Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 10
download
Nội dung của luận án trình bày những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện quyền tư pháp; thực trạng bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam; quan điểm và các giải pháp củng cố, tạo dựng bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LA THỊ QUẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LA THỊ QUẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả La Thị Quế
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án ........................................... 6 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................ 28 1.3. Câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........ 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 32 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP .................................................................................................. 33 2.1. Khái niệm, điều kiện, vai trò của bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ........ 33 2.2. Nội dung bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ............................................. 48 2.3. Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam ....................................................................... 58 2.4. Nhận xét chung về bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở các nước đã nghiên cứu và giá trị tham khảo cho Việt Nam ................................................ 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 66 Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 68 3.1. Thực trạng thể chế bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam........... 68 3.2. Thực trạng thiết chế bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam ...... 102 3.3. Thực trạng ý thức pháp luật bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam.. 117 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 122 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .... 124 4.1. Quan điểm củng cố, tăng cường bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 124 4.2. Giải pháp củng cố, tăng cường bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ................................................................ 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 159 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................... 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 163
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ HT Hội thẩm NNPQ Nhà nước pháp quyền QH Quốc hội QTP Quyền tư pháp TA TA TP Thẩm phán TTDS Tố tụng dân sự TTHS Tố tụng hình sự VKS Viện kiểm sát XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Bảng số liệu công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc từ năm 2014-2020 .................................................................................................... 91 Bảng 3.2. Bảng số liệu chất lượng đội ngũ công chức ngành Tòa án từ năm 2017-2020 .................................................................................................. 108 Bảng 3.3. Bảng số liệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Tòa án địa phương từ năm 2014-2019 .......................................................................................... 111 Bảng 3.4. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ Tòa án các cấp. ........................ 112 Bảng 3.5. Yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn khởi kiện trong tranh chấp thương mại ... 122
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với mọi quốc gia, hệ thống tư pháp luôn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Do có tầm quan trọng như vậy, hệ thống tư pháp mỗi quốc gia thường xuyên được rà soát và có cơ chế bảo đảm thực hiện. Ở Việt Nam, tầm quan trọng bảo đảm thực hiện quyền tư pháp đã được thể chế và khẳng định tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị: “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” với 8 nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa then chốt tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho công tác tư pháp. Trên cơ sở tổng kết các kết quả đã đạt được, ngày 02-06-2005 Bộ Chính trị ban hành tiếp Nghị quyết 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp của Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh và bảo vệ công lý. Nghị quyết cũng nêu rõ hoạt động tư pháp mà trong đó Tòa án giữ vị trí trung tâm và công tác xét xử là hoạt động trọng tâm cần được tiếp tục cải cách, nâng cao chất lượng, bảo đảm hiệu quả cao phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Theo hướng tiếp cận như trên, kể từ năm 2005 khi Nghị quyết 49 ban hành thời gian qua, ở Việt Nam bảo đảm thực hiện quyền tư pháp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm mà điểm nút quan trọng đó là thay đổi diện mạo tư pháp hướng tới mục tiêu đảm bảo cho hệ thống tư pháp ngang tầm với những đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền, đáp ứng kịp thời yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước, xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế. Vì lẽ đó, Đảng chủ trương ban hành và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, lấy Tòa án là trung tâm, xét xử là trọng tâm và lấy tranh tụng làm khâu đột phá. Với định hướng của chiến lược cải cách tư pháp, vai trò của quyền tư pháp đã được khẳng định tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Có thể nói, quan điểm của Đảng cùng cơ sở pháp lý tại Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sự thay đổi nhận thức vượt bậc trong các quy định về tổ chức và hoạt động tư pháp so với các bản Hiến pháp trước, qua đó xác định: “Tòa án là biểu tượng của công lý”. Tại Khoản 3 Điều 102, Hiến pháp 2013 cũng nhấn mạnh việc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân là những nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân, sau đó mới là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội 1
- chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quy định trên được đánh giá có tính tương đồng với Hiến pháp nhiều quốc gia trên thế giới và được xem là một trong những thành công lớn của Hiến pháp năm 2013 trong tư duy về quyền lực tư pháp. Thực tế cũng cho thấy sức mạnh của Nhà nước pháp quyền tùy thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động của quyền lực tư pháp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Dự án Thế giới chỉ số pháp quyền của Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp trong năm 2020 mới đạt được ở mức độ trung bình. Theo bảng xếp hạng năm 2020 của Dự án tư pháp Thế giới, về yếu tố Tư pháp dân sự (Civil Justice) Việt Nam đạt 0,46/1,00 điểm, xếp hạng 89/129 nước được khảo sát, xếp hạng 11/15 các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Đối với tư pháp hình sự (Crimminal Justice), Việt Nam đạt 0,46/1,00 điểm xếp hạng 60/128 nước được khảo sát và xếp hạng 9/15 các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương [166]. Như vậy, nước ta vẫn cần phải tiếp tục cải cách tư pháp để nâng cao chỉ số pháp quyền trong lĩnh vực này. Thực tiễn thực hiện vấn đề bảo đảm thực hiện quyền tư pháp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: Những vướng mắc về cơ sở pháp lý cũng như tổ chức thực thi hệ thống các nguyên tắc thực hiện đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện quyền tư pháp; Mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực tư pháp với quyền lập pháp, quyền hành pháp chưa được xác định, làm rõ đã làm ảnh hưởng đến việc thực thi quyền tư pháp; Chưa xây dựng được cơ chế đồng bộ, khoa học để quản lí Tòa án về mặt tổ chức nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, chưa sắp xếp tinh gọn được tổ chức, bộ máy Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm; Nhận thức về vị trí của Tòa án trong thực hiện quyền tư pháp chưa phù hợp dẫn đến việc thiết kế mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề tồn tại qua nhiều thập kỷ vẫn chưa được khắc phục như: nhiệm kỳ Thẩm phán còn ngắn chưa đảm bảo cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, chế độ bảng lương vẫn như cán bộ công chức khác; chưa có chế độ đãi ngộ hợp lí; các bảo đảm nguồn lực cho tổ chức và hoạt động của Tòa án còn yếu kém... Vì vậy, thực tiễn trên đặt ra câu hỏi quyền lực tư pháp cần những điều kiện gì để có thể phát huy được quyền năng vốn có của nó. Nghĩa là, hiệu quả hoạt động của quyền tư pháp đòi hỏi cần có sự bảo đảm cả về mặt pháp lý và thực tiễn tổ chức hoạt động. Rất nhiều điểm liên quan đến những vấn đề trên vẫn chưa được nghiên cứu, làm rõ. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài: “Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” để triển khai nghiên cứu trong quy mô luận án với mong muốn góp phần giải mã một cách toàn diện và có hệ thống các nội dung liên quan đến chủ đề đã lựa chọn. 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hợp lí, thiết thực, khả thi để QTP ở Việt Nam được thực hiện hiệu quả trong thực tiễn giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo đảm thực hiện QTP. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm thực hiện QTP đặc biệt đưa ra được khái niệm bảo đảm thực hiện QTP; Điều kiện, nội dung, vai trò của bảo đảm thực hiện QTP; - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo đảm thực hiện QTP những kết quả đạt được đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế; - Phân tích làm rõ các nhu cầu bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu các điều kiện về thể chế pháp lý (quy định Hiến pháp 2013 và văn bản pháp luật có liên quan); tổ chức và hoạt động của TA - thiết chế được giao thực hiện QTP; ý thức pháp luật của cơ quan, cá nhân thực hiện QTP. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Bảo đảm thực hiện QTP là một chủ đề rộng, chứa đựng nhiều vấn đề cơ sở lý luận khoa học và cũng như tính thực tiễn phong phú. Nghiên cứu cho thấy nếu tiếp cận theo nghĩa rộng bảo đảm thực hiện QTP liên quan đến nhiều yếu tố được xem là những điều kiện chung để bảo đảm thực hiện QTP như: bảo đảm chính trị, bảo đảm về kinh tế, bảo đảm về văn hóa - xã hội,... Những điều kiện này có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống pháp lý tạo cơ sở cho các chủ thể thực hiện QTP đồng thời có khả năng tạo môi trường thuận lợi cho việc bảo đảm thực hiện QTP. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi luận án tiến sĩ, nội dung luận án tập trung nghiên cứu bảo đảm thực hiện QTP ở phạm vi hẹp đó là làm sáng tỏ bảo đảm về thể chế thực hiện QTP (cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm thực hiện quyền); bảo đảm về thiết chế thực hiện QTP (hệ thống cơ quan tổ chức triển khai thực hiện QTP); ý thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam. Từ đó luận án đưa ra hệ thống các giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay. 3
- - Phạm vi không gian: Đề tài triển khai trên phạm vi cả nước. Trong quá trình nghiên cứu đề tài có nghiên cứu so sánh với một số quốc gia nhằm mục đích làm sáng rõ nội dung liên quan đến luận án. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ khi đổi mới đất nước (1986) đến nay trọng tâm là từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, về tinh thần cải cách hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành luật học; Đặc biệt là phương pháp tiếp cận nghiên cứu dựa trên quyền (Human Rights Based Approach, viết tắt là HRBA). Phương pháp này được đánh giá là hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu đề cập đến các vấn đề liên quan về quyền con người. Với cách tiếp cận nghiên cứu này sẽ tập trung nhấn mạnh vấn đề cách thức thực hiện quyền thay vì chỉ tập trung đến nội dung quyền. Ngoài ra, luận án áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm mục đích làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được tác giả sử dụng trong tất cả các chương của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. - Phương pháp luật học so sánh: được tập trung sử dụng ở chương 3 và 4 của luận án. Phương pháp này giúp nghiên cứu sinh có sự so sánh, đối chiếu với luật pháp một số nước để rút kinh nghiệm và lựa chọn những hạt nhân hợp lý áp dụng phù hợp với hoàn cảnh nước ta. - Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án nhằm mục đích tập hợp, đánh giá đúng tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cũng như thực trạng bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp lịch sử: được sử dụng chủ yếu trong chương 2, 3 nhằm nhận diện các bước chuyển biến trong nhận thức về bảo đảm thực hiện QTP ở nước ta. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: được sử dụng chủ yếu ở chương 3, 4. Phương pháp đưa ra nhằm tham vấn ý kiến của một số nhà cán bộ đang trực tiếp làm trong công tác ngành tư pháp nhằm làm rõ thực tiễn vấn đề được nghiên cứu. 4
- 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, toàn diện về vấn đề bảo đảm thực hiện QTP; Luận án làm rõ cơ sở khoa học, các vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện QTP: Đưa ra và làm rõ quan niệm của QTP, thực hiện QTP, bảo đảm thực hiện QTP; Điều kiện, đặc điểm, nội dung, vai trò của bảo đảm thực hiện QTP; - Luận án phân tích đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ về thực trạng bảo đảm thực hiện QTP trên phương diện: thiết chế bảo đảm thực hiện QTP, thể chế bảo đảm thực hiện QTP, ý thức pháp luật của các chủ thể bảo đảm thực hiện QTP. Từ đó xác định các yêu cầu cần thiết phải củng cố, tăng cường bảo đảm thực hiện QTP. - Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Nhà nước về cải cách tư pháp luận án đề xuất các giải pháp cụ thể có tính toàn diện và khả thi nhằm củng cố, tạo dựng bảo đảm QTP để từ đó nâng cao vị thế vai trò của TA trong tổ chức quyền lực nhà nước đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng NNPQ, hội nhập quốc tế ngày một sâu, rộng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Luận án hình thành tư duy đầy đủ về QTP, thực hiện QTP, bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay. - Về hoàn thiện thể chế, chính sách: Luận án nghiên cứu trên cơ sở khoa học của việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện cơ sở pháp lý của bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay, xây dựng mô hình thiết chế phù hợp để bảo đảm thực hiện QTP trong NNPQ XHCN Việt Nam. - Về thực tiễn: Luận án đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm củng cố, tạo dựng các bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay. Từ ý nghĩa nêu trên, kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Luận án có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu và hoạt động thực tiễn liên quan đến việc xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy thực hiện QTP. Đồng thời, đây còn là tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu giảng dạy môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp cho các cơ sở đào tạo về Luật. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án được xây dựng ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phần nội dung luận án được chia làm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện quyền tư pháp. Chương 3: Thực trạng bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam. Chương 4: Quan điểm và các giải pháp củng cố, tạo dựng bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay. 5
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước (của hoạt động nghiên cứu được công bố dưới nhiều hình thức ấn phẩm khác nhau: Báo cáo tổng hợp và kiến nghị của các đề tài nghiên cứu các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo khoa học, các kỷ yếu hội thảo khoa học, các luận án và luận văn trong các lĩnh vực chuyên ngành Luật học…) nghiên cứu, trao đổi về tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhánh quyền lực tư pháp diễn ra đặc biệt sôi động. Với mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu chủ đề luận án, nghiên cứu sinh chỉ dừng ở việc lựa chọn và tổng quan những quan điểm nghiên cứu chính của một số công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp tới các nội dung thuộc phạm vi luận bàn luận án. Các công trình nghiên cứu có thể được sắp xếp theo các nhóm vấn đề sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về bảo đảm thực hiện quyền tư pháp Trong những năm qua khoa học pháp lý nói chung cũng như lĩnh vực Luật Hiến pháp nói riêng vấn đề lý luận về tổ chức quyền lực nhà nước nói chung và quyền lực tư pháp nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này: Nhóm công trình trong nước nghiên cứu lý luận về bảo đảm thực hiện quyền tư pháp Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX.04.06, Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, do TS. Uông Chu Lưu làm chủ nhiệm, năm 2004. Công trình nghiên cứu được xem là một trong những viên gạch đặt nền móng cho các cuộc tranh luận khoa học liên quan đến nhánh quyền lực tư pháp. Đề tài được thiết kế thành ba chương: Chương I. QTP và việc thực hiện QTP trong NNPQ XHCN; Chương II. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp thời kỳ đổi mới; Chương III. Cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Trong phạm vi đề tài, vấn đề nhận thức về QTP và cơ quan tư pháp cũng như nhiều vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của QTP đã được đề cập và giải quyết tương đối toàn diện tại chương I. Đặc biệt trong đề tài, QTP với hướng tiếp cận của các nhà nghiên cứu ta nhận thấy các nhà khoa học cho rằng QTP được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) [87, tr.29]. 6
- Đề tài cấp Bộ, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyền tư pháp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 do PGS.TS Nguyễn Đức Minh làm chủ nhiệm, Viện Nhà nước và Pháp luật là cơ quan chủ trì, năm 2010. Công trình khoa học đã nghiên cứu tập trung về quyền lực tư pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam. Đặc biệt tại mục III chương I: Nhận thức về QTP Việt Nam đề tài nghiên cứu đã luận bàn sâu sắc và làm sáng tỏ những quan điểm về QTP, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp. Về phương diện tổ chức bộ máy đề tài vẫn tiếp cận đến các cơ quan điều tra, công tố nhưng ở mức độ hạn chế và chủ yếu tập trung vào hoạt động cơ quan xét xử với tính chất là trung tâm hệ thống cơ quan tư pháp [89, tr.26]. Công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra được tính phổ biến, tính đặc thù của QTP đặc biệt là các yếu tố tác động có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện QTP [89, tr.56]. Đề tài cấp Bộ, Báo cáo thường niên năm 2013 về: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong năm 2013 theo Nghị quyết số 49/TW của Bộ Chính Trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu. Báo cáo thường niên năm 2013 đã tiến hành tổng kết quá trình triển khai thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị trên các phương diện, lý luận, pháp lý và thực tiễn. Báo cáo làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về QTP, thực hiện QTP trong NNPQ đặc điểm trong đó tác giả có luận bàn đến đặc điểm QTP: đặc điểm về mặt pháp lý, đặc điểm về xã hội, đặc điểm về kĩ thuật tư duy [75, tr.21-24]. Cuốn sách: “Cải cách tư pháp Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền” của TSKH. Lê Cảm và TS. Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia, năm 2004. Cuốn sách đề cập đến bốn nhóm vấn đề: Những vấn đề chung về cải cách tư pháp; Những vấn đề cải cách tư pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự; Những vấn đề cải cách tư pháp trong lĩnh vực tư pháp dân sự; Những vấn đề cải cách tư pháp trong lĩnh vực tố tụng. Công trình này khi đề cập vai trò bảo đảm thực hiện QTP trong NNPQ đã nhấn mạnh: Bảo đảm thực hiện QTP hướng tới mục tiêu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, Bảo đảm tính độc lập của TA [35, tr. 97]. Cuốn sách: “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người”, Nxb Khoa học và xã hội, năm 2011 của GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên). Cuốn sách tập trung nghiên cứu về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Công trình tập hợp nhiều bài viết của các tác giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền con người. Đặc biệt đáng lưu ý có bài viết: “Cơ chế bảo vệ quyền con người bằng Tòa án ở Việt Nam” của Th.S Đinh Thế Hưng đã nhấn mạnh cơ chế bảo vệ quyền con người bằng TA chính là cơ chế hoạt động của TA [133, tr.222]. Bên cạnh đó, khi bàn về vai trò của pháp luật trong mối 7
- quan hệ với các bảo đảm khác của việc bảo đảm thực hiện quyền con người đã đề cập đến các yếu tố của bảo đảm thực hiện quyền con người nói chung cũng như bảo đảm thực hiện QTP nói riêng đã chỉ ra hệ thống các yếu tố bảo đảm tác động đến thực hiện quyền: bảo đảm pháp lý, bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị, bảo đảm văn hóa- xã hội,… Đặc biệt, trong các yếu tố bảo đảm thực hiện QTP thì bảo đảm về cơ sở pháp lý được xác định có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu [133, tr. 125]. Cuốn sách chuyên khảo: “Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học” gồm 2 tập, do GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2011. Đây là công trình nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án: “Diễn đàn giáo dục về quyền con người ở bậc đại học và sau đại học” thuộc chương trình Quản trị công và Cải cách hành chính theo Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam. Tại cuốn sách này, nhiều bài viết đã nghiên cứu quyền con người theo phương pháp đa ngành và liên ngành luật học. Công trình có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn sâu sắc, phong phú sẽ là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh phân tích vai trò bảo pháp lý thực hiện QTP cũng như yêu cầu của việc bảo đảm thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay [132, tr. 125]. Cuốn sách: “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: những vấn đề lý luận và thực tiễn”, chủ biên Phạm Hồng Thái, năm 2012, Nxb Hồng Đức. Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về sự cần thiết phải thay đổi các chế định pháp luật quan trọng của Hiến pháp 1992 đồng thời chỉ ra định hướng hoàn thiện quy định Hiến pháp 2013. Đặc biệt tại phần VII khi đề cập TA nhân dân, VKS nhân dân đã tập trung nhiều bài viết bàn về QTP trong Hiến pháp Việt Nam sửa đổi và vấn đề tổ chức quyền lực tư pháp với mục tiêu bảo đảm công lý cho người dân theo góc nhìn sửa đổi mới đặc biệt trong đó nhấn mạnh trong phạm vi hoạt động QTP thì quyền xét xử đóng vai trò trung tâm [120, tr.581]. Cuốn sách: “Cải cách tư pháp về một nền tư pháp liêm chính”, Nxb Đại học quốc gia, năm 2014 của GS.TSKH Đào Trí Úc - PGS.TS. Vũ Công Giao (đồng chủ biên). Cuốn sách gồm hơn 20 bài nghiên cứu của các chuyên gia luật học và một số tài liệu tham khảo có liên quan đến tổ chức quốc tế. Những bài viết và tài liệu trong cuốn sách này được chia thành ba nhóm chủ đề lớn: Quyền tư pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam; Cải cách tư pháp trong xây dựng NNPQ; Liêm chính tư pháp: Những vấn đề và giải pháp. Trong phạm vi cuốn sách này tất cả các khía cạnh chủ đề đều được đề cập và phân tích cụ thể đặc biệt trong luận bàn về khái niệm về QTP trên bình diện nghĩa rộng và nghĩa hẹp [104, tr.57]. Cũng trong cuốn sách này khi phân tích những nhân tố có tác động đến sự độc lập của TA tác giả đã đề cập đến yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực mà cụ thể tác giả đề cập đến năng lực của TP và HT [104, tr.217]. 8
- Cuốn sách: “Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn” của TS. Nguyễn Văn Quyền - PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (đồng chủ biên), Nxb Tư pháp, năm 2018. Cuốn sách đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về QTP trong NNPQ XHCN như bản chất của QTP, những giá trị phổ biến, những giá trị đặc thù của QTP, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp, các hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp… Cuốn sách cũng khái quát quá trình tổ chức thực hiện QTP của nhà nước ta từ năm 1945 đến nay; đồng thời nêu các yêu cầu và đề xuất các giải pháp về tổ chức thực hiện QTP trong những năm tới để cải cách tư pháp. Cuốn sách là tài liệu tham khảo của tác giả trong việc nghiên cứu về lí luận bảo đảm thực hiện QTP [101]. Bài viết: “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa một số vấn đề đặt ra trong tình hình mới” của TS. Nguyễn Văn Cương, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số 1/2013. Trong bài viết của mình tác giả đã có sự phân tích sâu sắc về thực hiện QTP trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là vai trò của của việc thực hiện QTP trong tiến trình hội nhập quốc tế [38]. Bài viết: “Hiến pháp - Cơ sở pháp lý cơ bản của việc bảo đảm quyền con người” của Chu Thị Ngọc, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9/2016. Bài viết phân tích, khẳng định về vấn đề quyền con người được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong bản Hiến pháp năm 2013 đặc biệt trong bài viết tác giả đã đề cập đến điểm mới về vị trí, vai trò của TA theo Hiến pháp 2013 và nhấn mạnh vai trò TA với mục tiêu bảo vệ quyền con người [94]. Bài viết: “Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở nước ta” của Võ Khánh Vinh, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2019. Bài viết phân tích sâu sắc những vấn đề lý luận về QTP, thực hiện QTP và kinh nghiệm nước ngoài đối với vấn đề này từ đó đưa ra những kiến nghị để đóng góp cho việc xây dựng văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta [134]. Nhóm công trình nghiên cứu của nước ngoài về lý luận bảo đảm thực hiện quyền tư pháp Nhận thức về lý luận liên quan lý luận bảo đảm thực hiện QTP trên bình diện quốc tế cũng đã có rất nhiều công trình quy mô lớn của các học giả nước ngoài đã nghiên cứu về vấn đề này: Bryan A. Garner (ed), Black’s Law Dictionary, 9th ed. (St. Paul, MN: 2009) at 924). Cuốn sách được đánh giá là một trong những cuốn từ điển nổi tiếng thế giới khi đề cập đến các thuật ngữ liên quan đến ngành pháp lý trong đó QTP (judicial power) được định nghĩa với ý nghĩa đồng nhất QTP với hoạt động xét xử TA. Ngoài ra, theo định nghĩa TA còn có quyền trong hoạt động giải thích và áp dụng pháp luật khi có mâu thuẫn từ việc có phù hợp hay không phù hợp với pháp luật điều chỉnh [137]. 9
- Trong tác phẩm: “Two Treaties of Government” (Hai khảo luận về chính quyền) năm 1689, triết gia John Locke cho rằng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, và nhân dân nhường một phần quyền của mình cho Nhà nước qua khế ước; do vậy, để chống lại độc tài thì phải thực hiện sự phân quyền thành 3 nhánh: (i) quyền lập pháp là quyền tối thượng và thuộc về Quốc hội; (ii) quyền hành pháp thuộc về nhà vua; (iii) quyền liên hợp (federative) do nhà vua thực hiện để giải quyết các vấn đề chiến tranh, hòa bình và đối ngoại. Trong lý thuyết của mình, mặc dù John Locke coi tư pháp là một phần của hành pháp và không đưa ra mô hình cụ thể nào về QTP, những lưu ý của ông về tôn trọng sự độc lập của tư pháp và giải thích pháp luật là nền tảng cho việc tách tư pháp là một nhánh quyền lực và sự độc lập của QTP sau này [159]. Montesquieu (1689-1775), nhà triết gia người Pháp nổi tiếng thời kỳ cận đại với tác phẩm:“Tinh thần pháp luật”. Về mặt lý luận, ông đã thiết kế mô hình quyền lực nhà nước trong đó bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ông đã chỉ ra: “với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân” [92, tr.100]. Ông đồng thời chỉ ra quyền phán xét “…phải do những người trong đoàn thể dân chúng được cử ra theo từng thời gian trong một năm, do luật quy định thành tòa án, làm việc kéo dài bao lâu tùy theo sự cần thiết” [92, tr.100]. Như vậy, học thuyết của Montesquieu đã (i) tách QTP thành một nhánh quyền lực độc lập trong tương quan với quyền lập pháp và quyền hành pháp, (ii) xác định cơ quan thực hiện QTP là TA và (iii) nội dung của QTP là hoạt động xét xử. Theo Montesquieu, các quyền này độc lập nhưng vận hành theo cơ chế nhất định. Cơ chế đó chính là kiềm chế, kiểm soát, đối trọng giữa các bộ phận quyền lực trong quá trình hoạt động. Mục đích làm hạn chế sự lạm dụng quyền lực của nhà nước nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Từ đó có thể thấy rằng cơ chế về sự kiểm soát đối với hoạt động của quyền lực nhà nước là điều kiện quan trọng, yếu tố quan trọng để vận hành tổ chức quyền lực nhà nước. Trong tác phẩm “The Federalist No.78, Basil Blackwell”, Oxford, 1948 (Người liên bang, bài số 78), Alexander Hamilton giải thích rằng nhánh tư pháp áp dụng luật để giải quyết tranh chấp giữa công dân với nhau và giữa công dân với chính quyền. Tuy nhiên, trong ba nhánh quyền lực, tư pháp được xem là nhánh quyền lực mềm yếu nhất bởi: (i) cơ quan tư pháp không có quyền kiểm soát tài chính, đặt ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân như cơ quan lập pháp; và (ii) sức mạnh của cơ quan tư pháp bị giới hạn trong việc tuyên án, còn việc thi hành phán quyết cần phải dựa vào sự trợ giúp của nhánh hành pháp [136]. 10
- Đáng kể trong số đó là các công trình: “The Rule of Law and It’s Virtue” (“Pháp quyền và Nội hàm của nó”) của Raz trong cuốn: “Liberty and the Rule of Law” (“Tự do và Pháp quyền”), sách tham khảo, Nxb A&M Press: Texas, 1979 [155]; “Judicial Indpependence at the Crossroads - An Interdisciplinary Approach” (“Độc lập Tư pháp ở các nước khác nhau - Một cách tiếp cận đa ngành”), sách tham khảo do Stephen B. Burbank và Harry Friedman biên tập, Nxb SAGE Publications Inc, 2002 [157]; “Judicial Independence and Human Rights Protection around the World” (Độc lập tư pháp và bảo vệ quyền con người trên thế giới), sách tham khảo của Linda Camp Keith, Nxb Judicature, Tập 85, 2002 [151]; “Judicial Independence and Democratization: A Theoretical and Conceptual Analysis” (“Độc lập tư pháp và dân chủ hóa: Phân tích lý luận và khái niệm”), sách tham khảo của Larkins, 1966, [150]... Các công trình kể trên đều nhấn mạnh độc lập tư pháp như là yếu tố cốt lõi trong bảo đảm thực hiện QTP. Theo đó, độc lập tư pháp có hai khía cạnh quan trọng: (i) sự độc lập của TP trong thực thi QTP, và (ii) sự độc lập của cơ quan tư pháp như một thiết chế trong mối quan hệ với các nhánh quyền lực khác của nhà nước và với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác. Bên cạnh đó, tài liệu của UNODC (Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm), “The main factors aimed at securing judicial independence” (Những yếu tố chính nhằm bảo đảm độc lập tư pháp) đưa ra 3 khía cạnh của độc lập tư pháp là: (i) độc lập bên ngoài (độc lập của nhánh tư pháp với các nhánh quyền lực khác); (ii) độc lập bên trong (độc lập của cá nhân mỗi TP); và (iii) độc lập về thể chế (institutional independence) gắn liền với thiết chế và các quy định pháp luật để bảo vệ các TP khỏi áp lực và ảnh hưởng không đáng có. Các công trình: Franziska Rinke, Monica Castillejos-Aragon và Aishwarya Natarajan, Judicial Independence under threat? (Độc lập tư pháp đang bị thách thức?), Global Conference in Strasbourg, 5-6 tháng 12/2018 [145]; European Network of Councils for the Judiciary – ENCJ (Mạng lưới các hội đồng tư pháp châu Âu), Conference on “the Limits of Judicial Independence?” năm 2016 [143] đã cho rằng các quốc gia khác nhau áp dụng đa dạng các mô hình và giải pháp nhằm bảo đảm độc lập tư pháp, tuy nhiên các yếu tố chính thúc đẩy và duy trì sự độc lập của tư pháp có thể được nhận diện trên các căn cứ: (i) quy trình bổ nhiệm và thăng tiến của TP; (ii) hội đồng tư pháp (judicial councils); (iii) nhiệm kỳ của TP; (iv) tự chủ về tài chính và quản lý hành chính TA; (v) quy tắc đạo đức và kỷ luật của ngành tư pháp. Ở khía cạnh khác, độc lập tư pháp có phải là tuyệt đối và là giá trị duy nhất bảo đảm thực hiện QTP hay không? Tác giả Mauro Cappelletti, “Who watches the Watchmen? A Comparative Study on Judicial Responsibility” (Ai canh chừng những 11
- người canh chừng? Nghiên cứu so sánh về trách nhiệm của tư pháp), tạp chí The American Journal of Comparative Law, Vol.31, No.1, 1983 đã khảo cứu quan điểm của các học giả về vấn đề này. Một số cho rằng tính độc lập của tư pháp phải là tuyệt đối bởi tầm quan trọng của nó và sự mâu thuẫn hiện hữu giữa độc lập tư pháp với bất cứ sự xem xét nào đối với hoạt động của TP. Tuy nhiên, Mauro Cappelletti đã phân tích các thành tố và lý do cần có cách tiếp cận mới về vấn đề trách nhiệm của tư pháp bởi “vấn đề con người” (human problem) [152]. Các học giả David Kosar, “The least accountable branch” (Nhánh quyền lực ít chịu trách nhiệm giải trình nhất), tạp chí International Journal of Constitutional Law, Vol.11, Iss.1, 2013 [141]; Cynthia Gray, “The line between legal error and Judicial misconduct: Balancing judicial independence and accountability” (Ranh giới giữa sai sót pháp lý và vi phạm đạo đức ngành tư pháp: Cân bằng giữa độc lập và trách nhiệm giải trình tư pháp), Hofstra Law Review, Vol.32, Iss.4, 2004 [139] cũng cho rằng quyền lực tư pháp là một bộ phận của quyền lực nhà nước, và nếu độc lập tư pháp không có giới hạn hoặc được xem là vì lợi ích của TP thay vì để thực hiện chức năng xét xử thì sẽ có nguy cơ cơ quan tư pháp và TP lạm dụng sự độc lập mà họ được hưởng. Trách nhiệm giải trình là nhằm bảo đảm nguyên tắc và chuẩn mực ra phán quyết của TP, và vì thế nó là một bảo đảm quan trọng cho thực hiện QTP. Về mối quan hệ giữa độc lập tư pháp và trách nhiệm giải trình các nghiên cứu Nicholson, “Judicial independence and accountability: can they co-exist?” (Độc lập tư pháp và trách nhiệm giải trình: chúng có thể cùng tồn tại?”), The Australian Law Journal, Vol.67, 1993 [148]; Stephen B. Burbank, “What do we mean by “Judicial Independence”?” (Độc lập tư pháp nghĩa là gì?), Ohio State Law Journal, Vol.64, 2003 [156]; Sandra Day O’Connor, “Judicial accountability must safeguard, not threaten, Judicial Independence: An Introduction” (Giải trình tư pháp phải bảo vệ, không phải đe dọa, độc lập tư pháp: Đặt vấn đề), Denver University Law Review, Vol.86, Iss.1, 2008 [158] cho rằng độc lập tư pháp và trách nhiệm giải trình là hai mặt của một vấn đề. Trách nhiệm giải trình bảo đảm rằng TA thực hiện vai trò hiến định của mình, và độc lập tư pháp bảo vệ TP khỏi những sức ép có thể khiến họ không hoàn thành được vai trò đó. Do vậy, trách nhiệm giải trình bảo đảm độc lập tư pháp; trong khi đó, bảo đảm trách nhiệm giải trình với mục tiêu tố tụng công bằng và hiệu quả sẽ giúp tránh những giải trình không cần thiết về phán quyết của TP. Việc cân bằng độc lập tư pháp và trách nhiệm giải trình bảo đảm thực hiện QTP phù hợp với nguyên tắc pháp quyền, và củng cố niềm tin của người dân và hệ thống tư pháp. 12
- Có thể thấy, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về bảo đảm thực hiện QTP như đề cập đến quan niệm QTP, đặc điểm, vai trò, sự tác động đến tổ chức thực hiện QTP. Kết quả của các công trình nghiên cứu trên đây có giá trị tham khảo cho tác giả luận án trong việc xác định đúng định hướng nội dung nghiên cứu của luận án. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng bảo đảm thực hiện quyền tư pháp Hướng nghiên cứu này thu hút được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam trong những năm vừa qua kể từ sau Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhóm các công trình nghiên cứu thực trạng thể chế thực hiện quyền tư pháp Đề tài cấp Bộ, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyền tư pháp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 do PGS.TS Nguyễn Đức Minh chủ nhiệm. Trên cơ sở phân tích lí luận về nhận thức QTP tại chương I tại chương II của đề tài nhóm nghiên cứu đã đi sâu, phân tích toàn diện về: Thực trạng nhận thức QTP; Thực trạng cơ sở pháp lý thực hiện QTP và thực trạng tổ chức thực hiện QTP trên một số phương diện đặc biệt trong đó có đề tài phân tích làm rõ thực trạng QTP trong mối quan hệ (phân công, phối hợp và kiểm soát) với quyền lập pháp và quyền hành pháp; quy định và thực tiễn đảm bảo nguyên tắc độc lập của TA và thực trạng thực hiện liên quan đến quyền tiếp cận công lí của người dân [89]. Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mã số KX04- 28/06-10 do GS.TS Trần Ngọc Đường làm chủ nhiệm, năm 2010. Đề tài làm rõ lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong lịch sử nhân loại, xây dựng lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng NNPQ Việt Nam (Bản chất, đặc điểm phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực). Đồng thời xét ở phương diện thực tiễn đề tài cũng chỉ rõ thực trạng phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước qua các thời kỳ trong đó có quyền lực tư pháp [63]; Đề tài cấp Bộ, Cơ sở pháp lý đảm bảo sự độc lập xét xử của Tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay do PGS.TS Bùi Nguyên Khánh làm chủ nhiệm, Viện Nhà nước và pháp luật chủ trì năm 2014. Công trình nghiên cứu trên cơ sở phân tích lí luận về đảm bảo độc lập xét xử của TA đã chỉ rõ thực trạng quy định của Hiến pháp và pháp luật đảm bảo sự độc lập 13
- xét xử của TA ở nước ta hiện nay đồng thời có sự đánh giá thực tiễn vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của TA qua một số vụ việc tiêu biểu [82]; Cuốn sách: “Phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” của TS. Cao Anh Đô, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013 tác giả đã phân tích sâu sắc mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa cành quyền lực tư pháp với quyền lập pháp, hành pháp và bước đầu có sự phân tích, đánh giá thực trạng của mối quan hệ này [60]. Cuốn sách chuyên khảo: “Bình luận Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”, do tập thể tác giả thực hiện với sự chủ trì của Viện Chính sách công và pháp luật, Nxb Lao động Xã hội ấn hành. Cuốn sách tập trung làm rõ những điểm mới về các chế định pháp luật tại Hiến pháp 2013 và có sự phân tích, bình luận sâu sắc. Trong cuốn sách có ít nhất 07 chuyên đề nghiên cứu về các quy định Hiến pháp liên quan đến cách thức tổ chức thực hiện QTP ở Việt Nam hiện nay. Nội dung các chuyên đề nói trên đã làm sáng tỏ cách nhìn nhận mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền lực tư pháp: Hiến pháp năm 2013 và việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự vì một nền tư pháp công bằng, nhân đạo, dân chủ, nghiêm minh, trách nhiệm trước nhân dân (PGS. TS Nguyễn Hòa Bình), Quyền tư pháp trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp 2013 (GS. TSKH Đào Trí Úc); Những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về cải cách tư pháp (GS.TS Trần Ngọc Đường), Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 (PGS.TS Trần Văn Độ), Hiến pháp năm 2013 và những định hướng cơ bản cho việc sửa đổi Luật Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (PGS.TS Nguyễn Hòa Bình), Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 (PGS.TS Trương Thị Hồng Hà), Nguyên tắc hai cấp xét xử theo Hiến pháp 2013 (TS.Tô Văn Hòa). Các bài viết đem đến cái nhìn mới về QTP theo tinh thần Hiến pháp 2013 đặc biệt có sự phân tích về tính độc lập và vấn đề bảo đảm quyền lực tư pháp ở Việt Nam, về cải cách tư pháp trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam và đặc biệt là thực trạng xây dựng nền tư pháp liêm chính ở Việt Nam hiện nay đã được đề cập và luận chứng sâu sắc [129]. Cuốn sách:“Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính”, xuất bản năm 2014 do GS.TS Đào Trí Úc - PGS.TS Vũ Công Giao (đồng chủ biên) của Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội đã tập trung rất nhiều bài viết của các nhà khoa học liên quan đến cải cách tư pháp. Đặc biệt, đáng chú ý có bài viết của GS.TS Đào Trí Úc: “Bản chất, đặc điểm và các nguyên tắc chủ đạo của quyền tư pháp” đã phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện các nguyên tắc chủ đạo về tổ chức và hoạt động của QTP như: nguyên tắc TP độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 639 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 402 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 171 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 90 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 199 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 135 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 64 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 57 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn