intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2005 - 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế giai đoan 2005 - 2014 ở tỉnh Salavan. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Salavan, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2005 - 2014

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MOUANXAY KHANTHACHACK PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BIÊN GIỚI SALAVAN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MOUANXAY KHANTHACHACK PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BIÊN GIỚI SALAVAN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016 Tác giả luận văn Mouan xay KHANTHACHACK Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên, Khoa sau Đại học là cơ sở đào tạo Thạc Sĩ. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các Thầy, Cô giáo trong khoa của trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm đến Sở kế hoạch và đầu tỉnh Salavan, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ bộ môn, các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động viên, ủng hộ, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016 Học viên Mouan xay KHANTHACHACK Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................... 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5 5. Đóng góp chính của luận văn .......................................................................... 8 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ............................................................................................................ 9 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 9 1.1.1. Mô ̣t số khái niệm ................................................................................... 9 1.1.2. Nguồ n lực phát triển kinh tế ................................................................ 16 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế (cấp quố c gia, cấ p tỉnh) ........ 22 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 24 1.2.1. Thực tra ̣ng phát triể n kinh tế ở CHDCND Lào giai đo ̣an 2005 - 2014 .... 24 1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ở vùng phía nam Lào (CHDCND Lào) giai đọan 2005 - 2014................................................................................ 30 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 35 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BIÊN GIỚI SALAVAN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 ................... 36 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan........ 36 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .............................................................. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.1.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................... 37 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 40 2.1.4. Đánh giá chung .................................................................................... 51 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan, CHDCND Lào giai đọan 2005 - 2014 ........................................................................................ 53 2.2.1. Khái quát chung ................................................................................... 53 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ........................................................................................................ 56 2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Salavan theo hình thức tổ chức lãnh thổ .............................................................................................................. 76 2.2.4. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế tỉnh Salavan .......................................... 79 2.2.5. Đánh giá chung .................................................................................... 80 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 83 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BIÊN GIỚI SALAVAN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2020...................................................................................... 84 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển .......................................... 84 3.1.1. Quan điểm............................................................................................ 84 3.1.2. Mục tiêu phát triển............................................................................... 85 3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế.............................................................. 86 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Salavan (CHDCND Lào) ..... 88 3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................... 88 3.2.2. Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn vốn .................................... 89 3.2.3. Giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ............................... 92 3.2.4. Giải pháp về đầu tư xây dựg cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ....... 93 3.2.5. Giải pháp về KHCN ............................................................................ 93 3.2.6. Giải pháp về thị trường ........................................................................ 94 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 94 KẾT LUẬN....................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) CCKT Cơ cấu kinh tế CCN Cụm công nghiệp CG Computer Graphic (đồ họa vi tính) CHDCND Lào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hóa CNH - HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CN-TTCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp CN-XD Công nghiệp- Xây dựng CSHT Cơ sở hạ tầng ĐKTN Điều kiện tự nhiên ĐNDCM Lào Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào DV Dịch vụ FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GDP Gross Domestic Product GIS Hệ thống thông tin địa lí GNI Gross National Income (Tổng thu nhập quốc dân) GTSX Giá trị sản xuất GTTT Giá trị tăng them HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã IC Integrated Circuit (Vi mạch tích hợp) KCN Khu công nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. Từ viết tắt Viết đầy đủ KH&CN Khoa học và Công nghệ KT Kinh tế KT- XH Kinh tế - Xã hội KTQD Kinh tế quốc dân NGO Non-governmental Organization (Tổ chức Phi chính phủ) N-L-TS Nông - Lâm- Thủy sản NN Nông nghiệp NTM Nông thôn mới NXB Nhà xuất bản ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) PTKT Phát triển kinh tế QHSX Quan hệ Sản xuất SX Sản xuất SXCN Sản xuất công nghiệp THPT Trung học phổ thong TM - DV - DL Thương mại- Dịch vụ- Du lịch TNTN Tài nguyên Thiên nhiên TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân VA Vegetations Adenoides (tổ chức miễn dịch ban đầu ở trẻ ) VH - TT - DL Văn hóa- Thể thao- Du lịch XDCB Xây dựng cơ bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy mô và cơ cấu GDP theo ngành của Lào giai đoạn 2005 - 2014 ................................................................................................... 26 Bảng 1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 2005 - 2014 ................. 26 Bảng 1.3. Thu nhập bình quân đầu người của Lào giai đoạn 2005 - 2014 ....... 27 Bảng 1.4. Dân số tiểu vùng nam Lào chia theo tỉnh giai đoạn 2005 - 2014 ..... 30 Bảng 2.1. Dân số trung bình chia theo huyện tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ................................................................................................... 41 Bảng 2.2. Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Salavan năm 2014 ................. 42 Bảng 2.3. Hệ thống thủy lợi của tỉnh Salavan giai đọan 2005 - 2014 ............... 45 Bảng 2.4. Quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu GTSX, thu nhập bình quân đầu người tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014.................................. 54 Bảng 2.5. GTSX và cơ cấu GTSX tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ........... 55 Bảng 2.6. Quy mô và cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ........................................................................ 56 Bảng 2.7. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ........................................................................................ 58 Bảng 2.8. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây lương thực tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 .......................................................... 59 Bảng 2.9. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa phân theo huyện ở tỉnh Salavan năm 2014 ............................................................................. 60 Bảng 2.10. Diện tích, sản lượng lúa theo mùa vụ tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ........................................................................................ 60 Bảng 2.11. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê và sa nhân tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ........................................................................ 63 Bảng 2.12. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ........................................................................................ 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. Bảng 2.13. Diện tích, năng suất và sản lượng Sa nhân của Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ............................................................................... 64 Bảng 2.14. Số lượng gia súc, gia cầm tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ..... 65 Bảng 2.15. Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu của tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ........................................................................................ 67 Bảng 2.16. Tình hình sản xuất ngành thủy sản của tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 ........................................................................................ 68 Bảng 2.17. GTSX công nghiêp, TTCN theo ngành giai đoạn 2005 - 2014 ...... 70 Bảng 2.18. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014.... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chin ́ h tỉnh Salavan (CHDCND Lào) ............................ 37 Hình 2.2. Quy mô dân số tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014.......................... 40 Hình 2.3. Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Salavan (CHDCND Lào năm 2014)................................................................................... 54 Hình 2.4. Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Salavan giai đoạn 2005-2014.......... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài CHDCND Lào là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước Lào đã có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế Lào đã có sự thay đổi và đạt được những thành tựu đáng kể, quy mô GDP tăng và chuyển dịch theo hướng tiến bộ, nhiều ngành sản xuất không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tham gia xuất khẩu. Hiện nay, Lào chú trọng tới phát triển ngoại thương theo các nguyên tắc đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, phấn đấu vì mục tiêu hòa bình - độc lập - ổn định, hợp tác phát triển. Là tỉnh nằm ở phía Nam của Lào, Salavan có diện tích tự nhiên là 7.483 km2. Trong đó, quỹ đất dành cho nông nghiệp là 70%, còn lại 30% dành cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh có vị trí giao thông đường bộ thuận lợi, lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 80% cơ cấu nguồn lao động. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 19.000.000 USD (năm 2010). Hàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Salavan. Thực hiện chiến lược phát triển chung của đất nước, tỉnh Salavan đã đề ra mục tiêu phát triển tổng quát “Phát triển ổn định, có hiệu quả, xây dựng nền kinh tế mở, tăng năng lực đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu”. Tuy nhiên,quá trình phát triển kinh tế của tỉnh còn gặp phải một số khó khăn về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, nguồn vốn, … Vì vậy, việc nghiên cứu thực tra ̣ng kinh tế của tỉnh Salavan (CHDCND Lào) từ năm 2005 đến năm 2014 góp phần đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm mang và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triể n kinh tế xã hô ̣i theo hướng hiện đại hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. Xuất phát từ tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn, chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu “Phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2005 - 2014” làm luận văn thạc sĩ Địa lí học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới Nghiên cứu sự phát triển kinh tế của điạ phương bấ t kỳ trong mô ̣t giai đoạn cụ thể không còn là vấ n đề mới mẻ nhưng đă ̣t trong bố i cảnh hiêṇ nay thì vô cùng cầ n thiế t. J.Fonratier là người đầu tiên nghiên cứu một cách tổng hợp, có hệ thống và đưa ra lý thuyết "Ba khu vực hoạt động KT - XH". Theo lý thuyết này, tất cả các hoạt động kinh tế được chia thành 3 khu vực hoạt động cơ bản (nông nghiê ̣p, công nghiêp̣ - xây dựng, dich ̣ vu ̣). Trong hệ thống lý luận phát triển kinh tế trên thế giới, lý luận về giai đoạn phát triển kinh tế là một bộ phận quan trọng, tiêu biểu cho lý luận này là nhà lịch sử kinh tế người Mỹ, Walter W.Rostow. Trong cuốn "Các giai đoạn phát triển kinh tế", ông đã đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử về những bước khởi đầu về quá trình phát triển kinh tế hiện đại ở sáu lục địa. Theo mô hình Rostow, quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia thành 05 giai đoạn và tương ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy. [Dẫn theo 25] Riêng với kinh tế học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những đóng góp to lớn, sự ra đời của học thuyết Giá trị thặng dư mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nhận thức, quan điểm về phát triển kinh tế; Học thuyết kinh tế của C.Mác đã đưa ra 04 yếu tố nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế. Nhiều học giả Phương Tây cũng đã cống hiến cho nhân loại nhiều học thuyết về phát triển kinh tế có giá trị như W.Rostow (người Mỹ) với Lí luận về các giai đoạn phát triển kinh tế; Lí luận về cơ cấu kinh tế (kết cấu kinh tế) của Lewis, Feller, Ranis, Thuyết thể chế của Raul Prebisch (người Achentina), … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 2.2. Ở CHDCND Lào Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế Lào cũng được nghiên cứu bởi nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Tác giả Phêng Pha Văn Đao Phon Cha Rơn đã nghiên cứu nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển KT-XH của CHDCND Lào. Nghiên cứu của ông cho rằng, Lào vẫn còn thiếu vốn đầu tư, khả năng tích luỹ nội bộ của nền kinh tế có hạn, không đủ đáp ứng nhu cầu vốn to lớn cho đầu tư phát triển. Tác giả Pang Thong Luổng Văn Xay đã đi sâu nghiên cứu lý luận về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và phân tích thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào trong những năm gần đây. Tác giả Chứ phôm Visay (2004) với cuốn “Vai trò củ a tài chính nhà nước trong việc phát triển kinh tế hàng hóa ở CHDCND Lào hiê ̣n nay”, Luâ ̣n án tiế n si ,̃ Chuyên ngành kinh tế chính tri ̣ xã hô ̣i chủ nghiã , Học viện Chính trị quố c gia Hồ Chí Minh. Ông đã phân tích vai trò của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế, đánh giá thực hiện giải pháp tài chính về vốn đầu tư phát triển của Lào trong những năm qua và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về sử dụng tài chính trong phát triển kinh tế. Từ đó, tác giả đề ra giải pháp tài chính chủ yếu nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế tại Lào đến 2010 như hoàn thiện các chính sách thuế, cơ cấu chi tiêu của chính phủ, chính sách tiền tệ - tín dụng, tạo môi trường chính trị ổn định, cải thiện môi trường pháp, tăng cường hiệu lực của chính sách quản lý vĩ mô. [6] 2.3. Ở tỉnh Salavan Vấn đề thực tra ̣ng kinh tế của tỉnh Salavan ta ̣i Lào đã được đề cập ở một số công trình nghiên cứu với những mức độ và khía cạnh khác nhau, tiêu biểu: Cuốn sách “Quản lý vố n đầ u tư phát triể n từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Salavan, CHDCND Lào” [12] của tác giả Phothi Sansamay được xuất bản năm 2014 [12]. Đây là công trình rất có giá trị và luận văn sử dụng bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. dịch của NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;“Cái tố t tố t có tại tỉnh Salavan” [1] của tác giả Bounthan Song Sanasita xuất bản năm 2009 và được viế t bằ ng tiế ng Lào; “Alat của CHDCND Lào: Sự phát triể n KT-XH theo cấ u trúc của vùng quản lý” [2] của tác giả Bounthavy Sisouphan Thong và Christian Taillard xuất bản năm 1995, được viết bằng tiếng Lào; Cuốn sách “Các giải pháp phát triển kinh tế ở tỉnh Salavan, Lào năm 2015” [16] của Sở kế họach và đầu tư tỉnh Salavan năm 2014. Ngoài ra, những vấn đề về kinh tế của Salavan cũng được đề cập trong “Báo cáo tổng kết phát triển KT-XH của tỉnh Salavan Lào các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 ” [23] của Ủy ban tỉnh Salavan. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước trong phát triển kinh tế, với cách nhìn biêṇ chứng, luận văn phân tích, đánh giá khách quan, khoa ho ̣c những thành tựu phát triể n kinh tế tin̉ h Salavan, CHDCND Lào giai đoa ̣n 2005 - 2014 và đề xuấ t mô ̣t số giải pháp thúc đẩ y kinh tế địa phương phát triể n. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về kinh tế của Lào, luận văn tập trung đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triể n kinh tế giai đoa ̣n 2005 - 2014 ở tỉnh Salavan. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triể n kinh tế tin̉ h Salavan, đáp ứng yêu cầ u CNH, HĐH đế n năm 2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề trọng yếu sau: - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế dưới góc độ địa lí học; - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triể n kinh tế ở tỉnh Salavan; - Phân tích thực trạng kinh tế tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. - Đề xuất một số giải pháp nhằ m thúc đẩy sự phát triể n kinh tế của tỉnh Salavan đến năm 2020. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và đánh giá sự phát triển kinh tế trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Slavan và đi sâu tới cấp huyện, thị xã. Vấn đề này có mối quan hệ với kinh tế chung toàn tin̉ h, các tỉnh lân cận. - Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong luận văn được cập nhật trong giai đoạn 2005- 2014 và đinh ̣ hướng đến năm 2020. - Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá tiề m năng và hiện trạng phát triể n kinh tế tỉnh Salavan giai đoạn 2005-2014. Trong giới hạn nô ̣i dung nghiên cứu, đề tài tìm hiể u dưới hai góc độ ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế, trọng tâm là ngành kinh tế. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Các báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh Salavan từ 2005 đến 2014; - Niên giám thống kê tỉnh Slavan các năm 2005, 2010, 2014; - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Salavan qua các giai đoạn 2000 - 2010, 2010 - 2020. - Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, cử nhân, các báo cáo trong các hội thảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành liên quan tới nội dung nghiên cứu. Nguồn tài liệu này bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Lào đã được dịch hoặc nguyên bản, được lưu giữ tại các trung tâm nghiên cứu và các thư viện lớn của Việt Nam. - Báo cáo tổng kết tại hội nghị lần thứ VIII tin̉ h Salavan (Lào) năm 2015; - Tài liê ̣u quản lý vố n đầ u tư phát triể n từ ngân sách nhà nước ở tin̉ h Salavan (CHDCND Lào) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. - Tài liệu điền dã của tác giả đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp như: *Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí KT - XH nói riêng. Nguồn tài liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài tương đối đa dạng, phong phú bao gồm: Trình bày bằng văn bản (các loại sách, báo, tạp chí, kết quả của các chương trình hay đề tài nghiên cứu có liên quan); Số liệu thống kê, các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh; Các dạng khác (thực địa, điều tra...). Các nguồn tài liệu được lưu trữ ở Cục thống kê tỉnh Salavan, Niên giám thống kê Lào các năm. * Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá trình thu thập tài liệu, thông tin và số liệu cần thiết được phát hiện từ rất nhiều nguồn khác nhau nên sẽ có độ “vênh” nhất định. Thông qua các phương pháp này, nguồn tài liệu sẽ được tác giả xử lí sao cho phù hợp với thực tế và khách quan. Tài liệu được phân tích, tổng hợp, đối chiếu để biến chúng thành cơ sở cho những nhận định, kết luận của luận văn. * Phương pháp thống kê toán học Từ những số liệu đã được thu thập, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, tính toán các chỉ số trong phát triển kinh tế, tính tỉ trọng các ngành so với cơ cấu GDP toàn nền kinh tế. Từ đó, so sánh và đánh giá để thấy được sự chuyển biến của kinh tế tỉnh Salavan qua từng thời kỳ, từng giai đoạn. * Phương pháp dự báo Từ thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Salavan, phương pháp này đưa ra dự báo về phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai và đề xuất một số giải pháp phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. * Phương pháp chuyên gia: Luận văn có sử dụng ý kiến đóng góp của các chuyên gia về kinh tế ở các Sở, Vụ, Viện của Lào và Việt Nam, ... Về cơ bản, những ý kiến của các chuyên gia góp phần nâng cao giá trị của các kết luận khoa học và bổ sung cho tính hiện thực của các giải pháp do tác giả luận văn đề xuất. * Phương pháp thực địa Đây là phương pháp được sử dụng để kiểm chứng các thông tin, dữ liệu được thu nhập. Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp sản xuất ở các hộ gia đình, các doanh nghiệp kinh doanh, tác giả phỏng vấn một số cán bộ địa phương, hộ nông dân, các hộ kinh doanh về những lĩnh vực liên quan đến đề tài. Từ đó thu thập thêm thông tin, mở rộng hiểu biết về địa phương và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp thiết thực hướng kinh tế Salavan phát triển theo hướng bền vững. * Phương pháp bản đồ - GIS Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu địa lí học nói chung và về địa lí KT - XH nói riêng. Phương pháp bản đồ góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu như đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng PTKT theo ngành và theo lãnh thổ cũng như đề xuất các định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Xã hội ngày càng phát triển, việc áp dụng những thành tựu mới của nhân loại vào nghiên cứu địa lí KT - XH ngày càng được sử dụng nhiều, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Việc vận dụng hệ thông tin địa lí (Geographic Information System - GIS) góp phần dùng để lưu trữ, xử lí, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lí những dữ liệu không gian kinh tế, đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin kinh tế dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng (cho phép xây dựng bản đồ kinh tế chung, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 5. Đóng góp chính của luận văn - Kế thừa, bổ sung và làm rõ cơ sở lí luận, thực tiễn về phát triển kinh tế nói chung và ở địa bàn cấp tỉnh nói riêng để vận dụng vào nghiên cứu phát triển kinh tế tỉnh Salavan; - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế tỉnh Salavan; - Nhận diện bức tranh kinh tế chung của tỉnh trong giai đoạn 2005 - 2014; - Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế tỉnh Salavan giai đoạn 2005-2014. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục bảng biểu, nội dung đề tài được chia làm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan, CHDCND Lào giai đoạn 2005 - 2014 Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan, CHDCND Lào đến năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm Kinh tế thế giới luôn có sự biến động và tăng trưởng không ngừng ở tất cả các ngành và lãnh thổ kinh tế. Vì vậy, khi nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế cần quan tâm đến tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, các nguồn lực phát triển kinh tế. 1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng thu nhập quốc gia (GNI) hay mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người (GNI/người, GDP/người) [4] Tăng trưởng kinh tế là mức tăng của cải vật chất trong một thời kỳ nhất định. Ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô và tốc độ tăng trưởng GTSX. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, do đó tăng trưởng kinh tế chưa phản ánh đầy đủ sự biến đổi của cơ cấu KT-XH, tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống không cao. Cùng với đó, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch nông thôn và thành thị có thể tăng cao, bất bình đẳng xã hội ngày càng lớn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đo lường mức tăng trường kinh tế vẫn được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển kinh tế một cách cụ thể và trở thành mục tiêu phấn đấu, tiêu chí của một vùng, địa phương. Đây là thước đo để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của Chính phủ, của người lãnh đạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2