intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

69
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình, đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện chính sách bảo trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số một cách hiệu quả nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> TRẦN MINH ĐỨC<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ<br /> ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ<br /> TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, Năm 2018<br /> <br /> 1<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> TRẦN MINH ĐỨC<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ<br /> ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ<br /> TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Chính sách công<br /> Mã số: 834.04.02<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> PGS. TS NGUYỄN THỊ TÂM<br /> HÀ NỘI, Năm 2018<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn<br /> được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, trong đó đối tượng trẻ em dân tộc thiểu số<br /> được đặt lên hàng đầu. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở<br /> Châu Á phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (1990), Luật bảo vệ chăm sóc<br /> và giáo dục trẻ em được Nhà nước Việt Nam ban hành năm 1991, đến ngày<br /> 05/4/2016 Quốc hội khóa XIII đã thông qua và thay thế Luật bảo vệ chăm sóc và giáo<br /> dục trẻ em thành Luật trẻ em có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2017. Luật trẻ em có quy<br /> định về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em không phân biệt tín ngưỡng, dân tộc và đặc<br /> biệt là trẻ em dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2011-2016, Chính phủ ban hành 03<br /> nghị định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm<br /> sóc trẻ em với mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và<br /> trẻ em dân tộc thiểu số thuộc nhóm có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.<br /> Tuy vậy, theo tổ chức Save The Children, dù chính phủ và các tổ chức xã hội<br /> đã cố gắng nhưng sự bất bình đẳng giữa trẻ em thành thị với nông thôn và dân tộc<br /> thiểu số vẫn tồn tại. Các báo cáo của UNICEF tại Việt Nam cho thấy, đa phần bố mẹ<br /> người dân tộc thiểu số thực sự gặp khó khăn trong việc tiếp cận y học hiện đại và cứ<br /> bám theo những thói quen lạc hậu trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó,<br /> ở những vùng sâu vùng xa việc đi lại còn khó khăn nên việc tiếp cận dịch vụ y tế còn<br /> nhiều vấn đề bất cập. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5<br /> tuổi ở Việt Nam luôn nằm ở mức cao so với thế giới và nhóm trẻ vùng dân tộc thiểu<br /> số chiếm phần lớn.<br /> Cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, Quảng Bình đang đối mặt với<br /> việc giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có việc chăm sóc hỗ trợ trẻ em ở vùng dân<br /> tộc thiểu số đang được đặc biệt chú trọng, xem đây là một phần giúp nâng cao chất<br /> lượng cuộc sống của các huyện vùng núi cao và toàn tỉnh nói chung. Tỉnh Quảng<br /> Bình có hai dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn: dân tộc Bru-Vân Kiều và dân tộc Chứt,<br /> với 5.607 hộ, 24.499 nhân khẩu, chiếm khoảng 2,3% dân số của tỉnh. Dân tộc Bru Vân Kiều gồm 4 nhóm: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì. Dân tộc Chứt gồm 5 nhóm:<br /> 3<br /> <br /> Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng. Các dân tộc thiểu số còn lại với số dân không<br /> nhiều như: Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa cô... Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng<br /> Bình sinh sống chủ yếu ở các xã vùng sâu, biên giới, nơi có điều kiện tự nhiên, kinh<br /> tế - xã hội hết sức khó khăn [39]. Năm 2017, theo điều tra, khảo sát của Ban Dân tộc<br /> tỉnh, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thì<br /> có 68 cặp tảo hôn trong số 308 cặp kết hôn tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số,<br /> chiếm 26,30%, tăng 5,89%. Một số xã có tỷ lệ tảo hôn cao như Thượng Hoá (Minh<br /> Hóa) chiếm 41,18%, Kim Thuỷ (Lệ Thủy) chiếm 77,42% [21].<br /> Trong những năm gần đây, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển<br /> giữa vùng DTTS, miền núi và các vùng khác trong tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình đã<br /> ban hành Quyết định số 3310/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án Chính sách đặc thù<br /> hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi tỉnh Quảng Bình giai đoạn<br /> 2017-2020. Ban dân tộc tỉnh Quảng Bình cũng đưa ra đề án 498 “Giảm thiểu tình<br /> trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 20152025”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Lương Cương (trưởng phòng Tuyên Truyền và<br /> Địa Bàn, Ban dân tộc tỉnh Quảng Bình) thì tình trạng tảo hôn ở vùng dân tộc thiểu số<br /> vẫn còn tồn tại, đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh vẫn còn trẻ 13 tuổi bị ép tảo hôn [7].<br /> Qua đó có thể thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có một đề án hay chính sách bảo<br /> trợ riêng biệt, hoàn thiện cho đối tượng là trẻ em thuộc vùng dân tộc thiểu số. Các<br /> chính sách đưa ra chỉ là lồng ghép, thiếu toàn diện nên chưa giải quyết được các vấn<br /> đề về giáo dục, y tế hay nạn tảo hôn cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số thuộc tỉnh<br /> Quảng Bình.<br /> Từ tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Thực<br /> hiện chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình” làm<br /> luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công nhằm đánh giá đúng thực trạng<br /> chính sách bảo trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số Quảng Bình, đưa ra giải pháp khắc<br /> phục các hạn chế, phát huy những mặt thuận lợi để nâng cao hiệu quả trong việc<br /> chăm sóc, bảo vệ trẻ em.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về vấn đề bảo trợ trẻ em đang<br /> 4<br /> <br /> được các cơ quan ban ngành và các cấp địa phương quan tâm. Trong quá trình tìm<br /> hiểu, tác giả nhận thấy có nhiều bài viết trên tạp chí, sách báo, các đề tài khoa học<br /> hay công trình nghiên cứu về việc bảo vệ trẻ em. Dưới đây là một số bài viết có liên<br /> quan đến đề tài:<br /> - Ấn phẩm “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp<br /> luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt<br /> Nam”, Bộ Lao động thương binh xã hội và UNICEF, Hà Nội, 2009. Tài liệu đã<br /> nghiên cứu một cách hệ thống pháp luật, chính sách bảo trợ trẻ em ở Việt Nam một<br /> cách toàn diện, góp phần định hướng cho người nghiên cứu. Việc tham gia kí kết<br /> Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em được xem là một bước ngoặt lớn trong công cuộc<br /> bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. Chính phủ đã đưa ra nhiều nghị định, chính sách, chương<br /> trình và ban hành luật trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em toàn diện. Bài viết đặt những văn<br /> bản quy phạm pháp luật trong mối tương quan với Công ước Quốc tế vầ Quyền trẻ<br /> em và tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề bảo trợ trẻ em. Thông qua tài liệu, chúng ta cũng<br /> xác định điểm khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và quốc tế, dự báo những diễn<br /> biến mới trên thế giới về việc xây dựng các chính sách bảo vệ trẻ em.<br /> - Năm 2014, Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Tổng cục Thống kê Việt<br /> Nam cho ra đời cuốn “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em – Các kết quả chính” dựa<br /> trên Chương trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em của Tổ chức Lao động Quốc tế<br /> (ILO-IPEC) của Tổ chức Lao động Quốc tế. Tác phẩm đã góp phần cho việc thực<br /> hiện mục tiêu toàn cầu hóa về xóa bỏ các hình thực lao động ở trẻ em theo chương<br /> trình hành động quốc gia năm 2016 thông qua việc cung cấp dữ liệu về lao động trẻ<br /> em.<br /> Bài tham luận “Vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh”<br /> của Mai Thị Quế trong Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân<br /> thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh kinh tế hiện nay (2012) do Viện Nghiên cứu<br /> Phát triển thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã đề cập đến thực trạng chăm sóc, bảo vệ<br /> trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ, đồng thời tác giả cũng chỉ ra<br /> nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại còn mắc phải. Bên cạnh<br /> đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách bảo<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2