Luận văn đề tài:" Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung"
lượt xem 83
download
Kinh tế quốc tế mở rộng, dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế như một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, có rất nhiều phương thức thanh toán được các doanh nghiệp và các ngân hàng sử dụng nhưng phương thức thanh toán bằng L/C được nhiều doanh nghiệp biết đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn đề tài:" Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung"
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nh ập nền kinh t ế khu v ực và th ế giới. Để quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đ ất n ước thành công, Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển hoạt động kinh tế quốc t ế, đặc biệt là ngoại thương. Chỉ có thông qua các hoạt động kinh tế quốc t ế, chúng ta mới có thể phát huy được tiềm năng th ế mạnh c ủa đ ất n ước, đ ồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại của các nước phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ng ắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế quốc tế mở rộng, dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế như một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu th ương mại quốc t ế c ủa các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, có rất nhiều phương thức thanh toán được các doanh nghiệp và các ngân hàng sử dụng nhưng phương thức thanh toán bằng L/C được nhiều doanh nghiệp biết đến. Phương thức thanh toán này hiện đang chiếm khối lượng lơn tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Đứng trước yêu cầu đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993. Năm 2005, BIDV đã thành lập thêm chi nhánh tại 53 Quang Trung cũng nhằm mục đích mở rộng hơn nữa hoạt động thanh toán của mình. Mặc dù BIDV đã thành l ập đ ược thời gian dài nhưng trong những năm gần đây nghiệp vụ thanh toán bằng L/C mới được coi là một nghiệp vụ quan trọng và đóng góp nhiều vào sự phát triển của Ngân hàng. Hiện nay BIDV đã đang và s ẽ không ngừng đ ổi m ới và nâng cao quy trình cũng như nghiệp vụ thanh toán phục vụ tốt khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nh ập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng đ ược m ở r ộng thì
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó hình thức thanh toán bằng L/C ngày càng được phát triển hơn nữa. Thu hoạch thực tập sau đây là thực trạng thanh toán bằng L/C t ại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam tại chi nhánh Quang Trung. Để hoàn thành Thu hoạch thực tập này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn, cùng s ự giúp đỡ nhi ệt tình c ủa ban lãnh đạo và các anh chị phòng Thanh Toán Quốc Tế Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh 53 Quang Trung. Mặc dù dã có nhi ều c ố gắng và nỗ lực học hỏi trong thời gian 2 tháng th ực t ập t ại Ngân hàng, song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn ch ế nên Thu ho ạch th ực t ập không tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý ki ến c ủa các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C I. Khái quát chung 1. Định nghĩa về tín dụng chứng từ (L/C) Phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán. Lý do là nó đảm bảo quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán. Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của Ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. 2. Đặc điểm của thư tín dụng chứng từ (L/C) - Ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hoá hoặc dịch vụ. - L/C phải chỉ rõ là huỷ ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra như vậy nó sẽ được coi là không huỷ ngang. - Chứng từ được coi là như không phù hợp với điềukhoản quy định trong L/C nếu: Chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng từ mâu thuẫn nhau. - Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lý không quá 7 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp hay không phù hợp, nếu quá thời hạn ngân hàng phát hành không có quyền thông báo sai sót. - Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C.
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. - Nếu ngân hàng quyết định từ chối chứng từ nó phải thông bảo bằng phương tiện truyền thống trước lúc đóng của của ngày làm việc thứ 7. - Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truy ền tin, v ề lỗi chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin. 3. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C) * Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C + Số hiệu Số hiệu dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc th ực hiện th ư tín dụng. Tất cả các thư tín dụng đều phảI có số hiệu riêng. Số hiệu của th ư tín dụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan nh ư h ối phi ếu, các chứng từ cần thiết khác. +Địa điểm mở L/C Là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn pháp luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp néu có xung đột pháp luật về L/C đó. +Ngày mở L/C Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, là căn c ứ đ ể người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng. * Tên, địa chỉ những người có liên quan Các thương nhân: bao gồm những người nhập khẩu, người yêu cầu mở L/C, người xuất khẩu, người hưởng lợi L/C… Các ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ: bao gồm ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận, và các ngân hàng khác (nếu có). * Số tiền của thư tín dụng:
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. Số tiền trên thư tín dụng vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ, và thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phảI ghi rõ ràng. Trên thư tín dụng không nên ghi số tiền tuyệt đối vì người xuắt khẩu khó có th ể giao hàng có giá trị đúng như L/C quy định, khi đó khó có th ể thanh toán vì ngân hàng sẽ đưa ra lý do chứng từ không phù hợp với những đi ều ki ện quy đ ịnh trong thư tín dụng. Nên ghi số tiền theo một só giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được hoặc là một giới hạn chênh lệch hơn kém % của tổng số tiền. * Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng + Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xu ất kh ẩu, nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C. Thời hạn này được tính từ ngày mở L/C đến hết ngày hiệu lực của L/C. Ngày giao hàng phảI nằm trong thời h ạn này và không trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C. Ngày mở L/C ph ảI trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không trùng với ngày giao hàng, nhằm đảm bảo thời gian thông báo hợp lý, không trùng ngày giao hàng, nh ằm đ ảm bảo thông báo L/C, lưu L/C tại ngân hàng, chuẩn bị giao hàng…. + Thời hạn trả tiền của L/C Là thời hạn trả tiền ngày hay trả tiền tuỳ thuộc vào quy đ ịnh trong h ợp đồng. Nếu thực hiện đòi tiền bằng hối phiếu thì th ời h ạn tr ả ti ền đ ược quy định ở yêu cầu ký hối phiếu. + Thời hạn giao hàng Được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C. *Những nội dung về hàng hoá: bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy định phẩm chất, bao bì, m• ký hiệu…
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. *Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá : bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR), nơI gửi, nơi giao hàng, cách vận chuy ển, cách giao hàng,… *Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình : Đây là nội dung then chốt trong thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong th ư tín d ụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đ• hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong thư tín dụng. Nếu bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. *Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C : Nội dung này ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C, cam kết trả tiền b ằng uy tín và trách nhiệm của minh đối với khách hàng. Cam kết này là một cam k ết có đi ều kiện, tức là ngân hàng chỉ thực hiện cam kết với điều ki ện ng ười xu ất kh ẩu phảI trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C. *Những điều khoản đặc biệt khác: Ngân hàng mở L/C nhập khẩu có thể yêu cầu thêm những nội dung khác như: ví dụ quy định có thể hoàn trả bằng điện T/T… * Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên tham gia ph ảI tho ả thu ận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C. II. Thanh toán bằng L/C tại ngân hàng 1. Các loại L/C *L/C trả ngay Là loại L/C không thể hủy ngang và phảI thanh toán ngay khi hói phiếu được xuất trình. Rủi ro trong loại thư tín dụng này là th ường ph ảI thanh toán trước khi nhận hàng, vì hối phiếu và bộ chứng từ th ường đ ến tr ước khi hàng nhập cảng.
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. * L/C trả chậm Là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng. Loại thư tín dụng này có hai dạng: - L/C có kỳ hạn: là loại L/C không huỷ ngang trong đó ngân hàng phát hành sẽ chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do người hưởng lợi ký phát khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Những hối phiếu này nhà xu ất kh ẩu có thể giữ cho đến thời hạn thanh toán và lúc ấy trình nộp ngân hàng đ ể nhận tiền hoặc bán/ chuyển nhượng trên thị trường. Các ngân hàng phát hành có thể mua hối phiếu chấp nhận thanh toán cho chính mình. - L/C trả dần: Là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó quy định người hưởng sẽ được thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C theo nh ững thời hạn đ• quy định rõ trong L/C đó. Khác với loại thư tín dụng có kỳ h ạn, loại L/C ngày không đòi hỏi hối phiếu do người bán ký phát. Do đó ng ười bán không có quyền lợi pháp lý dối với h ối phiếu và quy ền truy đòi g ần giống với quy trình nghiệp vụ L/C không thể huỷ ngang, chỉ khác ở chỗ việc thanh toán được thực hiện theo từng kỳ hạn nhất định. 2. Các bên tham gia và quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia a. Các bên tham gia Từ bản chất, nội dung của tín dụng chứng từ có thể they các bên tham gia trong việc thực hiện phương thức này bao gồm: +Người yêu cầu mở L/C Là người mua, người nhập khẩu hàng hoá hoặc ngưòi do người mua uỷ thác
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. Khi hợp đồng mua bán áp dụng phương thức tín dụng ch ứng t ừ thì vi ệc m ở L/C của người là điều kiện đầu tiệ để cho người bán thực hiện hợp đồng. Người mua căn cứ vào hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu ngân hàng mở L/C. Người mua phảI trả một khoản thủ tục phí cho ngân hàng m ở L/C và thường phảI ký quỹ giá trị kim ngạch của L/C tại ngân hàng m ở L/C. Ng ười mua có quyền từ chối hay không hoàn trả toàn bộ hay một ph ần s ố ti ền L/C nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp với điều kiện đ• nêu ra trong L/C. + Ngân hàng phát hành L/C Là ngân hàng đại diện và cung cấp tín dụng cho nhà nh ập kh ẩu. Ngân hàng nhận đơn của nhà nhập khẩu và căn cứ vào yêu cầu trong đơn để mở L/c, sau đó chịu trách nhiệm thông báo cho nhà xuất khẩu biết. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ được gửi nếu th ấy phù hợp thì phảI thanh toán và chấp nhận thanh toán. Nếu ngân hàng làm sai sót thì phảI chịu trách nhiệm. Sauk hi đ• trả tiền cho người bán ngân hàng trao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và đòi lại khoản tiền thủ tục phí. Ngân hàng mở L/C thường là ngân hàng ở nước ngoài, cũng có trường hợp ở nước thứ ba nào đó. + Ngân hàng thông báo Là ngân hàng báo tín dụng chứng từ cho người h ưởng lợi m ột cách trực tiếp hoặc thông báo cho một ngân hàng khác. Người h ưởng l ợi không nhất thiết phải là khách hàng của ngân hàng thông báo. Ngân hàng này thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C tại nước người xuất khẩu. +Người hưởng lợi Là người bán hàng nhà xuất khẩu và là bên được hưởng lợi tín dụng chứng từ. Nhà xuất khẩu chỉ giao hàng khi nào biết được người mở L/C đúng với nội dung của hợp đồng mua bán. Nếu có sai sót h ợp đồng mua bán hoặc có điều gì bất lợi cho mình thì người hưởng lợi có quy ền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung L/C. Nội dung sửa đổi hay b ổ sung L/C phảI được ngân hàng mở L/C xác nhận thì mới có hiệu lực thanh toán.
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. + Các thành viên khác - Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho người mở L/C theo yêu cầu của người mở L/C thường ngân hàng là ngân hàng có uy tín lớn trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. Muốn xác nhận ngân hàng mở L/C phải mở thủ tục phí rất cao và đôI khi phải đặt cọc trước. - Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ h ạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của người mở L/C. - Ngân hàng hoàn trả: là ngân hàng mà tại đó ngân hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận tiền vì tại giữa nân hàng mở và chúng không có quan h ệ tài khoản trực tiếp. b. Quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia * Giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu mở L/C Bằng cách gửi thẳng yêu cầu mở L/C đển ngân hàng ph ục vụ mình người yêu cầu đã chính thức đề nghị ngân hàng mở th ư tín d ụng đ ể th ực hiện việc thanh toán cho hợp đồng kinh doanh. + Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng hưởng lợi Việc mở L/C cho người hưởng lợi, ngân hàng phát hành đã cam k ết việc thanh toán cho người hưởng lợi, điều đó có nghĩa là ngân hàng phát hành sẽ thanh toán tiền cho người thụ hưởng thực hiện đầy đủ các điều ki ện hay khi người mở không trả hay không muốn trả theo L/C. +Giữa ngân hàng thông báo và người hưởng lợi Khi ngân hàng thông báo chỉ thực hiện việc thông báo tín dụng chứng từ mà không có một cam kết nào về thanh toán với L/C thì mọi quan h ệ đ ối với người hưởng lợi của ngân hàng thông báo chỉ là vai trò người đưa thư. + Giữa ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi Ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi. Đồng thời ngân hàng xác nhận đã đồng ý ch ịu trách nhi ệm với ngân hàng phát hành về nghĩa vụ trả tiền L/C.
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. + Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận Ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận đồng ý ch ịu mọi trách nhiệm vềcác khoản nợ. Một khi ngân hàng xác nhận không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đã cam kết, người hưởng lợi có quyền đòi tiền ngân hàng phát hành. Khi xácnhận đòi tiền ngân hàng mở ký quỹ một khoản tiền nhất định thì quan hệ này trở thành quan hệ tín dụng. + Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo Với yêu cầu thông báo, L/C phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo và ngân hàng phát hành hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp, và ngân hàng thông báo không bị bất cứ một ràng buộc pháp lý nào. + Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng hoàn trả Với số tiền ký quỹ tại ngân hàng để thanh toán L/C cho ngân hang fthông báo hay ngân hàng xác nhận đ• xuất hiện mối quan hệ đồng th ực hiện nghiệp vụ mà không cần có sự đảm bảo từ phía ngân hàng hoàn tr ả. Chính vì thế, ngân hàng hoàn trả sẽ không chịu trách nhiệm trong trường h ợp tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành không đủ tiền thanh toán. 3. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại các ngân hàng a. Vai trò là ngân hàng phát hành L/C Ngân hàng phát hành L/C đóng vai trò quan trọng nhất, là ch ủ th ể đ ưa ra cam kết đồng thời chịu trách nhiệm (hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác) thực hiện cam kết đó, thể hiện trong nội dung của L/C. V ề bản chất, h ợp đồng ngoại thương là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu; đơn đề nghị mở L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa người đề nghị mở L/C (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát hành, còn L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhi ệm gi ữa ngân hàng phát hành với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Mặc dù L/C do ngân hàng phát hành nhưng nội dung của nó về cơ bản là do nhà nhập khẩu đưa ra trong đơn
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. đề nghị phát hành L/C. Những yêu cầu của nhà nhập khẩu đối với nhà xu ất khẩu trong hợp đồng đã được cụ thể hoá thành yêu cầu của ngân hàng phát hành đối với nhà xuất khẩu và nó ràng buộc trách nhiệm trả tiền của ngân hàng phát hành. Do vậy, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là phải chuy ển tải chính xác các yêu cầu của đơn đề nghị mở L/C vào nội dung L/C, để đảm bảo bộ chứng từ xuất trình phù hợp với L/C thì cũng đ ồng th ời phù h ợp v ới yêu cầu của nhà nhập khẩu. Có như vậy ngân hàng mới có th ể đòi b ồi hoàn từ nhà nhập khẩu. Một ví dụ đơn giản là đơn đề nghị mở L/C quy định gi ấy chứng nhận chất lượng do nhà nhập khẩu phát hành tại cảng đ ến nh ưng khi chuyển tải vào nội dung của L/C, cán bộ ngân hàng lại ghi nhầm là do nhà xuất khẩu phát hành. Sai sót này làm ảnh hưởng đến bản ch ất của giấy chứng nhận chất lượng và gây bất lợi cho nhà nh ập khẩu. Cho dù ngân hàng kịp thời phát hiện ra và sửa đổi L/C thì vẫn phải chờ sự ch ấp thu ận, ch ờ thiện chí của nhà xuất khẩu vì L/C là không huỷ ngang. Nếu nhà xu ất kh ẩu không chấp nhận sửa đổi thì ngân hàng phát hành phải ch ịu mọi rủi ro n ếu nhà nhập khẩu từ chối nhận chứng từ và thanh toán cho ngân hàng. Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để quyết định trả tiền nếu bộ chứng từ hoàn hảo hay từ chối nếu bộ ch ứng từ có b ất đ ồng. Vì vậy ngân hàng phát hành phải đánh giá thật chính xác tình trạng b ộ ch ứng t ừ. Nếu xác định sai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng phát hành. b. Vai trò là ngân hàng thông báo L/C Ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân th ật b ề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng không chậm trễ theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành. Trong trường hợp quyết định không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành không ch ậm trễ. Đây là một trách nhiệm rất quan trọng của ngân hàng thông báo. Th ư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Dựa trên cam kết đó, nhà
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ ch ứng t ừ đòi tiền ngân hàng phát hành. Nếu thư tín dụng là giả mạo, thì ngân hàng phát hành hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất kh ẩu không thể đòi tiền từ ngân hàng phát hành. c. Vai trò là ngân hàng chiết khấu/thương lượng Ngân hàng chiết khấu/thương lượng là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, có trách nhiệm chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Ngân hàng chiết khấu/thương lượng có thể được ngân hàng phát hành chỉ định trong L/C hoặc do chính người thụ h ưởng l ựa ch ọn. Thông qua nghiệp vụ chiết khấu chứng từ, ngân hàng đã trả một kho ản ti ền cho người thụ hưởng với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở trị giá của b ộ ch ứng từ. Đổi lại, ngân hàng được hưởng quyền đòi tiền bộ ch ứng từ t ừ ngân hàng phát hành. Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu mi ễn truy đòi và có truy đòi. Đối với hình thức chiết khấu có truy đòi, ngân hàng chiết khấu nếu không đòi được tiền từ ngân hàng phát hành thì có quy ền đòi hoàn lại s ố ti ền đã chiết khấu từ người thụ hưởng. Ngược lại, với hình thức chiết khấu miễn truy đòi, trong mọi tình huống, ngân hàng chiết kh ấu không đ ược phép đòi lại từ người thụ hưởng. Hình thức chiết khấu miễn truy đòi ti ềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng chiết khấu do vậy tỷ lệ chiết khấu thường nhỏ hơn hình thức chiết khấu có truy đòi. Để đảm bảo cao nhất kh ả năng đòi tiền từ ngân hàng phát hành, điều kiện tiên quy ết là bộ ch ứng từ ph ải hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C. d. Vai trò là ngân hàng xác nhận Có trách nhiệm cùng với ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Ngân hàng xác nh ận xuất hiện khi người thụ hưởng của L/C không tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng, nên đã yêu cầu một ngân hàng có uy tín và đáng tin cậy đối với mình xác nhận L/C nói trên. Ngân hàng xác nh ận L/C
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. cam kết với người thụ hưởng thư tín dụng về việc sẽ thanh toán cho h ọ khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C nếu ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán. Trên thực tế, khi yêu cầu một ngân hàng xác nhận L/C, người thụ hưởng muốn ngân hàng xác nhận đó thanh toán ngay khi h ọ xuất trình chứng từ phù hợp tại ngân hàng xác nhận.
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTVN CHI NHÁNH QUANG TRUNG I. Một vài nét về quá trình thành lập, phát triển và hoạt động của ngân hàng ĐT-PTVN và chi nhánh Quang Trung 1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển a. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà n ước h ạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng ph ục v ụ lĩnh vực đầu tư và phát triển ở Việt Nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam. Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, sau khi 02 Pháp lệnh về Ngân hàng ra đ ời, ngày 14/10/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 401/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thay thế Ngân hàng Đ ầu t ư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 26/11/1990, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 104NH/QD phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của BIDV. Ngân hàng chuyển dần sang hoạt động theo cơ ch ế th ị trường, ngu ồn vốn ngân sách cấp phát cho đầu tư xây dựng cơ bản giảm nhiều, Nhà nước cấp vốn đầu tư cho Ngân hàng với yêu cầu Ngân hàng thực hiện quy chế cho vay trên cơ sở tính toán khả năng và thời hạn hoàn trả vốn và lãi, thu h ẹp dần hoạt động cấp phát.
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. Đến năm 1994, BIDV được thành lập lại theo Quyết định số 90/Ttg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 23/01/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 79 QĐ/NH5 quy định BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài chức năng huy động trung, dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, phát triển, còn thực hiện các hoạt động của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Đồng thời, kể từ năm 1999, Chính phủ đã có quyết định chuy ển hoạt động cấp phát về Bộ Tài chính. Từ đó, BIDV trở thành một ngân hàng thương mại thực thụ, hoạt động đa năng như các ngân hàng thương mại khác. Ngày 1/4/2005 BIDV đã thành lập chi nhánh tại 53 Quang Trung b. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của BIDV gồm Hội đồng quản trị (Văn phòng và Ban kiểm soát), Ban Tổng giám đốc ( Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đ ốc, Văn phòng, các Ban, phòng chức năng) và các đơn vị thành viên). Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nh ất được Nhà nước uỷ quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước với toàn bộ hệ thống và chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Các thành viên c ủa H ội đ ồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân trong các hoạt động của Ngân hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Ngân hàng. Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm: Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: được chủ động trong kinh doanh, hoạt - động tài chính, tổ chức và nhân sự, được uỷ quyền một phần trong đầu tư phát triển và huy động vốn đầu tư, thành lập các đơn v ị tr ực thu ộc. Hi ện
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. nay, BIDV có 70 chi nhánh cấp 1 tại tất cả các tỉnh thành ph ố trên c ả n ước, 42 chi nhánh trực thuộc, 59 phòng giao dịch và 215 quỹ tiết kiệm. Các thành viên hạch toán độc lập: là các đơn vị trực ti ếp làm nhi ệm v ụ kinh - doanh. Các doanh nghiệp này vừa có sự ràng buộc về nghĩa vụ và quy ền l ợi đối với Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách pháp nhân kinh tế độc lập, gồm Công ty thuê mua tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Các đơn vị liên doanh: được thành lập với tỷ lệ góp vốn giữa BIDV và các đối - tác nước ngoài là 50/50, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, gồm có Ngân hàng Liên doanh VID-PUBLIC (liên doanh với Public Bank Berhad, Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (liên doanh với Ngân hàng ngoại thương Lào – Banque pour le Commerce Exterieure Lao) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc (liên doanh với Tập đoàn bảo hiểm QBE, Úc) Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin, - Trung tâm thanh toán điện tử hoạt động theo quy chế do Tổng giám đốc duyệt, thực hiện hạch toán nội bộ, lấy thu bù chi, được sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng và được tạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu. 2. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng ĐT-PT Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thực hiện ch ế độ h ạch toán kinh t ế tổng hợp, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghi ệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. II. Thực trạng thanh toán bằng L/C tại chi nhánh Quang Trung
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. ` 1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C Sau đây là bảng tóm tắt quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C t ại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Quy trình này được ban hành ngày 13 tháng 9 năm 2005 và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. “Quy trình thanh toán quốc tế” với mã số: QT-TQ-02* hiện nay đang được áp dụng tại toàn bộ các chi nhánh của ngân hàng ĐT-PTVN. NỘI DUNG QUY TRÌNH a. Quy trình Thanh toán thư tín dụng trả ngay (IB) B1/ TTV Tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng gửi chứng từ : - Kiểm tra số lượng chứng từ với liệt kê chứng từ trên giấy đòi tiền (coversheet) của ngân hàng gửi chứng từ, nếu có sai lệch phải thông báo tới ngân hàng gửi ngay. Đóng dấu ‘ĐÃ NHẬN’ và ghi ngày nhận. - Đăng ký giao dịch vào chương trình TF-SIBS - * Lưu ý: trường hợp LC cho phép đòi tiền bằng điện hoặc chỉ ra ngân hàng hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn.(HD-01-04) B2/ TTV Kiểm tra chứng từ với LC đã phát hành để xác định tình trạng bộ chứng từ (HD-01-03). B3a/ TTV Nếu chứng từ phù hợp: Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập thông báo b ộ chứng từ về gửi khách hàng. * Trường hợp khách hàng trước đây đã được ký phát hành bảo lãnh nh ận hàng/ký hậu vận đơn theo bộ chứng từ này thì thực hiện bước 9a.
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. B3b/ TTV Nếu chứng từ có bất đồng: Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện từ chối bộ chứng từ gửi ngân hàng đã gửi chứng từ và lập thông báo bộ chứng từ có bất đồng gửi khách hàng . * Trường hợp bất đồng của chứng từ theo LC đã được mở bằng vốn vay của ngân hàng, có liên quan đến số tiền, bản chất lô hàng, Phòng TTQT thông báo nội dung bất đồng cho Phòng Tín dụng (BM -11) B4/ KSV Kiểm tra lại kết quả kiểm tra chứng từ của TTV Kiểm tra hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. B5a/ KSV Phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận kết quả kiểm tra ch ứng từ và dữ li ệu mà TTV đã nhập. In chứng từ: trường hợp bộ chứng từ phù hợp: thông báo bộ chứng từ về: (3 - bản) 1 bản chuyển khách hàng, 1 bản gốc, 1 bản lưu. trường hợp chứng từ có bất đồng - + thông báo bất đồng (2 bản) 1 bản gốc, 1 bản lưu. + điện thông báo bất đồng bộ chứng từ: 1 bản gốc. Chuyển hồ sơ đã được phê duyệt tới TTV. B5b/ KSV Từ chối giao dịch nếu không chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và/hoặc dữ liệu mà TTV đã nhập. Ghi lí do từ chối, gạch chéo huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung/chỉnh sửa. B6/ TTV
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. Fax bản thông báo bộ chứng từ về hoặc thông báo bộ ch ứng t ừ có b ất đ ồng tới khách hàng (chuyển trả khách hàng bản gốc khi khách hàng tới ngân hàng giao dịch). Chuyển Phòng Tín dụng: 1 bản thông báo bộ chứng từ về (để phát tiền vay nếu sử dụng vốn vay) Theo dõi giao dịch đã thực hiện. B7/ TTV Nhắc nhở khách hàng chuẩn bị tiền để thanh toán bộ chứng từ phù hợp hoặc có ý kiến về bộ chứng từ có bất đồng. B8/ TTV Phân loại phản hồi từ khách hàng. - Đối với bộ chứng từ phù hợp: + Nếu khách hàng đã chuẩn bị đủ tiền để thanh toán thì chuy ển bước 9a. + Nếu khách hàng không chuẩn bị đủ tiền để thanh toán thì thông báo Phòng Tín dụng và chuyển bước 9c. (BM-07) - Đối với bộ chứng từ có bất đồng: + Nếu khách hàng chấp nhận bất đồng và bộ ph ận Tín d ụng không phản đối đồng thời đã chuẩn bị đủ tiền để thanh toán thì chuy ển bước 9a. + Nếu khách hàng không chấp nhận bất đồng hoặc khách hàng chấp nhận nhưng bộ phận Tín dụng không đồng ý thì chuy ển b ước 9b. B9a/ TTV Ký hậu vận đơn (trong trường hợp vận đơn lập theo l ệnh c ủa ngân hàng) theo hướng dẫn số HD-01-05 nếu trước đây ngân hàng ch ưa ký h ậu vận đơn.
- Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện thanh toán bộ chứng từ (sử dụng chức năng Immediate settlement). Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. Chuyển chứng từ tới KSV. B9b/ TTV Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện thông báo cho ngân hàng gửi chứng từ về việc khách hàng đã từ chối bộ chứng từ có bất đồng, yêu cầu chỉ dẫn xử lý bộ chứng từ. Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. Chuyển chứng từ tới KSV. B9c/ TTV Trên cơ sở thông báo cho vay bắt buộc của phòng Tín dụng, TTV sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện thanh toán bộ chứng từ (sử dụng ch ức năng Pending settlement) (BM-08). Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. Chuyển chứng từ tới KSV. B10/ KSV Kiểm tra hồ sơ và dữ liệu do TTV đã nhập. B11a/ KSV Phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. In chứng từ: - Trường hợp khách hàng có tiền thanh toán bộ chứng từ: + 3 bản Giấy báo nợ: 1 bản gốc, 1 bản dành cho khách hàng và 1 bản lưu. + 2 bản Điện thanh toán : 1 bản gốc, 1 bản lưu + 1 bản gốc Điện thông báo thanh toán (nếu có). - Trường hợp khách hàng không có tiền thanh toán: + 4 bản Giấy báo nợ kiêm thông báo ngân hàng đã cho vay bắt buộc: 1 bản gốc, 2 bản lưu và 1 bản dành cho khách hàng;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Na
33 p | 1588 | 327
-
Đề tài: “Thực trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên hiện nay”
19 p | 5272 | 325
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Sài Gòn Morin–Huế
102 p | 1698 | 323
-
Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An
89 p | 1449 | 247
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng về cạnh tranh trên thị trường BIA tại Miền Bắc và một số giải pháp trong cạnh tranh của công ty Bia Hà Nội
36 p | 521 | 175
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng rác thải và quản lý rác thải tại địa bàn xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ
108 p | 357 | 109
-
Luận văn:Phân tích thực trạng và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần container Việt Nam - Viconship
104 p | 278 | 90
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam
23 p | 474 | 80
-
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ-ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM"
0 p | 213 | 75
-
Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới”
37 p | 346 | 74
-
LUẬN VĂN đề tài:"Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH Việt Nam hiện nay"
100 p | 171 | 53
-
LUẬN VĂN đề tài: "Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định)"
66 p | 125 | 39
-
LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian qua
69 p | 180 | 37
-
LUẬN VĂN: Tìm hiểu thực trạng hạch toán kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lương tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Nguyệt Hằng
69 p | 156 | 37
-
luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
64 p | 224 | 31
-
Đề tài " Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Bắc Phi thời kỳ 1991-2004 "
0 p | 200 | 27
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng của việc đầu tư vào khu công nghiệp - khu chế xuất
54 p | 146 | 20
-
Luận văn: Thực trạng của việc đầu tư vào khu công nghiệp-khu chế xuất
53 p | 154 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn