intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hoà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

116
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Đảo Yến trong thời gian qua, đồng thời định hướng du lịch tại Đảo Yến phát triển lâu dài, bền vững về kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hoà

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ PHƢƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI ĐẢO YẾN, KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ PHƢƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI ĐẢO YẾN, KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Mã số: 8810101 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HỒNG LONG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Sau khoảng thời gian tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn và sự cố gắng, nỗ lực của tác giả, đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hòa” đã được hoàn thành. Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hồng Long, Trưởng Khoa Du lịch học, người đã trực tiếp hướng dẫn người viết trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài này. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các hộ kinh doanh, hộ dân trên đảo Yến đã giúp đỡ người viết trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài. Mặc dù bản thân tác giả đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để công trình nghiên cứu của tác giả được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày tháng 6 năm 2020 Sinh viên Vũ Thị Phương
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ................................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ của đề tài................................................................................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..... 6 1.1. Một số khái niệm có liên quan tới vấn đề nghiên cứu .................................... 6 1.1.1. Khái niệm du lịch .............................................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững .......................................................................... 7 1.2. Sự cần thiết phải phát triển bền vững du lịch biển đảo ở nƣớc ta ................ 9 1.3. Phát triển du lịch bền vững ............................................................................. 10 1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 10 1.3.2. Đặc điểm phát triển du lịch bền vững ............................................................. 13 1.3.3. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ....................................... 15 1.3.4. Nội dung của công tác phát triển du lịch bền vững ........................................ 17 1.3.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững .......................................... 22 1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững .................................. 25 1.4. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững ................................................. 28 1.4.1. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững trên thế giới .............................. 28 1.4.2. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam ................................ 30 1.4.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra để phát triển du lịch bền vững ................... 34 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 35
  5. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI ĐẢO YẾN, KHÁNH HÒA ............................................................................................... 37 2.1. Khái quát chung về Đảo Yến, Khánh Hòa..................................................... 37 2.1.1. Giới thiệu chung về Đảo Yến, Khánh Hòa ...................................................... 37 2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................. 39 2.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa ............................................................................. 41 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch ở Đảo Yến, Khánh hòa .................................. 42 2.2.1. Kết quả đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế du lịch bền vững tại Đảo Yến...... 42 2.2.2. Kết quả đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế của ngành du lịch gắn với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tại Đảo Yến ............................................................................................................................. 67 2.2.3. Kết quả đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái .............................................. 73 2.3. Đánh giá chung về công tác phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hòa ............................................................................................................... 78 2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 78 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .......................................................... 79 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 81 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI ĐẢO YẾN KHÁNH HÒA .............................................................................. 82 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch Đảo Yến, Khánh Hòa ................................... 82 3.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch bền vững................................. 82 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Đảo Yến .......................................................... 84 3.2. Các giải pháp phát triển bền vững du lịch Đảo Yến ..................................... 89 3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý du lịch .............................................................. 89 3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Đảo Yến............................................. 90 3.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Đảo Yến ......................... 91 3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phát triển du lịch .................... 92 3.2.5. Giải phát phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường ........................................................................................................................ 93
  6. 3.2.6. Giải pháp liên kết cộng đồng địa phương với phát triển tour du lịch ............ 94 3.2.7. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch Đảo Yến ............................................... 95 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 97 3.4. Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 98 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSLTDL : Cơ sở lưu trú du lịch DL : Du lịch GDP : Tổng thu nhập quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân QLNN : Quản lý Nhà nước UBND : Ủy ban Nhân dân VH-TT-DL : Văn hóa – Thể thao – Du lịch WTO : World Tourism Organization - Tổ chức du lịch thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2016-2018 .............................. 42 Bảng 2.2. Giá trị tăng thêm của ngành du lịch Đảo Yến giai đoạn 2014-2018 ........ 45 Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá về tài nguyên và dịch vụ du lịch trên Đảo Yến .............. 48 Bảng 2.4. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch trên Đảo Yến ........................................... 52 Bảng 2.5. Thực trạng lao động du lịch trên Đảo Yến, Khánh Hòa ........................... 54 Bảng 2.6. Đánh giá về tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của người lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch............................................................................ 55 Bảng 2.7. Cơ cấu khách du lịch trong giai đoạn 2014-2018 ..................................... 59 Bảng 2.8. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch tại Khánh Hòa ................ 63 Bảng 2.9. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tại Khánh Hòa ....................... 64 Bảng 2.9. Khảo sát sự hài lòng của khách du lịch khi đến Đảo Yến ........................ 66 Bảng 2.10. Ý kiến đanh giá về công tác quy hoạch Đảo Yến................................... 74 Bảng 2.11. Đánh giá về ý thức bảo vệ môi trường du lịch ....................................... 77 Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu du lịch Đảo Yến giai đoạn 2014-2018 ............ 43 Biểu đồ 2.2. Ý kiến đánh giá của các cơ sở kinh doanh về sự đóng góp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................................. 44 Biểu đồ 2.3. Giá trị tăng thêm của du lịch Đảo Yến giai đoạn 2014-2018 ............... 45 Biểu đồ 2.4. Việc cử người lao động đi đào tạo tại các cơ sở kinh doanh ................ 55 Biểu 2.5. Khách du lịch tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2014-2018 ...................... 59 Biểu 2.6. Cơ cấu khách du lịch đến với Đảo Yến trong giai đoạn 2014-2018 ......... 60 Biểu đồ 2.6. Khảo sát ý định quay lại Đảo Yến của Khách du lịch .......................... 66 Biểu đồ 2.7. Khảo sát sự tham gia của doanh nghiệp đối với các hoạt động xã hội tại địa phương ................................................................................................................. 69 Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong phát triển bền vững ............................. 7 Hình 1.2. Các nội dung phát triển du lịch bền vững ................................................. 17 Hình 2.1. Đảo Yến – Hòn Nội................................................................................... 38
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp và sự tăng trưởng của ngành du lịch đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Bên cạnh sự phát triển rất nhanh của “ngành công nghiệp không khói” thì ngành du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách, của mọi người dân trên thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải tìm hướng đi mới cho mình đó là phát triển du lịch một cách bền vững. Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với hệ thống cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nhiều bãi biển đẹp, hang động kỳ bí, cùng với nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đặc sắc mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá, tâm linh của dân tộc. Cùng với nguồn tiềm năng phong phú, trong những năm gần đây Việt Nam đã có nhiều chính sách, giải pháp thích hợp nhằm phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đặc biệt, hiện nay, du lịch biển đảo đã tạo được sự thu hút mạnh mẽ với du khách và là loại hình du lịch đang được nước ta quan tâm, chú trọng, ưu tiên phát triển. Thúc đẩy du lịch biển đảo phát triển được coi là hướng đột phá trong những năm tới của Việt Nam. Trong“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 - tầm nhìn 2030” của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ thúc đẩy du lịch biển đảo phát triển được coi là hướng đột phá trong mười năm tới của Việt Nam [14, tr4]. Như một món quà mà tạo hoá đã ban tặng cho con người, với các đảo và quần thể đảo lớn nhỏ ở vịnh Nha Trang, Đảo Yến đã trở thành một trong những hòn đảo đẹp nhất ở Việt Nam và được nhiều du khách yêu thích. Đảo Yến mang vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ vĩ với những bãi biển độc đáo, những vách đá cheo leo, hiểm trở, nơi làm tổ của chim yến, cũng như mang đậm giá trị văn hoá lịch sử, gắn liền với sự 1
  10. hình thành và phát triển của ngành nuôi yến, cách sản xuất đặc sản yến sào nổi tiếng và có giá trị của Khánh Hoà. Tất cả những điều đó đã mang lại nhiều giá trị và tiềm năng du lịch, là một điểm đến hấp dẫn, mang lại những cảm giác thú vị, độc đáo cho du khách. Do đó, đảo Yến đã được nhiều công ty du lịch quan tâm, đặc biệt công ty Sanest Tourist, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa đã đưa vào khai thác tour du lịch Đảo Yến, giúp du khách có thể khám phá vẻ đẹp biển đảo của xứ trầm hương, vừa được tận mắt và thưởng thức những sản vật từ những tổ yến cheo leo trên vách đá. Chính những vẻ đẹp mà thiên nhiên ưu đãi đã thu hút một lượng du khách trong và ngoài nước hàng năm tới Đảo yến ngày một tăng. Trong giai đoạn 2014-2018, tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân của Đảo Yến là 38,2%/năm và doanh thu du lịch tăng trưởng bình quân ở mức 32,91%/năm. Riêng năm 2018, tổng số lượt khách đến với Đảo Yến là 8.287 lượt và doanh thu du lịch đạt 8,13 tỷ đồng [13, tr1-4]. Tuy vậy, việc phát triển du lịch tại Đảo Yến trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập như: Chưa khái thác hết tiềm năng du lịch trên đảo; vấn đề bảo vệ môi trường du lịch còn hạn chế; cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch tại đây chưa nhiều; ...Chính vì vậy, để bảo tồn và phát huy các giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho Đảo Yến như là một báu vật của tật hóa, phát triển du lịch Đảo Yến xứng tầm với tiềm năng sẵn có, trong thời gian tới chính quyền và nhân dân Đảo Yến nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung rất cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để thực hiện phát triển bền vững du lịch của vùng đất giàu tiềm năng này. Xuất phát từ lý do trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hoà” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Đảo Yến trong thời gian qua, đồng thời định hướng du lịch tại Đảo Yến phát triển lâu dài, bền vững về kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường. 3. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. 2
  11. - Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại Đảo Yến, Khánh Hòa trong giai đoạn 2014-2018, tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp nhằm định hướng du lịch Đảo Yến phát triển lâu dài, bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển du lịch của Đảo Yến, Khánh Hòa. Trên cơ sở đó sẽ phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Đảo Yến. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch cho Đảo Yến trong tương lai để đảm báo phát triển bền vững. 5. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Đề tài luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn tại Đảo Yến, Khánh Hòa. - Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Triển khai tiến hành công tác khảo sát điều tra nghiên cứu thực địa từ tháng 3/2019 đến tháng 5/2019 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã được sử dụng: - Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu từ hoạt động du lịch của Đảo Yến trong thời gian vừa qua thông qua số liệu, báo cáo của các sở, ban ngành có liên quan. Thông qua số liệu này, tác giả có thể khái quát về các vấn đề và có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này tác giả dùng để thảo luận nhóm với các chuyên gia để hoàn chỉnh bảng câu hỏi thiết kế để sử dụng bảng hỏi này tiến hành khảo sát, phỏng vấn khách du lịch, dân cư địa phương và các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn Đảo Yến. Dựa vào những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trước làm cơ sở để tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Tác giả đã tham vấn các chuyên gia có nhiều kinh 3
  12. nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, bao gồm: + 1 cán bộ lãnh đạo Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa + 1 lãnh đạo sở Giao thông vận tải, thành viên Ban chỉ đạo phát triển du lịch Khánh Hòa. + 3 lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch liên quan đến du lịch Đảo Yến. Danh sách các chuyên gia được thể hiện tại phụ lục 01 của luận văn. Ngoài ra, thông qua thảo luận nhóm giúp tác giả có nhiều cơ sở hơn trong việc xử lý các nội dung liên quan đến vấn đề phát triển du lịch bền vững. Thời gian tham vấn ý kiến chuyên gia là tháng 12 năm 2018. - Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi để tiến hành khảo sát, điều tra khách du lịch, dân cư địa phương và các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn Đảo Yến. + Về xây dựng bảng câu hỏi khảo sát: Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng trên cơ sở lý luận về nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, dựa trên kinh nghiệm của những nguyên cứu trước đó, tham vấn ý kiến của các chuyên gia và ý kiến của giáo viên hướng dẫn khoa học. Phiếu khảo sát được kết cấu thành 3 phần cơ bản: Phần 1: Những thông tin cơ bản của đối tượng được khảo sát Phần 2: Ý kiến đánh giá về công tác phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến Phần 3: Những ý kiến đóng góp để phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến trong thời gian tới Nội dung cụ thể của phiếu khảo sát được trình bày tại phụ lục 02 của luận văn. + Về số lượng mẫu và thời gian khảo sát: Trên cơ sở số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa về số lượng các cơ sở kinh doanh du lịch và khách du lịch đến với Đảo Yến, tác giả lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên với số lượng mẫu cụ thể như sau: Cơ sở kinh doanh du lịch: 50 cơ sở Khách du lịch: 100 khách du lịch 4
  13. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019. Tác giả là người trực tiếp đi khảo sát và phiếu khảo sát sẽ được phát tận tay các đối tượng. Chính vì vậy tỷ lệ phiếu thu về là tuyệt đối với 50 phiếu từ cơ sở kinh doanh du lịch và 100 phiếu từ khách du lịch. Sau khi thu phiếu khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm Microsolf Excel 2010 để nhập, phân tích và tổng hợp số liệu. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển du lịch bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hòa Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hòa 5
  14. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm có liên quan tới vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm du lịch Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tai Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua.” [5, tr12] Tổ chức Du lịch thế giới WTO định nghĩa: “Du lịch là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này. Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí tiêu khiển”. [5, tr12] Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. [10, tr8] Khái niệm này được bổ sung sửa đổi trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. [11, tr9] Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến. 6
  15. 1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững Vấn đề phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên vào năm 1987 như sau"...Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai". Quan điểm này chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống của con người trong quá trình phát triển của con người, nhưng chưa đề cập đến vấn đề xã hội (Gôdian và Hecdue, 1988) [5, tr24]. Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) (Ngô Thắng Lợi, 2000) [6, tr22]. Mối quan hệ này được biểu hiện qua hình vẽ sau: Bền vững kinh tế Phát triển bền vững Bền vững Bền vững xã hội môi trường Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong phát triển bền vững (Nguồn: Ngô Thắng Lợi, 2000) [6, tr22]. 7
  16. Cụ thể như sau: Bền vững về mặt kinh tế chính là việc phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh. Bền vững về mặt môi trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững. Bền vững về xã hội: Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển. Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường. Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ. 8
  17. 1.2. Sự cần thiết phải phát triển bền vững du lịch biển đảo ở nƣớc ta Du lịch biển đảo ngày càng trở thành một xu hướng và động lực mới, với nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Thực tế cũng cho thấy, với lượng khách đến tăng nhiều trong những năm qua và luôn chiếm khoảng 70% tổng khách du lịch cả nước, du lịch biển đảo hiện đang là loại hình du lịch chủ đạo, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt. Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang. Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển, với diện tích tự nhiên là 126.747 km2, dân số (năm 2010) là 37,2 triệu người, bằng 38,2% diện tích tự nhiên và 41,1% dân số cả nước. Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo và vùng ven biển tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.v.v. (Bộ VHTT và DL, 2019) [2, tr10] Ngoài ra, từ bao đời nay, biển đảo không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống, mà còn là không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo, với những di sản văn hóa đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử-văn hóa liên quan đến môi trường biển, hệ thống thần linh biển, những bậc tiền bối có công trong công cuộc chinh phục biển, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển...; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển; văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa... Ðây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển đảo bền vững. 9
  18. Nắm bắt thế mạnh trên, thời gian qua, nhiều khu du lịch biển tiềm năng đã được quy hoạch và đầu tư phát triển như: bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa); bãi biển Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng); vịnh Đảo Yến, vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa); bãi biển Mũi Né (Bình Thuận); bãi biển Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Việt Nam đã hình thành 3 trung tâm du lịch biển có sức hút với khách quốc tế, gồm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Đảo Yến (Khánh Hòa) với những cơ sở lưu trú hiện đại 4-5 sao, có thể đón những đoàn khách đến nghỉ dưỡng và phát triển du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo) (Bộ VH - TT và DL, 2019) [2, tr11] Việc phát triển mạnh mẽ của du lịch biển đảo trong những năm qua, đã mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển nhiều địa phương trong cả nước. Song theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lớn của du lịch biển, đảo Việt Nam. Thực tế cho thấy, du lịch biển, đảo ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: - Dịch vụ du lịch còn thiếu, nghèo nàn; - Sản phẩm du lịch biển chưa đa dạng; an ninh trật tự và việc quản lý giá tại một số khu, điểm du lịch chưa đảm bảo; quy hoạch của nhiều bãi biển đẹp đã bị phá vỡ, phát triển manh mún và khó điều chỉnh.v.v. Nhằm khắc phục những hạn chế cũng như tạo sức bật cho du lịch biển, đảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, du lịch biển sẽ trở thành động lực của kinh tế biển Việt Nam, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh (Bộ VHTT và DL, 2019) [2, tr8]. 1.3. Phát triển du lịch bền vững 1.3.1. Khái niệm Phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững có mối quan hệ rất chặt chẽ. Trên thực tế, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững đều liên quan đến môi trường. Trong du lịch, môi trường mang một hàm ý rất rộng. Đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các 10
  19. sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Rõ ràng, nếu không có bảo vệ môi trường thì sự phát triển sẽ suy giảm; nhưng nếu không có phát triển thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Chính vì vậy, chúng ta cần phát triển du lịch nhưng không được làm tổn hại đến tài nguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hay nói một cách khác, du lịch bền vững phải là xu thế phát triển của ngành du lịch. Ngoài sự phát triển thân thiện với môi trường, khái niệm bền vững còn bao hàm cách tiếp cận du lịch thừa nhận vai trò của cộng đồng địa phương, phương thức đối xử với lao động và mong muốn tối đa hóa lợi ích kinh tế của du lịch cho cộng đồng địa phương. Nói cách khác, du lịch bền vững không chỉ có bảo vệ môi trường, mà còn quan tâm tới khả năng duy trì kinh tế dài hạn và công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời phát triển bền vững. Vào thập niên 90 của thế kỷ XX người ta thấy rằng, du lịch, một ngành công nghiệp không khói cũng giống các ngành kinh tế khác, tạo ra nguồn lợi nhuận dồi dào nhưng lại đem đến rất nhiều những mặt hạn chế về môi trường, xã hội. Chính vì vậy, một yêu cầu tất yếu được đặt ra là cần phát triển du lịch mang tính bền vững. Vậy phát triển du lịch bền vững là gì? Butler's (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài [17, tr6]. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận của các tác giả khác như Murphy (1994) [22, tr10], Mowforth và Munt (1998). Một quan điểm khác của Machado (2003) lại nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch, ông cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Tác giả Tosun (1998) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất phát triển du lịch bền vững như là một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự 11
  20. phát triển trong một thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai [23, tr598]. Bổ sung vào quan điểm này, tác giả Hens (1998) chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau [18, tr26]. Theo John Swarbrooke (1999) lại có cái nhìn tách biệt về du lịch bền vững khi cho rằng du lịch bền vững là sự kết hợp giữa việc đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng sở tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai đồng thời có khả năng đem lại kinh tế nhưng không được phá hủy các nguồn lực mà tương lai du lịch sẽ phụ thuộc: môi trường vật chất và các yếu tố xã hội của cộng đồng địa phương . Theo Phạm Trung Lương (2000) trong Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam đã chỉ rõ các mặt bền vững của phát triển du lịch là: Bền vững kinh tế sự phát triển ổn định lâu dài của du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương; bền vững về môi trường là việc sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cấu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu của thế hệ mai sau; Bền vững về xã hội là việc khai thác đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống để lại cho các thế hệ tiếp sau [7, tr34]. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) định nghĩa: “Phát triển bền vững trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2