Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung
lượt xem 32
download
Luận án thông qua việc đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất, cũng như thực trạng năng lực thể chất của học sinh và xác định nguyên nhân, quá trình nghiên cứu của luận án tiến hành lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp nhằm phát triển thể chất cho học sinh THPT chuyên lứa tuổi 15-17 các tỉnh Bắc miền Trung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ĐỒNG HƯƠNG LAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC BẮC NINH - 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ĐỒNG HƯƠNG LAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG Chuyên ngành: Giáo dục thể chất. Mã số: 62.14.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Vũ Đức Thu. 2. GS.TS. Nguyễn Đại Dương. BẮC NINH - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Đồng Hương Lan
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Các chữ viết tắt GD&ĐT - Giáo dục và Đào tạo GDTC - Giáo dục thể chất GDTC và TT trường học - Giáo dục thể chất và thể thao trường học HLV - Huấn luyện viên. TDTT: - Thể dục thể thao. TD,TT: - Thể dục, thể thao. THCS - Trung học cơ sở. THPT - Trung học phổ thông. VĐV - Vận động viên. XHCN - Xã hội chủ nghĩa. 2. Đơn vị đo lường viết tắt cm - Centimét kg - Kilogam (trọng lượng) kG - Kilogam (lực) m - Mét s - Giây
- MỤC LỤC Trang bìa. Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt. Mục lục. Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 5 Nhiệm vụ nghiên cứu. ..................................................................................... 6 Ý nghĩa khoa học của luận án. ....................................................................... 7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án. ....................................................................... 7 Giả thuyết khoa học của luận án. .................................................................. 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .................... 9 1.1. Tổng quan một số vấn đề về phát triển thể chất cho học sinh lứa tuổi trung học phổ thông................................................................................. 9 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................. 9 1.1.2. Các quan điểm về phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông (15 - 17 tuổi)........................................................................ 14 1.1.3. Vai trò của tố chất thể lực trong phát triển thể chất. ..................... 16 1.2. Khái quát về các yếu tố chính tác động trực tiếp tới sự phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông (15 - 17 tuổi). ........................ 18 1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (15 - 17 tuổi)........................................................................................... 18 1.2.2. Các yếu tố chính tác động trực tiếp tới sự phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông (15 - 17 tuổi). ................................. 21
- 1.3. Một số đặc điểm về các trường trung học phổ thông chuyên trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. ................................................................ 31 1.3.1. Khái quát về các trường trung học phổ thông chuyên................... 32 1.3.2. Mục tiêu của các trường Trung học phổ thông chuyên................. 33 1.3.3. Hệ thống trường chuyên và quy mô đào tạo.................................. 34 1.3.4. Nhiệm vụ và quyền của học sinh các trường Trung học phổ thông chuyên............................................................................................ 34 1.3.5. Chương trình và kế hoạch giáo dục tại các trường Trung học phổ thông chuyên.................................................................................. 34 1.3.6. Phát hiện, đào tạo học sinh năng khiếu. ........................................ 35 1.3.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường chuyên... 36 1.4. Nghiên cứu và định hướng các giải pháp nhằm phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông chuyên (lứa tuổi 15 - 17).............. 36 1.4.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển thể chất cho học sinh................................................................................................. 36 1.4.2. Các nhóm giải pháp định hướng phát triển thể chất cho học sinh. 42 1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan............................................... 45 1.6. Nhận xét. ................................................................................................. 49 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.............. 51 2.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 51 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................. 51 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. ................................................. 52 2.1.3. Phương pháp điều tra xã hội học. .................................................. 52 2.1.4. Phương pháp chuyên gia................................................................ 53 2.1.5. Phương pháp kiểm tra y sinh. ........................................................ 54 2.1.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm. .................................................... 57 2.1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................. 63 2.1.8. Phương pháp toán học thống kê. ................................................... 64
- 2.2. Tổ chức nghiên cứu. ............................................................................... 67 2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu............................................... 67 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. ...................................................................... 68 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 70 3.1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và thực trạng năng lực thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. ............................................................................................ 70 3.1.1. Thực trạng về chương trình môn học thể dục cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. ................ 70 3.1.2. Thực trạng về hoạt động ngoại khoá thể dục, thể thao của học sinh trường trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung...... 76 3.1.3. Thực trạng về các yếu tố và các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất và thể thao tại trường trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. .................................................. 84 3.1.4. Thực trạng về năng lực thể chất của học sinh trường trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung......................................... 87 3.1.5. Bàn luận về thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao và thực trạng phát triển năng lực thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung......................................... 93 3.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh Trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung................... 102 3.2.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm. .......................................................... 102 3.2.2. Đặc điểm, kết quả kiểm tra sự phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. ........................ 103 3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. .............. 103 3.2.4. Bàn luận về tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. .............. 106
- 3.3. Lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp nhằm phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung..... 108 3.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn giải pháp phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung............................................................................................ 108 3.3.2. Thực trạng áp dụng các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh tại các trường trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung............................................................................................ 118 3.3.3. Xây dựng nội dung các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. .............. 119 3.3.4. Ứng dụng và xác định hiệu quả của các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung............................................................................................ 131 3.3.5. Bàn luận về việc xác định và kết quả ứng dụng một số giải pháp nhằm phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung.............................................................. 139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 148 A. Kết luận. .................................................................................................. 148 B. Kiến nghị. ................................................................................................ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 134 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 145 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97
- DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang 1.1 Ảnh hưởng của di truyền đến một vài chỉ số hình thái 22 Ảnh hưởng của di truyền đến một vài chỉ số chức 1.2 năng cơ thể 22 Kết quả điều tra động cơ tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao của học sinh THPT chuyên 3.2 các tỉnh Bắc miền Trung thời điểm năm học 2012 - 2013 (n = 2990) 77 Tần suất tham gia tập luyện ngoại khoá trong tuần và số năm tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể 3.3 thao của học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung thời điểm năm học 2012 - 2013 (n = 2990) 78 Kết quả phỏng vấn về nhu cầu và hình thức tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao của học sinh 3.4 THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung thời điểm năm học 2012 - 2013 (n = 2990) 80 Kết quả khảo sát tự đánh giá của học sinh về công Biểu 3.5 tác GDTC của các trường THPT chuyên các tỉnh Bắc bảng miền Trung (n = 2990). 82 Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ quản lý và goáo viên về thực trạng về công tác GDTC và thể 3.6 thao cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung (n = 34). Sau 83 Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC 3.7 và TT tại các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung (n = 8). 85 Kết quả điều tra về đội ngũ giáo viên thể dục thể thao 3.8 ở các trường THPT chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung (n = 8). Sau 86 Thực trạng kết quả học tập môn thể dục của học sinh 3.9 trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung thời điểm năm học 2012 - 2013 (n = 2624) 88 Thực trạng phát triển thể chất của học sinh THPT 3.10 chuyên khối lớp 10 các tỉnh Bắc miền Trung (15 tuổi) thời điểm năm học 2012 - 2013. Sau 89
- Thể loại Số Nội dung Trang Thực trạng phát triển thể chất của học sinh THPT 3.11 chuyên khối lớp 11 các tỉnh Bắc miền Trung (16 tuổi) thời điểm năm học 2012 - 2013. Sau 89 Thực trạng phát triển thể chất của học sinh THPT 3.12 chuyên khối lớp 12 các tỉnh Bắc miền Trung (17 tuổi) thời điểm năm học 2012 - 2013. Sau 89 Tổng hợp kết quả đạt quy định đánh giá thể lực của 3.13 học sinh trung học phổ thông các tỉnh Bắc miền Trung thời điểm năm học 2012 - 2013. 92 Kết quả kiểm tra sự phát triển thể chất của học sinh 3.14 THPT chuyên khối lớp 10 các tỉnh Bắc miền Trung (15 tuổi) thời điểm năm học 2012 - 2013. Sau 104 Kết quả kiểm tra sự phát triển thể chất của học sinh 3.15 THPT chuyên khối lớp 11 các tỉnh Bắc miền Trung (16 tuổi) thời điểm năm học 2012 - 2013. Sau 104 Kết quả kiểm tra sự phát triển thể chất của học sinh 3.16 THPT chuyên khối lớp 12 các tỉnh Bắc miền Trung (17 tuổi) thời điểm năm học 2012 - 2013. Sau 104 Tiêu chuẩn xếp loại năng lực thể chất theo từng Biểu 3.17 tiêu chí của nam học sinh THPT chuyên các tỉnh bảng Bắc miền Trung - lứa tuổi 15 (khối lớp 10) Sau 104 Tiêu chuẩn xếp loại năng lực thể chất theo từng 3.18 tiêu chí của nữ học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 15 (khối lớp 10) Sau 104 Tiêu chuẩn xếp loại năng lực thể chất theo từng 3.19 tiêu chí của nam học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 16 (khối lớp 11) Sau 104 Tiêu chuẩn xếp loại năng lực thể chất theo từng 3.20 tiêu chí của nữ học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 16 (khối lớp 11) Sau 104 Tiêu chuẩn xếp loại năng lực thể chất theo từng 3.21 tiêu chí của nam học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 17 (khối lớp 12) Sau 104 Tiêu chuẩn xếp loại năng lực thể chất theo từng 3.22 tiêu chí của nữ học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 17 (khối lớp 12) Sau 104 Bảng điểm tổng hợp đánh giá năng lực thể chất 3.23 theo từng tiêu chí của nam học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 15 (khối lớp 10) Sau 104
- Thể loại Số Nội dung Trang Bảng điểm tổng hợp đánh giá năng lực thể chất Biểu 3.24 theo từng tiêu chí của nữ học sinh THPT chuyên bảng các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 15 (khối lớp 10) Sau 104 Bảng điểm tổng hợp đánh giá năng lực thể chất 3.25 theo từng tiêu chí của nam học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 16 (khối lớp 11) Sau 104 Bảng điểm tổng hợp đánh giá năng lực thể chất 3.26 theo từng tiêu chí của nữ học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 16 (khối lớp 11) Sau 104 Bảng điểm tổng hợp đánh giá năng lực thể chất 3.27 theo từng tiêu chí của nam học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 17 (khối lớp 12) Sau 104 Bảng điểm tổng hợp đánh giá năng lực thể chất 3.28 theo từng tiêu chí của nữ học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung - lứa tuổi 17 (khối lớp 12) Sau 104 Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá năng lực 3.29 thể chất cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. 105 Tổng hợp kết quả lựa chọn của giáo viên TDTT về một số giải pháp phát triển thể chất cho học sinh 3.30 trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung (n = 150). 116 Thực trạng áp dụng các giải pháp phát triển thể 3.31 chất cho học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung (n = 8) 118 Kết quả kiểm tra phát triển thể chất trước thực 3.32 nghiệm của đối tượng nghiên cứu (nnam = 195; nnữ = 155). Sau 134 Kết quả kiểm tra phát triển thể chất sau thực nghiệm 3.33 của đối tượng nghiên cứu (nnam = 195; nnữ = 155). Sau 135 So sánh kết quả xếp loại năng lực thể chất của đối 3.34 tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm (n = 350). 136 So sánh kết quả xếp loại thể lực theo quy định hiện 3.35 hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo của đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm (n = 350). 137 So sánh kết quả học tập môn thể dục của đối tượng 3.36 nghiên cứu sau thực nghiệm với học sinh khối 10 và 12. 138
- Thể loại Số Nội dung Trang Số lượng câu lạc bộ thể thao và số lượng thành 3.37 viên câu lạc bộ tham gia tập luyện thường xuyên. 147 Số lượng các giải thi đấu thể thao và số lượng 3.38 VĐV thuộc các đội tuyển tham gia các giải thi đấu trước thực nghiệm và sau thực nghiệm 147 3.1 Đặc điểm đối tượng phỏng vấn. 115 So sánh kết quả xếp loại năng lực thể chất của đối 3.2 tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm 137 So sánh kết quả xếp loại thể lực theo quy định hiện Biểu đồ 3.3 hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo của đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm 138 So sánh kết quả xếp loại môn học thể dục của học 3.4 sinh khối 10 và khối 12 với nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm. 139
- 1 MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [4] cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [5]. Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất. Qua các thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước, nhất là từ những năm đổi mới, công tác TDTT trong trường học đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong thời kỳ tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và xây dựng đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Phát triển các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam” [6]. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, phải có con người phát triển toàn diện, trong đó chăm lo cho con người phát triển về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, việc đào tạo nguồn lực phải đáp ứng được yêu cầu “Phát triển cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần” [5]. Công tác GDTC trong trường học góp phần cùng với thể thao thành tích cao, đảm bảo cho nền thể dục thể thao nước ta phát triển cân đối và đồng bộ, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển thể dục thể thao Việt Nam từ nay đến năm 2025, đưa nền thể dục thể thao nước ta hội nhập và đua tranh với các nước trong khu vực, châu lục và trên thế giới. Trong những năm qua đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là lĩnh vực TDTT và công tác
- 2 GDTC cho đối tượng học sinh trong các nhà trường các cấp đã được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho quá trình đào tạo và đã có những kết quả nhất định như: 100% các trường trung học phổ thông (THPT) đều có giờ học thể dục nằm trong chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường đều tham gia các hoạt động thể dục, thể thao do địa phương, phòng Giáo dục, phòng Văn hoá - Thể thao cấp quận, huyện tổ chức. Phong trào thể dục, thể thao nói chung và rèn luyện thể chất nói riêng của học sinh các cấp ngày càng phát triển rộng rãi [56]. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong các trường THPT hiện nay còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Công tác giảng dạy TDTT trong các trường học vẫn còn mang nặng tính hình thức, thực trạng năng lực thể chất của học sinh còn nhiều hạn chế, một phần do: Điều kiện trang thiết bị, sân bãi dụng cụ tập luyện còn thiếu. Quá trình quản lý, chỉ đạo, tổ chức vận dụng nội dung hình thức tập luyện trong các nhà trường còn nhiều nơi chưa hợp lý. Chương trình môn học thể dục nội, ngoại khoá chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nên kết quả học tập chưa đạt chất lượng cao. Chính vì vậy, hoạt động thể dục, thể thao trong trường học đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC nói chung và nâng cao năng lực thể chất cho học sinh nói riêng trong các trường học đó là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, đặc biệt là các cấp quản lý giáo dục. Trong hệ thống giáo dục - đào tạo ở nước ta, loại hình trường THPT chuyên có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nó nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng ở vị trí mũi nhọn của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Từ năm 1966, hệ thống THPT chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành. Mục đích ban đầu của
- 3 hệ thống trường chuyên là nơi phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản. Trong thời kì đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên tại các trường đại học, mục tiêu này đã được theo sát và đạt được thành tựu khi mà phần lớn các học sinh chuyên Toán khi đó tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Tin học (Công nghệ thông tin)... [16] Đây là giai đoạn mà hệ thống trường chuyên làm đúng nhất trách nhiệm của nó. Những học sinh chuyên trong thời kì này đã trưởng thành và hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà. Bắc miền Trung là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ nam dãy núi Tam Điệp tới bắc đèo Hải Vân, bao gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Đây là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước, với nền kinh tế đang phát triển, có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế - xã hội của các tỉnh còn nhiều khó khăn nên vấn đề đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ tập luyện thể dục, thể thao tại các trường THPT nói chung và các trường THPT chuyên nói riêng gặp nhiều khó khăn, và hạn chế, điều đó dẫn đến hoạt động GDTC trong các nhà trường cũng còn một số tồn tại vướng mắc do những nguyên nhân cơ bản đó là: Cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu và thiếu hỏng trầm trọng, chưa đáp ứng đầy đủ cho việc tổ chức các giờ học GDTC. Đội ngũ giáo viên TDTT còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn. Công tác GDTC trong nhà trường chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa có giải pháp tổ chức, triển khai hợp lý. Nội dung chương trình môn học GDTC trong các trường THPT chuyên còn sơ sài, đơn điệu, các hoạt động tập luyện thể dục, thể thao ngoại khoá
- 4 chưa được quan tâm, đầu tư đầy đủ nên chưa có tác dụng tốt đến sự phát triển thể chất của học sinh. Trong tình hình mới hiện nay, việc quan tâm đến sức khoẻ của lực lượng học sinh phổ thông các cấp, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông trong các trường chuyên là việc không thể thiếu. Quan tâm đến sự phát triển TDTT trường học là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển TDTT nước nhà, vì trường học là môi trường thuận lợi, rộng lớn, giàu tiềm năng để thế hệ trẻ nước ta rèn luyện, đồng thời là nơi để phát hiện nhân tài thể thao cho đất nước. Nhiệm vụ chính của TDTT trường học là nâng cao sức khoẻ, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể; phát triển thể lực, trang bị những kỹ năng vận động cơ bản và cần thiết cho cuộc sống lao động, sinh hoạt; hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và giáo dục các phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh [14]. TDTT trong trường học bao gồm các giờ học bắt buộc và những hoạt động thể dục, thể thao ngoài giờ của học sinh. Phong trào tập luyện thể dục, thể thao cũng như công tác GDTC cho học sinh do nhiều yếu tố khách quan và điều kiện chi phối, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên và học sinh, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện sân bãi dụng cụ và trình độ giáo viên hướng dẫn, kinh phí phục vụ tập luyện cũng như thi đấu… để đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục thể thao, góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường nói chung và tăng cường thể chất cho học sinh các trường THPT nói riêng một cách có hiệu quả. Qua khảo sát thực tiễn công tác GDTC trong các trường THPT chuyên tại một số tỉnh Bắc miền Trung cho thấy, về cơ bản các trường đều thực hiện theo đúng quy định về nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Tuy nhiên do học sinh các trường chuyên phải học các môn chính theo quy định khoảng 42 tiết trong 1 tuần (trung bình mỗi ngày học khoảng 7
- 5 tiết, thời gian học 6 ngày/1 tuần) [16], do đó quỹ thời gian dành cho môn học thể dục và thời khoá biểu cho môn học này đều được các nhà trường vận dụng cho phù hợp với đặc điểm riêng, đồng thời các hoạt động tập luyện ngoại khoá hầu như chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Chính điều đó đã dẫn đến thực trạng năng lực thể chất (bao gồm hình thái, chức năng, tố chất thể lực) của học sinh các trường THPT chuyên còn nhiều hạn chế như: Các tố chất thể lực của học sinh đều ở mức yếu và kém, số lượng học sinh bị cong vẹo cột sống, cận thị... nhiều hơn so với các trường THPT bình thường khác [1], [2], [39], [40]. Xuất phát từ thực tiễn đó, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông hiện nay, việc nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các trường THPT chuyên là nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng. Cho đến nay, ở nước ta đã có một số công trình của các tác giả nghiên cứu trên lĩnh vực phát triển thể chất của học sinh các lứa tuổi khác nhau, tiêu biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Hoàng Công Dân (2005) [24], Bùi Quang Hải (2007) [29], Trần Đức Dũng (2010) [25], Nguyễn Ngọc Việt (2011) [71]... Tuy nhiên, do một số đặc điểm riêng của khối các trường THPT chuyên như đã nêu ở trên, thì các công trình nghiên cứu này chưa giải quyết được nhiều vấn đề đang còn tồn tại trong việc nâng cao thể chất cho học sinh, đặc biệt là học sinh các trường THPT chuyên tại các tỉnh Bắc miền Trung. Xuất phát từ những lý do nêu trên, dựa vào các phân tích về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung” Mục đích nghiên cứu. Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất, cũng như thực trạng năng lực thể chất của học sinh và xác định nguyên nhân, quá
- 6 trình nghiên cứu của luận án tiến hành lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp nhằm phát triển thể chất cho học sinh THPT chuyên lứa tuổi 15 - 17 các tỉnh Bắc miền Trung. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nhiệm vụ 1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và thực trạng năng lực thể chất của học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. Giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung nghiên cứu sau: Đánh giá thực trạng công tác GDTC trong các nhà trường. Thực trạng công tác dạy học, kết quả học tập môn học thể dục của học sinh THPT chuyên trên địa bàn nghiên cứu. Đánh giá thực trạng năng lực thể chất của học sinh các trường THPT chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung. Điều tra, khảo sát thực trạng về nhu cầu tập luyện thể thao của học sinh các trường THPT chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung. Đánh giá thực trạng các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC nói chung và rèn luyện thể chất nói riêng cho học sinh, bao gồm: Yếu tố về cơ sở vật chất; nguồn nhân lực; cơ chế, chính sách và nguồn kinh phí cho công tác GDTC... Nhiệm vụ 2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. Thông qua đánh giá thực trạng năng lực thể chất của học sinh các trường THPT chuyên trên địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung, giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung sau: Xác định mối quan hệ giữa các tiêu chí, các test đánh giá sự phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu.
- 7 Kiểm định tính phân bổ chuẩn của kết quả kiểm tra các tiêu chí, các test trên đối tượng nghiên cứu. Xác định quy luật diễn biến sự phát triển thể chất thông qua các tiêu chí, các test đã xác định tại các thời điểm kiểm tra định kỳ. Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu trong thực tiễn tại các nhà trường. Nhiệm vụ 3. Lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp nhằm phát triển thể chất cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. Giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung nghiên cứu sau: Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các giải pháp phát triển thể chất cho đối tượng nghiên cứu phù hợp với điều kiện hiện nay. Xây dựng nội dung các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. Ứng dụng và xác định hiệu quả các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. Ý nghĩa khoa học của luận án. Kết quả nghiên cứu của luận án đã đánh giá được mặt bằng chung về năng lực thể chất của học sinh THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung, cũng như công tác GDTC của các nhà trường, từ đó tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý hoạt động tập luyện TDTT phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, góp phần phát triển thể chất cho học sinh THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung. Ý nghĩa thực tiễn của luận án. Đánh giá được thực trạng công tác GDTC, năng lực thể chất của học sinh THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung. Đồng thời xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu; lựa chọn và xây
- 8 dựng được các giải pháp phát triển thể chất, đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, các học sinh trong việc tổ chức các hoạt động tập luyện TDTT cho học sinh tại nhà trường nhằm phát triển thể chất của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDTC trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Giả thuyết khoa học của luận án. Giáo dục thể chất và thể thao trong các trường THPT chuyên của các tỉnh Bắc miền Trung còn chưa đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục toàn diện, phát triển hài hòa về thể chất cho học sinh. Nguyên nhân thực trạng chủ yếu là do các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC, đặc biệt là chưa có được những giải pháp cụ thể, phù hợp để phát triển thể chất cho học sinh. Kết quả nghiên cứu luận án nếu lựa chọn, vận dụng vào thực tiễn các giải pháp có cơ sở khoa học phù hợp sẽ khắc phục được những tồn tại, phát triển thể chất cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong các trường THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy xúc thuỷ lực gầu ngược dung tích 0,7m
24 p | 132 | 15
-
Báo cáo Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng vỏ sắn (khoai mì) trong thức ăn cho bò nuôi lấy thịt
2 p | 191 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, phát triển các lược đồ chữ ký sô tập thể
24 p | 129 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
177 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
135 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai)
129 p | 107 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý tín hiệu trong các hệ thống thông tin đa người dùng
24 p | 110 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự ổn định khoang hầm trong môi trường đá nứt nẻ bằng phương pháp Phân tích biến dạng không liên tục
24 p | 112 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ổn định đàn hồi của tấm và vỏ trụ composite lớp chịu tải trọng động
24 p | 100 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử dầm bê tông cốt thép chịu uốn bị hư hỏng do ăn mòn được gia cường bằng tấm CFRP
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tương tác giữa ống dẫn và nền san hô
24 p | 100 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mật đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động
27 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm lan truyền kim loại nặng từ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
26 p | 28 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của máy lu rung thi công đất nền đường tuần tra biên giới
24 p | 111 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
27 p | 26 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
12 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm trượt đất đá trên đường Hồ Chí Minh đoạn Đakrông – Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý thích hợp
24 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn