VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
*****************<br />
<br />
PHẠM ANH TÚ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG<br />
MÔ HÌNH ĐỊNH NGHĨA CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA<br />
TRONG TỪ ĐIỂN<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
*****************<br />
<br />
PHẠM ANH TÚ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG<br />
MÔ HÌNH ĐỊNH NGHĨA CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA<br />
TRONG TỪ ĐIỂN<br />
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học<br />
Mã số: 62.22.02.40<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
GS.TSKH. Lý Toàn Thắng<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số<br />
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố<br />
trong bất cứ công trình nào khác.<br />
Tác giả luận án<br />
<br />
Phạm Anh Tú<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
<br />
7<br />
<br />
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT<br />
1.1. Dẫn nhập<br />
<br />
7<br />
<br />
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu<br />
<br />
7<br />
<br />
1.3. Cơ sở lí thuyết<br />
<br />
25<br />
<br />
1.4. Tiểu kết<br />
<br />
53<br />
<br />
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ĐỊNH NGHĨA TRUYỀN<br />
<br />
54<br />
<br />
THỐNG CỦA TỪ ĐIỂN ĐỒNG NGHĨA<br />
2.1. Dẫn nhập<br />
<br />
54<br />
<br />
2.2. Đối tượng và phương thức khảo sát<br />
<br />
55<br />
<br />
2.3. Lời định nghĩa trong mô hình định nghĩa truyền thống ở từ điển<br />
<br />
56<br />
<br />
đồng nghĩa tiếng nước ngoài và tiếng Việt<br />
2.4. Tiểu kết<br />
<br />
93<br />
<br />
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH NGHĨA KIỂU MỚI<br />
<br />
95<br />
<br />
CHO TỪ ĐIỂN ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT<br />
3.1. Dẫn nhập<br />
<br />
95<br />
<br />
3.2. Giới thiệu mô hình định nghĩa kiểu mới cho từ điển đồng nghĩa<br />
<br />
95<br />
<br />
của tác giả Apresjan J.D<br />
3.3. Đề xuất mô hình định nghĩa kiểu mới cho từ điển đồng nghĩa tiếng<br />
<br />
120<br />
<br />
Việt<br />
3.4. Tiểu kết<br />
<br />
145<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
147<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN<br />
<br />
i<br />
<br />
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
ii<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
xii<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ở Việt Nam, Từ điển học mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển.<br />
Cho đến thế kỉ XX, các công trình biên soạn từ điển hầu hết đều được tiến hành<br />
dựa trên kinh nghiệm và năng lực ngôn ngữ của các tác giả, bước đầu đã đạt<br />
được những thành công nhất định. Tuy nhiên, dưới góc độ của người sử dụng từ<br />
điển, thì các cuốn từ điển vẫn còn những hạn chế nhất định như: chưa thực sự<br />
chú ý mối quan hệ giữa đối tượng sử dụng từ điển với hệ thống bảng từ và nội<br />
dung thông tin trong các mục từ, chưa đưa ra được những tiêu chí nhất định<br />
trong lựa chọn bảng từ cho phù hợp với đối tượng của từ điển, chưa đảm bảo<br />
tính hệ thống trong từ điển cả về việc lập bảng từ lẫn định nghĩa, v.v.<br />
Đến cuối thập niên 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu về lí thuyết Từ điển<br />
học mới thực sự bắt đầu, đánh dấu bằng các bài viết về Từ điển học đăng trên tạp<br />
chí Ngôn ngữ, số 2, năm 1969 (đây là sự chuẩn bị về lí luận trước khi tổ chức<br />
biên soạn cuốn Từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên). Tiếp đó là<br />
hai công trình khoa học gây được nhiều tiếng vang trong giới nghiên cứu từ điển<br />
được đúc kết sau quá trình biên soạn cuốn Từ điển tiếng Việt nói trên: (i) Một số<br />
vấn đề từ điển học (qua việc biên soạn quyển Từ điển tiếng Việt) của tác giả<br />
Hoàng Phê - Nguyễn Ngọc Trâm. Đây là bài báo mang tính lí luận, lần đầu tiên<br />
chính thức nói đến “Từ điển học” và những vấn đề khoa học của nó [42, tr. 1824]; (ii) Một số vấn đề từ điển học, công trình tập thể - tập sách đầu tiên về<br />
những nghiên cứu Từ điển học ở Việt Nam [39].<br />
Tuy nhiên, những nghiên cứu về Từ điển học ở Việt Nam còn ít, nhiều<br />
lĩnh vực nghiên cứu trong công tác biên soạn từ điển còn bỏ trống và cũng mới<br />
chủ yếu là về từ điển giải thích tiếng Việt. Trong từ điển giải thích thì các nhà<br />
nghiên cứu cũng mới chỉ quan tâm đến các kiểu từ điển giải thích như: từ điển<br />
tường giải, từ điển phương ngữ, từ điển thành ngữ, v.v. mà chưa chú trọng nhiều<br />
đến một loại từ điển cũng rất quan trọng, đó là: từ điển đồng nghĩa (Ở đây chúng<br />
<br />
1<br />
<br />