trả tiền VOD Video On Demand Video theo yêu cầu
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Số tiền các hãng OTT thu được từ thuê bao, quảng cáo và dịch vụ Pay per View năm 2017- 2018 ................................................................................... 67 Bảng 3.2: Truyền hình trả tiền tại Mỹ mất user năm 2017 .............................................. 76 Bảng 3.3: Thuê bao Truyền hình trả tiền và truyền hình trực tuyến qua internet tại Mỹ ... 77 Bảng 3.4. Thống kê các nhà cung cấp OTT tại Hàn Quốc ............................................. 90 Bảng 4.1. Đóng góp vào NSNN của một số doanh nghiệp THTT điển hình giai đoạn 2014-2018 .................................................................................................. 122 Bảng 4.2. Doanh thu, lợi nhuận thị trường THTT trong giai đoạn 2014-2018 ............ 123
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP Hình 2.1. Tháp nhu cầu Maslow được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực, trong đó có cả phân tích nhu cầu của khách hàng trên thị trường dịch vụ ........................... 31 Hình 2.2. Mô hình chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ...................... 39 Hình 2.2. Mô hình cấu trúc bậc thị trường của doanh nghiệp THTT ............................. 47 Hình 2.3. Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng thỏa mãn nhu cầu xem truyền hình trả tiền ........................................................................................................... 48 Hình 3.1: Biểu đồ dự báo doanh thu truyền hình trả tiền và OTT .................................. 65 Hình 3.2. Những chương trình có số lượng người xem cao nhất trên Netflix tính từ tháng 1/2018 – 11/2018 ....................................................................................... 66 Hình 3.3: Biểu đồ dự đoán doanh thu truyền hình trả tiền trong tương lai khu vực Tây Âu................................................................................................................... 74 Hình 3.4. Biểu đồ dự báo doanh thu truyền hình trả tiền và OTT................................... 75 Hình 3.5. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền của Trung Quốc giai đoạn 2013 – 2018 ......................................................................................................... 84 Hình 4.4. Thị phần (thuê bao) của nhà cung cấp dịch vụ THTT năm 2017 ................. 111 Hình 4.5. Thị phần các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT tại thời điểm tháng 6/2018 ... 112 Hình 4.6. Thị phần các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT năm 2018............................... 113 Hình 4.7. Bộ máy QLNN đối với THTT tại Việt Nam.................................................. 117 Hộp 1: Truyền hình OTT ......................................................................................... 68
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, truyền hình trả tiền (THTT) đã có lịch sử khoảng gần 70 năm. Đây là loại truyền hình trả phí, xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người xem truyền hình. Ở Việt Nam, truyền hình trả tiền mới chính thức có mặt được hơn 20 năm. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, truyền hình trả tiền là một thị trường hoàn toàn mới mẻ và rất sôi động. Truyền hình trả tiền ở Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một xu hướng tất yếu, một nét mới trong sinh hoạt văn hóa và là biểu hiện sinh động của hội nhập quốc tế về văn hóa. Thị trường truyền hình trả tiền đã không ngừng phát triển, hoàn thiện cả về phía cung, phía cầu và các thể chế hỗ trợ thị trường phát triển. Sự phát triển của thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam thời gian qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và giải quyết, nhất là các vấn đề liên quan đến cạnh tranh, bản quyền, quản lý nhà nước và các hoạt động thị trường. Thực tế cho thấy, thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam hiện nay đang bộc lộ những vấn đề hạn chế trên cả hai phương diện: Một mặt thị trường đang cần những điều kiện để có thể phát triển đúng với tiềm năng; và mặt khác, đã có những vấn đề phát sinh trong quản lý của Nhà nước đối với thị trường này cần phải được giải quyết. Thực tiễn trên cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, để thị trường phát triển lành mạnh hơn, để người tiêu dùng được tối đa hóa lựa chọn và lợi ích khi tham gia thị trường này là rất cần thiết. Do đó việc nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền để phát triển và quản lý nó tốt hơn, đặc biệt việc khảo cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, là những quốc gia có thị trường truyền hình trả tiền phát triển sớm như Mỹ; thị trường truyền hình trả tiền phát triển nhanh chóng, tạo ra sự bùng nổ và đạt được rất nhiều thành tựu trong thời gian ngắn như của Hàn Quốc; thị trường truyền hình trả tiền có những điều kiện phát triển và sự quản lý của nhà nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc. Từ đó làm rõ thực trạng phát triển, đặc điểm, các nhân tố tác động và vai trò của chính phủ đối với thị trường truyền hình trả tiền của các nước đó; so sánh các kết quả đạt được và các mặt hạn chế trong phát triển thị trường truyền hình trả tiền của các quốc gia được nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là rất cần thiết. 1
  11. Đó là lý do Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ Kinh tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Luận án rút ra những bài học kinh nghiệm; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam thời gian tới. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thị trường truyền hình trả tiền được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở nào? - Kinh nghiệm phát triển thị trường truyền hình trả tiền trên thế giới và ở một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc có thể vận dụng gì cho Việt Nam? - Để phát triển tốt thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam cần có những điều kiện và giải pháp nào? 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về thị trường THTT, cấu thành thị trường THTT, phát triển thị trường THTT và quản lý thị trường THTT. Thứ hai, phân tích thị trường THTT của một số quốc gia có thị trường THTT phát triển sớm trên thế giới như Mỹ; thị trường THTT phát triển nhanh chóng, tạo ra sự bùng nổ và đạt được rất nhiều thành tựu trong thời gian ngắn như của Hàn Quốc; thị trường THTT có những điều kiện phát triển và sự quản lý của nhà nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc… làm rõ thực trạng phát triển, kinh nghiệm quản lý của nhà nước đối với thị trường này, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường THTT Việt Nam. Thứ ba, trên cơ sở phân tích về thị trường THTT của Việt Nam, vận dụng những bài học kinh nghiệm quốc tế để đề xuất những giải pháp nhằm phát triển và quản lý thị trường THTT ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 2
  12. Khung phân tích của luận án: Yếu tố tác động - Những yếu tố trong nước - Những yếu tố bên ngoài Tiêu chí đánh giá - Sự gia tăng đơn vị cung cấp; - Thị phần; - Doanh thu; - Lợi nhuận; Cung - Cạnh tranh truyền hình trả tiền Thị trƣờng truyền Cạnh tranh trên Giá cả hình trả tiền thị trƣờng THTT Cầu truyền hình trả tiền Tiêu chí đánh giá - Sự gia tăng khách hàng; - Mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng; Yếu tố tác động - Những yếu tố trong nước - Những yếu tố bên ngoài 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án có đối tượng nghiên cứu là những quan hệ kinh tế trong thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về thị trường THTT của một số quốc gia và Việt Nam, tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: (1) Thực trạng phát triển của thị trường THTT. Trong đó làm rõ trình độ, khả năng cung ứng dịch vụ THTT trên thị trường; đặc điểm, sự phát triển của cầu về THTT; đặc điểm và những nhân tố tác động đến thị trường THTT đó. (2) Quản lý nhà nước đối với thị trường THTT. Luận án chỉ giới hạn trọng tâm nghiên cứu về thị trường THTT trên giác độ nghiên cứu vĩ mô, không đi sâu vào các yếu tố vi mô thuộc về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp THTT. 3
  13. - Phạm vi không gian: Luận án sử dụng không gian rộng toàn cầu cho các lập luận và sử dụng nghiên cứu tình huống về thị trường THTT cụ thể ở một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia từ khi thị trường này bắt đầu phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2015 đến năm 2018 (khi truyền hình OTT xuất hiện và phát triển mạnh, cạnh tranh và làm biến đổi thị trường THTT ở các quốc gia); đề xuất các giải pháp cho thị trường THTT của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 4.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp - Thu thập sách, báo, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về truyền hình trả tiền, thị trường truyền hình trả tiền. Cách thức thu thập tài liệu là liên hệ với các thư viện: Thư viện Quốc gia, thư viện của các viện nghiên cứu, thư viện của HVKHXH, các trường đại học; tìm kiếm trên Internet… - Thu thập các báo cáo thống kê từ Niên giám Thống kê; số liệu tổng hợp của các cơ quan như các Sở Truyền thông Thông tin, Bộ Truyền thông Thông tin; số liệu tổng hợp từ Hiệp hội Truyền hình trả tiền, các nhà đài, các đơn vị kinh doanh dịch vụ trả tiền… Thu thập số liệu về: Số lượng các đơn vị kinh doanh dịch vụ THTT và sự biến động qua các năm; số lượng thuê bao THTT và sự biến động qua các năm; doanh thu và sự biến động doanh thu qua các năm trong giới hạn thời gian nghiên cứu của các các nhà đài, các đơn vị kinh doanh dịch vụ THTT,… - Thu thập các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước về THTT từ các thư viện truyền thống, thư viện số. 4.1.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những đặc điểm, những nhân tố tác động, đánh giá về trình độ phát triển, những tồn tại hạn chế… của thị trường THTT của các nước; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin một cách chính xác, đầy đủ. Phương pháp này giúp cho nghiên cứu sinh nắm bắt được nội dung mà các nhà nghiên cứu về kinh tế học truyền thông, kinh tế truyền hình đã thực hiện, vận dụng và nhìn nhận những luận thuyết đã được minh chứng trước đây vào trong bối cảnh mới. Phương pháp này cũng được sử dụng để rút ra những bài học kinh nghiệm quốc tế, vận dụng cho Việt Nam. Dữ liệu phân tích bao gồm: Hệ thống văn bản quy phạm của nhà nước về lĩnh vực truyền hình trả tiền, các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tổng kết 4
  14. chính thức của các nhà đài, các đơn vị kinh doanh THTT, các tài liệu khảo sát về kinh tế truyền hình thế giới và Việt Nam do các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức khảo sát chuyên nghiệp thực hiện, hệ thống Sách trắng về thông tin và truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông, số liệu của Tổng cục Thống kê, tài liệu về kinh truyền thông trong và ngoài nước… Hệ thống tài liệu này có tính xác thực cao, chính xác và phù hợp cho việc đánh giá phân tích các vấn đề. 4.1.3. Phương pháp phân tích thống kê, so sánh Phương pháp này được sử dụng dựa chủ yếu vào các báo cáo thống kê định kỳ, các điều tra và khảo sát chuyên môn của các Đài, các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường THTT. Luận án sử dụng phương pháp này nhằm mô tả thực trạng phát triển của thị trường THTT ở Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam; so sánh về trình độ phát triển, khả năng cung ứng dịch vụ THTT trên thị trường; đặc điểm, sự phát triển của cầu về THTT; đặc điểm và những nhân tố tác động đến thị trường THTT ở các quốc gia nghiên cứu, dựa trên các số liệu thống kê. 4.1.4. Phương pháp dự báo Căn cứ trên các số liệu thống kê, căn cứ vào xu thế phát triển của thị trường THTT, căn cứ vào các nhân tố tác động đến thị trường THTT đã được phân tích, căn cứ vào kết quả khảo sát, kết quả phỏng vấn chuyên gia,... Luận án sử dụng phương pháp này để đưa ra những dự báo kinh tế cho các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường THTT,… đồng thời đưa ra những dự báo định hướng hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp THTT; Dự báo kỹ thuật công nghệ sẽ tác động đến thị trường THTT như thế nào; Dự báo về nhu cầu trên thị trường THTT. Phương pháp này cũng được sử dụng ở chương 4 để đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường THTT ở Việt Nam trong thời gian tới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp Khảo sát thực tiễn: Luận án sử dụng phương pháp này trong chương 4 để tìm hiểu về cầu thị trường, xem đánh giá của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm dịch vụ THTT như thế nào. NCS đã tiến hành phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu với dung lượng 1000 phiếu khảo sát để lấy ý kiến của 1000 hộ gia đình có sử dụng dịch vụ THTT. Có 850/1000 (85%) ý kiến phản hồi của khách hàng được NCS thu thập [xem Phụ lục số 09, 10]. 5
  15. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tầng. Trong đó, NCS lựa chọn ngẫu nhiên 10 tỉnh thành, phân bổ từ Bắc vào Nam để tiến hành khảo sát. Cơ cấu mẫu được phân bổ theo địa bàn và đối tượng như sau: Địa bàn Tp. Đối Hà Quảng Ninh Thanh Đà Khánh Phú Hồ Lâm Cần Tổng tƣợng nội Ninh Bình Hóa Nẵng Hòa Yên Chí Đồng Thơ Minh Hộ gia đình có sử 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 1000 dụng dịch vụ THTT Nội dung bảng hỏi khảo sát liên quan đến các vấn đề sau: (i) Mức độ hài lòng với mức giá của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng; (ii) Mức độ hài lòng với số lượng kênh của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng; (iii) Mức độ hài lòng với chất lượng tín hiệu và nội dung các kênh của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng; (iv) Mức độ hài lòng với chế độ chăm sóc khách hàng (chế độ hậu mãi) của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng; và (v) Mức độ sẵn sàng chuyển sang dịch vụ truyền hình của nhà cung cấp khác nếu chất lượng, dịch vụ, khuyến mãi, hậu mãi tốt hơn. Thời gian khảo sát từ ngày 15/12/2018 đến ngày 15/7/2019. Số liệu được mã hoá, xử lý, sử dụng phần mềm SPSS và lưu trữ. 4.3. Các phương pháp khác 4.3.1. Phương pháp quan sát Phương pháp này được sử dụng để xác định ý tưởng nghiên cứu, phác thảo bức tranh về thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra trong thị trường THTT cũng như vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường THTT tại một số quốc gia và Việt Nam. Quan sát, nghe, xem các báo cáo trực tiếp, tham dự các hội nghị hội thảo, tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn cụ thể để nghiên cứu về phát triển thị trường truyền hình trả tiền của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. 4.3.2. Phương pháp tọa đàm, hội thảo Nghiên cứu sinh là người trực tiếp công tác trong lĩnh vực truyền hình trả tiền đã nhiều năm, có cơ hội trực tiếp tham dự, tổ chức các hội nghị hội thảo trong nước và 6
  16. quốc tế liên quan đến thị trường THTT, thông qua đó tổng hợp được các ý kiến, dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường THTT, phát triển thị trường THTT và quản lý thị trường THTT. Đây là thị trường kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là nhân tố quản lý Nhà nước. Luận án xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường đối với các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường THTT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế có sự kiếm soát và điều tiết quản lí của Nhà nước. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của luận án, hiện nay ở Việt Nam, thị trường THTT mới hình thành và phát triển, chưa có những nghiên cứu hệ thống, tổng thể và trực diện về nội dung này, bên cạnh đó các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình trả tiền chưa có hệ thống cơ sở chỉ tiêu đánh giá thống nhất và khoa học về phát triển thị trường THTT. Hai là, bằng phương pháp nghiên cứu cụ thể, đặc biệt là thông qua khảo sát trực tiếp: Quan sát, nghe, xem các báo cáo trực tiếp, tham dự các hội ghị hội thảo, tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn cụ thể để nghiên cứu về phát triển thị trường truyền hình trả tiền của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Làm rõ “bức tranh” về trình độ phát triển và vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường THTT của các quốc gia nghiên cứu, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quốc tế quan trọng, đảm bảo có ý nghĩa thực tiễn cao và là tài liệu tham khảo tốt cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này, đây là một đóng góp mới của luận án. Ba là, từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường THTT của Việt Nam, trên cơ sở vận dụng các bài học kinh nghiệm quốc tế, luận án đề xuất 04 nhóm giải pháp nhằm phát triển và quản lý thị trường THTT của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Các giải pháp nhằm phát triển và quản lý tốt hơn thị trường THTT ở Việt Nam được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu các chủ thể của thị trường THTT ở Việt Nam, bao gồm: (i) Cơ quan chủ quản là hệ thống các cơ quan chỉ đạo, quản lý thị trường THTT nói riêng và lĩnh vực truyền hình nói chung bao gồm: Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông; (ii) Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường THTT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận và thực tiễn cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến thị trường THTT nói chung và ở các nước Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý thị trường THTT của Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu phát triển lĩnh vực truyền hình, phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập. 7
  17. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến thị trường THTT. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường truyền hình trả tiền Chương 3: Kinh nghiệm phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia Chương 4: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế và giải pháp phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam. 8
  18. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN 1.1. Nhóm các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy Việt Nam đã có nhiều công trình, dự án, luận án, luận văn, bài báo khoa học... nghiên cứu/tiếp cận nghiên cứu về truyền hình trả tiền, nhưng mới chỉ chủ yếu trên các bình diện là tâm lý học, xã hội học, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thị trường truyền hình trả tiền trên bình diện kinh tế quốc tế. Vì vậy, trong phần này, luận án sẽ đề cập đến một số công trình nghiên cứu có tính liên quan/tiệm cận/gần với đề tài nghiên cứu. Tác giả Elihu Katz (1970), nghiên cứu lý thuyết về sự hài lòng. Lý thuyết này đề cập rằng: Công chúng đã sử dụng phương tiện truyền thông để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân cụ thể của họ: “Mọi người lựa chọn cái gì mà họ muốn đọc, muốn xem để thỏa mãn với nhu cầu cụ thể của họ và các phương tiện truyền thông phải cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân” [78]. Điều này tương tự với kết quả nghiên cứu về hệ thống phân cấp “Thang bậc nhu cầu” (Heirarchy of Needs) của Abraham Maslow. Hai lý thuyết này thường phổ biến trong nghiên cứu, xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển công chúng/khách hàng của các đơn vị kinh doanh truyền hình (hoặc kinh doanh thông thường), giúp đơn vị tiếp cận đúng/trúng các nhóm đối tượng công chúng/khách hàng của mình. Lý thuyết này sau đó đã được các tác giả như McQuail, Blumler, Brown, B.Rubin và Bantz (1989) đề cập, mở rộng trong thời đại kỹ thuật số [78]. NCS sẽ kế thừa lý thuyết của Katz, Maslow như một gợi ý quan trọng để nghiên cứu về nhu cầu trên thị trường truyền hình trả tiền. Nguyễn Xuân Vinh (Chủ biên, 2003), “Quản lý Viễn thông, Phát thanh và Truyền hình”, Nxb Bưu điện, Hà Nội [67]. Cuốn sách gồm 12 chương, trình bày các nguyên tắc về cơ cấu thị trường; quản lý thị trường; nguyên lý của các tiện ích công cộng, các dịch vụ của các nhà khai thác viễn thông và thông tin; những vấn đề thực tiễn quản lý điện thoại, internet, phát thanh, truyền hình; các chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động truyền dẫn thông tin, viễn thông và các vấn đề kinh tế, quản lý tài chính liên quan… Công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả Alison Alexander, James Owers, Rod Carveth, C.Ann Hollifield, Albert N.Greco (2004) về Kinh tế của các phương tiện truyền thông: Lý thuyết và thực hành [69]. Nghiên cứu đã phân tích về tầm quan trọng của nền kinh tế truyền thông (các phương tiện truyền thông). Nó trở nên bức thiết kể từ những năm 1960 - 1990, thời điểm tái cơ cấu của các doanh nghiệp. Sự chuyển dịch 9
  19. mạnh mẽ của ngành công nghiệp truyền thông do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và tài chính, dẫn đến sự sáp nhập, giải thể, mua lại, tiếp quản... Vì thế, nội bộ ngành (và ngành liên quan) cần hiểu sâu sắc về sự thay đổi của cấu trúc, giá trị ngành, dòng tiền và xu hướng kinh tế truyền thông... Nghiên cứu của nhóm tác giả trên tập trung vào phân tích các nguyên tắc kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông, truyền hình và việc áp dụng vào từng loại hình cụ thể. Phần 1, các tác giả tập trung vào phân tích nền kinh tế của các phương tiện truyền thông, sự thay đổi nhanh chóng về kỹ thuật, mô hình kinh doanh và môi trường truyền thông. Phần 2 - Ngành công nghiệp và thực tiễn, đề cập đến kinh tế của ngành công nghiệp với các loại hình cụ thể như nhật báo, xuất bản sách và tạp chí, truyền hình phát sóng và truyền hình mạng, truyền hình cáp, Holywood, phát thanh hiện đại. Đây là một trong những công trình nghiên cứu khá công phu giữa lý thuyết và thực tiễn kinh tế truyền thông, truyền hình quốc tế, Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu tương tự như vậy. Trong cuốn Báo chí thế giới - Xu hướng phát triển (2008) [23], tác giả Đinh Thị Thúy Hằng đã phân tích về: Bốn học thuyết truyền thông của các Fred Siebert, Theodore Reterson, Winbur Schramm (1956); một số tác giả phản biện, bổ sung vào bốn học thuyết đó, như Mc Quail, Nerone và các đồng nghiệp...; xu hướng hội tụ truyền thông trên thế giới. Tác giả cho rằng: “Thách thức lớn nhất đối với các phương tiện, báo chí, truyền hình thế giới trong xu thế hội tụ là làm thế nào để thu hút công chúng với những cách làm mới đa dạng và phong phú với sự tham gia của chính những khán giả, bạn đọc của mình” [23, tr152]. Quan điểm này liên quan đến một trong những lý thuyết truyền thông mới - đó là vai trò “đồng tác giả” giữa công chúng và các đơn vị truyền hình. Đây là xu hướng tất yếu của hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền hiện đại. Tác giả Juergen Grimm (2014), Nghiên cứu ảnh hưởng của phương tiện truyền thông [83]: Giới thiệu một số lý thuyết và phương pháp đề cập đến việc đào tạo “kép” đối với người làm báo chí, truyền hình: “Khi nghiên cứu về tác động của truyền thông, ngoài việc phải đào tạo nhà báo về nghiệp vụ còn cần phải đào tạo cho các nhà báo về phương pháp tác động đến công chúng và phương pháp phát triển công chúng”. Grimm đưa ra một số thuyết mới về mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông và người tiếp nhận, đó là: “Thuyết 1 - Truyền thông tác động tới độc giả theo một xu hướng, Thuyết 2 - Truyền thông tác động tới độc giả theo nhiều xu hướng, còn lại là do môi trường, kinh nghiệm và quyết định cá nhân... (thuyết mới này thường được ứng dụng trong quảng cáo)”. Tác giả nhấn mạnh: “Người làm truyền thông phải tìm ra nhiều giải pháp khác nhau để tác động đến các nhóm công chúng khác nhau, nhằm thu 10
  20. lại hiệu quả tối đa cho hoạt động truyền thông”. Đây chính là công việc phân khúc thị trường của nhà truyền thông. Các nghiên cứu của Grimm rất mới và hữu dụng cho thị trường truyền hình Áo, châu Âu. Tuy nhiên, giống như Bauer, Grimm vẫn chủ yếu đưa ra các phương pháp nghiên cứu công chúng trên bình diện báo chí học, xã hội học chưa bàn tới trên bình diện kinh tế học. 1.2. Các công trình nghiên về phát triển thị trường truyền hình trả tiền trên thế giới Tại Trung Quốc, tác giả Miuging Tung (1999) tập trung nghiên cứu về công nghệ số và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường truyền hình trả tiền dựa trên công nghệ số ở Trung Quốc, đây là thị trường có nhiều điểm tương đồng so với thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu cũng có giá trị tham khảo với chủ đề của luận án. Nghiên cứu của Karyn Lu (2005), về truyền hình trả tiền tại Hàn Quốc [85]. Ông cho rằng, truyền hình ngày càng được chuyển từ một buổi phát sóng, thụ động, tuyến tính, ít tính giải trí; thay vào đó nó nhanh chóng trở thành một nhu cầu, có sự tham gia hai chiều, phi tuyến tính, nhiều thông tin giải trí, quảng cáo. Nghiên cứu cho thấy, tại Hàn Quốc, khán giả ngày càng trở nên quen thuộc với những thay đổi trong cách tiếp cận truyền hình. Từ thói quen xem truyền hình thụ động, truyền thống, người dân đang chuyển sang thói quen tiếp thu nhiều thông tin cùng một lúc (ví dụ như sử dụng máy tính hoặc các thiết bị di động trong khi xem truyền hình), họ đang bắt đầu để đạt được và yêu cầu kiểm soát nhiều hơn những trải nghiệm xem của họ hơn bao giờ hết. Tác giả nghiên cứu và phân tích về việc kinh doanh VOD (Video On Demand), người xem dịch chuyển từ xem truyền hình theo hướng thụ động (chiếu gì xem đấy) sang hướng xem chương trình chủ động (thích gì xem đấy). Đây là hướng phát triển mới của loại hình truyền hình trả tiền. Nghiên cứu của Lim, Wei Ling Tania Patricia (2005) [91], đã xem xét lại tác động của toàn cầu hóa phương tiện truyền thông trên truyền hình châu Á và dự báo một trật tự phương tiện truyền thông toàn cầu mới. Nghiên cứu chỉ ra có một sự thay đổi ngày càng tăng trong nhận thức và thương mại giữa các ngành công nghiệp truyền hình ở các nước trong khu vực Đông Á trong bối cảnh tác động toàn cầu hóa về văn hóa. Một số yếu tố và điều kiện đi kèm với sự phát triển của định dạng truyền hình ở Đông Á (như sự xuất hiện của các vấn đề về bản quyền và người nổi tiếng tiếp thị) góp phần vào những cải tiến trong lĩnh vực truyền hình của khu vực. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất cách thức ngành công nghiệp truyền hình của mỗi quốc gia trong khu vực cần cố gắng giải quyết để truyền hình có thể đóng góp vào sự gia tăng của các “mặt hàng văn hóa”, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm văn hóa ngày càng tăng ở châu Á. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0