Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho giáo viên các trường THPT, đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––––– LÒ THỊ THANH HẰNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC ĐƢỜNG CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––––– LÒ THỊ THANH HẰNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC ĐƢỜNG CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ THỊ KIM LINH THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn: Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang được thực hiện từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 10 năm 2020. Tôi xin cam đoan: Luận văn sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được chọn lọc, xử lí và đưa vào luận văn đúng qui định. Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của TS. Hà Thị Kim Linh cũng như các thầy, cô giáo trong khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả Lò Thị Thanh Hằng i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm, quí Thầy, Cô giáo khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên và quí thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Kim Linh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng nghiệp và các em học sinh khối trường THPT Quản Bạ, Trường THPT Quyết Tiến huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tôi cũng xin cảm ơn tập thể lớp cao học Quản lý giáo dục trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả Lò Thị Thanh Hằng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................viii DANH MỤC HÌNH............................................................................................ ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 4 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................. 7 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 8 1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 12 1.2.1. Tư vấn, tư vấn học đường........................................................................ 12 1.2.2. Năng lực, năng lực tư vấn học đường ..................................................... 14 1.2.3. Phát triển năng lực và phát triển năng lực tư vấn học đường.................. 17 1.3. Năng lực tư vấn học đường của giáo viên ở trường trung học phổ thông........ 18 1.3.1. Hoạt động tư vấn học đường trong nhà trường trung học phổ thông...... 18 1.3.2. Yêu cầu về năng lực tư vấn học đường đối với giáo viên trường trung học phổ thông .................................................................................................... 27 iii
- 1.4. Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ở trường trung học phổ thông ........................................................................................................... 31 1.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của hoạt động phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ở trường trung học phổ thông .......................................... 31 1.4.2. Nội dung phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ở trường trung học phổ thông ............................................................................... 32 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông ......................................................... 39 1.5.1. Nhận thức và năng lực của người lãnh đạo, quản lý ............................... 39 1.5.2. Nhận thức và năng lực của GV ............................................................... 39 1.5.3. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội .................................... 40 1.5.4. Văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền ........................................... 40 1.5.5. Cơ sở vật chất phụ vụ hoạt động tư vấn học đường ................................ 41 Kết luận chương 1.............................................................................................. 42 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC ĐƢỜNG CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG ....................................... 43 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang .................................................................................... 43 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quản Bạ ........... 43 2.1.2. Khái quát về các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.................................................................................................... 43 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 47 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 47 2.2.2. Đối tượng khảo sát................................................................................... 47 2.2.3. Nội dung khảo sát .................................................................................... 47 2.2.4. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu............................... 47 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ........................................................................ 48 iv
- 2.3.1. Thực trạng về hoạt động tư vấn học đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ........................................ 48 2.3.2. Thực trạng phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang .. 56 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ............ 64 2.5. Đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ tỉnh, Hà Giang .................................................................................................... 67 2.5.1. Điểm mạnh............................................................................................... 67 2.5.2. Những hạn chế ......................................................................................... 67 Kết luận chương 2.............................................................................................. 69 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC ĐƢỜNG CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN QUẢN BẠ TỈNH HÀ GIANG ..................................................................................... 70 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 70 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục đích phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ...................................................................................................... 70 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 70 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 71 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 71 3.2. Biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ............................ 72 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên trường trung học phổ thông ..................... 72 3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn học đường cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ....................................................................... 74 3.2.3. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo khối về tư vấn học đường cho giáo viên ............................................................................................................ 76 v
- 3.2.4. Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên.................................................................................... 78 3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ................................................. 80 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 82 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 83 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 83 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................ 83 3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm ........................................................................... 83 3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm ...................................................................... 83 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 84 Kết luận chương 3.............................................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 92 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 BGH Ban giám hiệu 2 CSVC Cơ sở vật chất 3 DTTS Dân tộc thiểu số 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 NL Năng lực 7 NTV Nhà tư vấn 8 NXB Nhà xuất bản 9 THPT Trung học phổ thông 10 TVHĐ Tư vấn học đường vii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ CBQL, GV ở các trường THPT huyện Quản Bạ năm học 2019-2020 .................................................................... 44 Bảng 2.2. Tình hình học sinh ở các trường THPT huyện Quản Bạ năm học 2019-2020 ........................................................................................ 44 Bảng 2.3a. Năm học 2018-2019 ........................................................................ 45 Bảng 2.3b. Năm học 2019-2020 ........................................................................ 45 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung cần TVHĐ cho HS .................................................................. 49 Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về kỹ năng TVHĐ của GV ................................................................................. 51 Bảng 2.6. Thực trạng về năng lực TVHĐ của giáo viên các trường THPT ...... 53 Bảng 2.7. Thực trạng về nội dung TVHĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang .................................... 55 Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực TVHĐ cho GV trường THPT ở huyện QB, HG ....................................................... 57 Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho giáo viên các trường THPT huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang ............ 59 Bảng 2.10. Thực trạng việc chỉ đạo phát triển năng lực TVHĐ cho giáo viên THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ ......................................... 61 Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác phát triển năng lực TVHĐ cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ........................................................................... 63 Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực TVHĐ cho giáo viên các trường THPT ..................................................................... 65 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ... 84 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ...... 86 viii
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV ................................................................................. 65 Hình 3.1. Biểu đồ khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp phát triển năng lực TVHĐ cho GV........................................................................... 85 Hình 3.2. Biểu đồ khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực TVHĐ cho GV........................................................................... 87 ix
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ thứ XX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước đột phá, tạo sự chuyển biến nhanh về mọi mặt trong đời sống của người Việt Nam. Tuy nhiên, những biến động của nền kinh tế thị trường mở cửa cũng gây ra không ít tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, mà lực lượng đông nhất chính là học sinh trung học phổ thông. Ở độ tuổi 16-18, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Đa số các em còn lệ thuộc vào cha mẹ về cả kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội. Ở nhà, đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ,… Ở trường, là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè... Ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng… Và riêng bản thân các em cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai,… Cá biệt, có những em vấp phải vấn đề nghiêm trọng hơn: lệch lạc về giới tính, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội,… Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em sẽ không biết nhìn nhận, giải quyết vấn đề như thế nào cho hợp lý. Trong những trường hợp như thế, học sinh rất cần đến sự chia sẻ, sự thông hiểu từ người thân: gia đình, bạn bè, thầy cô… Thực tế cho thấy học sinh trong nhà trường phổ thông có thể có những rối loạn về phát triển tâm lý, những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như vi phạm kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, bạo lực…). Hậu quả là ngày càng có nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như xác 1
- định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ xung quanh. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do các em không có ai hỗ trợ, tư vấn, giúp các em giải quyết những vướng mắc một cách kịp thời. Trước thực trạng đó, công tác TVHĐ cho học sinh đã được Đảng, nhà nước rất quan tâm và từng bước triển khai vào các đơn vị trường học. Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra công văn số: 4436/BGDĐT-CTHSSV về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2016- 2017. Hà Nội, 9/9/2016. Tại công văn này với những hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế học đường năm học 2016-2017, Bộ đã chỉ ra nội dung quan trọng cho công tác tham vấn học đường: Thành lập bộ phận tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; bố trí cán bộ, giáo viên chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) làm công tác tư vấn tâm lý. Tiếp tục đa dạng hóa nội dung, xây dựng và nhân rộng mô hình tư vấn tâm lý nhằm triển khai có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường; Các sở giáo dục và đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, bố trí các nguồn lực để thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý trong các trường phổ thông, đồng thời đẩy mạng xã hội hóa hoạt động các nguồn lực cho công tác tư vấn tâm lý; Các cơ sở giáo dục tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa người học với các thầy giáo, cô giáo và lãnh đạo nhà trường để nắm bắt và xử lý kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người học. Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/4/2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS trong trường phổ thông. Với mục tiêu nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với HS đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện. Do đó trách nhiệm trong công tác giáo dục và tư vấn của các thầy giáo, cô giáo đối với các em là hết sức quan trọng và cần thiết. 2
- Tuy nhiên, chưa có GV được đào tạo hoặc được bồi dưỡng một cách bài bản về công tác TVHĐ. Đội ngũ giáo viên trong lĩnh vực TVHĐ còn thiếu, việc mời các chuyên gia trong các lĩnh vực để bồi dưỡng cho GV còn khó khăn về kinh phí, thời gian, các cơ quan quản lí giáo dục các cấp cũng như hiệu trưởng các trường phổ thông đã quan tâm đến công tác TVHĐ, nhưng do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan còn lúng túng trong chỉ đạo, do vậy công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực TVHĐ cho GV chưa hiệu quả. Hầu hết các nhà trường chưa có giáo viên chuyên trách làm công tác TVHĐ mà chủ yếu là các giáo viên bán chuyên trách vừa thực hiện nhiệm vụ dạy kiến thức vừa làm công tác TVHĐ. Đối với HS vùng cao Hà Giang nói riêng, HS miền núi nói chung môi trường giáo dục còn nhiều hạn chế, điều kiện học tập còn nhiều khó khăn và các em học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số khả năng nhận thức của các em còn chưa cao, nhiều phong tục, tập quán, nếp sống còn lạc hậu. Các em có những nét riêng biệt về đặc điểm tâm sinh lý, do đó công tác TVHĐ cho các em là rất quan trọng và cần thiết. Thực tế cho thấy năng lực tư vấn học đường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã có hướng triển khai, song quy mô còn chưa đồng bộ, do một số khó khăn nhất định mà việc tổ chức thực hiện tại trường còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả chưa cao. Một trong những nguyên nhân của thực trạng là do công tác tổ chức hỗ trợ tư vấn học đường chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Giáo viên khi thực hiện hoạt động tư vấn học đường cho học sinh kỹ năng còn thiếu và yếu. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể, tạo cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn. Xuất phát từ những thực tế trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang” làm luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục của mình. 3
- 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho giáo viên các trường THPT, đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Phát triển năng lực cho giáo viên THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 4. Giả thuyết khoa học Vấn để phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã được quan tâm triển khai các hoạt động cụ thể để phát triển năng lực cho giáo viên, tuy nhiên còn những hạn chế nhất định trong khâu quản lý. Nếu nghiên cứu được cơ sở lý luận và khảo sát được thực trạng phát triển năng lực TVHĐ cho GV ở các trường THPT huyện Quản Bạ, Tỉnh Hà Giang sẽ đề xuất biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực tư vấn học đường cho GV trường THPT. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 5.3. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 4
- 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển năng lực TVHĐ cho GV trường THPT với chủ thể phát triển năng lực là Hiệu trưởng nhà trường. Tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên ở trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 6.2. Về khách thể điều tra và địa bàn khảo sát - Về khách thể điều tra: Đề tài tiến hành khảo sát 276 khách thể, trong đó có 6 CBQL và 70 GV trực tiếp tham gia công tác tư vấn học đường tại 02 trường THPT; 200 học sinh tại 02 trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. - Về địa bàn khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát tại 02 trường THPT là: trường THPT Quản Bạ và Trường THPT Quyết Tiến. 6.3. Về thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu thực tiễn được thực hiện từ ngày 01/11/2019 đến 30/9/2020. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa các tài liệu lý luận như nghiên cứu lý luận về năng lực tư vấn học đường cho GV THPT; nghiên cứu chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp đàm thoại Trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn một số cán bộ quản lý, tư vấn viên, GV ở các trường THPT để tìm hiểu thực trạng kỹ năng tư vấn học đường của đội ngũ GV ở các trường THPT, đồng thời làm sáng tỏ những thông tin thu nhận được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 5
- 7.2.2. Phương pháp điều tra thực tiễn Phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát nhu cầu, nhận thức, sự đánh giá của các khách thể điều tra về năng lực tư vấn học đường của GV các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp này được sử dụng với mục đích xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các GV có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường cho GV các trường THPT, đồng thời kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp này được sử dụng với mục đích đánh giá, tổng kết công tác tổ chức tư vấn học đường, công tác phát triển năng lực tư vấn học đường cho GV các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang để thu thập thêm thông tin thực tiễn cho đề tài. 7.3. Các phương pháp bổ trợ Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý các kết quả nghiên cứu thực tiễn như công thức tính trung bình cộng, tính phần trăm… 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 6
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC ĐƢỜNG CHO GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên không còn là vấn đề mới lạ, nó đã được triển khai thực hiện từ lâu ở các quốc gia phát triển trên thế giới TVHĐ ở Hoa Kỳ được bắt đầu từ phong trào hướng nghiệp vào đầu thế kỷ XX bởi Jesse B. Davis. Ông được xem là người đầu tiên cung cấp một chương trình học có hướng dẫn một cách có hệ thống về vấn đề này. Sau đó Frank Parons là người tiếp bước theo Jesse B. David, ông là người sáng lập ra ngành hướng dẫn tư vấn nghề ở Hoa Kỳ. Trong các cuốn sách ông đã xuất bản có cuốn “Cẩm nang hướng nghiệp”, đây là cuốn sách trợ giúp mọi người trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả. Năm 1940 Carl Rogers nhấn mạnh vào việc giúp đỡ các mối quan hệ trong trường học. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nghề TVHĐ [15]. Năm 1953, Hiệp hội các nhà tư vấn tâm lý học đường Hoa Kỳ (ASCA) tham gia vào APGA - một tổ chức tiền thân của Hiệp hội tư vấn tâm lý Hoa Kỳ hiện nay. Năm 1962 cuốn sách “The Counselor in a Changing World” của tác giả Wrenn đã định chế hóa các mục tiêu của tư vấn học đường. Năm 1964 ASCA phát triển các vai trò và chức năng dành cho các nhà TVHĐ. Tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chương trình TVHĐ (National Standards for School Counseling Programs) ra đời năm 1997 và kể từ đó ngành TVHĐ được xem như là đã hoàn thiện. Hiện nay, Hiệp hội các nhà TVHĐ Hoa 7
- Kỳ (ASCA) được xem là nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho chương trình tư vấn tâm lý học đường của hầu hết các nước trên thế giới. Ở Pháp, Hiệp hội tư vấn định hướng tâm lý Pháp (Association des conseillers d’orientation psychologues de France - ACOP Pháp), có chức năng hướng nhà tham vấn tâm lý, trao đổi thông tin, phát triển sự nghiệp tư vấn, tổ chức và tham gia các hội thảo quốc gia và quốc tế về tư vấn và tâm lý. Năm 1928, khóa đào tạo tư vấn hướng nghiệp đầu tiên tại Pháp được tổ chức, sử dụng thử nghiệm Binet, sau đó là các khóa tư vấn hướng học và hướng nghiệp, đến năm 1972, đổi tên là khóa đào tạo tư vấn viên định hướng. Đến năm 1991, được chính thức công nhận bằng cấp tâm lý học. Ở Singapore đã thành lập Trung tâm tư vấn từ năm 1966. Đến năm 1976, thành lập Trung tâm Dịch vụ Chăm sóc học sinh (Student Care Service- SCS). Ở Trung Quốc có mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại các nhà trường cho học sinh các cấp. Trong tài liệu “Tập huấn tham vấn cơ bản dành cho cộng đồng” của Unicef cũng đề cập đến vấn đề phân biệt giữa tư vấn và tham vấn, các kỹ năng tham vấn, vai trò của tham vấn trong đời sống cộng đồng… Những nghiên cứu nêu trên ở các khía cạnh khác nhau đã đề cập đến nội dung TVHĐ tuy chưa đầy đủ và chi tiết nhưng những thông tin trong tài liệu cung cấp là sơ sở để tác giả xác định phần lý luận của đề tài. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Từ những năm 1977 đến năm 1980 công tác giáo dục hướng nghiệp được tổ chức thí điểm ở một số trường phổ thông tại một số địa phương. Giai đoạn 1981-1986, Ban Giáo dục Hướng nghiệp Bộ Giáo dục tổ chức biên soạn tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp PTCS và các lớp PTTH. Một số công trình tiêu biểu: “Sinh hoạt hướng nghiệp 12” (1994), “Sinh hoạt hướng nghiệp 11” (1996) của Hoàng Kiện, Nguyễn Thế Trường, Phạm Tất Dong. 8
- Tài liệu “Những nẻo đường lập nghiệp” do Đặng Danh Ánh chủ biên (2003) giới thiệu một số ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và những gương thành đạt về lập thân, lập nghiệp của các bạn trẻ. Trong những năm 2002 - 2006, tác giả Trần Thị Minh Đức đã công bố khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau có liên quan đến kỹ năng tham vấn tâm lý học đường. Đặc biệt, từ những công trình nghiên cứu của mình tác giả xuất bản cuốn: “Giáo trình tham vấn tâm lý” (2006). Giáo trình đã hướng dẫn khá tỉ mỉ các nguyên tắc, quy trình, kỹ năng tham vấn, tư vấn tâm lý học đường. Đây là cuốn tài liệu tham khảo quý báu cho các giảng viên, giáo viên các cấp [14]. Năm 2005, với sự hỗ trợ của Ủy ban dân số gia đình trẻ em thành phố Hồ Chí Minh và UNICEF, Văn phòng Tư vấn trẻ em thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tư vấn trong trường học.”. Năm 2006, với sự tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu-tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng, Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “ Tư vấn tâm lý giáo dục - lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển”. Năm 2008, Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam lại mở hội thảo ở Đồng Nai với chủ đề “Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp”. Đề cập đến giải pháp triển khai mô hình giáo dục tư vấn tâm lý và xây dựng nội dung giáo dục tâm lý ứng xử qua tư vấn học đường. Năm 2010, Các tỉnh: Khánh Hòa, Tây Ninh, Hậu Giang, …phối hợp với Trung tâm ứng dụng tâm lý giáo dục Phía Nam, hưởng ứng tinh thần công văn số 30-2009/CV-TWH của chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam Phạm Minh Hạc phát huy kết quả của cuộc hội thảo khoa học nói trên, đứng ra tổ chức các lớp bồi dưỡng Kỹ năng Tư vấn Tâm lý trong trường học, đẩy mạnh việc phổ biến rộng rãi tri thức khoa học tâm lý giáo dục trong nhà trường, tạo điều kiện cho các trường học thành lập phòng TVHĐ. Tác phẩm “Giúp bạn chọn nghề” do Phạm Tất Dong (chủ biên năm 2005): giới thiệu về nghề nghiệp trong xã hội, những nghề cần khuyến khích phát triển, cách chọn nghề và những vấn đề tâm lý cần chuẩn bị trước khi vào nghề [dẫn theo 28]. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn