Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa
lượt xem 7
download
Luận án trình bày một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa giai đoạn 2009 đến nay; Thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa; Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HÀ VĂN SỰ 2. TS. THÂN DANH PHÚC HÀ NỘI - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực; những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Thị Hồng Phượng
- ii LỜI CẢM ƠN Bên cạnh sự nỗ lực và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, luận án “Quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hoá” đươc hoàn thành nhờ sự tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý sau đại học, Khoa Kinh tế - Luật, Bộ môn Quản lý Kinh tế - Trường Đại học thương mại và đặc biệt là sự định hướng, hướng dẫn tận tình, động viên kịp thời của tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS Hà Văn Sự và TS. Thân Danh Phúc trong suốt quá trình thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô và trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó. Nghiên cứu sinh cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các anh chị tại Bộ Công Thương; Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê thành phố Hà Nội; các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong quá trình tìm hiểu, thu thập dữ liệu. Mặc dù đã rất cố gắng song luận án khó tránh khỏi thiếu sót, nghiên cứu sinh rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Vũ Thị Hồng Phượng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận án ...................................................... 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ................................................. 4 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 8 4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................11 6. Những đóng góp mới của luận án .....................................................................14 7. Kết cấu của luận án ...........................................................................................14 Chương 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH .......................15 ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA .............................................15 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA .............15 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về thị trường bán lẻ hàng hóa ...................................15 1.1.2. Khái niệm, mục tiêu, phân cấp về quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa .................................................................21 1.1.3. Sự cần thiết và vai trò quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa. ...................................................................................27 1.2. NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA ...................................................................................................30 1.2.1. Yêu cầu trong quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa .....................................................................................................30 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa ............................................................................................................32 1.2.3. Công cụ quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa ............................................................................................................40 1.2.4. Tiêu chí cơ bản đánh giá quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa ............................................................................................42
- iv 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA .............47 1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan ..............................................................................47 1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan...........................................................................50 1.4. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA ...................................................................................................56 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và quốc tế .......................56 1.4.2. Bài học đối với thành phố Hà Nội ...............................................................64 Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG .....................67 BÁN LẺ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN NAY .......................................67 2.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................................................................67 2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ....................67 2.1.2. Thực trạng thị trường bán lẻ hàng hóa của thành phố Hà Nội .....................73 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA .........................................................81 2.2.1. Mô hình quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa ............................................................................................................82 2.2.2. Thực trạng quản lý cung hàng hóa. .............................................................85 2.2.3 Thực trạng quản lý cầu thị trường ..............................................................106 2.2.4. Thực trạng điều tiết quan hệ cung - cầu thị trường ...................................111 2.2.5. Thực trạng quản lý giá cả hàng hóa ..........................................................116 2.2.6. Thực trạng quản lý cạnh tranh...................................................................120 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA THỜI GIAN QUA....122 2.3.1. Những thành công trong quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa ..................................................................................123 2.3.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa ...................................................................................................125 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa ............................................................................128 Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ...........................................................................135 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ..........135
- v 3.1.1. Một số dự báo và mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ hàng hóa của thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 .................135 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ..................140 3.1.3. Một số định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường bán lẻ hàng hóa giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030......................................141 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ...................143 3.2.1. Nhóm giải pháp coi trọng vai trò của thị trường trong phát triển thị trường bán lẻ hàng hoá ...................................................................................................143 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện khâu tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và ban hành, tổ chức thực thi các văn bản quản lý của thành phố ...............144 3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng bán lẻ .......................................146 3.2.4. Nhóm giải pháp tạo lập môi trường kinh doanh và hỗ trợ chủ thể bán lẻ ..148 3.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chủ thể bán lẻ và hàng hoá bán lẻ...........................................................................................151 3.2.6. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý giá cả và cạnh tranh .........................153 3.2.7. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác hướng dẫn tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ...................................................................................154 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................156 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương .............................156 3.3.2. Đối với các Hiệp hội .................................................................................159 3.3.3. Đối với các chủ thể bán lẻ .........................................................................160 3.3.4. Đối với người tiêu dùng ............................................................................160 KẾT LUẬN ........................................................................................................162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BLHH Bán lẻ hàng hoá DNBL Doanh nghiệp bán lẻ HĐND Hội đồng nhân dân NTD Người tiêu dùng QLNN Quản lý nhà nước QLTT Quản lý thị trường TMBL Thương mại bán lẻ TMĐT Thương mại điện tử TP Thành phố TTTM Trung tâm thương mại ST Siêu thị UBND Ủy ban nhân dân Tiếng Anh Chữ viết Nghĩa đầy đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt tắt CPTTP.P Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện Agreement for Trans-Pacific và Tiến bộ xuyên Thái Bình Partnership Dương ENT Economic Needs Tests Kiểm tra nhu cầu kinh tế EVFTA EU-Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) ............................................................................................................68 Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009- 2020) .....................................................................................................................69 Bảng 2.3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) .....73 Bảng 2.4. Hệ thống bán lẻ của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) .............74 Bảng 2.5. Cơ cấu chợ theo phân hạng của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2015-2020) ....76 Bảng 2.6: Sự phát triển về số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009 - 2020) ............................................................80 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thực trạng định hướng các chủ thể bán lẻ .............88 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hoá theo tiếp cận quy trình quản lý ................92 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về thực trạng hỗ trợ các chủ thể bán lẻ ......................94 Bảng 2.10. Một số kết quả cải thiện môi trường đầu tư của thành phố Hà Nội tính đến cuối năm 2019 .........................................................................................95 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý sự tuân thủ luật pháp và chính sách của các chủ thể bán lẻ ...................................................................................98 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý mặt bằng bán lẻ và hạ tầngTMBL ..........................................................................................................102 Bảng 2.13: Tỷ lệ hàng Việt tại một số siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội (năm 2020) ..........................................................................................................103 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý hàng hóa lưu thông .............106 Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về thực trạng định hướng người tiêu dùng ..................107 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ....111 Bảng 2.17: Cơ cấu hàng hóa bán lẻ của thành phố thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2020 ...........................................................................................................114 Bảng 2.18. Lượng hàng hóa thực hiện chương trình bình ổn thị trường của thành phố Hà Nội năm 2020 (theo kế hoạch)................................................................118 Bảng 2.19: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý giá cả hàng hóa ...................118 Bảng 2.20. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tháng của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) .........................................................................................119 Bảng 2.21: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý cạnh tranh ...........................122
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Dân số trung bình toàn thành phố (giai đoạn 2009-2020) .......................71 Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn (giai đoạn 2009-2020) ............................................................................................................71 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dân số theo độ tuổi của thành phố Hà Nội ..................................72 Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) ...................................................................................................79 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................13 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội ..................................83 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn của thành phố Hà Nội trong quản lý nhà nước đối với thị trường bán lẻ hàng hoá ..........................................................84
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận án Về bản chất, bán lẻ hàng hoá là bán hàng hóa cho người tiêu dùng (NTD) và thị trường bán lẻ chính là nơi diễn ra quan hệ trao đổi giữa các chủ thể trong đó người mua chính là NTD cuối cùng. Theo đó, quản lý nhà nước (QLNN) đối với thị trường bán lẻ hàng hoá (BLHH) chính là quá trình tác động của các cấp quản lý tới mối quan hệ giữa các chủ thể thị trường nhằm đạt mục đích phát triển thị trường BLHH trong từng giai đoạn cụ thể. Với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoài những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, thương mại bán lẻ (TM BL) còn có vai trò và ý nghĩa kinh tế to lớn trong việc góp phần giải quyết các mâu thuẫn cơ bản về thời gian, không gian, số lượng giữa sản xuất và tiêu dùng; tạo lập và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia; tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; hướng dẫn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của NTD… Do đó, phát triển TMBL luôn là vấn đề cấp bách, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Với bản chất là môi trường diễn ra hoạt động TMBL, theo đó thị trường BLHH cũng có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi quốc gia. Hơn nữa, mô hình phát triển kinh tế phổ biến hiện nay là nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là bên cạnh vai trò tự điều tiết của thị trường phải có vai trò quan trọng của Nhà nước. Chính vì vậy, QLNN đối với thị trường BLHH là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào, kể cả những quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do như Mỹ, Hồng Kông, Singapore… Công tác QLNN được tăng cường, đổi mới và hoàn thiện sẽ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bền vững cho các DNBL trong bối cảnh nhiều biến động và cạnh tranh hết sức gay gắt hiện nay. Thông qua đó nhằm thúc đẩy các hoạt động TMBL diễn ra một cách thông suốt, hiệu quả, thị trường BLHH phát triển mạnh và bền vững. Tiếp tục xét cho mỗi quốc gia: Các địa phương (trong đó có địa phương cấp tỉnh) khác nhau có các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội với tiềm năng, thế mạnh khác nhau nên hoạt động BLHH trên thị trường cũng mang những nét đặc thù riêng biệt, từ đó dẫn đến mục tiêu, công cụ, phương pháp… quản lý sẽ khác nhau. Nói một cách khác, QLNN cấp tỉnh đối với thị trường BLHH là vô cùng cần thiết. Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả nước, nơi tập trung rất nhiều cơ quan, trường học, bệnh viện lớn… nên dân số đông và có mức sống cao hơn đại đa số các tỉnh thành, đồng thời nơi đây cũng là thành phố (TP) du lịch nổi tiếng do đó nhu cầu mua sắm rất cao. Trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua, Hà Nội cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân cũng tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số Thủ đô đạt trên 7,1 triệu người và đến cuối năm 2020 đã trên 8,4 triệu người, khiến độ hấp dẫn của thị trường Hà
- 2 Nội ngày càng tăng trong mắt các nhà đầu tư trong đó chiếm bộ phận không nhỏ là các nhà phân phối bán lẻ. Tuy nhiên nhìn chung, thị trường BLHH Hà Nội hiện nay có nhiều hạn chế: Phát triển thiếu bền vững; cơ cấu thị trường chưa hợp lý và mạng lưới bán lẻ chưa hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng bán lẻ chưa phát triển tương xứng với yêu cầu phát triển thị trường BLHH; tình trạng chợ cóc chợ tạm còn tràn lan; nạn kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và các loại hàng hóa độc hại khác vẫn tiếp tục gây hoang mang, bức xúc cho NTD cũng như thách thức lớn đối với công tác quản lý... Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó không thể không nói tới nguyên nhân chính từ phía quản lý nhà nước (QLNN). QLNN của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ thời gian qua còn bộc lộ một số bất cập, tập trung vào các vấn đề về: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ thể bán lẻ; quy hoạch mạng lưới, phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ và thực thi chính sách; hỗ trợ chủ thể bán lẻ trong nước; quản lý giá cả, chất lượng và cạnh tranh; tuyên truyền, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra, với tính chất phức tạp và khác biệt lớn so với các địa phương khác về thói quen, nhu cầu tiêu dùng (xuất phát từ đặc thù: NTD Thủ đô gồm cả người dân thành thị và nông thôn, gồm cả dân tộc kinh và dân tộc thiểu số, gồm cả người có quốc tịch Việt Nam và người nước ngoài…) nên vai trò của thị trường BLHH trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng nói trên là rất quan trọng. Bối cảnh trên đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải có định hướng, giải pháp cụ thể và kịp thời trong QLNN nhằm phát triển thị trường BLHH của địa phương có nhiều nét đặc thù này. Cùng với thực trạng trên, quá trình mở cửa thị trường phân phối đã và sẽ đem đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các chủ thể bán lẻ trong nước. Đặc biệt, việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và việc thành lập Cộng đồng ASEAN cũng không ngừng làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với lĩnh vực này. Hiện nay, phần lớn lợi nhuận đang thuộc về các nhà phân phối nước ngoài (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng nhà bán lẻ hiện đại nước ngoài đã chiếm tới 40%) và họ đang có xu hướng tiếp tục “ồ ạt đổ bộ” vào Việt Nam, trong đó chủ yếu và trước hết là hai TP lớn nhất gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí gần đây còn phổ biến hiện tượng các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài được mua đi bán lại ngay tại thị trường Việt Nam dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp nội dễ bị thua ngay trên “sân nhà”. Trước tình hình đó, một mặt chủ thể bán lẻ trong nước phải tự đổi mới, chuẩn bị tốt mọi nguồn lực, tăng tính chuyên nghiệp, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh nếu không muốn để mất thị trường; mặt khác, công tác QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH cũng phải phải được tăng cường, hoàn thiện, đổi mới kịp thời và đúng hướng.
- 3 Thêm vào đó, việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đang và có thể sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng không nhỏ theo hướng bất ổn bởi những thách thức do các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại cũng như diễn biến ngày càng phức tạp của chiến tranh thương mại và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Bối cảnh trên cùng với những tác động tiêu cực và khó lường từ đại dịch COVID - 19, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số gần đây cũng đã tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đối với thị trường BLHH nước ta, các yếu tố này đã tấn công mạnh vào chuỗi cung ứng và các loại hình bán lẻ truyền thống, phương thức kinh doanh có sự dịch chuyển từ bán hàng trực tiếp (offline) sang bán hàng trực tuyến (online). Chính xu hướng này cũng càng đặt ra thách thức cho QLNN về kinh tế, thương mại nói chung và thị trường BLHH nói riêng, đặc biệt là đối với những TP lớn như Hà Nội. Với những lý do nói trên có thể khẳng định được tầm quan trọng của thị trường BLHH và QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy công tác này thời gian qua còn thể hiện một số yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường. Điều đó thể hiện rất rõ khi công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn chủ thể bán lẻ thực hiện chính sách, pháp luật chưa thực sự hiệu quả; thiếu chính sách đặc thù phục vụ cho mục tiêu phát triển lực lượng và hệ thống phân phối bán lẻ; lúng túng dẫn đến lãng phí “chốt chặn” ENT; việc quản lý sự tuân thủ pháp luật của chủ thể bán lẻ, định hướng tiêu dùng và bảo vệ NTD còn nhiều hạn chế (yếu kém trong hướng dẫn chủ thể bán lẻ thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh...). Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc hoàn thiện công tác QLNN của thành phố Hà Nội đối với thị trường BLHH. Thực tiễn nói trên đã chứng tỏ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH để nhận diện những vấn đề đặt ra cho công tác QLNN thời gian qua, chỉ ra định hướng và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện QLNN trong thời gian tới có vai trò vô cùng quan trọng và phải sớm được thực hiện. Mặt khác, về lý luận: Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về QLNN đối với TMBL hoặc thị trường bán lẻ song phạm trù QLNN của một địa phương cấp tỉnh (gồm tỉnh và TP trực thuộc trung ương) đối với thị trường BLHH chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, hoạch định chính sách cũng như tổ chức thực hiện các nội dung QLNN ở phạm vi này. Cụ thể là chưa có khái niệm và nội hàm hoàn chỉnh về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH cũng như các tiêu chí hoàn chỉnh để đánh giá công tác này; chưa xác định rõ những yêu cầu, nội dung quản lý và đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận QLNN đối với các yếu tố cung, cầu, giá cả và cạnh tranh. Từ đó cũng đặt ra yêu cầu cho việc hoàn thiện lý luận về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hoá” là vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. Luận án không những góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận
- 4 về QLNN của một địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH mà còn chỉ ra những giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ và bền vững thị trường BLHH của Thủ đô Hà Nội cũng như những TP lớn khác, qua đó không chỉ đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và sự thành công của việc hội nhập, mở cửa nền kinh tế mà còn có tác dụng lan tỏa đối với thị trường các địa phương khác, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế của miền Bắc cũng như cả nước. Và càng ý nghĩa hơn khi đề tài được nghiên cứu theo cách tiếp cận mới: quản lý các yếu tố cấu thành thị trường. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Mặc dù không có những công trình nghiên cứu trực diện đề tài QLNN của một địa phương (cấp tỉnh) nào đó đối với thị trường BLHH song xuất phát từ vai trò quan trọng của thương mại và thị trường bán lẻ cũng như yêu cầu cấp bách của việc tăng cường, hoàn thiện QLNN đối với thị trường bán lẻ nhằm đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập và mở cửa thị trường nên xét đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu đề tài liên quan đến thị trường bán lẻ và QLNN nói chung hoặc của địa phương cấp tỉnh nói riêng đối với thị trường bán lẻ, trong đó nổi bật là một số công trình nghiên cứu sau đây: Các công trình nghiên cứu liên quan đến thị trường bán lẻ hàng hóa và phát triển thị trường bán lẻ hàng hóa Phạm Hữu Thìn (2007) với luận án tiến sĩ nghiên cứu về "Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam" đã chỉ ra những lý luận về các loại hình TMBL nói chung và các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại nói riêng đồng thời bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, mô hình hoá, khảo sát thực địa, thống kê toán học, tác giả đã chỉ ra thực trạng phát triển loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt nam và đánh giá những thành công, hạn chế cũng như chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trong trong phát triển loại hình bán lẻ này ở nước ta. Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, mục tiêu, tiêu chí, định hướng và giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam. Các giải pháp hướng tới việc hoàn thiện môi trường pháp lý, thu hút và kiểm soát thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình tổ chức TMBL văn minh hiện đại. Đề tài chủ yếu đề cập đến chính sách phát triển với tư cách là một công cụ của quản lý đồng thời nghiên cứu chung cho quy mô cả nước. Lê Quân (2007) với đề tài cấp Bộ nghiên cứu về "Hoàn thiện hệ thống bán lẻ tiện ích tại các khu đô thị mới Hà Nội" đã chỉ ra những lý luận về hệ thống bán lẻ tiện ích trong nền kinh tế thị trường đồng thời qua phân tích thực trạng hệ thống bán lẻ tiện ích tại các khu đô thị mới Hà Nội giai đoạn 1998 - 2004 đã khẳng định trong giai đoạn này, hệ thống bán lẻ tiện ích tại các khu đô thị mới Hà Nội còn rất sơ khai, số lượng cửa hàng mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu, giá trị tiện ích mang lại cho khách hàng ở mức thấp, chưa phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích,... Do đó tác giả đã đề xuất quan điểm, mô hình tổ hợp phát triển thương mại và các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống này. Các giải pháp hướng đến việc: hoàn chỉnh công tác quy hoạch, thành lập Tổ hợp
- 5 thương mại Việt Nam, hỗ trợ phát triển bán lẻ tiện ích hộ gia đình, gia tăng giá trị tiện ích, truyền thông về bán lẻ tiện ích... Đó là những giải pháp nhằm hình thành những chuỗi bán lẻ tiện ích trong đó người dân Việt Nam giữ vai trò chủ đạo. Hoàng Văn Hải và nhóm tác giả (2008) với đề tài cấp Bộ nghiên cứu “Giải pháp phát triển chuỗi cửa hàng thuận tiện ở các khu đô thị mới Hà Nội” đã chỉ ra những lý luận về chuỗi cửa hàng thuận tiện ở đô thị mới; phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cửa hàng thuận tiện tại các khu đô thị mới điển hình của Hà Nội là Định Công, Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình... đồng thời phát hiện các vấn đề đặt ra cần giải quyết, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khuyến nghị nhằm phát triển chuỗi của hàng này. Đó là hệ thống giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm phát triển chuỗi cửa hàng thuận tiện ở các khu đô thị mới Hà Nội, làm cơ sở cho các chính sách QLNN và quản trị của các doanh nghiệp phân phối nước ta nói chung, của TP. Hà Nội nói riêng. Phạm Huy Giang (2011) với bài viết trên Tạp chí Thương mại nghiên cứu “Phát triển hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã tập trung vào việc tổng hợp, bổ sung và chỉ ra những lý luận cơ bản về hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi ST bán lẻ trên địa bàn các đô thị lớn. Đồng thời cũng đã khẳng định thời gian qua, hệ thống này còn nhỏ bé, phân tán và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, phương thức kinh doanh thiếu chuyên nghiệp, nguồn lực lao động và thông tin còn nhiều hạn chế, chưa có định hướng phát triển thống nhất trong toàn hệ thống. Theo đó, để phát triển hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi ST bán lẻ trên địa bàn, thời gian tới TP. Hà Nội cần thực hiện các nhóm giải pháp gồm: Hệ thống được các tiêu chuẩn đối với ST và hệ thống chuỗi ST, phát triển quản trị, phát triển nguồn lực và xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát triển hệ thống phân phối đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng ST và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào tổ chức, quản lý phân phối hàng hóa. Kalpana Singh (2014) với bài viết nghiên cứu “Retail Sector in India” (lĩnh vực bán lẻ ở Ấn Độ) đã khái quát được cấu trúc hiện tại của thị trường bán lẻ và các phân ngành bán lẻ chính cùng những thay đổi trong thị phần tương đối của nhiều phân ngành truyền thống, sự xâm nhập của các tổ chức bán lẻ hiện đại ở các phân khúc khác nhau từ sau năm 2010 của Ấn Độ đồng thời khẳng định: Lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ là rất manh mún với hơn 90% hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi các nhà bán lẻ chưa được tổ chức như các cửa hàng gia đình truyền thống và các cửa hàng nhỏ lẻ khác. Tác giả cũng cho rằng bán lẻ đang thâm nhập vào thị trường với tốc độ nhanh hơn và giai đoạn sau 2015, quốc gia này sẽ được đón nhận nhiều thời cơ nhưng bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức lớn mà ngành bán lẻ sẽ phải đối mặt. Đó là vấn đề thiếu nhân lực có tay nghề cao, thiếu công nghệ bán lẻ hiện đại, các rào cản từ chính sách, thách thức phát sinh từ quy hoạch và dự báo, rủi ro tài chính... Các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với thị trường bán lẻ hàng hóa Nguyễn Văn Tuấn (2002) với luận án tiến sĩ nghiên cứu “Chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” đã chỉ ra lý luận về xây
- 6 dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh, TP đồng thời phân tích thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại của TP. Hà Nội giai đoạn 1991-2000; đánh giá thành công, thất bại cũng như chỉ ra nguyên nhân thất bại trong xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại của Thủ đô giai đoạn này. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp cơ bản cho việc hoàn thiện quá trình xây dựng chiến lược và giải pháp, chính sách thực hiện chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2020. Lê Trịnh Minh Châu (2002) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" đã chỉ ra cơ sở lý luận về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Đồng thời trên cơ sở những luận cứ khoa học đó, tác giả cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hệ thống này ở nước ta, qua đó phát hiện nguyên nhân dẫn đến những điểm hạn chế trên để đề xuất phương hướng, giải pháp, chính sách vĩ mô nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2010. Nguyễn Việt Thảo (2016) với luận án tiến sĩ nghiên cứu “Chính sách vĩ mô đối với phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở các đô thị lớn nước ta hiện nay" đã chỉ ra những lý luận chung về kết cấu hạ tầng thương mại đô thị lớn và về chính sách vĩ mô đối với phát triển kết cấu hạ tầng thương mại đô thị lớn. Tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như hệ thống hoá, mô tả thống kê, điều tra trắc nghiệm điển hình và các phần mềm EXEL, SPSS để phản ánh quát thực trạng hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ, logistics và thương mại điện tử (TMĐT) ở đô thị lớn nước ta cũng như phân tích thực trạng chính sách vĩ mô của nước ta về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Trên cơ sở đó, đánh giá chất lượng hoạch định các chính sách trên, chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những điểm hạn và dựa trên các luận cứu quan trọng khác như quan điểm, mục tiêu và định hướng hoạch định chính sách… để đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách vĩ mô đối với phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở các đô thị lớn nước ta thời gian tiếp theo. Các giải pháp tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm: Hoàn thiện nội dung chính sách vĩ mô, tăng cường và quy trình và năng lực quản lý chính sách vĩ mô, tăng cường năng lực thực thi chính sách vĩ mô đối với phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở các đô thị lớn nước ta giai đoạn đến năm 2020. Phan Thị Minh Tuyên (2017) với bài viết nghiên cứu về “Cơ hội và thách thức mới với thị trường bán lẻ Việt Nam” đã chỉ rõ: Việt Nam có đủ điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của TMBL với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt trên 10% đồng thời cũng khẳng định tiềm năng, cơ hội lớn cho ngành bán lẻ nước ta, đặc biệt là Hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ thúc đẩy các luồng vốn từ EU đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam, qua đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của thương mại nội địa. Tác giả cũng cho rằng, việc mở cửa thị trường nội địa sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp và dịch vụ của EU tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam. Đồng thời, không chỉ thúc đẩy các doanh
- 7 nghiệp nội nâng cao sức cạnh tranh mà còn có cơ hội tiếp cận và hấp thụ nguồn vốn đầu tư, công nghệ quản lý thương mại hiện đại từ EU. Đào Trọng Hiếu (2018) với bài viết trên Tạp chí Công thương nghiên cứu về “Tầm quan trọng của việc kiểm soát tập trung kinh tế trên thị trường bán lẻ” đã chỉ ra cơ sở pháp lý cho đánh giá công tác QLNN về thị trường bán lẻ đồng thời khẳng định: Trong giai đoạn này, các cơ quan chức năng cần có chính sách, kiểm soát hữu hiệu thị trường bán lẻ để vừa phát huy những mặt tích cực vừa hạn chế được những mặt tiêu cực của hoạt động tập trung kinh tế trên thị trường bán lẻ. Tác giả cũng đã khẳng định: những quy định của pháp luật hiện hành tuy đã đề cập đến hoạt động mua lại và sát nhập doanh nghiệp nhưng khái niệm này chưa chính xác. Mỗi luật điều chỉnh hoạt động mua lại và sát nhập có một góc độ khác nhau (dẫn chứng Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán). Tác giả cho rằng các quy định trong các luật trên mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động mua lại và sát nhập doanh nghiệp, trong khi đó, mua lại và sát nhập doanh nghiệp là một giao dịch thương mại, tài chính đòi hỏi phải có những quy định cụ thể như kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, cung cấp thông tin bảo mật và chuyển giao, xác lập sở hữu… Nguyễn Minh Đạt (2018) với luận án tiến sĩ nghiên cứu “QLNN đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đã chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với các DNBL hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế đồng thời bằng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài liệu, điều tra - khảo sát, phân tích tổng hợp, so sánh, dự báo, tác giả đã khẳng định: Trong giai đoạn 2007-2016, các chủ thể quản lý nhận thức về vị trí, vai trò của thị trường bán lẻ chưa đầy đủ, sâu sắc; Công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển thị trường bán lẻ từ trung ương đến địa phương chưa được thực hiện bài bản; mô hình quản lý cắt khúc hiện nay chưa thực sự phát huy hiệu quả... Từ đó đề xuất một số giải pháp QLNN cho giai đoạn đến 2020 - tầm nhìn đến 2030, bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ hiện đại; Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật khuyến khích thị trường bán lẻ hiện đại phát triển; Hoàn thiện bộ máy QLNN đối với các DNBL hiện đại; Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các DNBL hiện đại. Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên còn có một số nghiên cứu khác như: Fels, Allan (2009), Quản lý bán lẻ - Bài học từ các quốc gia đang phát triển; Lewis, Robil (2011), Những quy luật mới trong bán lẻ, NXB TP. Hồ Chí Minh; Tran Quang Hai (2013), The background of the retall market in Vietnam; Bennard Hoekman, Adia và Philip Enghlish (2005), Phát triển thương mại và WTO, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội; Research and markets (2010) Vietnam Retail Analysis (2008-2012)... bàn về các khía cạnh liên quan đến thương mại, TMBL, quản lý bán lẻ… Ngoài ra còn có rất nhiều thông tin liên quan đến thị trường bán lẻ Hà Nội và công tác QLNN đối với thị trường này… được đăng tải thường xuyên trên các trang web của Việt Nam như các trang của: Bộ Công Thương; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
- 8 Những giá trị khoa học được kế thừa và khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, những công trình trên đều có nhiều nội dung liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu của luận án và kết quả nghiên cứu của các công trình đó có giá trị tham khảo, kế thừa cao. Các nghiên cứu trên đã chỉ ra bản chất và các loại thị trường bán lẻ, tiêu chí đánh giá thị trường bán lẻ và khái niệm, vai trò của QLNN về thị trường bán lẻ… Tuy nhiên, về phạm vi nghiên cứu, đa số đề cập đến QLNN cấp trung ương và giải pháp đa phần đề xuất cho giai đoạn muộn nhất là đến năm 2020. Và do đó các nghiên cứu trên chưa đồng thời tính đến các yếu tố như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, đại dịch Covid - 19 và xu hướng thay đổi phương thức mua hàng của NTD thủ đô... trong phân tích thực trạng cũng như đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Cũng theo nghiên cứu sinh được biết: hiện chưa có nghiên cứu nào (kể cả trong nước và nước ngoài…) nghiên cứu hoàn chỉnh về QLNN của địa phương cấp tỉnh hoặc cụ thể của Thủ đô Hà Nội đối với thị trường BLHH; Hầu hết các nghiên cứu đề cập tới nội dung QLNN theo các chức năng, quy trình quản lý, chưa có công trình nào nghiên cứu QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH theo cách tiếp cận quản lý cung, cầu, giá cả, cạnh tranh. Vì thế, đây được coi là khoảng trống nghiên cứu và luận án với đề tài “Quản lý nhà nước của TP. Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hoá” sẽ có những nghiên cứu lấp đầy khoảng trống đó. Với khả năng kế thừa giá trị khoa học và khoảng trống nghiên cứu nói trên, nghiên cứu sinh đã tiếp cận vấn đề dưới góc độ quản lý kinh tế và hướng nghiên cứu các nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH theo tiếp cận quản lý các yếu tố cung, cầu, giá cả và cạnh tranh trong đó có tính đến những yếu tố đặc thù của Thủ đô, đặc biệt là vấn đề liên quan đến Luật Thủ đô. Nghiên cứu sinh cũng đã kết hợp sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để phản ánh sinh động thực trạng khách thể nghiên cứu; nội dung lý thuyết (khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá… QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH) được hình thành một cách có hệ thống và toàn diện để tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH; Thực tiễn vấn đề nghiên cứu được nghiên cứu sinh tập trung xem xét đối với giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, đã mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ phân phối và Hà Nội đã mở rộng địa giới hành chính. Việc chỉ ra giá trị kế thừa và khoảng trống nghiên cứu cùng những nỗ lực lấp đầy khoảng trống nghiên cứu nói trên có thể khẳng định đề tài luận án nghiên cứu sinh lựa chọn có tính mới, không trùng với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố. Và những khoảng trống nghiên cứu trên chính là mối quan tâm mà nghiên cứu sinh sẽ tập trung giải quyết trong đề tài luận án của mình. 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận về thị trường BLHH, QLNN cấp tỉnh đối với thị trường BLHH và thực trạng QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH.
- 9 b) Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án là đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Mục tiêu cụ thể Mục tiêu chung nói trên được chi tiết hóa bằng các mục tiêu cụ thể sau đây: + Hệ thống hóa và bổ sung, những lý luận về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH, lấy đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng thị trường BLHH và QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường này; + Phân tích một cách khách quan thực trạng và đánh giá được những thành công, hạn chế trong QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH giai đoạn 2009-2020; + Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. c) Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nói trên, nghiên cứu sinh đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng sau đây: - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để xây dựng khung lý luận về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH, trong đó tập trung vào việc phát triển các lý thuyết như: Khái niệm, mục tiêu, phân cấp, sự cần thiết, yêu cầu, vai trò, nội dung, công cụ QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH cũng như xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác này. - Tham khảo kinh nghiệm quản lý của một số địa phương trong và ngoài nước có nhiều nét tương đồng với Thủ đô Hà Nội. - Rút ra bài học thực tiễn cho TP. Hà Nội về QLNN đối với thị trường BLHH - Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của TP. Hà Nội, thực trạng thị trường BLHH và QLNN của TP đối với thị trường này giai đoạn 2009 - 2020 thông qua dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Qua đó rút ra kết luận, đánh giá chung về thực trạng quản lý của giai đoạn này. - Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam nói chung, TP. Hà Nội nói riêng cũng như xem xét bối cảnh và kinh nghiệm trong nước, quốc tế, dự báo xu hướng phát triển thị trường BLHH thời gian tới… để đề xuất quan điểm, mục tiêu và định hướng QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Trên cơ sở những luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn đã được phân tích từ chương 1, chương 2 của luận án cùng với việc nhận diện, phân tích những nhân tố tác động đến QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH, luận án tập trung vào việc đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- 10 4. Phạm vi nghiên cứu QLNN đối với thị trường BLHH là một vấn đề rất rộng, do đó để đảm bảo sự phù hợp với quy mô, yêu cầu của một luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH ở phạm vi như sau: a) Phạm vi về nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường BLHH bao gồm nhiều nội dung và có thể được tiếp cận ở các góc độ khác nhau. Trong luận án này, nghiên cứu sinh sẽ tiếp cận nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh nói chung và của TP. Hà Nội nói riêng đối với thị trường BLHH theo các yếu tố cấu thành thị trường, nghĩa là tập trung vào các nội dung: quản lý cung, cầu thị trường và quản lý giá cả, cạnh tranh trên thị trường BLHH. b) Phạm vi về không gian - Luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn thị trường BLHH và QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường BLHH; tìm hiểu kinh nghiệm QLNN của TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng; Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc và Thủ đô Băng Cốc - Thái Lan đối với thị trường BLHH; - Luận án chỉ tập trung tìm hiểu QLNN của địa phương cấp tỉnh là TP. Hà Nội mà không nghiên cứu QLNN cấp trung ương và cấp huyện, cấp xã. Trong đó “cấp tỉnh” ở đây được hiểu là bao gồm cả tỉnh và TP trực thuộc trung ương theo phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay (được quy định tại Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.) - Liên quan đến chủ thể bán lẻ, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu QLNN của TP. Hà Nội đối với chủ thể được cấp đăng ký hoặc cấp phép kinh doanh, trong đó đặc biệt quan tâm ba loại hình bán lẻ chủ yếu gồm hệ thống chợ, siêu thị (ST), trung tâm thương mại (TTTM) trên địa bàn TP. Hà Nội mà không nghiên cứu đối với thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ. Và liên quan đến đối tượng trao đổi, luận án tập trung xem xét một cách tổng thể, ở bình diện chung mà không đi sâu xem xét cụ thể đối với từng loại hàng hóa đặc thù như xăng dầu, sách báo, thuốc lá, thuốc tân dược… c) Phạm vi về thời gian - Luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng thị trường BLHH và QLNN của TP. Hà Nội đối với thị trường này giai đoạn 2009-2020 trong đó 2009 là thời điểm BLHH Hà Nội bắt đầu những thay đổi đáng kể do tác động của một loạt sự kiện lớn như Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ phân phối, Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính… - Việc khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2020; Các giải pháp trong luận án được đề xuất cho giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 184 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 14 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn