Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 28
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố Hồ Chí Minh đưa ra thực trạng phát triển kinh tế và ảnh hưởng của nó tới môi trường, cũng như những định hướng giải pháp cải thiện môi trường nước và không khí ở quận 8.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lưu Thống Thái PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lưu Thống Thái PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRỊNH THANH SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô khoa Địa lý, Phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và các ông, bà ở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8, Phòng Tài nguyên – Môi trường quận 8, Phòng Quản lý đô thị quận 8, Phòng Kinh tế quận 8. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với: Thầy hướng dẫn: TS.Trịnh Thanh Sơn, Trưởng phòng Sau Đại học Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tôi thực hiện luận văn Các ông, bà là lãnh đạo và chuyên viên ở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 8, Phòng Quản lý đô thị quận 8, Phòng Kinh tế quận 8 Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với tất cả thầy, cô ở Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu để tôi làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn này. Người viết luận văn LƯU THỐNG THÁI
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ ................ 6 1.1. Phát triển.......................................................................................................6 1.2. Phát triển kinh tế - xã hội .............................................................................6 1.3. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội .....................................................6 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................6 1.3.2. Phân loại ................................................................................................7 1.4. Môi trường ....................................................................................................9 1.4.1. Khái niệm ................................................................................................9 1.4.3. Ô nhiễm môi trường..............................................................................10 1.4.3.1. Khái niệm .......................................................................................10 1.4.3.2. Phân loại .........................................................................................10 1.5. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường ....................................................11 1.6. Môi trường nước mặt..................................................................................12 1.6.1. Thành phần của môi trừơng nước .........................................................12 1.6.1.1. Thành phần sinh học ......................................................................12 1.6.1.2. Thành phần hoá học chủ yếu .........................................................13 1.6.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................15 1.7. Môi trường nước ngầm...............................................................................18 1.7.1. Khái niệm ..............................................................................................18 1.7.2. Phân loại ...............................................................................................18 1.7.3. Quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm: ................................................18 1.7.4. Chế độ nước: .........................................................................................19 1.7.5. Các tác nhân gây ô nhiễm .....................................................................20 1.7.6. Các nguyên nhân chính làm ô nhiễm ....................................................20 1.7.7. Các tác động ảnh hưởng đến nước ngầm ..............................................21 1.8. Môi trường không khí ................................................................................23 1.8.1. Thành phần của khí quyển ....................................................................23
- 1.8.2. Ô nhiễm không khí ...............................................................................23 1.8.2.1. Khái niệm .......................................................................................23 1.8.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................24 1.8.2.3. Một số tác nhân gây ô nhiễm chính ...............................................25 Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................. 28 2.1. Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hồ Chí Minh .......................28 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................28 2.1.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................29 2.1.2.1. Ðịa hình ..........................................................................................29 2.1.2.2. Khí hậu, thời tiết ............................................................................29 2.1.2.3. Ðịa chất - đất đai ............................................................................31 2.1.2.4. Nguồn nước và thủy văn ................................................................32 2.1.2.5. Thảm thực vật ................................................................................34 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ......................................................34 2.1.3.1. Kinh tế ............................................................................................34 2.1.3.2. Xã hội .............................................................................................36 2.1.4. Môi trường nước và không khí ở thành phố Hồ Chí Minh...................39 2.1.4.1. Môi trường nước ............................................................................39 2.1.4.2. Môi truờng không khí ....................................................................43 2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.....46 2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................46 2.2.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................47 2.2.2.1. Địa hình ..........................................................................................47 2.2.2.2. Khí hậu ...........................................................................................47 2.2.2.3. Thủy văn ........................................................................................47 2.2.3. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................48 2.2.3.1. Kinh tế ............................................................................................48 2.2.3.2. Xã hội .............................................................................................51 2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội ở quận 8: ............................................63 2.3.1. Dân số và lao động: ..............................................................................63 2.3.1.1. Quy mô dân số trung bình:.............................................................63 2.3.1.2. Phân bố dân cư: ..............................................................................63 2.3.1.3. Đặc điểm dân cư: ...........................................................................65 2.3.1.3.1. Dân số trong các hộ gia đình:....................................................65 2.3.1.3.2. Dân số phân theo độ tuổi và giới tính: ......................................66 2.3.1.3.3. Tình trạng cư trú: .....................................................................66
- 2.3.1.3.4. Dân tộc: .....................................................................................67 2.3.1.3.5. Trình độ văn hóa: .....................................................................67 2.3.1.4. Nguồn lao động: .............................................................................67 2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai ....................................................................68 2.3.3. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật:........................................................................70 2.3.3.1.Cơ cấu kinh tế ....................................................................................70 2.3.3.2.Thương mại – dịch vụ ........................................................................71 2.3.3.3.Hiện trạng mạng lưới công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kho bãi ..71 2.3.3.4. Hiện trạng cảng: cảng Phú Định quy mô 50 ha, do thành phố quản lý, tại phường 16 ............................................................................................72 2.3.3.5. Công trình đầu mối kỹ thuật: .........................................................73 2.3.4. Hạ tầng xã hội: ......................................................................................73 2.3.5. Hạ tầng kỹ thuật ....................................................................................78 2.3.5.1. Hiện trạng giao thông .....................................................................78 2.3.5.2. Chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa ............................................79 2.3.5.3. Hiện trạng cấp nước .......................................................................80 2.3.5.4. HIện trạng cấp điện: .......................................................................81 2.3.5.5. Thoát nước bẩn: .............................................................................83 2.4. Đánh giá tổng hợp ......................................................................................84 2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đô thị: .............................84 2.4.2. Thực trạng phát triển đô thị: .................................................................84 2.5. Hiện trạng môi trường nước và không khí ở quận 8 .................................85 2.5.1. Môi trường nước ...................................................................................85 2.5.2. Môi trường không khí ...........................................................................98 2.6. Đánh giá chung .........................................................................................106 2.6.1. Chất lượng nước .................................................................................107 2.6.2. Chất lượng không khí .........................................................................108 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ Ở QUẬN 8 ................................... 110 3.1. Cơ sở định hướng .....................................................................................110 3.1.1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường ..............................................110 3.1.2. Kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái ...............................111 3.2. Định hướng ...............................................................................................112 3.2.1. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước ........114 3.2.3. Bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo .....................................115 3.2.4. Sản xuất sạch hơn ...............................................................................115 3.2.5. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng...............116
- 3.2.6. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển các ngành kinh tế ....................116 3.2.7. Nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường ................................118 3.3. Các giải pháp ............................................................................................118 3.3.1. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường ..............118 3.3.2. Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân trong bảo vệ môi trường .......................................................................................................119 3.3.3. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường ......................120 3.3.4. Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự tài trợ của quốc tế ................121 3.3.5. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường ......................123 3.3.6. Kết hợp chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia với chiến lược phát triển kinh tế xã hội ...........................................................................................124 3.3.7. Lựa chọn hành động ưu tiên ...............................................................125 3.3.8. Trách nhiệm và các cơ quan thực hiện ...............................................126 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 130
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT pH Độ pH của nước COD Nhu cầu Oxi hóa học BOD Nhu cầu Oxi sinh học DO Lượng Oxi hòa tan TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam LVS Lê Văn Sĩ ĐBP Điện Biên Phủ TL Tham Lương AL An Lộc HB Hòa Bình OB Ông Buông RN Rạch Ngựa CV Chà Và PĐ Phú Định NTĐ Nhị Thiên Đường
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các ion đa lượng....................................................................................13 Bảng 1.2. Các ion vi lượng trong môi trường nước (mg/l) ....................................14 Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001-2010 (Đơn vị tính : %) ...................35 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010.....................................................36 Bảng 2.3 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010 ..............36 Bảng 2.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................39 Bảng 2.5: Kết quả nồng độ CO trong năm 2008....................................................43 Bảng 2.6: Biến động dân số từ 1998 – 2006 ..........................................................63 Bảng 2.7: Phân bố dân cư theo địa bàn ..................................................................64 Bảng 2.8 : Các chỉ tiêu về dân số quận 8 qua 4 đợt tổng điều tra ...........................65 Bảng 2.9: Điều tra trình độ văn hóa ở quận 8 năm 2004 .......................................67 Bảng 2.10: Bảng hiện trạng sử dụng đất ..................................................................69 Bảng 2.11: Vị trí các điểm giám sát nước mặt .........................................................85 Bảng 2.12: Vị trí các điểm giám sát nước mặt năm 2007 ........................................91 Bảng 2.13: Tóm tắt kết quả phân tích năm 2010 .....................................................93 Bảng 2.14: Vị trí các điểm giám sát chất lượng không khí .....................................99 Bảng 2.15: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh ...........100 Bảng 2.16: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh Quận 8 năm 2007 .............................................................................................101
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Giá trị pH lúc nước lớn năm 2007 - 2008 ..................................... 39 Biểu đồ 2.2 : Giá trị pH lúc nước ròng năm 2007 - 2008................................... 40 Biểu đồ 2.3 : Giá trị COD lúc nước lớn năm 2007 - 2008 ................................. 41 Biểu đồ 2.4 : Giá trị COD lúc nước ròng năm 2007 - 2008 ............................... 41 Biểu đồ 2.5 : Giá trị BOD lúc nước lớn năm 2007 - 2008 ................................. 42 Biểu đồ 2.6 : Giá trị BOD lúc nước ròng năm 2007 - 2008 ............................... 42 Biểu đồ 2.7 : Nồng độ CO từ năm 2004 - 2008 ................................................. 43 Biểu đồ 2.8 : Nồng độ PM 10 trung bình năm từ 2004 - 2008 ............................ 44 Biểu đồ 2.9 : Nồng độ O 3 từ năm 2004 - 2008 ................................................ 45 Biểu đồ 2.10 : Nồng độ NO 2 từ năm 2004 - 200845 Biểu đồ 2.11 : pH tại các vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 .................................................................... 88 Biểu đồ 2.12 : Nồng độ chất rắn lơ lửng tại vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 ............................................... 88 Biểu đồ 2.13 : Nồng độ COD tại vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 .................................................................... 89 Biểu đồ 2.14 : Nồng độ BOD tại các vị trí giám sát kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 .................................................................... 90 Biểu đồ 2.15 : Diễn biến Coliform tại các vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 ............................................... 90 Biểu đồ 2.16 : So sánh giá trị pH trung bình mùa mưa và mùa nắng năm 2010....................................................................................... 95 Biểu đồ 2.17 : So sánh giá trị TSS trung bình mùa mưa và mùa năng năm 2010....................................................................................... 95 Biểu đồ 2.18 : So sánh giá trị DO trung bình mùa mưa và mùa nắng năm 2010....................................................................................... 96 Biểu đồ 2.19 : So sánh giá trị COD trung bình mùa mưa và mùa nắng năm 2010....................................................................................... 97
- Biểu đồ 2.20 : So sánh giá trị BOD5 trung bình mùa mưa và mùa nắng năm 2010....................................................................................... 97 Biểu đồ 2.21 : So sánh giá trị Coliform mùa mưa và mùa nắng năm 2010 ......... 98 Biểu đồ 2.22 : So sánh độ ồn mùa mưa năm 2007 và 2010 ............................... 104 Biểu đồ 2.23 : So sánh nồng độ NO2 năm 2007 và 2010 .................................. 104 Biểu đồ 2.24 : So sánh nồng độ SO 2 năm 2007 và 2010 ................................... 105 Biểu đồ 2.25 : So sánh nồng độ CO năm 2007 và 2010 .................................... 105
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu bức thiết hiện nay, không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả trên phạm vi thế giới, thế nhưng hàng năm trên thế giới phải chịu nhiều thiệt hại về người và của do ô nhiễm môi trường gây ra, mà phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Được biết hàng ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm ngàn tấn rác, khí thải, chất thải từ các ngôi nhà hay những công ty, xí nghiệp, khu chế xuất… Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà ngày nay nó còn là vấn đề chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù các cấp , các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 5 triệu dân và 3 triệu người nhập cư , cộng đồng dân cư hàng ngày thải ra hàng trăm ngàn tấn rác các loại , lượng rác nhiều đến mức không còn chỗ để chôn lấp , gây mất vệ sinh nghiêm trọng cho môi trường nước và không khí . Xe cộ nhiều gây nên khói bụi mịt mù từ sáng đến tối mịt , tình trạng xây dựng tràn lan đã biến thành phố như một công trường khổng lồ .Ngoài ra tình trạng chôn lấp các sông rạch , làm tắt nghẽn hệ thồng thoát nước của thành phố cũng dẫn đến úng ngập mỗi khi trời mưa hoặc triều cường . Mỗi khi nước dâng cao biến đường thành sông suối , hàng trăm thứ rác và nước bẩn trôi bềnh bồng vào cả nhà dân . Ô nhiễm môi trường không chỉ làm mất vệ sinh từ ngày này qua tháng nọ mà nó còn là tác nhân gây ra dịch bệnh cho con người. Trong bối cảnh chung của thành phố Hồ Chí Minh , quận 8 không nằm ngoài qui luật trên. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh cùng với sự gia tăng dân số gây áp lực nặng nề lên môi trường quận 8 . Môi trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm do khí thải và chất thải từ sinh hoạt , hoạt động công nghiệp , các phương tiện giao thông
- 2 Vấn đề đặt ra là mức độ ô nhiễm nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh thay đổi như thế nào trong những năm gần đây . Chính quyền các cấp và người dân phải làm gì để bảo vệ môi trường . Xuất phát từ những vấn đề đặt ra , tôi chọn đề tài : “Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đén môi trường ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh” 1.2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 1.2.1. Mục đích Đúc kết các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế -xã hội Nghiên cứu tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến môi trường 1.2.2. Nhiệm vụ Tìm hiểu, nghiên cứu, đúc kết cơ sở lý luận về môi trường nói chung và môi trường nước và không khí nói riêng Tìm hiểu hiện trạng môi trường nước và không khí tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh Phân tích những tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến ô nhiễm môi trường nước và không khí ở quận 8 Đưa ra một số đề xuất , kiến nghị để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian hiện nay và sắp tới 1.3. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu những nguyên nhân và phương hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và một số biện pháp giảm tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến môi trường chứ không đi sâu vào xử lý kỹ thuật 1.3.1. Không gian : Phát triển kinh tế -xã hội và ô nhiễm môi trường ở Quận 8 1.3.2. Thời gian : Nghiên cứu sự phát triển kinh tế -xã hội và môi trường trong vòng 10 năm từ 2001-2010 1.3.3. Nội dung : Phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của của nó đến môi trường nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những năm gần đây vấn đề nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường rất được quan tâm ở Việt Nam , nhất là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh .
- 3 Những năm trước đây đã có nhiều người nghiên cứu về mức độ ô nhiễm tiếng ồn do giao thông , ô nhiễm khí do giao thông , môi trường nước kênh Tàu Hủ -Bến Nghé –Kênh Đôi- Kênh Tẻ . Và nhiều bài báo cáo nghiên cứu về môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh . Riêng đề tài nghiên cứu về môi trường nước và không khí ở một quận , huyện thì hầu như chưa có ai nghiên cứu Đề tài này nêu lên hiện trạng môi trường nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần nghiên cứu môi trường trong thành phố , từ đó đưa ra một vài kiến nghị cụ thể về bảo vệ môi trường cho toàn thành phố nói chung và cho quận 8 nói riêng 1.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Quan điểm 1.5.1. Quan điểm hệ thống Khi nghiên cứu một hệ thống , không những phải chú ý đến hệ thống bên trong của nó mà còn phải chú ý đến tính hệ thống bên ngoài của nó , phải nghiên cứu cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của hệ thống và sự hoạt động của hệ thống (cấu trúc động lực) 1.5.2. Quan điểm lãnh thổ Bất cứ một lãnh thổ nào muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường , gồm môi trường tự nhiên và môi trường sản xuất xã hội. Chúng còn quan hệ chặt chẽ , khăng khít , còn tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất . Quan điểm lãnh thổ sẽ chỉ ra cho thấy mối liên hệ giữa môi trường đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội , giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển và môi trường 1.5.3. Quan điểm lịch sử- viễn cảnh Mỗi đối tượng nghiên cứu đều có nguồn gốc phát sinh và luôn biến đổi. Do đó, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá đối tượng phải dựa trên quan điểm lịch sử để hiểu biết lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển cũng như những nguyên nhân thay đổi và có thể dự báo xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
- 4 1.5.4. Quan điểm phát triển kinh tế bền vững Phát triển bền vững là mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế xă hội Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Từng ngành, từng khu vực kinh tế và từng địa phương phải xây dựng được đường lối chính sách phát triển kinh tế gắn với việc đảm bảo môi trường, mang lại cuộc sống trong lành cho con người. Nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến môi trường cũng phải tuân thủ chặt chẽ định hướng phát triển này. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 1.5.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu Một phần số liệu và thông tin sử dụng trong đề tài được tổng hợp từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, bao gồm: - Các tài liệu thống kê về kinh tế và môi trường của Việt Nam và thế giới - Các báo cáo khoa học trong lĩnh vực kinh tế và môi trường - Các báo cáo của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực kinh tế và môi trường 1.5.2.2. Phương pháp thiết lập bảng và biểu đồ Các số liệu thu thập được từ nguồn tổng hợp tài liệu và nguồn điều tra, khảo sát thực tế được xử lý dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ và sơ đồ để dễ dàng đánh giá và so sánh 1.5.2.3. Phương pháp so sánh -So sánh các số liệu thu thập được với các tiêu chuẩn Các số liệu về hiện trạng môi trường được so sánh với tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam để đánh giá mức độ tác động -So sánh giữa các số liệu và thông tin thu thập được với nhau So sánh các số liệu cùng loại theo trình tự thời gian để phát hiện khuynh hướng phát triển So sánh giữa số liệu và thông tin của Việt Nam với các nước khác nhằm phát hiện mức độ cần thiết phải cải thiện
- 5 1.5.2.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xă hội nói chung, và số liệu thống kê về môi trường là những thông tin dữ liệu đầu vào cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, để việc thực hiện các nội dung nghiên cứu theo một chuẩn mẫu định sẵn, thì các loại số liệu thống kê cần thu thập phải được hệ thống hoá theo đề cương đă vạch sẵn để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho bước tổng hợp sau này. Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm: thống kê qua các tài liệu báo cáo và sổ sách lưu trữ tại các cơ quan hữu quan; thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa; thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ; thống kê qua các bảng điều tra với hệ thống chỉ tiêu đă định… Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp không thể thiếu được, với các số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian đi thực địa. 1.5.2.5. Phương pháp bản đồ Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lý trên thực địa, giúp cho việc thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng địa lý một cách khoa học và trực quan nhất. Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các điểm quan trắc môi trường và các lãnh thổ địa lý. 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn chia làm 3 phần, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chia làm 3 chuơng: Chuơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế - xã hội và tác động của kinh tế đến môi truờng Chuơng 2: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và những ảnh huởng của nó đến môi truờng Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Định hướng và giải pháp
- 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ 1.1. Phát triển Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. 1.2. Phát triển kinh tế - xã hội Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. 1.3. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 1.3.1. Khái niệm Nguồn lực (Resource) là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của một quốc gia. Có nhiếu quan niệm khác nhau nhưng chúng thống nhất ở một số điểm sau: - Nguồn lực phát triển là tổng thể các yếu tố kinh tế, phi kinh tế cả trong nước và nước ngoài đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến xã hội theo hướng tiến bộ của một quốc gia. - Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, nguồn nhân lực và các yếu tố phi vật thể khác, bao gồm cả trong nước và nước ngoài có khả năng khai thác, sử dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
- 7 phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. 1.3.2. Phân loại : Có nhiều cách phân loại Theo tính chất của nguồn lực phát triển: Các nguồn lực vật chất Bao gồm nguồn lực lao động; nguồn lực khoa học-công nghệ; nguồn vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Đây là các nguồn lực đầu vào trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mong muốn. Nhưng mức độ tham gia của các nguồn lực phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tính chất của từng loại sản phẩm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển. Ngoài ra mức độ tham gia của các nguồn lực vào quá trình sản xuất còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của nhà nước. Các nguồn lực phi vật chất: Thể chế chính trị: Tuy đây không phải là yếu tố kinh tế, song lại là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Trong một xã hội, thượng tầng kiến trúc luôn có mối quan hệ biện chứng với hạ tầng cơ sở, chính trị luôn có mối quan hệ biện chứng với kinh tê, trong đó kinh tế là cơ sở để phát triển chính trị nhưng chính trị lại là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, không có chính trị phi kinh tế và ngược lại. Một quốc gia có đường lối chính trị đúng đắn sẽ tập hợp được mọi thành viên trong xã hội, tạo ra sự đồng thuận, ổn định chính trị- xã hội, môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút được nguồn lực trong nước và nước ngoài cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, thể chế chính trị không ổn định, tất yếu sẽ kéo theo suy thoái kinh tế và tệ nạn xã hội gia tăng. Như vậy, thể chế chính trị có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách: Có thể chế chính trị đúng, song cơ chế quản lý và hệ thống chính sách vĩ mô không hợp lý, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn thì cũng không thể huy động , khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Không những thế cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô không hợp lý sẽ dẫn đến khai thác, sử dụng lãng phí các nguồn lực và hiệu quả
- 8 kinh tế - xã hội kém, kinh tế suy thoái, thậm chí dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đặc điểm tôn giáo, truyền thống, dân tộc, tính cộng đồng: Đây là các nguồn lực mang tính nhân văn, là sức mạnh tinh thần, nó khuyến khích mọi thành viên xã hội tự rèn luyện, nâng cao năng lực và ý chí để hoàn thành tốt nhiệm vụ của công dân, góp phần thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tính cộng đồng cao sẽ tạo ra sức mạnh tập thể lớn hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiểu quả kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai? Đều do thị trường quyết định. Nhưng trong thực tế không phải ai tổ chức sản xuất kinh doanh cũng thành công . Sự thành, bại trong sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc vào việc biết vận dụng các kiến thức khoa học, nắm bắt nhu cầu thị trường và kinh nghiệm quản lý vào quá trình tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, người có kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh, có năng lực cạnh tranh thì sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất thu lợi nhuận cao và ổn định. Do vậy, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh không chỉ là yếu tố sản xuất đơn thuần, mà còn là nguồn lực rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Theo khu vực hành chính quốc gia, ta có : Nguồn lực trong nước Nguồn lực nước ngoài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nguồn lực nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi quốc gia, Nhưng nguồn lực nước ngoài chỉ bao gồm các nguồn lực vật chất và kinh nghiệm quản lý. Các nguồn trong nước bao gồm các nguồn lực vật chất và các nguồn lực phi vật chất. Nguồn lực trong nước nhiều hay ít, mạnh hay yếu phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định của mỗi quốc gia. Như vậy, thể chế chính trị, cơ chế chính sách, đặc điểm dân tộc, tôn giáo, truyền thống, tính cộng đồng là các yếu tố nguồn lực phát triển riêng có của mỗi quốc gia, dân tộc, chứ không thể trao đổi, mua bán hay áp đặt dưới bất kỳ hình thức nào
- 9 Dựa theo nguồn gốc, ta có: vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội - Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển. - Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học – kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác, có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. 1.4. Môi trường 1.4.1. Khái niệm Ngày nay người ta đã thống nhất với nhau về định nghĩa: “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người”. 1.4.2. Phân loại môi trường theo tự nhiên và xã hội - Môi trường tự nhiên (natural environment): là tất cả những môi trường mang tính tự nhiên: sông, suối, đất, không khí, rừng, biển,… - Môi trường xã hội nhân văn (environment of social humanities): là môi trường giáo dục, hoạt động xã hội vì được con người cấu thành, phát triển trong mối tương tác của con người với con người và con người với những hoạt động sống trong xã hội liên quan với các dân tộc khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 749 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn