intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:265

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày cơ sở lý luận về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng; cơ sở thực tiễn quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng; biện pháp, khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ TỐ NGA QU¶N Lý PHèI HîP C¸C LùC L¦îNG X· HéI TRONG §µO T¹O NGHÒ ë C¸C TR¦êNG CAO §¼NG TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  2. HÀ NỘI ­ 2021
  3. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ TỐ NGA QU¶N Lý PHèI HîP C¸C LùC L¦îNG X· HéI TRONG §µO T¹O NGHÒ ë C¸C TR¦êNG CAO §¼NG TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI HIÖN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục               Mã số               : 914 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Trịnh Quang Từ
  4. 2. TS Bùi Hồng Thái HÀ NỘI ­ 2021
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu   riêng của tác giả. Các tài liệu số  liệu trích dẫn   trong   luận   án   đều   trung   thực   và   có   xuất   xứ   rõ   ràng, không trùng lặp vời các công trình đã công   bố.     Tác giả luận án                                               Nguyễn Thị Tố Nga
  6. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN  QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13 1.1. Các công trình nghiên cứu về phối hợp các lực lượng xã  hội trong giáo dục, đào tạo 13 1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý phối hợp các lực  lượng xã hội trong đào tạo nghề, đáp ứng nguồn lực lao  động cho xã hội 19 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công  bố  và những vấn đề  đặt ra luận án cần tập trung giải  quyết 23 Chương 2. CƠ SỞ  LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHỐI HỢP CÁC  LỰC LƯỢNG XàHỘI TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ  Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 27 2.1. Những vấn đề  lý luận về  phối hợp các lực lượng xã  hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng 27 2.2. Những vấn  đề  lý luận về  quản lý  phối hợp các lực  lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng 37 2.3. Những yếu tố  tác động đến quản lý phối hợp các lực  lượng xã hội trong đào tạo nghề   ở  các trường cao đẳng  trên địa bàn thành phố Hà Nội 55 Chương 3. CƠ   SỞ   THỰC   TIỄN   QUẢN   LÝ   PHỐI   HỢP   CÁC  68 LỰC LƯỢNG XàHỘI TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở 
  7. CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH  PHỐ HÀ NỘI 3.1. Khái quát về  các trường cao đẳng và công tác đào tạo  nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 68 3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 74 3.3. Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo  nghề   ở  các trường cao đẳng trên địa bàn  thành phố  Hà  Nội 77 3.4. Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào  tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố  Hà  Nội 88 3.5. Thực trạng những yếu tố tác động đến quản lý phối hợp  các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao  đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội 101 3.6 Đánh giá chung về  quản lý  phối hợp các lực lượng xã  hội trong đào tạo nghề   ở  các trường cao đẳng trên địa  bàn thành phố Hà Nội 106 Chương 4. BIỆN   PHÁP,   KHẢO   NGHIỆM   VÀ   THỬ   NGHIỆM  CÁC BIỆN PHÁP  QUẢN LÝ PHỐI HỢP CÁC LỰC  LƯỢNG  XàHỘI TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC   TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ  HÀ NỘI HIỆN NAY 112 4.1. Những  biện pháp  quản lý phối hợp  các lực lượng xã  hội trong đào tạo nghề   ở  các trường cao đẳng trên địa  bàn thành phố Hà Nội hiện nay 112 4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả  thi của các biện  pháp 145 4.3. Thử nghiệm một số biện pháp 152 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ  ĐàĐƯỢC  CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175 PHỤ LỤC 189
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT        Chữ viết đầy đủ     Chữ viết tắt 1.  Ban Chấp hành          BCH 2. Chủ nghĩa tư bản CNTB 3. Chủ nghĩa xã hội CNXH 4. Công   nghiệp   hoá,   hiện   đại  CNH, HĐH hoá  5. Cơ sở vật chất CSVC 6. Điểm trung bình ĐTB 7. Điều tra, khảo sát ĐT,KS 8. Giáo dục và đào tạo GD,ĐT 9. Kinh tế ­ xã hội KT­XH 10. Nhà xuất bản Nxb 11. Thành phố Hà Nội Tp.Hà Nội  12. Thương binh và Xã hội  TB­XH 13. Tư bản chủ nghĩa TBCN 14. Xã hội chủ nghĩa  XHCN
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Tên Nội dung Trang bảng, biểu Bảng 3.1. Đánh giá nhận thức về mục đích, ý nghĩa của sự phối hợp  các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề  ở các trường cao  đẳng 77 Bảng 3.2. Đánh giá về  thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng  xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng 84 Bảng 3.3. Đánh giá về  thực hiện quản lý  phối hợp  các lực lượng  trong xây dựng mục tiêu, đổi mới chương trình, nội dung  đào tạo nghề ở các trường cao đẳng 88 Bảng 3.4. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng xã  hội trong  xây dựng mục tiêu,  đổi mới  chương trình, nội  dung đào tạo nghề ở các trường cao đẳng 90 Bảng 3.5. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng xã hội  trong trong  đổi mới phương pháp dạy học ở các trường  cao đẳng 92 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả tốt nghiệp năm 2018 của Trường Cao  đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 98 Bảng 3.7. Đánh giá về mức độ các yếu tố tác động đến quản lý phối  hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao  đẳng 103 Bảng 4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 146 Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 147 Bảng 4.3. Kết quả và thứ  bậc về tính cần thiết và tính khả  thi của   các biện pháp đã đề xuất 149 Bảng 4.4. Đánh giá về  mức độ  kiến thức, thái độ  và kỹ  năng thực  hành nghề  của sinh viên  ở  Trường Cao đẳng nghề  Công  nghệ cao Hà Nội 155 Bảng 4.5. Nội dung Kế hoạch 157 Bảng 4.6. Nội dung kế hoạch công việc 158 Bảng 4.7. Mức độ thực hành nghề của sinh viên sau thử nghiệm lần  159
  10. 1 Bảng 4.8. Mức độ thực hành nghề của sinh viên sau thử nghiệm lần  2 160 Bảng 4.9. Mức   độ   thực   hành   nghề   của   sinh   viên  sau   2   lần   thử  nghiệm 164 Biểu đồ  Đánh giá nhận thức về mục đích, ý nghĩa của sự phối hợp  3.1. các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề  ở các trường cao  đẳng 78 Biểu đồ  Đánh giá về  thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng  3.2. xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng 85 Biểu đồ  Đánh giá về  thực hiện quản lý  phối hợp  các lực lượng  3.3. trong xây dựng mục tiêu, đổi mới chương trình, nội dung  đào tạo nghề ở các trường cao đẳng 91 Biểu đồ  Đánh giá về  thực hiện quản lý  phối hợp  các lực lượng  3.4. trong    đổi mới phương pháp dạy học  ở  các trường cao  đẳng 93 Biểu đồ  Đánh giá về yếu tố tác động đến quản lý phối hợp các lực  3.5. lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng 104 Biểu đồ  Tính cần thiết của các biện pháp 4.1. 147 Biểu đồ  Tính khả thi của các biện pháp 4.2. 149 Biểu đồ  Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi 4.3. 150 Biểu đồ  Mức độ đạt được về kỹ năng thực hành của sinh viên sau  4.4. 2 lần thử nghiệm 165
  11. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Chiến lược phát triển kinh tế  ­ xã hội giai đoạn 201 ­2020 đã xác   định: Đào tạo nguồn nhân lực đáp  ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công  nghệ  và trình độ  phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên  kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động và nhà nước để  phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Trong những năm qua, đào tạo nghề ở nước ta bên cạnh những thành  tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót.  Ở  một số  nội dung của công tác đào tạo nghề  chưa đáp  ứng được yêu cầu nâng cao  chất lượng nguồn lực lao động của đất nước. Hơn nữa, việc huy động sự  đóng góp sức lực, trí tuệ  của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo   nghề, đáp ứng đòi hỏi đẩy mạnh sự  nghiệp CNH,HĐH, hội nhập quốc tế  sâu rộng là một trong những vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết. Phối hợp các lực lượng xã hội là nhằm phát huy vai trò trách nhiệm  của mỗi người, của cả  cộng đồng đối với sự  nghiệp xây dựng nền giáo  dục nước nhà, đặc biệt là trước yêu cầu về  đổi mới căn bản, toàn diện  GD, ĐT. Đảng ta chỉ  rõ: Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào  tạo,  bảo   đảm  dân  chủ,  thống  nhất;  tăng   cường  quyền  tự   chủ   và  trách  nhiệm xã hội của các cơ  sở  giáo dục,  đào tạo; coi trọng quản lý chất   lượng. Đè án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề  nghiệp giai  đoạn 2016­2020 của Bộ lao động – Thương binh xã hội đã khẳng định tầm  quan trọng và khẳng định sự cần thiết và xây dựng cơ chế  phối hợp các lực  lượng xã hội trong đào tạo nghề. Nghị quyết chỉ rõ tiếp tục nâng cao hiệu quả  của quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề, để đào tạo và  phát triển nguồn lực lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế ­ 
  12. 6 xã hội trong giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng [7]. Những năm gần đây, công tác phối hợp các lực lượng xã hội trong  GD,ĐT nói chung, đào tạo nghề nói riêng đã được các cấp  ủy đảng, chính  quyền và nhân dân trên địa bàn Tp.Hà Nội quan tâm, hưởng  ứng tích cực.   Chủ trương phát huy sức mạnh của các lực lượng xã hội tham gia đổi mới  căn bản, toàn diện GD, ĐT cũng như  đào tạo nghề ở  các trường cao đẳng  trên địa bàn Tp.Hà Nội từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc đầu tư  các nguồn lực để hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề ở  các trường cao đẳng  còn tồn tại hạn chế, bất cập. Trên địa bàn Tp.Hà Nội một số cấp uỷ Đảng,   chính quyền (xã, phường, quận) và cơ  quan, ban ngành, đoàn thể, doanh  nghiệp,… chưa nhận thức đầy đủ  vị  trí, tầm quan trọng của sự  phối hợp  các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề. Trách nhiệm của nhà trường, sự  quan tâm ủng hộ của nhân dân, của các tổ chức KT­XH, doanh nghiệp còn  bộc lộ những hạn chế, nhất là công tác quản lý phối hợp các lực lượng xã   hội trong đào tạo nghề. Về  phương diện lý luận, vấn đề  phối hợp và quản lý phối hợp các  lực lượng xã hội trong đào tạo nghề nói chung đã được một số nhà nghiên  cứu quan tâm, luận giải  ở  những góc độ  khác nhau, song vẫn còn thiếu  những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về phối hợp   và quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường  cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản   lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề  ở các trường cao   đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” để nghiên cứu, với mong  muốn đưa ra những kiến giải khoa học,  tiếp tục giải quyết những vấn đề  đặt ra về việc quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở  các trường cao đẳng, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho Thành phố, 
  13. 7 đất nước hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ  sở  nghiên cứu những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  quản lý   phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề, luận án đề  xuất các biện   pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào  tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội hiện nay góp phần tạo  ra nguồn nhân lực qua đào tạp đáp ứng nhu cầu xã hội.. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Luận chứng cơ  sở  lý luận quản lý phối hợp các lực lượng xã hội  trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng. Khảo sát, đánh giá chính xác thực trạng phối hợp và thực trạng quản  lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng  trên địa bàn Tp.Hà Nội. Đề  xuất  các  biện pháp, tiến hành khảo nghiệm và thử  nghiệm các  biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng. Đối tượng nghiên cứu Quản lý  phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề   ở  các   trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội.. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về  nội dung: luận án nghiên cứu sâu về  quản lý phối hợp   các lực lượng xã hội trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra,  đánh giá hoạt động đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà  
  14. 8 Nội. Phạm vi về khách thể khảo sát: khách thể tham gia khảo sát gồm: cán  bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên tại Tiến hành khảo sát 10 trường  cao đẳng (Trường Cao đẳng Kinh tế ­ Kỹ thuật Hà Nội; Trường Cao đẳng  nghề  Công nghệ  cao Hà Nội; Trường Cao  đẳng Công thương Hà Nội;  Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội; Trường  Cao đẳng Điện tử  ­ Điện lạnh Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề  Kỹ  thuật   Công nghệ; Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội; Trường Cao đẳng Du   lịch Hà Nội; Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc  Bộ; Trường Cao đẳng Công nghệ  và Thương mại Hà Nội) và một số  cán  bộ quản lý, chuyên viên thuộc doanh nghiệp trên địa bàn Tp.Hà Nội. Phạm vi về  thời gian: các tài liệu nghiên cứu, số  liệu phục vụ  cho  nghiên cứu được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm học 2015 ­ 2016 đến  nay. Phạm   vi   thử   nghiệm:  lựa   chọn   01   biện   pháp   đã   đề   xuất   để   thử  nghiệm nhằm kiểm chứng mức độ  cần thiết, tính khả  thi của biện pháp,  chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đã đưa ra. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo nghề   ở  các trường cao đẳng trên địa bàn thành  phố  Hà Nội có vai trò rất quan trọng. Nếu các chủ  thể  đề  xuất các biện   pháp và tổ  chức thực hiện đồng bộ  các biện pháp như: Tổ  chức giáo dục  nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể trong phối hợp các lực lượng  xã hội trong đào tạo nghề; Chỉ đạo phối hợp các lực lượng xã hội trong xây  dựng hệ  thống thông tin tuyển sinh, chương trình đào tạo;   Chỉ  đạo phối  hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học, thực hành,  thực tập và kiểm tra, đánh giá kết quả  đào  tạo nghề;  Định hướng các tác  động quản lý đến việc phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề và  Tổ  chức phối hợp các lực lượng xã hội trong đánh giá kết quả  đào tạo theo 
  15. 9 chuẩn đầu ra và tư vấn việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp,... thì sẽ góp phần  nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở  các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Đề  tài thực hiện trên cơ  sở  phương pháp luận duy vật biện chứng   của chủ  nghĩa Mác­Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh, quan điểm, đường lối  của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD, ĐT và quản lý đào tạo. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả  tiếp cận vấn đề  theo quan điểm  hệ thống ­ cấu trúc, tiếp cận thực tiễn và tiếp cận chức năng để làm rõ nội  dung về  quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề   ở  các  trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội. Tiếp cận hệ thống ­ cấu trúc Phối hợp và quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo  nghề ở  các trường cao đẳng xem xét trên quan điểm hệ  thống là: xác định  được các bộ  phận thuộc lực lượng xã hội tham gia vào quá trình đào tạo  nghề  cho sinh viên; quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo  nghề  được đặt trong quá trình đào tạo nghề   ở  các trường cao đẳng; xuất   phát từ thực tế để  phân tích, khái quát, kết hợp với sự  vận động của mục  tiêu, nội dung, phương thức hợp thành quá trình phối hợp các lực lượng xã  hội nhằm phát hiện, kích thích động lực bên trong, thúc đẩy hoạt động phối  hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề có hiệu quả; những biện pháp  quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề được nghiên cứu   trong sự biến đổi của đời sống xã hội, dựa vào chủ trương, chính sách, các  văn bản pháp luật về vai trò, trách nhiệm của nhà trường và cộng đồng xã  hội trong đào tạo nghề; về mối quan hệ các lực lượng xã hội trong quản lý  đào tạo nghề.
  16. 10 Tiếp cận thực tiễn Phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề, đáp  ứng đòi hỏi  của xã hội hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng phối hợp và quản lý  phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề   ở  các trường cao đẳng   trên địa bàn Tp.Hà Nội, trong đó coi trọng làm rõ  ưu điểm, hạn chế  và  nguyên nhân của  ưu điểm, hạn chế; đề  xuất biện pháp quản lý phối hợp   các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn  Tp.Hà Nội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo, phát triển nguồn lực  lao động; sử  dụng quan điểm thực tiễn trong kiểm chứng những kết quả  nghiên cứu đạt được. Tiếp cận theo chức năng quản lý Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề   ở  các   trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội được nghiên cứu thông qua các  chức năng của quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra), xác định vai  trò, nhiệm vụ của từng chức năng cụ thể trong chu trình quản lý phối hợp. Tiếp cận thị trường: Phối hợp  các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề và quản lý phối  hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề   ở  các trường cao đẳng trên   địa bàn Tp.Hà Nội được nghiên cứu thông qua  tiếp cận thị  trường đó là  các bên tham gia phối hợp phải đảm nhiệm một phần công việc của mình  được giao tạo thành quy trình khép kín và mỗi bên phải tham gia tích cực   có hiệu quả trong phối hợp. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tác phẩm kinh  điển của chủ nghĩa Mác­Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh; các văn kiện, nghị  quyết của Đảng, Bộ GD, ĐT, Luật Giáo dục; Luật Giáo dục nghề nghiệp; 
  17. 11 các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về  khoa học phối hợp giữa nhà  trường và xã hội, quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo  nghề; nghiên cứu các bài viết có liên quan đến đề  tài đã được công bố  và  đăng tải trên các tạp chí, kỷ  yếu hội thảo khoa học....trong nước và nước  ngoài. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: quan sát cách thức tổ  chức phối hợp các lực  lượng xã hội trong quá trình đào tạo ở một số trường cao đẳng trên địa bàn   Tp.Hà Nội để rút ra kết luận về nội dung nghiên cứu. Phương pháp đàm thoại: thực hiện tọa đàm, trao đổi với cán bộ quản  lý, giảng viên, sinh viên  ở  một số  trường cao đẳng và cán bộ  lãnh đạo,   quản lý thuộc các lực lượng xã hội trên địa bàn Tp.Hà Nội, từ  đó rút ra   những kết luận cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: điều tra xã hội học đối với  cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ở 10 trường cao đẳng và cán bộ doanh  nghiệp, cán bộ quản lý thuộc các lực lượng xã hội để làm cơ  sở  đánh giá  thực trạng, tìm nguyên nhân, đề  xuất biện pháp quản lý phối hợp các lực  lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà  Nội hiện nay. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu từ những vấn đề đã và   đang diễn ra liên quan đến công tác đào tạo nghề, phối hợp giữa nhà trường  và xã hội trong đào tạo nghề, nhằm đúc rút kinh nghiệm về quản lý phối hợp   các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: tiến hành nghiên cứu   kết quả của phối hợp, quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo   nghề   ở   các   trường   cao   đẳng   như:   phối   hợp   trong   xác   định   mục   tiêu,  chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; các văn bản chỉ đạo ở từng   trường liên quan đến công tác phối hợp giữa nhà trường và xã hội nhằm  
  18. 12 đưa ra luận cứ, luận chứng để chứng minh thực trạng vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản  lý trường cao đẳng về một số vấn đề  lý luận và thực tiễn hoạt động phối  hợp, quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề   ở  các   trường cao đẳng có liên quan tới việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: xây dựng kế hoạch và tổ  chức khảo nghiệm  ở  cán bộ  quản lý, giảng viên; đồng thời, tổ  chức thử  nghiệm nhóm sinh viên ­ Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội tại  Nhà máy Canon Việt Nam ­ Chi nhánh Bắc Thăng Long nhằm khẳng định  tính cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả các biện pháp luận án đề xuất. Nhóm phương pháp hỗ trợ Phương pháp thống kế  toán học: trong quá trình nghiên cứu, tác giả  sử  dụng toán thống kê để  xử  lý số  liệu thu thập được từ  khảo sát thực  trạng, khảo nghiệm và thử nghiệm. Từ đó, phân tích, so sánh, tổng hợp rút  ra những nhận định phục vụ cho việc nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của luận án Bổ sung, phát triển lý luận về phối hợp và quản lý phối hợp các lực  lượng trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng. Phát hiện, đánh giá đúng thực trạng phối hợp, quản lý phối hợp các   lực lượng trong đào tạo nghề   ở  các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà   Nội. Đề xuất các biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào   tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội hiện nay, góp phần   nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Thành phố, cho   đất nước. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận Luận án luận giải một cách toàn diện, hệ  thống những vấn đề  lý 
  19. 13 luận về  phối hợp và quản lý  phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo  nghề   ở  các trường cao đẳng. Trên cơ  sở  đó, góp phần làm chuyển biến về  nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể quản lý phối hợp các lực lượng xã hội   trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng. Ý nghĩa về thực tiễn Kết quả  nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ  khoa học  và thực tiễn cho cán bộ  quản lý trường cao đẳng, giảng viên và cán bộ  quản lý, chuyên viên ở các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp vận  dụng vào thực tiễn hoạt động phối hợp, quản lý phối hợp các lực lượng xã  hội trong đào tạo nghề. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp  các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn  Tp.Hà Nội. Kết quả  nghiên cứu của luận án có thể  làm tài liệu tham khảo cho  cán bộ  quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên trong nghiên cứu khoa học,   giảng dạy và học tập kiến thức về  quản lý đào tạo, phối hợp giữa nhà  trường và xã hội trong đào tạo và phát triển nguồn lực lao động. 8. Kết cấu của luận án Luận án có kết cấu gồm: phần mở đầu, 4 chương, kết luận và kiến  nghị, danh mục các công trình nghiên cứu đã được công bố  của tác giả  có  liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1