Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An
lượt xem 30
download
Đề tài nghiên cứu thực trạng giá trị di sản văn hóa của người Thái và thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, từ đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy giá trị của di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁ T TRIỂN _______________________ Trần Thị Thủy PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CON CUÔNG, NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁ T TRIỂN _______________________ Trần Thị Thủy PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CON CUÔNG, NGHỆ AN Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 62220113 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Trần Thúy Anh 2. PGS.TS Phạm Văn Lợi Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sỹ: PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CON CUÔNG, NGHỆ AN là do tôi viết và chưa công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020 Tác giả TRẦN THỊ THỦY
- LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thúy Anh, PGS.TS. Phạm Văn Lợi đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Phòng Nghiên cứu Khoa học phát triển đã làm việc đầy trách nhiệm, tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong những năm qua. Tác giả trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Vinh, nơi tác giả đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập. Tác giả xin được cảm ơn các Thầy, Cô, các nhà khoa học tham gia Hội đồng chấm các chuyên đề trong quá trình học tập; các chuyên gia đã hỗ trợ, chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hướng để công trình nghiên cứu của tác giả được hoàn thiện. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An; Sở Du lịch Nghệ An; Trung tâm Xúc tiến Du lịch Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An; Ủy ban Nhân dân huyện Con Cuông, cộng đồng người Thái huyện Con Cuông đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu quý. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập và làm luận án. Tác giả Luận án Trần Thị Thủy
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CSHT, VCKT Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ĐH KHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn NCS Nghiên cứu sinh NĐ-CP Nghị định - Chính phủ Nxb Nhà xuất bản QĐ Quyết định PGS Phó giáo sư Tp Thành phố Tr. Trang TS Tiến sỹ TT Thông tư VQG Vườn Quốc gia UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................6 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................8 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................8 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................9 5. Ý nghĩa của luận án................................................................................................9 6. Bố cục của luận án ...............................................................................................11 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, TÌNH HÌNH ..................12 NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......12 1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................12 1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................12 1.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................12 1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ...............................................................................16 1.2. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................20 1.2.1. Về di sản và giá trị di sản văn hóa của người Thái ở Nghệ An ...................20 1.2.2. Về du lịch cộng đồng ...................................................................................25 1.2.3. Về phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ...............................................................................................................29 1.2.4. Kết luận tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu .......30 1.3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................32 1.3.1. Một số khái niệm .........................................................................................32 1.3.2. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu .................................................35 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................52 *Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................................55 Chƣơng 2. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG DỰA TRÊN THỰC TRẠNG CÁC DI SẢN VĂN HÓA THÁI Ở CON CUÔNG, NGHỆ AN.......................................................................................57 2.1. Nhận diện và đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa vật thể ..................................................................................................57 2.1.1. Danh lam thắng cảnh ...................................................................................57 2.1.2. Di tích lịch sử văn hóa .................................................................................63 1
- 2.2. Nhận diện và đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa phi vật thể ...........................................................................................70 2.2.1. Phong tục, tín ngưỡng và các nghi lễ truyền thống .....................................70 2.2.2. Các loại hình nghệ thuật và chữ viết ...........................................................78 2.2.3. Nghề thủ công truyền thống ........................................................................83 2.2.4. Văn hóa ẩm thực, kiến trúc nhà sàn và trang phục truyền thống ................87 *Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................98 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CON CUÔNG ..................................................................................................................100 3.1. Nhìn từ các di sản văn hóa ............................................................................100 3.1.1. Nhìn từ các di sản văn hóa vật thể .............................................................100 3.1.2. Nhìn từ các di sản văn hóa phi vật thể .......................................................103 3.2. Nhìn từ thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ........................................116 3.2.1. Về công tác quản lý ...................................................................................116 3.2.2. Về dịch vụ du lịch ......................................................................................118 3.2.3. Sự tham gia của các bên liên quan.............................................................120 3.2.4. Xúc tiến, đầu tư du lịch ..............................................................................131 3.2.5. Lượt khách và tổng thu ..............................................................................132 3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa của ngƣời Thái và thực trạng quản lý phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông ..........136 3.3.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân ...............................................136 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................................139 *Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................146 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CON CUÔNG ........................................................................................147 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp và khuyến nghị ....................................................147 4.1.1. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài .................................................147 4.1.2. Căn cứ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương .................................................................................................................148 4.2. Những giải pháp cụ thể ..................................................................................154 4.2.1. Giải pháp nâng cao giá trị di sản văn hóa của người Thái ........................154 4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ dịch vụ du lịch cộng đồng ..........................161 2
- 4.2.3. Giải pháp về quản lý, tổ chức thực hiện du lịch cộng đồng ......................165 4.2.4. Nâng cao năng lực nguồn lực tham gia phát triển du lịch cộng đồng .......170 4.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch cộng đồng ........................173 4.2.6. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch cộng đồng ....................................175 4.2.7. Các giải pháp khác .....................................................................................177 4.2.8. Cơ chế thực hiện các giải pháp ..................................................................179 4.3. Đề xuất, khuyến nghị .....................................................................................181 4.3.1. Đối với UBND tỉnh Nghệ An ....................................................................181 4.3.2. Đối với Sở Du lịch Nghệ An .....................................................................181 4.3.3. Đối với UBND huyện Con Cuông .............................................................182 4.3.4. Đối với người dân địa phương ...................................................................184 4.3.5. Đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch ...........................184 4.3.6. Đối với các doanh nghiệp lữ hành .............................................................185 4.3.7. Đối với du khách ........................................................................................186 * Tiểu kết chƣơng 4 ...............................................................................................187 KẾT LUẬN ............................................................................................................189 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................193 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................194 PHỤ LỤC 3
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mô tả các hình thức du lịch cộng đồng ....................................................42 Bảng 1.2. Bảng đánh giá độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch ....................................47 Bảng 1.3. Bảng đánh giá độ bền vững của tài nguyên du lịch ..................................48 Bảng 1.4. Bảng đánh giá thời gian hoạt động du lịch ...............................................49 Bảng 1.5. Bảng đánh giá sức chứa du khách của một khu vực du lịch.....................49 Bảng 1.6. Bảng đánh giá khả năng khai thác trong du lịch.......................................50 Bảng 2.1. Bảng đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch huyện Con Cuông ................62 4
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ khách du lịch muốn được sử dụng và đã sử dụng các dịch vụ du lịch cộng đồng tại Con Cuông (%) ..........................................................................120 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ du khách muốn được trải nghiệm và đã trải nghiệm các hình thức du lịch cộng đồng ở Con Cuông..............................................................................125 Biểu đồ 3.3. Lượt khách du lịch và lượt khách du lịch cộng đồng đến Con Cuông trong thời gian qua. .................................................................................................134 Biểu đồ 3.4. Tổng thu từ hoạt động du lịch cộng đồng của người Thái bản Nưa giai đoạn 2011 – 2017 (ĐVT: Việt Nam đồng) .............................................................135 Biểu đồ 3.5. Tổng thu từ hoạt động du lịch và hoạt động du lịch cộng đồng .........136 của người Thái Con Cuông trong thời gian qua ......................................................136 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giá trị di sản văn hóa luôn được xem là nguồn tài nguyên quan trọng để khai thác phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là với phát triển du lịch cộng đồng. Ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, di sản văn hóa luôn có tính đặc trưng. Vì vậy, nếu nhận dạng và phát huy được giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng không chỉ góp phần mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho địa phương và các bên liên quan mà còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, với bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc và khác biệt riêng có, với nhiều di sản văn hóa có giá trị nổi bật trong đó có các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng các dân tộc ít người, đã được quan tâm, nghiên cứu, xác định các giá trị phục vụ cho phát triển du lịch. Nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đã được xây dựng và tạo nên những khác biệt của hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam. Việc phát huy các giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch, trong đó có du lịch cộng đồng đã đạt được nhiều thành quả, và ngày càng trở thành một nội dung quan trọng đối với chiến lược phát triển du lịch trong bối cảnh mới. Việt Nam đã có nhiều thành công trong quản lý và phát huy các giá trị di sản, phối hợp chặt chẽ trong phát triển các lĩnh vực liên quan trong đó có du lịch. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động quản lý và phát huy các giá trị di sản gắn với phát triển du lịch còn những bất cập nhất định, ảnh hưởng tới tính bền vững của di sản và hoạt động phát triển du lịch. Đặc biệt là những di sản văn hóa gắn với truyền thống của các cộng đồng các dân tộc ít người. Liên quan đến vấn đề này, nhiều nghiên cứu khoa học lĩnh vực du lịch và văn hóa cũng đã triển khai thực hiện, nhiều vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu như mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành, đã có các nghiên cứu liên quan đến bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch, nhiều vấn đề đã được 6
- phân tích, làm rõ, tuy nhiên, vấn đề cách thức quản lý, phát huy; mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan; cơ chế quản lý và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, trong đó có du lịch cộng đồng,… là những vấn đề còn bỏ ngỏ, cần có những nghiên cứu khoa học chuyên sâu và tổng thể hơn. Các nghiên cứu chưa giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đa phần nhấn quá nhiều vào phát triển du lịch, không chú ý nhiều đến vấn đề bảo tồn di sản văn hóa; số khác nghiêng quá sang bảo vệ di sản, không tạo điều kiện cho du lịch phát triển,... Bên cạnh đó, việc nhận diện các giá trị di sản văn hóa có thể phát huy trong du lịch cộng đồng hay các phương pháp đánh giá khả năng phát huy giá trị các di sản văn hóa trong du lịch cộng đồng và các giải pháp phát huy giá trị của di sản văn hóa tộc người trong phát triển bền vững loại hình du lịch cộng đồng là những vấn đề cần được nghiên cứu thêm. Là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An, Con Cuông có tới 88% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó 74% là cộng đồng dân tộc Thái với những giá trị văn hóa phong phú, độc đáo và chứa đựng tính nhân văn cao đẹp. Hệ thống di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông, Nghệ An được đánh giá tương đối đa dạng và phong phú với nhiều di tích lịch sử văn hóa; phong tục, tín ngưỡng, nghi lễ truyền thống; loại hình nghệ thuật; làng nghề thủ công truyền thống; văn hóa ẩm thực, kiến trúc,… có khả năng khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều di sản văn hóa của người Thái ở huyện Con Cuông đang đứng trước nguy cơ biến đổi và biến mất hoàn toàn. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự ở các huyện khác ở các huyện miền núi Nghệ An. Việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Thái ở huyện Con Cuông nói riêng, các huyện miền núi Nghệ An nói chung là vô cùng cần thiết. Trong những năm qua, với sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, huyện Con Cuông đã xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Thái. Du lịch cộng đồng của người Thái ở đây đã có những bước phát triển nhất định. Các điểm du lịch cộng đồng được hình thành, một bộ phận người dân đã tham gia vào các hoạt động du lịch, các di sản văn hóa như ẩm thực, các loại hình nghệ thuật truyền thống, nghề truyền thống 7
- đã phần nào phát huy giá trị trong phát triển du lịch. Mặc dù vậy, việc khai thác giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng mới được triển khai gần đây, và bộc lộ một số bất cập, hạn chế dẫn đến lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch cộng đồng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên di sản văn hóa của địa phương. Xuất phát từ những yêu cầu đặt ra về lý luận khoa học và tình hình thực tế phát triển du lịch cộng đồng của địa phương và các địa bàn trong nước, NCS nhận thấy vấn đề nghiên cứu Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An trong thời điểm hiện nay là phù hợp và cần thiết. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng giá trị di sản văn hóa của người Thái và thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, từ đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy giá trị của di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng. Nhận diện và đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Phân tích thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là cách thức để phát huy giá trị của các di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng. 8
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Việc phát huy giá trị của di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông, Nghệ An thông qua xúc tiến quảng bá còn rất mờ nhạt nên luận án tập trung nghiên cứu về cách thức khai thác giá trị các di sản văn hóa tạo thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá văn hóa tộc người của khách du lịch qua đó góp phần lan tỏa giá trị của các di sản văn hóa. 3.2.2. Phạm vi không gian Phạm vi không gian của luận án là toàn bộ địa bàn cư trú của người Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nhưng NCS chọn 3 cộng đồng thôn/bản làm địa bàn nghiên cứu trọng tâm, bao gồm: bản Nưa (xã Yên Khê), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê), bản Xiềng (xã Môn Sơn). Đó là những cộng đồng thôn/bản bảo tồn khá tốt các di sản văn hóa Thái và đang triển khai các hoạt động du lịch cộng đồng. 3.2.3. Phạm vi thời gian Về phạm vi thời gian, nghiên cứu hiện trạng trong giai đoạn từ 2011 khi các giá trị văn hóa Thái ở Con Cuông bắt đầu được quan tâm phát huy giá trị của nó trong các hoạt động du lịch cộng đồng. Hoạt động khảo sát được tập trung chính trong năm 2016, 2017, 2018. Các đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025. 4. Câu hỏi nghiên cứu Cách thức phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng? Khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa Thái ở Con Cuông, Nghệ An như thế nào? Việc phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Thái trong phát triển loại hình du lịch cộng đồng đang được thực hiện như thế nào? Làm thế nào để phát huy hơn nữa giá trị của các di sản văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An? 5. Ý nghĩa của luận án 5.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đã tổng quan được những công trình nghiên cứu về văn hóa Thái, du lịch cộng đồng, đặc biệt là phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng. 9
- Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về di sản văn hóa và du lịch cộng đồng. Trong đó, luận án đã tổng quan một số khái niệm như: “cộng đồng”, “du lịch cộng đồng”, “phát triển du lịch cộng đồng”, “di sản văn hóa”, “di sản văn hóa vật thể”, “di sản văn hóa phi vật thể”, “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa”. Luận án đồng thời đã tổng quan một số lý thuyết như: khu vực học, phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Luận án đã giải quyết mối quan hệ giữa di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng giúp cho việc phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cư trú của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong khi vẫn bảo tồn được chính các di sản văn hóa đó. Về nhận diện và đánh giá khả năng khai thác phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa, luận án không chỉ nhận diện tính bản địa, tính hấp dẫn độc đáo của di sản mà còn tiến hành nhận diện các yếu tố tương tác, xác định các công đoạn khách du lịch có thể tham gia, các công đoạn khách du lịch có thể quan sát, các nội dung có thể khai thác và các hình thức khai thác phát triển du lịch. Để đánh giá khả năng phát triển du lịch, luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá tài nguyên nhằm xác định cơ sở thực tiễn để phát huy các giá trị di sản dân tộc gắn với phát triển du lịch. Cho đến nay, những vấn đề này còn mờ nhạt trong các nghiên cứu tương đồng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Nhận diện và xác định được khả năng phát triển du lịch cộng đồng dựa trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa của người Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Đặc biệt luận án đã nhận diện rõ những giá trị cụ thể của di sản văn hóa Thái với với tư cách một dạng tài nguyên du lịch. Luận án đã đưa ra bức tranh thực trạng về khai thác di sản văn hóa dân tộc Thái trong phát triển loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn này từ góc nhìn di sản văn hóa của người Thái. Bên cạnh đó, luận án đã xác định những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An. Kết quả nghiên cứu giúp chính quyền địa 10
- phương, các nhà quản lý văn hóa, nhà khoa học nhận diện được những tác động tích cực của di sản văn hóa đối với con người và đời sống xã hội đương đại nhằm tìm cách phát huy hơn nữa các giá trị của nó. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị để hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An; giúp các doanh nghiệp du lịch có định hướng phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng; góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống của cộng đồng người Thái, tăng nguồn ngân sách địa phương. 6. Bố cục của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2. Nhận diện và đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa Thái ở Con Cuông Chương 3. Thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông Chương 4. Giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông 11
- Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.1.1. Vị trí địa lý Con Cuông là huyện miền núi tỉnh Nghệ An, giới hạn trong tọa độ địa lý: 18046’ đến 19024’ vĩ độ bắc, 104032’ đến 105003’ kinh độ đông. Diện tích tự nhiên của huyện là 1.738,53km2, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông và đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía bắc và đông bắc giáp huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợp. Với vị trí này, Con Cuông nhận được lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt ẩm quy định tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh của lãnh thổ. Nằm ở khu vực miền núi phía tây tỉnh Nghệ An nên các điều kiện tự nhiên và cảnh quan có sự phân hóa đai cao khá rõ rệt theo sự phân bố của các dạng địa hình. Thị trấn trung tâm huyện lị Con Cuông cách cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) 120 km về phía Tây, cách thành phố Vinh 130 km về phía Tây Bắc. Con Cuông có 27 km quốc lộ 7A chạy xuyên qua. Từ Con Cuông, có thể đi đến tất cả vùng miền của cả Việt Nam và với Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và từ đó đến vùng Tây Bắc của Đông Nam Á thông qua các loại hình trong hệ thống giao thông quốc gia, bao gồm: đường bộ (quốc lộ 7A, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh), đường sắt (Thống Nhất), đường thủy (sông Lam, cảng Cửa Lò ra Biển Đông), đường hàng không (sân bay Vinh). 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 1.1.2.1. Địa hình Con Cuông là huyện miền núi có địa hình đa dạng, phân hóa khá phức tạp. Đặc điểm địa hình có thể nhận thấy là: Địa hình cao ở hai phía đông bắc và tây nam, thấp dần về vùng trung tâm, tạo nên sự phân bậc địa hình khá rõ rệt. Địa hình tương đối hiểm trở, núi bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình 30 0 - 350. Một số nơi có độ dốc rất lớn đã tạo thành các thác nước đẹp mà điển hình chính là Khe Kèm. Phần Tây Nam của huyện thuộc dãy Trường Sơn, độ cao trung bình 1.200 - 1.500 m, đây là địa bàn phát triển lâm nghiệp phòng hộ. Toàn bộ lãnh thổ Con 12
- Cuông phân cách bởi sông Cả tạo thành 2 vùng hữu ngạn và tả ngạn: Vùng hữu ngạn sông Lam (các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông). Địa hình gồm các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, cấu tạo bởi các đá biến chất hệ tầng sông Cả. Độ cao trung bình 150m. Vùng tả ngạn sông Lam: gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn. Vùng này địa hình thấp, ít hiểm trở hơn, có nhiều thung lũng và khe suối lớn. Con Cuông có 3 kiểu địa hình chính là địa hình núi, đồi và thung lũng. Trong đó địa hình đồi núi và địa hình thung lũng là những dạng địa hình có sức hấp dẫn du lịch. Địa hình núi ở Con Cuông chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Pù Mát là đỉnh cao nhất trong khu vực và được đặt tên cho VQG thuộc địa phận huyện Con Cuông. Ngoài địa hình núi trung bình và núi thấp, huyện Con Cuông còn có địa hình núi đá vôi với các dãy núi phân bố thành từng khối, phân tán trên lãnh thổ. Trên địa hình này xẩy ra các quá trình rửa lũa, ăn mòn tạo nên các dạng địa hình hang hốc trên bề mặt và hang động ngầm, trong đó huyện Con Cuông cũng đang chủ trương đưa các điểm du lịch hang động vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Địa hình thung lũng ở Con Cuông được hình thành do quá trình đứt gãy kiến tạo và xâm thực của dòng chảy. Địa hình này có diện tích không lớn nhưng có giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Các thung lũng sông suối khe Thơi, khe Choang, khe Khặng (sông Giăng) và bờ phải sông Cả hiện tại đang được sử dụng để trồng lúa, hoa màu. Không chỉ có cảnh quan đẹp, dựa vào địa hình này có thể phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp. 1.1.2.2. Khí hậu Con Cuông nằm trong tiểu vùng khí hậu Bắc Trung Bộ với đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa; có hai mùa: mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; xen giữa là 2 mùa chuyển tiếp. Mùa hạ mưa nhiều, chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa tây nam nên rất khô và nóng, mùa đông mưa ít, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên rất lạnh. Con Cuông có những đặc trưng riêng về thời tiết. Rét đến sớm và mùa khô hanh thường kéo dài. Lượng mưa bình quân hàng năm ở Con Cuông không nhiều, từ 1.200 - 1.600 13
- mm/năm. So với các huyện miền núi Tây Nam Nghệ An cùng nằm trên tuyến đường quốc lộ 7 như Tương Dương, Kỳ Sơn thì Con Cuông có lượng ẩm khá dồi dào, nhưng so với các huyện miền núi Tây Bắc Nghệ An nằm trên tuyến đường 48 như Quỳ Hợp, Quỳ châu, Quế Phong thì tổng lượng mưa hàng năm ở Con Cuông thấp, khô hơn. Chế độ gió ở Con Cuông cũng là một trở ngại đối với các hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh và có thể có sương muối. Gió mùa Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng và hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Thủy chế sông ngòi cũng vì thế phân thành 2 mùa rất rõ rệt, mùa lũ (mùa mưa) tốc độ dòng chảy lớn, tốc độ xâm thực, vận chuyển vật liệu diễn ra mạnh mẽ, ngược lại mùa cạn (mùa khô), tốc độ dòng chảy nhỏ, một số sông suối có thể cạn khô lòng. Đặc điểm khí hậu như vậy đã quy định tính mùa, thời vụ trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào người dân huyện Con Cuông. 1.1.2.3. Tài nguyên nước Con Cuông là huyện có mật độ sông ngòi khá dày đặc, mật độ khoảng 4 đến 6 km/km2, nguồn nước dồi dào, thế năng lớn, chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Sông Lam (Nặm Pao) là con sông lớn nhất Nghệ An, bắt nguồn từ hai nhánh Nặm Mộ và Nặm Nơn, hợp lưu ở huyện Tương Dương rồi chảy về huyện Con Cuông, dài 30 km, chia huyện làm đôi. Đây là dòng sông ngoài cung cấp các loại thủy sản, nước cho thủy điện và sinh hoạt còn là đường giao thông rất thuận lợi trên địa bàn. Sông Giăng bắt nguồn từ vùng lõi VQG Pù Mát rồi chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hợp lưu với sông Lam tại huyện Thanh Chương. Trước khi đổ vào sông Lam ra biển, sông Giăng được hợp nhất từ 2 con khe là khe Khặng và khe Mọi để hình thành nên một dòng chảy trong xanh chở đầy phù sa. Phần hạ nguồn sông Giăng rộng mênh mông tạo nên một bức tranh thủy mặc kỳ thú. Nằm trong quần thể VQG Pù Mát với hệ sinh thái phong phú và đa dạng bậc nhất Việt Nam, chính bản thân con sông Giăng cũng là một kỳ quan mà tạo hóa ưu ái dành cho huyện Con Cuông. Bên cạnh các dòng sông lớn, Con Cuông còn có hệ thống 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 344 | 77
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý: Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý: Quy trình ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
0 p | 247 | 46
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
157 p | 205 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
27 p | 224 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Đô thị Nam Định - Quá trình hình thành, thực trạng và khuynh hướng biến đổi
268 p | 44 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu
21 p | 125 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964
172 p | 46 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Văn hóa Xứ Đoài (qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội)
214 p | 50 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Địa danh đường phố Hà Nội từ 1888 đến 2008 (trên tư liệu bốn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng)
229 p | 33 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến nay
241 p | 30 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
388 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022
317 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên
255 p | 6 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
261 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022
27 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
30 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên
23 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn