Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình)
lượt xem 47
download
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình) gồm có 3 chương. Trong đó, chương 1 - Khái niệm kết cấu thơ trữ tình; chương 2 - Loại hình kết cấu thơ trữ tình; chương 3 - Loại hình kết cấu của Thơ mới 1932 - 1945.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HÀ NỘI …o0o… PHAN HUY DŨNG KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH (NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội 1999
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HÀ NỘI …o0o… PHAN HUY DŨNG KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH (NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lý thuyết và Lịch sử văn học Mã số: 50401 Người hướng dẫn khoa học: GS.PTS. Trần Đình Sử Hà Nội 1999
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Huy Dũng
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3 MỤC LỤC ............................................................................................................ 4 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 5 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 12 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 12 5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 13 6. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 13 Chương 1: KHÁI NIỆM KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH ................................ 14 1.1. Khái niệm kết cấu tác phẩm văn học ............................................................ 14 1.2. Thơ trữ tình và kết cấu thơ trừ tình. ............................................................. 17 1.3. Kết cấu hình tượng của thơ trữ tình ............................................................. 25 1.4. Kết cấu văn bản ngôn từ thơ trữ tình ........................................................... 41 Chương 2: LOẠI HÌNH KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH ................................. 62 2.1. Khái niệm loại hình kết cấu thơ trữ tình ...................................................... 62 2.2. Loại hình kết cấu thơ trữ tình dân gian ........................................................ 77 2.3. Loại hình kết cấu thơ trữ tình cổ điển........................................................... 83 2.4. Loại hình kết cấu thơ trữ tình hiện đại ......................................................... 93 Chương 3: LOẠI HÌNH KẾT CẤU CỦA THƠ MỚI 1932 – 1945 ............ 106 3.1. Những nguyên tắc kết cấu của Thơ mới 1932 -1945 .................................. 106 3.2. Kết cấu hình tượng của Thơ mới ................................................................. 123 3.3. Kết cấu văn bản ngôn từ của Thơ mới ........................................................ 146 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 168
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Kết cấu là một phạm trù phổ quát cả trong đời sống xà hội lẫn trong văn học. Ở đâu có sự chế tác sản phẩm mới từ những vật liệu, chất liệu khác nhau, ở đó người ta thấy vai trò của kết cấu. Trong xây dựng, kiến trúc, vai trò của kết cấu càng nổi bật và dễ nhận ra. Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ kết cấu xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực hoạt động này của con người. Sang tác văn học, xét theo một phương diện nào đó cũng chính là kết cấu. Trong một tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự dung hợp, quyện hòa giữa những yếu tố khác loại như tinh thần và vật chất, chủ quan và khách quan, tĩnh tại và vận động, vô hạn và hữu hạn... Ở đó, chúng ta tìm thấy mối liên hệ giữa các không gian khác nhau và điểm gặp gỡ của những thời gian khác nhau. Chính kết cấu chứ không phải cái gì khác là phương tiện đảm bảo cho những mối quan hệ và liên hệ đó trở thành hiện thực - những mối quan hệ và liên hệ có thể giúp nhà văn phát biểu được cách cảm thụ, cách nhìn cuộc sống, con người của mình một cách sáng rõ nhất theo kiểu của nghệ thuật. Do tầm quan trọng của nó, vấn đề kết cấu của tác phẩm văn học đã từ lâu dành được sự quan tâm chú ý đặc biệt của giới nghiên cứu. Người ta đã nghiên cứu nó từ góc độ lý luận chung cũng như đã đi sâu nghiên cứu kết cấu của từng thể loại. Tuy nhiên, trong khi đã có những khám phá rất quan trọng về kết cấu của kịch, của tự sự (đặc biệt là của tiểu thuyết hiện đại), việc nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình vẫn còn dừng bước trước không ít vấn đề cơ bản. Còn ít những công trình thể hiện một cái nhìn toàn diện về kết cấu của thơ trữ tình mà ở đó có sự phối hợp nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình cả về mặt hình tượng lẫn mặt tổ chức văn bản, cũng như còn thiếu những công trình khái quát về sự phát triển tiếp nối của các loại hình kết cấu thơ trữ tình xuất hiện trong lịch sử văn học. Bởi vậy, nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình vẫn còn là một công việc nhiều ý nghĩa, hứa hẹn nhiều khám phá mới. 1.2. Nối một cách khái quát, kết cấu tác phẩm văn học là toàn bộ tổ chức độc đáo, sinh động gợi cảm của tác phẩm dưới sự chi phối của một quan niệm nghệ thuật nhất định. Đề cập vấn đề kết cấu, lẽ dĩ nhiên là phải đề cập hàng loạt yếu tố kết cấu từ
- nhỏ đến lớn như câu, đoạn, mở đầu, kết thúc, hình tượng, cốt truyện... và các nguyên tắc, các quy luật liên kết những yếu tố đó. Nói cách khác, khi nghiên cứu kết cấu, ta phải nghiên cứu hệ thống toàn bộ phương diện hình thức của tác phẩm văn học (tất nhiên là trong mối liên hệ với nội dung). Lau nay, ở nước ta, các nghiên cứu còn nghiêng về phía khám phá phương diện nội dung của văn học, còn phương diện hình thức được đề cập tương đối ít. Thêm nữa, đôi khi sự nghiên cứu về hình thức vẫn chưa thoát khỏi sự khống chớ của quan niệm cho rằng nó chỉ là cái bình chứa, là chiếc áo khoác ngoài của nội đung, có thể ngay chính lúc người ta không ngớt nói về mối quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù này. Đặt vấn đề nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình ở đây chính là nhằm mục đích góp phần vào việc khắc phục những bất cập vừa nói, tiến tới xây dựng một cách nhìn hiện đại hơn về hình thức văn học, phá bỏ quan niệm nhị phân hình thức và nội dung tồn tại quá lâu dài của thi pháp học huyền thống. Rõ ràng, đã đến lúc những nghiên cứu về hình thức thơ trữ tình theo quan niệm của thi pháp học hiện đại cần phải được đẩy mạnh, song song với những nghiên cứu thơ trữ tình trên bình diện tư tưởng, bình diện ý thức hệ, và trong khi nghiên cứu phương diện hình thức thơ trữ tình, khái niệm kết câú thơ trữ tình lẽ dĩ nhiên phải được xem là một khái niệm trung tâm, một khái niệm có khả năng lý giải được tính độc đáo và ý nghĩa cách tân thi pháp của nhiều hiện tượng thơ trong lịch sử văn học. 1.3- Hiện nay, văn học Việt Nam nói chung và thơ trữ tình Việt Nam nói riêng đang đứng trước một thời kỳ phát triển mới. Yêu cầu đổi mới cái nhìn, cách cảm xúc và hình thức thể hiện được đặt ra một cách riết róng. Những tìm tòi được mở ra nhiều hướng, nhưng vì có lẽ chưa có điều kiện đẩy tới độ cần thiết mà thành quả xem ra có vẻ dở dang, bừa bộn. Từ đây, người sáng tác và người nghiên cứu có nhu cầu soi ngắm lại các thành tựu văn học đã có, đánh giá chung một cách toàn diện, mong rút ra những bài học có ý nghĩa cho sự phát triển, đổi mới . Đặt vấn đề nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình và gắn liền với việc đánh giá cuộc cách tân về hình thức nghệ thuật của phong trào Thơ mới 1932 - 1945) vào lúc này là một việc làm không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Ít nhất nó cho thấy nhũng thể nghiêm mới về thơ bây giờ đang xuất phát từ truyền thống nào. Nó cũng chỉ rõ con đường phát triển của thơ là con đường của sự phủ định biện chứng đối với những hệ thống thi pháp cũ đã từng đóng một vai trò tích cực trong lịch sử văn học.
- Bao trùm hơn, nó có ý nghĩa nêu thêm những tiêu chí đánh giá mới đối với các loại hình thơ: dù thế nào cũng không thể bỏ qua tiêu chí kết cấu (với toàn bộ tính chất sâu sắc và phức tạp của nó). 2. Lịch sử vấn đề Trong các công trình nghiên cứu lý luận hiện đại về thơ ca, vấn đề kết cấu thơ trữ tình rất được chú ý đề cập. Có sự chú ý đó bởi theo một cái nhìn chung thông thường, một trong những yếu tố cơ bản quy định tính đặc thù của một thể loại văn học là đặc điểm kết cấu của nó. Không nghiên cứu kết cấu thể loại thì cũng gần như là chưa bắt đầu nghiên cứu bản thân thể loại đó. Nhưng kết cấu là một phạm trù rất rộng, có khi được nhìn nhận như là toàn bộ đặc điểm hình thức của một thể loại, có khi lại được đánh đồng với một số thủ pháp tổ chức tác phẩm, lại có khi được nghiên cứu như một cấu trúc ổn định, bất biến của một thể loại hay loại hình sáng tác nào đó. Những kết quả nghiên cứu khác nhau về kết cấu có mối quan hệ hữu cơ với những quan niệm không hẳn giống nhau về văn học, về thơ ca. Nhiều khi chúng là những điều được rút ra từ việc khẳng định, đề cao một mẫu hình sáng tác nhất định xuất hiện trong lịch sử tiến hóa không ngừng của hình thức nghệ thuật. Những nhà nghiên cứu ngữ văn học thuộc trường phái hình thức Nga vào đầu thế kỷ XX đã có nhũng khám phá quan trọng về kết cấu của thư trữ tình. Toàn bộ những hiện tượng xác định tính đặc thù của thơ trong sự phân biệt với văn xuôi như âm luật, vần, những hình thức cố định (như sonnet, triolet, rondeau...) đã được khảo sát, toàn bộ những đơn vị cấu thành một bài thơ như câu thơ, đoạn thơ đã được mổ xẻ tường tận, tường tận tới mức để bàn về câu thơ chẳng hạn, R.Jakobson đã đưa ra bốn thuật ngữ khác nhau nhưng có quan hệ tương liên: mô hình thơ; v í dụ về câu thơ, mô hình thực hiện, ví dụ thực hiện [37]. Đặc biệt, các nhà Hình thức chủ nghĩa Nga đã rất chú ý nghiên cứu các mối quan hệ trong bài thơ, đã đi sâu vào nghiên cứu nhịp điệu như là cái cơ sở có tính chất xây dựng của thơ, và từ đó mở rộng khái niệm nhịp điệu đến một loại yếu tố ngôn ngữ tham dự vào việc cấu tạo câu thơ, đoạn thơ, bài thơ [44]. Trong công trình Kết cấu những tác phẩm thơ trữ tình (M.1921), V. Zhirmunski đi sâu khảo sát các thủ pháp kết cấu đã trở thành điển phạm trong nghệ thuật trữ tình và đề xuất cách phân lọai chúng theo các tiêu chí như
- đề tài, hình thức kết cấu, phương thức biểu đạt, truyền đạt. Ông cho rằng sự xuất hiện của một loạt thủ pháp kết cấu ít nhiều xác định kia là kết quả của những nổ lực muốn đạt tới sự hoàn thiện hình thức của tác phẩm (theo lược thuật của [188]). Nhìn chung, những nghiên cứu về kết cấu thơ trữ tình của trường phái hình thức Nga còn nghiêng về phía ngôn ngữ học, và ở đây, ta vẫn thấy thiếu những công trình bao quát, trong khi số lượng công trình nghiên cứu từng mặt, từng cấp độ của kết cấu thì rất phong phú Sự thiếu bao quát đó, xét cho cùng, có lẽ là hệ quả của định hướng nghiên cứu gạt ra bên ngoài những sự kiện thuộc về lịch sử văn hóa hoặc đời sống xã hội và tâm lý, chỉ coi trọng tính độc lập, tự chủ của văn bản. Hiển nhiên, một quan điểm nghiên cứu như thế là cực đoan và phiến diện, bỏei trên vấn đề được bàn ở đây, thơ không phải là một hiện tượng thuần túy ngôn ngữ mà chủ yếu là một phát ngôn, một mặt mang những thông điệp hướng ra bên ngoài và kêu gọi sự đối thoại, mặt khác, bao giờ cũng xuất hiện trên nền một bối cảnh,một truyền thống nào đó. Trong số những công trình nghiên cứu về thơ theo quan niệm cấu trúc chủ nghĩa, bài viết "Những con mèo” của Ch.Baudelaire của hai tác gỉa R.Jakobson và L.Strauss (1962) có một vị trí đặc biệt. Có thể xem đây là một ví dụ điển hình của việc phân tích chức năng thơ (fonction poétique) của ngôn ngữ và làm sang tỏ cấu trúc hình thức của thơ ca. Các mô hình âm luật, cú pháp, các quan hệ song hành, đối chọi của bài thơ đã được hai nhà nghiên cứu mổ xẻ một cách tỉ mỉ [71]. Tuy nhiên, theo cảm nhận của nhiều người (trong đó có các nhà cấu trúc chủ nghĩa) một sự phân tích như thế còn chứa đựng không ít điều khiên cưỡng (như sự mặc nhiên thừa nhận nhân tố thi pháp giống đực trong thi luật học lại có một hàm nghĩa tính dục nào đó ...), đặc biệt là chưa chú ý đúng mức tới ý nghĩa của bài thơ [193], [124, 488-490]. Từ ví dụ cụ thể về việc phân tích kết cấu một bài thơ trữ tình như thế, có thể nhận diện được phần nào khuynh hướng nghiên cứu thơ (cũng như văn học nói chung) của trừơng phái cấu trúc là đánh đồng những quy luật của thơ ca, của văn học với những quy luật của ngôn ngữ, để trên cơ sở đó áp dụng những phương pháp chính xác vào nghiên cứu hình tượng và dường như có tham vọng “đo lường hình tượng bằng con số" (I.Repzin). Ở đây cách nghiên cứu đồng đại đã đóng vai trò chủ chốt, một mặt cho phép đi rất sâu vào những cắt đoạn của một hệ thống, nhưng mặt khác, đã hạn chế
- những khám phá về chức năng của hệ thống, do vậy, chưa thể xem là một cách phân tích tác phẩm thơ (một kết cấu, một hệ thống) hoàn toàn hữu hiệu. Năm 1973, nhà ngữ văn học thuộc trường phái cấu trúc ký hiệu học Xô viết là Ju. Lotman cho ra đời cuốn Phân tích văn bản thơ. Trong tác phẩm này, Ju. Lotman quán triệt quan điểm nghiên cứu văn bản thơ như một kết cấu, một ký hiệu văn hóa hoàn chỉnh có tính chất đã mở. Theo đó, một sự phân tích tĩnh tại, cô lộp các thành tố của hệ thống và sự bỏ qua những hình thái trước đây của chúng là không có triển vọng, không dẫn tới sự khám phá ra ý nghĩa đích thực của bản thân từng thành tô. Ju. Lotman cũng dành những chương mục riêng cho việc nghiên cứu các thành tố tổ chức của văn bản thơ như từ, dòng thư, đoạn thơ, “từ xa lạ” ... nhưng với ý thức thường xuyên đua chúng vào trạng thai đối lập, chẳng hạn đối lập nghĩa của từ trong từ điển với nghĩa của từ trong thơ, đối lập nghĩa của dòng thơ trong tư cách một tập họp của nhiêu từ hướng tới chức năng thông tin bình thường với nghĩa của dòng thơ trong tư cách siêu nghĩa (như là nghĩa của một từ được cấu tạo đặc biệt) hướng tới chức năng thông tin thẩm mỹ ... Thao tác đối lập này sẽ giúp cho nhà nghiên cứu một mặt khảo sát được kỹ lưỡng từng thành tố mang nghĩa cơ bản nhất của một kết cấu (với những dấu hiệu riêng biệt của nó), mặt khác phát hiện ra được nguyên tắc kết hợp của chúng vào những thành tố mang nghĩa phức tạp, toàn diện hơn, từ đó nhìn ra cách mô hình thế giới của tác giả [19l]. Rõ ràng, bằng công trình này, Ju. Lotman đã phác ra một quan niệm mới về kết cấu văn bản văn học nói chung và kết cấu văn bản thơ nổi tiếng trên cơ sở chú ý mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan trong sáng tạo nghệ thuật cũng như sự chuyển hóa tác phẩm của nhà văn trong ý thức độc giả với các hình thức và quy luật của nó. Ở nước ta, trong mấy chục năm qua, đã có một số chuyên luận về thơ ca ít nhiều đề cập vấn đề kết cấu thơ trữ tình của các tác giả Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Bùi Công Hùng, Nguyễn Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Hữu Đạt... Do các tác giả không nhằm nghiên cứu riêng về kết cấu nên các kết luận khoa học về vấn đề này còn lan man, chưa nổi bật. Ở Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại) (1965), kế thừa những kết quả nghiên cứu rất đáng quý về hình thức thơ ca dân tộc trong những tác phẩm như Việt Hán văn khảo (1918) của Phan Kế Bính. Quốc văn cụ thể (1932) của Bùi Kỷ, Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm, Bùi Văn Nguyên và
- Hà Minh Đức đã nghiên cứu khá toàn diện hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam cùng đặc trưng hình thức của các thể thơ tiếng Việt. Tuy nhiên trong cuốn sách này, khái niệm kết cấu vẫn chưa được xem như một khái niệm trung tâm của việc nghiên cứu hình thức thơ ca. Vẫn còn thấy thiếu những ý kiến khái quát về các loại hình kết cấu (một hiện tượng bao trùm, rộng hơn hiện tượng kết cấu của một thể thơ cụ thể), trong khi bức tranh thể loại của từng thời kỳ văn học, cũng như kết cấu bề mặt của các thể thơ (nhất là các thể thơ cổ) đã được miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết [112]. Trong Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974), Hà Minh Đức đã bắt đầu đặt vấn đề tìm hiểu kết cấu thơ trữ tình một cách toàn diện hơn. Trong chương IV và VI của cuốn sách, tác gia đã cố gắng chỉ ra những mạch ngầm chi phối cách tổ chức tác phẩm thơ do liên tưởng, do mạch cảm xúc, do tứ thơ tạo nên. Đặc biệt ở chương VII là chương bàn về Hình thức của thơ, tác giả đã có một phần viết riêng về Kết cấu trong thơ trữ tình. Ở đó tác giả đã có những nhận xét khái quát rất cơ bản về vai trò của kết cấu trong thơ trữ tình cũng như đã phác qua mấy nét về vị trí của tứ thơ, của điểm sáng thẩm mỹ (tâm điển của cảm xúc) của cách mở đầu và kết thúc bài thơ trong kết cấu. Tuy nhiên, một quan niệm thực sự toàn diện và có hệ thống về kết cấu thơ trữ tình vẫn chưa được xây dựng [38]. Năm 1983, với cuốn Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, tác giả Bùi Công Hùng có mong muốn tìm hiểu tòan bộ vấn đề kết cấu thơ (dựa vào tư liệu thơ Việt Nam hiện đại) trên cơ sở áp dụng lý thuyết hệ thống và phương pháp tổng hợp. Nhưng trên thực tế , kết quả nghiên cứu còn chênh so với nhiệm vụ đề ra. Quả là tác giả đã liệt kê khá đầy đủ các thành tố cấu trúc của tác phẩm thơ, đã bước đầu phân loại chúng và mô tả khá chi tiết đặc điểm của chúng, nhưng sự thực ông chưa làm rõ được sự tương tác giữa các yếu tố tạo nên hệ thống, chẳng hạn chưa làm rõ được hệ thống tư tưởng chủ đề đã chi phối hệ thống hình tượng, hệ thống cấu tạo, hệ thống ngôn ngữ như thế nào. Ớ chương III và IV dù tác giả thu hẹp diện khảo sát vào Các thành phần của câu thơ và Câu thơ tronq bài thơ, các mối liên hệ giữa từ ngữ với nhịp điệu, vần, ngữ điệu vẫn chưa được làm rõ và chức năng của câu thơ, đoạn thơ trong chỉnh thể của tác phẩm vẫn còn bị lướt qua. Tuy vậy, khi đề cập những đặc trưng của
- nhịp điệu, vần, ngữ điệu, tác giả đã nêu được một số luận điểm về sự liên kết các yếu tố cấu tạo trong bài thơ nhờ vào nhịp điệu, vần và ngữ điệu ấy [63]. Dựa vào lý thuyết của K.Jakobson về chức năng thi ca của ngôn ngữ, Nguyễn Phan Cảnh trong Ngôn ngữ thơ (1987) đã triển khai nghiên cứu về thơ một cách khá toàn diện dưới góc độ ngôn ngữ. Khi quan sát cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, sự lắp ghép, nhạc thơ, nét dư trong ngôn ngữ thơ, vận động tạo vần vv..., tác giả chỉ đưa ra một số ý kiến đáng chú ý liên quan đến vấn đề kết cấu tác phẩm thư: các phương tiện ngôn ngữ phải được tổ chức theo cách nào để ngôn ngữ thơ có được chất thơ, để "ngôn ngữ thành nghệ thuật" [13]. Trần Đình Sử trong một số chuyên luận như Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Những thế giới nghệ thuật thơ (1995) đã khảo sát khá công phu đặc điểm của các loại hình thơ xuất hiện trong lịch sử văn học. Tuy chưa đặt vấn đề nghiên cứu riêng về kết cấu thơ trữ tình nhưng nhiều kết luận về các loại hình thơ trong đó có khả năng gợi mở một cái nhìn mới về vấn đề kết cấu, đặt kết cấu thành một phạm trù cùa thi pháp học lịch sử, gắn việc tìm hiểu kết cấu thơ với việc tìm hiểu loại hình thơ [136],[138]. Nhìn chung, chung quanh việc nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình còn có một số vấn đề sau: Khái niệm kết cấu và tiếp đó là khái niệm kết cấu thơ trữ tình chưa có được sự phân biệt đúng mức với các khái niệm kề cận như cấu trúc, bố cục, thủ pháp liên kết... Trong một số công trình nghiên cứu, nhiều khi các khái niệm này được dùng như nhau. Chính sự thiếu phân hóa đó tạo nên sự nhùng nhằng nhất định trong một số kết quả nghiên cứu, chưa cho phép người ta thực sự đi sâu vào vấn đề. Kết cấu thơ trữ tình chưa được xem là một khái niệm trung tâm của việc nghiên cứu hình thức thơ ca. Điều này ở mức độ nhất định dẫn đến việc nhìn nhận không đúng mức vai trò của kết cấu, chưa làm rõ được các thành tố, các cấp độ của kết cấu cùng những mối quan hệ giữa chúng. Sự thực là việc khảo sát riêng biệt các thành tố, các cấp độ của kết cấu thơ trữ tình như tứ thơ, nhịp, vần, câu thơ, khổ thơ ... sẽ khó đi vào bề sâu, sẽ khó vượt qua được giới hạn của sự phân tích ngôn ngữ học
- nếu tư duy người nghiên cứu chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò phối thuộc của chúng trong một phạm trù bao quát hơn - phạm trù kết cấu thơ trữ tình. Việc nghiên cứu loại hình kết cấu thơ trữ tình còn chưa được chú ý đúng mức. Kết cấu thơ trữ tình không chỉ là vấn đề của từng bài hay từng thể loại cụ thể. Vả chăng, để nhận ra đặc sắc của kết cấu một bài, cần phải đặt nó vào trong bối cảnh kết cấu của cả một loại hình thơ vốn là sản phẩm của một giai đoạn văn học, một trình độ tư duy văn học. Rõ ràng, ở đây, phương pháp nghiên cứu của thi pháp học lịch sử văn còn ít được vận dụng. Do có những vấn đề bị để ngỏ như trên, việc nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình vẫn cần phải được tiếp tục trên một quy mô lớn hơn và theo một góc nhìn mới hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định kết cấu thơ trữ tình như một khái niệm trung tâm của lý luận về thơ và của việc nghiên cứu phương diện hình thức thơ trữ tình - một khái niệm cho phép lý giải được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trên một tinh thần mới của thi pháp học hiện đại. Đi sâu miêu tả, nhận diện các cấp độ kết cấu thơ trữ tình và những yếu tố tham gia vào kết cấu một bài thơ trữ tình. 3.2. Xây dựng khái niệm loại hình kết cấu thơ trữ tình làm tiền đề cho những sự nghiên cứu hệ thống về đóng góp trên phương diện hình thức của các loại hình thơ trữ tình trong lịch sử. Mô lả khái quát đặc trưng của loại hình kết cấu thơ trữ tình dân gian, loại hình kết cấu thơ trữ tình cổ điển và loại hình kết cấu thơ trữ tình hiện đạị. 3.3. Vận dụng lý thuyết về loại hình kết cấu thơ trữ tình vào nghiên cứu đặc điểm loại hình kết cấu của Thơ mới 1932-1945 để có được một cái nhìn toàn diện hơn đối với những đóng gấp to lớn của phong trào thơ này trên bình diện thi pháp. Phân tích những nguyên tắc kết cấu cơ bản của Thơ mới cũng như chỉ ra những đặc điểm lớn trong kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản của Thơ mới. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án kết hợp vận dụng nhiền phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống, phương pháp cấu trúc, phương pháp so sánh, đặc biệt là phương pháp loại hình
- với ưu thế của nó trong việc khám phá ra tính cộng đồng về văn học - thẩm mỹ của các hiện tượng văn học phong phú. 5. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình một cách toàn diện với các cấp độ của nó. Đặc biệt, luận án đã đề xuất và thực sự đã vận dụng tư tưởng nghiên cứu loại hình kết cấu trên cơ sở đi sâu đánh giá cuộc cách mạng của Thơ mới trên bình diện lâu nay gần như bị bỏ quên này (có so sánh, đối chiếu với loại hình kết cấu thơ trữ tình dân gian và loại hình kết cấu thơ trữ tình cổ điển). Những khái niệm tứ thơ, nhịp điệu, loại hình kết cấu, nguyên tắc kết cấu... đã được luận giải một cách kỹ lưỡng, trở thành những khái niệm hữu dụng, có khả năng phục vụ công việc nghiên cứu, phân tích thơ trữ tình một cách hiệu quả. 6. Cấu trúc của luận án Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung luận án được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Khái niệm kết cấu thơ trữ tình. Chương 2. Loại hình kết cấu thơ trữ tình. Chương 3. Loại hình kết cấu của Thơ mới 1932 - 1945. Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo.
- Chương 1: KHÁI NIỆM KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH 1.1. Khái niệm kết cấu tác phẩm văn học Khái niệm kết cấu tác phẩm văn học là một khái niệm cư bản của nghiên cứu văn học nói chung và của lý luận văn học nói riêng. Nó phản ánh quy luật chỉnh thể của tác phẩm đơn vị trung tâm của đời sống văn học và là đối tượng nghiên cứu hoặc trực tiếp hoặc gian tiếp của các bộ môn thuộc khoa nghiên cứu văn học. Chính vì vậy, hầu như trong tất cả các bộ sách lý luận văn học và các cuốn từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm kết cấu tác phẩm văn học đã được luận giải khá kỹ lưỡng. Sau đây, xin đơn cử một số giới thuyết mang tính chất giáo khoa thuộc loại tiêu biểu về khái niệm này. Từ điển bách khoa văn học của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, xuất bản năm 1987 viết: "Kết cấu (từ tiếng Latinh compositio có nghĩa là sự sắp xếp, sự liên kết), là sự xếp đặt và phân bố các yếu tố của hình thức tác phẩm nghệ thuật, nói đúng hơn, là sự tổ chức tác phẩm trong một nội dung và thể loại xác định (...). Kết cấu cố kết các yếu tố hình thức và chi phối ý nghĩa của chúng. Các quy tắc kết cấu đó là tổng số những tri thức mỹ học phản ánh những mối liên hệ bên trong của thực tại. Kết cấu có một nội dung ý nghĩa tự thân. Các phương thức và phương tiện kết cấu làm cải biến và đào sâu ý nghĩa của sự mô tả (...). Kết cấu đưa lại cho tác phẩm sự hoàn chỉnh, nhất quán và "sự hoàn mỹ của cái trật tự" (Horacius)" [189,164]. Trong đoạn giới thuyết trên, có thể thấy rõ các vấn đề như những thành tố tham gia vào kết cấu, chức năng và vai trò của kết cấu, các quy tắc kết cấu đã được đồng thời đề cập. Tiếp thu quan niệm về kết cấu được thể hiện trong các bộ sách: Lý luận văn học của L.I. Timofeev, Dẫn luận nghiên cứu văn học của G.N. Pospelov (chủ biên) v.v.. trong Lý luận văn học tập hai (II.1987), Trần Đình Sử đã trình bày về kết cấu tác phẩm văn học qua các tiểu mục như sau: 1. Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm. 2. Kết cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật. 3. Các bình diện và cấp độ kết cấu. Trong mục 3 này, tác giả đã chỉ rõ: "Khái niệm kết cấu dược mở rộng theo chiều ngang được xem xét ở bình diện quy luật tổ chức thể loại: kết cấu tự sự, kết cấu kịch, kết cấu trữ tình (...) Kết cấu còn được xem xét ở chiều dọc, tức là nghiên cứu
- mối quan hệ quy định và tùy thuộc của các cấp độ tác phẩm như một chỉnh thể. Kết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật” [142, 95]. Để đi tới một nhận thức đầy đủ về kết cấu tác phẩm văn học, chúng tôi nghĩ ngoài những điều đã được các sách trên nói tới, vẫn cần phải lưu ý thêm vấn đề loại hình kết cấu. Trong các loại hình văn học khác nhau, việc tổ chức tác phẩm được thực hiện theo những cách, những nguyên tắc khác nhau. Nói cách khác, vấn đề kết cấu tuy phải xét trên đơn vị tác phẩm nhưng nó không đơn giản chỉ là vấn đề của riêng tác phẩm, vấn đề của thể loại mà còn là vấn đề của những loại hình sáng tác. Nếu không có ý thức rõ về điều vừa nói, nhiều khi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu kết cấu của một tác phẩm cụ thể nào đó, ta sẽ không chỉ ra được những cách tân có thể có của nó trên phương diện này, mà những cách tân như thế đôi khi có ý nghĩa báo hiệu cả một thời đại văn học mới. Khi tiến hành xác định khái niệm kết cấu tác phẩm văn học, thì theo một logic tự nhiên, ta phải chú ý phân biệt khái niệm này với một số khái niệm gần gũi, tương liên như bố cục, cấu trúc - những khái niệm đôi khi đã được dùng để thay thế cho khái niệm kết cấu và ngược lại. Nhiều bộ sách lý luận văn học và từ điển thuật ngữ văn học cũng đã ít nhiều chú ý vấn đề này, ở đây xin được tổng hợp lại và làm rõ thêm một số điểm. Bố cục thực ra chỉ là một biểu hiện của kết cấu trên bề mặt của tác phẩm. Ta có thể dễ dàng nhận ra bố cục của tác phẩm căn cứ vào sự phân chia chương, đoạn, phần, sự phân chia các khổ (đối với bài thơ) của tác giả. Sự phân chia đó thường được thể hiện bằng những dấn hiệu có thể nhận biết được bằng trực quan như số (chữ số La mã hoặc Ả rập), dấu hoa thị, những dòng để trống v.v... Những nghiên cứu về chương pháp trong lý luận văn học cổ điển Trung Hoa và Việt Nam đã rất chú ý làm sáng rõ phương diện này của kết cấu, tức bố cục. Trong văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học, I.R. Galperin, khi nói tới cơ sở của tính khả phân trong văn bản có nêu 4 điểm: 1/ Quy mô các phần. 2/Thông tin nội dung sự việc. 3/ Mục đích thực tế của người tạo dựng văn bản. 4/ Khả năng chú ý đến đối tượng của con người trong mọi đơn vị thời gian [45, 103]. Vận dụng vào đây, có thể xem 4 điểm đó cũng chính là cơ sở của bố cục, và là những thông tin tối đa (đối với 3 điểm đầu) mà người
- đọc, người nghiên cứu có thể tiếp nhận được thông qua bố cục của tác phẩm (tất nhiên, thông tin về mục đích thực tế qua người tạo dựng văn bản lúc này chỉ mới đạt tới mức độ rất hạn chế). Như vậy, không thể đồng nhất bố cục với kết cấu. Cấu trúc (structure) là khái niệm hay bị đồng nhất với khái niệm kết cấu hơn cả. Thực ra, từ khi Chủ nghĩa cấu trúc kéo vấn đề kết cấu vào tầm nhìn của mình thì khái niệm cấu trúc đã được cấp cho một nội hàm rất xác định. Người ta dùng nó để chỉ những yến tố và quan hệ hữu hạn, những liên kết quen thuộc, phi cá tính trong tác phẩm văn học. Nó trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà nghiên cứu tìm ra cái bất biến trong những mối liên hệ phức tạp giữa các yếu tố thuộc tác phẩm. Đặc biệt, nó có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu những sáng tác văn học dân gian và văn học trung đại (tức là những sáng tác mà ở đó tính công thức và tính quy phạm nổi lên như một đặc trưng thẩm mỹ quan trọng). Những công trình nghiên cứu có tiếng vang lớn của V.Ja.Propp về hình thái học truyện cổ tích, của C. Lévi – Strauss về huyền thoại đã chứng tỏ điều này. Thực tế cho thấy hiện nay việc phân biệt hai khái niệm cấu trúc và kết cấu có ý nghĩa, rất cần thiết. Khái niệm kết cấu rộng hơn khái niệm cấu trúc. Cấu trúc chỉ là phần bất biến, ổn định, vững bền của mối quan hệ giữa các yếu tố tham gia vào tổ chức tác phẩm. Việc đánh đồng kết cấu với cấu trúc sẽ hạn chế khám phá của người nghiên cứu về tính nghệ thuật sinh động của hình thức tác phẩm, không cho phép ta cảm nhận được đầy đủ về tính toàn vẹn, đa dạng của nó. Sự thật thì ngay cả khi sáng tác văn học chịu sự ràng buộc của những quy phạm thì giá trị của sáng tác đó vẫn không thể bị đánh đồng vào một cấu trúc bất biến mang tính phổ quát. Ví dụ, khi đi vào một bài thơ luật Đường tuyệt tác như bài Đăng cao của Đỗ Phủ chẳng hạn, sự thẩm định giá trị của nó không thể chỉ dừng lại ở việc ghi nhận về tính nhất khí, về cách khai, thừa, chuyển, kết, về đối ngẫu ... rất đúng phép theo đòi hỏi ngặt nghèo của thể thơ này. Dù sao, đó mới chỉ là một phần (dù là phần khá quan trọng) làm nên cái hay của bài thơ chứ chưa phải là cả bài thơ. Theo cái nhìn này, dễ dàng nhận thấy khám phá của R. Ingarden về tính hai chiều, bốn tầng lớp của kết cấu tác phẩm văn học [66] thực ra mới chỉ hướng vào phương diện cấu trúc chung của tác phẩm mà thôi. Tóm lại, khái niệm kết cấu là một khái niệm (buộc phạm trù hình thức của tác phẩm văn học. Toàn bộ các yếu tố thuộc về hình thức (tức là các yếu tố biểu hiện nội
- dung có thể chỉ ra và phân tích được) nằm trong hai nhóm gọi ước lệ là hình tượng và văn bản như hệ thống nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian, câu, đoạn, hệ thống điểm nhìn, mở đầu, kết thúc v.v... đều tham gia vào kết cấu. Kết cấu đảm nhiệm vai trò tổ chức các yếu tố trên thành một chỉnh thể theo phương thức: dùng một chuỗi phương tiện ngôn từ kế tiếp nhau theo thời gian làm sáng dậy thế giới hình tượng trong mọi chiều kích và thiết lập một trật tự nghệ thuật cho nó. Cơ sở của kết cấu là những khả năng to lớn, tiền tàng của các phương tiện ngôn từ, là quy luật thể loại và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Mục đích của kết cấu là xây dựng nên một thế giới nghệ thuật bộc lộ rõ cảm quan của nhà văn về đời sống, đồng thời vạch ra con đường giúp độc giả có thể theo đó mà nhận ra ý nghĩa của thế giới nghệ thuật, vừa đựơc tạo nên và tự xác lập được một cách nhìn đổi mới theo gợi ý của tác giả. Trong kết cấu của mỗi một tác phẩm văn học cụ thể có hai mặt gắn bó với nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Mặt thứ nhất là tính độc đáo, không lặp lại của những mối quan hệ và liên kết giữa các yếu tố, bộc lộ tài năng sáng tạo của tác giả khi nhắm tới một mục tiêu nghệ thuật nhất định. Mặt này sẽ tạo nên tính đơn nhất của tác phẩm văn học. Mặt thứ hai là tính phổ biến của một kiểu tổ chức tác phẩm, phản ánh đặc trưng thể loại, loại hình và phẩm chất dân tộc của chính tác phẩm đó. Chính sự tồn tại của mặt thứ hai này trong kết cấu cho phép ta nói tới các vấn đề như kết cấu thể loại, kết cấu của một loại hình sáng tác. Khái niệm kết cấu được xác định như trên sẽ đặt cơ sở cho việc tìm hiểu về khái niệm kết cấu thơ trữ tình - khái niệm cho phép ta tiến xa hơn trong việc nắm bắt kiểu tổ chức nghệ thuật đặc thù của một thể loại văn học quan trọng: thơ trữ tình. 1.2. Thơ trữ tình và kết cấu thơ trừ tình. 1.2.1. Thơ trữ tình Để tạo cơ sở cho việc xây dựng một khái niệm về thơ trữ tình và kết cấu thơ trữ tình phù hợp với góc nhìn của luận án, trước hết xin đi vào xác định một số yếu tố cơ bản tạo nên đặc trưng thể loại của thơ trữ tình mà những nghiên cứu về thơ lâu nay không thể bỏ qua.
- Cách nay khoảng 1.500 năm, trong Văn tâm điêu long, ở thiên Tình thái, Lưu Hiệp đã đề xuất ba khái niệm quan trọng là hành văn y thanh văn và tình văn có khả năng khái quát được một bài thơ [57]. Đến đời Đường, Bạch Cư Dị, trong Thư gửi Nguyễn Chẩn đã đề ra thuyết “cây thơ” nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: “Cái cảm hóa được lòng người chẳng gì trọng yếu bàng tình cảm , chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa. Trên thì bậc thánh hiền, dưới là kẻ ngu si, nhỏ bé như lợn cá, thần bí như quỷ thần, chủng loại bất đồng nhưng tinh thần tương tự, hình trạng khác biệt nhưng tình cảm tương thông, không một thứ gì nghe được âm thanh mà không đáp ứng, không một thứ gì tiếp nhận được tình cảm mà không rung động" [23]. Lý thuyết của Bạch Cư Dị có phần kế thừa quan niệm của Lưu Hiệp. Nếu theo cái nhìn hiện đại thì có thể xem các yếu tố tình (tình cảm), nghĩa (ý nghĩa) (cũng là yếu tố tình văn) tương đương với phương diện nội dung của tác phẩm thơ, còn các yến tố ngôn (ngôn ngữ) (cũng là yếu tố tạo nên cái gọi là hình văn), thanh (âm thanh) (cũng là yếu tố thanh văn) lại tương đương với phương diện hình thức. Nhưng điều đáng chú ý là Bạch Cư Dị không chỉ dừng lại ở việc nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa chúng, giống như gốc rễ, mầm lá, hoa, quả gắn liền với nhau trong một "cây thơ" hoàn chỉnh và sống động. Nhà nghiên cứu người Hoa Lương Xuân Phương trong Cựu thi lược luận đã giải thích cặn kẽ về lý thuyết thơ của Bạch Cư Dị như sau: "Cái gọi là "Căn tình" đó chính là cái “nhân tâm" trong câu “nhân tâm chi cảm vật" của Chu Hy (bài tựa Kinh Thi), cũng là, văn theo Chu Hy cái "dục" do nhân tâm cảm ứng với vật giới mà sinh ra, đó là nói chung tất cả những cái tư tưởng, cảm tình, tưởng tượng trong đời sống nội giới con người. Mà cái đối tượng làm cho con người cảm ứng ấy chẳng phải chỉ giới hạn ở hiện tượng chính trị, luân lý, mà còn tòan thể những gì tự nhiên hay nhân vi bao quanh con người, tạo ra cái hoàn cảnh, đủ khiến cho nhà thơ rung cảm khởi hứng. Cái gọi là "Miêu ngôn"đó tức cũng như bài tựa Kinh Thi nói: "Tại tâm vi chí, phát ngôn vi thi". Cái gọi là "Hoa thanh" đó cũng tức như bài tựa Kinh Thi nói: "Tình phát ư thanh, thanh thành văn", hoặc thêm nữa: "Tất hữu tự nhiên chi âm hưởng tiết tấu". Sau hết, cái gọi là "Thực nghĩa" đó cũng tựa như nay ta nói cái nội dung, mà nội dung
- đó không nhất định chỉ là những ý khuyên răn, giáo huấn vô chính trị, luân lý" [127]. Trong lời giải thích trên, một mặt Lương Xuân Phương đã chỉ ra được nguồn mạch quan niệm của Bạch Cư Dị, mặt khác, đã nói lên được tính chất toàn diện và cởi mở của quan niệm này, nhưng ở một mức độ nào đó, nhà nghiên cứu đã hơi hiện đại hóa hoặc đã mở rộng ý kiến của cổ nhân. Thực ra, cái mà Bạch Cư Dị gọi là thực nghĩa trong thơ văn còn nằm trong vòng khống chế của quan niệm Nho gia là thơ phải có chức năng giáo hóa. Cũng như thế, cái gọi là căn tình trong quan niệm của Bạch Cư Dị chưa phản ánh được hết khả năng nội cảm hóa thế giới to lớn của cái tôi trữ tình, một khi như chính Bạch Cư Dị đã nói rõ: “chí của tôi là ở chỗ kiêm tế, hành của tôi là ở nơi độc thiện. Giữ chí nguyện và hành động đó đến cùng là đạo, dùng lời để nói rõ ra là thơ [23]. Dù sao, trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa, quan niệm về thơ nói trên của Bạch Cư Dị thuộc loại toàn diện và sâu sắc nhất, đã cho ta thấy những nỗ lực nhằm khái quát lại tất cả những gì tạo nên chất thơ của một bài thơ. Trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà Cấu trúc chủ nghĩa, câu hỏi trực diện thơ là gì đã được thay thế bằng một câu hỏi khác: tính thơ (poéticité) là gì và nó được thể hiện ra như thế nào? Để trả lời được câu hỏi mới này, tức cũng để xác định được đâu là "yếu tố xác định chủng loại" của thơ, các nhà nghiên cứu hầu hết hướng sự tìm tòi vào đặc trưng Cấu trúc của ngôn ngữ thơ. Thao tác phổ biến của họ là phân biệt, đối lập ngôn ngữ thông thường với ngôn ngữ mang tính thơ. R. Jakobson viết: "Nhưng tính thơ được thể hiện ra như thế nào? Theo cái cách từ ngữ được cảm nhận như là từ ngữ chứ không phải như vật thay thế đơn giản của đối tượng được chỉ định, theo cách những từ, những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức bên trong và bên ngoài của chúng không phải là các dấu hiệu vô hồn của hiện thực mà còn có trọng lượng riêng, giá trị riêng của chúng" [68]. Quan niệm này của R. Jakobson cũng gần như trùng hợp với quan niệm của một số nhà thơ, nhà văn khác như p. Valéry, A. Breton, J.p. Sartie khi họ đối sánh ngôn ngữ văn xuôi (hay là văn xuôi) với ngôn ngữ thơ (hay là thơ) ... Tiếp tục triển khai lý thuyết về tính tự quy chiếu của ngôn ngữ thơ nói trên, trong tiểu luận Ngôn ngữ và thi ca, R. Jakobson, sau khi nhắc lại về hai kiểu sắp xếp (hay là thao tác) cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là tuyển chọn
- và kết hợp (điều đã được F.de Saussure phát hiện từ trước), đã có một kết luận rất trọng yếu: "Chức năng thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp". Hoạt động của nguyên lý tương đương này (le principe d' équivalence đôi khi được dịch là "nguyên tắc đồng đẳng" hoặc "nguyên tắc tương đồng") chủ yếu được R. Jakobson quan sát từ phương diện âm vận. Tuy nhiên, R. Jakobson cũng đã có chú ý ít nhiều tới nguyên lý tương đương về phương diện ý nghĩa: "Đương nhiên câu thơ bao giờ trước hết vẫn là một hình tượng âm thanh được láy lại; nhưng nó không phải chỉ là thế. Nếu quy những ước lệ thi ca như khổ thơ, sự điệp âm, vần thơ vào mỗi một bình diện âm thanh thì sẽ rơi vào tình trạng suy lý tư biện một cách không hề có căn cứ kinh nghiệm. Việc chiếu nguyên lý tương đương lên chuỗi kế tiếp có ý nghĩa rộng và sâu hơn nhiều. Cái công thức của P.Valéry -"bài thơ là một sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa" có cơ sở thực tế hơn nhiều và có tính khoa học hơn nhiều so với mọi hình thái của chủ nghĩa biệt lập ngữ âm học" [70]. Mặc dù đã có lưu ý tới hoạt động của nguyên lý tương đương về mặt ý nghĩa, nhưng trong tư duy nghiên cứu của R. Jakobson, cái ý nghĩa ở đây chỉ là ý nghĩa đối tượng gọi tên và ý nghĩa ngữ pháp nảy sinh từ những mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc có tính chất khép kín của điều đó cũng có nghĩa là khái niệm ý nghĩa đã được hiểu một cách hạn hẹp .Trong khi đó, như ta thấy trong thực tế, để thực sự hiểu được hoạt động của nguyên lý tương đương trong thơ trữ tình, nhiều khi người nghiên cứu vượt qua giới hạn của văn bản hay tiến đến một cách đọc "liên văn bản” (intertexttualité), cách đọc đặt văn bản trong một truyền thống nhất định. Rõ ràng, trước những hiện tượng phổ biến của thơ ca như điển cố hay ẩn dụ (trong trường hợp giữa cái dụ thể và cái dụ chỉ chỉ có quan hệ hàm ẩn) thì dứt khoái sự nghiên cứu phương diện ý nghĩa của nguyên lý tương đương phải được mở rộng ra ngoài văn bản. Những điểm bất cập này trong lý thuyết về thơ của Jakobson, cụ thể là lý thuyết về nguyên lý tương đương như nguyên tắc tổ chức cơ bản của thơ đã được phân tích một cách khá thuyết phục bởi Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân trong cuốn Sức hấp hẫn của thơ Đường [124, 493-493] Trong tiểu luận Thơ là gì?. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã viết: "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này [108, 23]. Nhìn chung, định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 419 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 367 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 277 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 189 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 124 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 83 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 135 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 115 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 108 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 133 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 76 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami
32 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 108 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
490 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn