Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển quan hệ bàn bè tích cực cho trẻ 5-6 tuổi
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là cơ sở lý luận tổ chức HĐTH nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi; thực trạng tổ chức HĐTH nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi; xây dựng và TN một số hoạt động tạo hình nhằm phát triển quan hệ bạn bè tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển quan hệ bàn bè tích cực cho trẻ 5-6 tuổi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Hồng Trâm TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ BẠN BÈ TÍCH CỰC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Hồng Trâm TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ BẠN BÈ TÍCH CỰC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trần Thị Hồng Trâm
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ rất nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, nhà trƣờng và bạn bè. Thông qua luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS. Vũ Thị Ngân – ngƣời thầy đã nhiệt tình hƣớng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Quý thầy cô phòng Sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tác giả có thể tham gia học tập và thực hiện luận văn. Ban giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô khoa Giáo dục Mầm non, phòng Quản lý khoa học, thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tập thể cán bộ giáo viên của 5 trƣờng mầm non (trƣờng Mầm non Anh Đào, trƣờng Mầm non 19/5, trƣờng Mầm non Sao Mai 12, trƣờng Mầm non Starkids, trƣờng Mầm non Tắc Rỗi) đã nhiệt tình hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm tại trƣờng. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp Cao học ngành Giáo dục Mầm non khóa 26 đã động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 9 năm 2017 Tác giả Trần Thị Hồng Trâm
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ĐC: Đối chứng GV: Giáo viên HĐTH: Hoạt động tạo hình MG: Mẫu giáo MN: Mầm non QHBBTC: Quan hệ bạn bè tích cực TN: Thử nghiệm
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Quan điểm của GV về QHBBTC ............................................................ 45 Bảng 2. 2: Mục đích của việc phát triển QHBBTC................................................... 46 Bảng 2. 3: Vai trò của GV việc phát triển QHBBTC cho trẻ .................................... 47 Bảng 2. 4: Những hoạt động có thể phát triển QHBBTC ......................................... 47 Bảng 2. 5: Những nội dung giáo dục QHBBTC cho trẻ ........................................... 49 Bảng 2. 6: Những nội dung phát triển QHBBTC có thể tổ chức thông qua HĐTH ...................................................................................................... 50 Bảng 2. 7: Những thời điểm sử dụng các biện pháp tác động để phát triển quan hệ bạn bè .................................................................................................. 52 Bảng 2. 8: Phƣơng pháp tổ chức các hoạt động phát triển QHBBTC cho trẻ ........... 54 Bảng 2. 9: Đánh giá của GV về mức độ mà các GVMN hiện nay sử dụng HĐTH để phát triển quan hệ bạn bè tínhh cực cho trẻ trong trƣờng MN ........................................................................................................... 55 Bảng 2. 10: Giáo án ..................................................................................................... 57 Bảng 2. 11: Thời điểm phát triển QHBBTC ............................................................... 58 Bảng 2. 12: Các phƣơng pháp giáo ciên dùng để phát triển QHBBTC cho trẻ .......... 62 Bảng 2. 13: Nội dung phát triển QHBBTC cho trẻ ..................................................... 63 Bảng 2. 14: Giáo viên bao quát trẻ .............................................................................. 64 Bảng 2. 15: Mối quan hệ giữa cô và trẻ ...................................................................... 65 Bảng 2. 16: Nhận xét sản phẩm của trẻ ....................................................................... 65 Bảng 2. 17: Mức độ biểu hiện về QHBBTC của trẻ ................................................... 76 Bảng 3. 1: Mức độ biểu hiện quan hệ bạn trƣớc TN của 2 nhóm trẻ ………………..96 Bảng 3. 2: Kết quả biểu hiện QHBBTC trƣớc TN của hai nhóm trẻ ...................... 100 Bảng 3. 3: Mức độ biểu hiện của trẻ sau TN của hai nhóm trẻ. .............................. 101 Bảng 3. 4: Kết quả mức độ biểu hiện quan hệ bạn bè sau TN ở hai nhóm trẻ ........ 102 Bảng 3. 5: Kết quả biểu hiện QHBBTC trƣớc và sau TN của nhóm ĐC ................ 103 Bảng 3. 6: So sánh mức độ biểu hiện trƣớc và sau TN của nhóm ĐC .................... 105
- Bảng 3. 7: So sánh biểu hiện quan hệ bạn bè của trẻ trƣớc và sau TN của nhóm TN .......................................................................................................... 105 Bảng 3. 8: So sánh mức độ biểu hiện quan hệ bạn bè của trẻ trƣớc và sau TN của nhóm TN ......................................................................................... 107 Bảng 3. 9: So sánh mức độ biểu hiện trƣớc và sau TN của hai nhóm .................... 108 Bảng 3. 10: Kết quả đánh giá của GV MN về các hoạt động TN ............................. 109
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Mức độ các tiêu chí về QHBBTC của trẻ ............................................... 73
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn Danh mục các bảng biểu Danh mục biểu đồ Mở đầu ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ BẠN BÈ TÍCH CỰC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI ..................................................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 7 1.1.1. Nƣớc ngoài .............................................................................................. 7 1.1.2. Trong nƣớc .............................................................................................. 7 1.2. Quan hệ bạn bè tích cực ........................................................................................ 11 1.2.1. Một số khái niệm ................................................................................... 13 1.2.2. Đặc điểm quan hệ bạn bè của trẻ 5 - 6 tuổi ........................................... 15 1.2.3. Ảnh hƣởng của QHBBTC lên sự phát triển nhân cách của trẻ MN ...... 19 1.2.4. Nội dung phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi ................................... 22 1.2.5. Hình thức tổ chức phát triển quan hệ bạn bè cho trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐTH........................................................................................... 25 1.2.6. Phƣơng pháp phát triển QHBBTC cho trẻ ............................................ 26 1.2.7. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển QHBBTC của trẻ .................... 29 1.3. Hoạt động tạo hình ................................................................................................ 34 1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 34 1.3.2. Ý nghĩa của HĐTH đối với việc phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi ......................................................................................................... 35 1.3.3. Điều kiện sử dụng hoạt động vẽ nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi................................................................................................. 37 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 39
- CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ BẠN BÈ TÍCH CỰC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI ................................................................................... 41 2.1. Mục tiêu ................................................................................................................ 41 2.2. Phƣơng pháp tìm hiểu thực trạng tổ chức HĐTH nhằm phát triển quan hệ bạn bè cho trẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh ....................................................... 41 2.2.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 41 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 41 2.2.3. Phân tích kết quả điều tra ...................................................................... 44 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 77 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ BẠN BÈ TÍCH CỰC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI ............................................................... 78 3.1. Cơ sở xây dựng một số tình huống nhằm phát triển quan hệ tình bạn tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................................................. 78 3.2. Tổ chức thử nghiệm .............................................................................................. 80 3.2.1. Mục đích thử nghiệm............................................................................. 80 3.2.2. Khách thể thử nghiệm ........................................................................... 80 3.2.3. Điều kiện thử nghiệm ............................................................................ 80 3.2.4. Nội dung thử nghiệm ............................................................................. 81 3.2.5. Một số hoạt động vẽ nhằm phát triển quan hệ bạn bè tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi ........................................................................................... 82 3.2.6. Các bƣớc tiến hành thử nghiệm ............................................................. 95 3.2.7. Công cụ và cách đánh giá: ..................................................................... 95 3.3. Kết quả thử nghiệm............................................................................................... 96 3.3.1. Kết quả trƣớc thử nghiệm ở nhóm thử nghiệm và đối chứng ............... 96 3.3.2. Kết quả sau thử nghiệm ở nhóm thử nghiệm và đối chứng ................ 100 3.3.3. Kết quả phỏng vấn giáo viên mầm non về các hoạt động thử nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của các hoạt động mà đề tài thiết kế. ................................................................................................ 108
- TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 117 PHỤ LỤC
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở MN, QHBBTC là quan hệ bạn bè cân bằng, bình đẳng và theo chiều ngang trong phạm trù quyền lực. QHBBTC này đƣợc đặt nền tảng trên sự công nhận, giúp đỡ, chia sẻ, cộng tác giải quyết xung đột và các vấn đề khác và cho phép trẻ em chủ động khám phá những ý tƣởng của chúng mà không bị đánh giá hay chỉ trích để đạt đƣợc sự cân bằng nhận thức [6]. QHBBTC có ảnh hƣởng lên sự phát triển nhân cách của trẻ MN nhƣ: Nâng cao lòng tự trọng: qua việc khen ngợi lẫn nhau về những thành tích của nhau và khuyến khích, động viên lẫn nhau mỗi khi cảm thấy tồi tệ về bản thân mình. Tăng cƣờng hành vi tích cực: trẻ có tiếp nhận bạn cùng trang lứa cao sẽ tham gia vào các hành vi tích cực thƣờng xuyên hơn, nhƣ là chơi kết hợp, tiếp xúc thân thiện, trò chuyện mang tính xã hội và có sự chấp nhận đề nghị từ bạn cùng trang lứa. Gia tăng thái độ tích cực: có bạn là điều quan trọng đối với những trẻ mà quan hệ gia đình ít đƣợc đáp ứng; trẻ em có nhiều bạn hơn và có tình bạn ổn định hơn thƣờng cảm thấy vui vẻ ở trƣờng, thái độ tích cực của trẻ đối với trƣờng học tăng dần trong năm và trẻ ít có vấn đề về điều chỉnh hành vi hơn. Những nghiên cứu gần đây về ý tƣởng của trẻ em về tình bạn cho thấy trẻ em quan tâm đến những đặc trƣng khác của tình bạn bên cạnh sự thân thiết. Trẻ xem các hành vi phù hợp với xã hội (giúp đỡ, chia sẻ) là đặc điểm tích cực của một tình bạn. Trẻ mong đợi ngƣời bạn của mình sự trung thành, ví dụ, ngƣời bạn đó gắn bó với trẻ khi chúng đang tranh luận với những bạn bè cùng trang lứa khác. Trẻ mong đợi bạn của mình trung thành với trẻ, không rời xa chúng vì một ai đó khác. Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu của Vygotsky, Zaporozhets, Ibrahimova, Slavina, Berndt, Hayetal, v.v… đã đề cập đến bản chất và đặc điểm quan hệ bạn bè của trẻ MN cũng nhƣ vai trò của QHBBTC đối với sự phát triển của trẻ. Ở Việt Nam, Chƣơng trình Giáo dục MN rất chú trọng đến việc phát triển QHBBTC bằng việc đƣa nhiệm vụ này vào cả nội dung giáo dục phát triển giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cũng nhƣ chuẩn phát triển 5 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay mới
- 2 chỉ có công trình của tác giả Nguyễn Minh Anh nghiên cứu sử dụng liệu pháp nghệ thuật để xây dựng chƣơng trình phát triển QHBBTC của trẻ 5-6 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Điều này làm cho GV MN gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển QHBBTC cho trẻ trƣớc tuổi học. Các hoạt động nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ vẫn chƣa đƣợc phong phú và thƣờng chỉ tập trung vào một số hoạt động nhất định. Loris Malaguzzi, ngƣời sáng lập ra mô hình Reggio Emilia tin rằng: Có "hàng trăm ngôn ngữ" khác nhau để trẻ thể hiện chính bản thân mình. Trong hàng trăm thứ ngôn ngữ ấy của trẻ thì không thể nào không thể không nhắc đến những tác phẩm tạo hình của trẻ. Nghệ thuật đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện cho sự phát triển sáng tạo và để tự bộc lộ bản thân. Bartel cho rằng trẻ em có cảm giác thỏa mãn khi chúng sử dụng đất nặn, vẽ với bút chì màu hoặc cắt dán với các vật liệu tái chế. Khi trẻ có thể thực hiện một phát biểu mang tính nghệ thuật, tinh thần của trẻ sẽ phấn chấn hơn và trẻ cảm thấy vui thích vì đã làm một hành động cụ thể. Tranh vẽ của trẻ em nhƣ là ý nghĩa của giao tiếp và thực hiện hành động và là sự phát triển tinh thần. Tranh vẽ là cách hiệu quả cho trẻ em để thể hiện lòng tự trọng, cảm xúc, năng lực xã hội và những tính cách ẩn tàng khác. Các nghiên cứu của Nguyễn Minh Anh đã chứng minh tranh vẽ là một trong những phƣơng tiện tự nhiên và mang tính thông tin cao nhất, đặc biệt với tuổi MN. Tạo hình là một trong những hoạt động gần gũi và mang lại cho trẻ sự hứng thú cao. Thông qua hoạt động này, trẻ đƣợc thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình với thế giới xung quanh. Hơn thế nữa, giao tiếp với những ngƣời khác trong quá trình thực hiện tranh vẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội của trẻ. Các tác giả này cũng nhấn mạnh rằng khi trẻ có thể tƣơng tác với bạn cùng trang lứa, trẻ sẽ có khả năng sống hợp tác trong xã hội. HĐTH đƣợc tổ chức hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục tính cộng đồng cho trẻ. Nó giúp trẻ manh dạn, tự tin trong giao tiếp, có hành vi ứng xử đúng đắn với bản thân và với mọi ngƣời. Trong HĐTH tập thể, trẻ học đƣợc cách phối hợp với các bạn, biết phân công công việc, biết chú ý lắng nghe, biết chia sẻ và thống nhất ý kiến với các bạn, qua đó, những thái độ, hành vi, cách cƣ xử không đúng của trẻ sẽ đƣợc uốn nắn kịp thời. Đƣợc ngắm nhìn thành quả sau mỗi HĐTH, trẻ nói về tranh vẽ
- 3 của mình với các bạn và ngƣời lớn ở gần mình, trẻ sẽ xây dựng năng lực xã hội cho chính bản thân trẻ. Tóm lại, việc phát triển QHBBTC cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu về ứng dụng vấn đề này. Bên cạnh đó, trẻ MN rất hứng thú với HĐTH. Thông qua hoạt động này, trẻ không chỉ đƣợc bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình mà còn giúp trẻ phát triển mối quan hệ bạn bè. Chính vì thế, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức hoạt động tạohình nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5-6 tuổi”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng một số HĐTH nhƣ là biện pháp tạo tình huống giáo dục QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu vấn đề lý luận về: Sử dụng HĐTH nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi. Khảo sát thực trạng tổ chức HĐTH nhằm nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi. Xây dựng và TN một số HĐTH nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng MN Anh Đào. 4. Giới hạn đề tài Giới hạn đối tượng nghiên cứu: quan hệ bạn bè có thể hình thành trong và bằng nhiều HĐTH khác nhau tại trƣờng MN nhƣ hoạt động vẽ, nặn xé, dán, xếp hình v.v… Tuy nhiên trong đề tài này tập trung nghiên cứu, xây dựng và tổ chức các hoạt động vẽ để phát triển quan hệ tình cảm tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi. Giới hạn khách thể nghiên cứu: xây dựng và tổ chức các hoạt động vẽ để phát triển quan hệ tình cảm tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại trƣờng MN Anh Đào. 5. Khách thể và đối tƣợng 5.1. Khách thể Quá trình tổ chức HĐTH cho trẻ 5 - 6 tuổi. 5.2. Đối tƣợng
- 4 Biện pháp sử dụng hoạt động vẽ nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi. 6. Giả thuyết nghiên cứu Trẻ MG lớn rất thích và hứng thú với HĐTH: vẽ, nặn, cắt, dán, v.v… Trong quá trình hoạt động, các trẻ có cơ hội học tập lẫn nhau và phối hợp cùng nhau để tạo ra sản phẩm. Chính vì thế, nếu GV MN chú trọng xây dựng các tình huống, tạo cơ hội hình thành quan hệ tích cực phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi trong tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ em thì khả năng QHBBTC của trẻ sẽ đƣợc nâng cao hơn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Nghiên cứu tìm ra những khái niệm cơ bản của đề tài: QHBBTC; QHBBTC của trẻ MG 5 - 6 tuổi, phát triển QHBBTC của trẻ MG 5 - 6 tuổi, giáo dục QHBBTC của trẻ MG 5 - 6 tuổi; phƣơng pháp và biện pháp phát triển QHBBTC của trẻ MG 5 - 6 tuổi, phát triển QHBBTC của trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua HĐTH, thông qua hoạt động vẽ. Cách thực hiện: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phƣơng pháp quan sát Mục đích quan sát: Tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động phát triển QHBBTC cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, đặc biệt là tổ chức các HĐTH và HĐ vẽ phát triển QHBBTC cho trẻ MG 5 - 6 tuổi của GV MN. Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện QHBBTC của trẻ 5 - 6 tuổi trong các hoạt động đó. Khách thể quan sát: 10 buổi GV MN tổ chức HĐTH và hoạt động khác nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trƣờng MN Anh Đào (quận Gò Vấp) và trƣờng MN Starkids (quận Tân Phú). Và quan sát biểu hiện QHBBTC của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở 4 lớp MG lớn ở 2 trƣờng. 7.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích:
- 5 Tìm hiểu nhận thức của GV về việc phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐTH Đánh giá của GV về mức độ phát triển QHBBTC của trẻ 5 - 6 tuổi Tìm hiểu cách thức GV tổ chức HĐTH để phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức HĐTH để phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi Khách thể điều tra: 55 GV phụ trách lớp 5- 6 tuổi ở một số trƣờng MN tại TP.HCM 7.2.3. Phƣơng pháp thử nghiệm Mục đích: Xây dựng và sử dụng một số hoạt động vẽ nhằm phát triển quan hệ bạn bè tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi. Khách thể: 1 lớp thử nghiệm, 1 lớp đối chứng (mỗi lớp 30 trẻ) ở trƣờng MN Anh Đào. 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý thống kê kết quả khảo sát với hai thông số cơ bản là tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình cho các nội dung trong phiếu khảo sát. Từ đó liên hệ kết quả với lý thuyết, phân tích và lí giải kết quả. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung đề tài gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận tổ chức HĐTH nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức HĐTH nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi Chƣơng 3: Xây dựng và TN một số hoạt động tạo hình nhằm phát triển quan hệ bạn bè tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi 9. Đóng góp mới của đề tài 9.1. Về mặt lí luận Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức các HĐTH nhằm QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi. Những yếu tố ảnh hƣởng
- 6 đến quá trình phát triển QHBBTC của trẻ. Những lƣu ý, nguyên tắc khi tổ chức các HĐTH để phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi. 9.2. Về mặt thực tiễn Đề tài đã chỉ ra đƣợc thực trạng của việc tổ chức HĐTH nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi của GV MN hiện nay. Thiết kế một số HĐTH nhằm phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi
- 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ BẠN BÈ TÍCH CỰC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tuy chƣa thực sự đƣợc nghiên cứu và có đƣợc công trình độc lập nghiên cứu về vấn đề phát triển QHBBTC cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐTH nhƣng đã có không ít các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu và đề cập đến quan hệ bạn bè của trẻ dƣới nhiều góc độ khác nhau. 1.1.1. Nƣớc ngoài Piaget (1932) cho rằng mối quan hệ trẻ em với bạn đồng trang lứa có thể đƣợc phân biệt cả về hình thức và chức năng, so với mối quan hệ của trẻ em với ngƣời lớn. Ông cho rằng: tƣơng tác bạn bè cùng lứa cho phép trẻ em chủ động khám phá những ý tƣởng của chúng hơn là gặp phải những nguy cơ về sự đánh giá và chỉ trích từ ngƣời lớn. Mối quan hệ bạn bè cùng lứa đƣợc miêu tả là mang tính cân bằng, bình đẳng và ít nhiều là mối quan hệ theo chiều ngang trong phạm trù thống lĩnh và khẳng định quyền lực. Vì vậy, trong bối cảnh đồng trang lứa, trẻ em có thể trải nghiệm những cơ hội để xem xét những ý tƣởng và sự giải thích mâu thuẫn, để thƣơng lƣợng và thảo luận các quan điểm đa chiều để quyết định là thỏa hiệp hoặc loại bỏ các phƣơng án đƣợc đề xuất bởi bạn cùng trang lứa. Những trải nghiệm tƣơng tác bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp trẻ phát triển đƣợc các mối quan hệ theo hƣớng tích cực, một trong những ví dụ điển hình của sự phát triển này là khả năng để thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc và ý định của ngƣời khác. Theo Vygotsky, sự phát triển nhận thức là một chức năng, hiểu ở diện rộng, của sự trao đổi giữa các cá nhân. Vygotsky sử dụng nguyên tắc “vùng phát triển gần” (zone of proximal development – ZPD) để giải thích ý nghĩa của các tƣơng tác xã hội. Vygotsky chỉ ra rằng những sự hỗ trợ thƣờng thấy đƣợc cung cấp bởi cha mẹ của trẻ. Các nhà nghiên cứu nhƣ Tudge và Rogoff đã lập luận rằng bạn cùng trang lứa của trẻ có thể đóng vai trò trong sự đồng kiến tạo (co-constructivist). Do đó, việc kết nối với một bạn cùng trang lứa nhiều năng lực hơn có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ thông qua vùng phát triển gần.
- 8 Nếu nhƣ Piaget quan niệm rằng chính xung đột đồng lứa kích thích sự thay đổi, trong khi Vygotsky lại cho là chính sự hợp tác và tổng hợp ý tƣởng của nhau mới thúc đẩy sự thay đổi. Các nghiên cứu hiện đại cho rằng những ý tƣởng mâu thuẫn và sự khác biệt trong quan điểm thực sự gợi ra sự hợp tác giữa các bên. Khi các bên dàn xếp với nhau một cách tích cực, điều này sẽ làm cho họ thảo luận đƣợc những điểm khác biệt, thƣơng lƣợng và thoả hiệp đƣợc, tóm lại là cộng tác để phát triển mối quan hệ, không chỉ về mặt nhận thức và còn cảm xúc. Tuy nhiên cả Piaget và Vygotsky cùng đồng thuận là những xung đột nhận thức kích thích trẻ em nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng nhận thức nhƣ vậy, Piaget và Vygotsky đề cập đến hai bƣớc của một quá trình phát triển mối QHBBTC, đó là bƣớc nảy sinh xung đột và bƣớc tìm kiếm giải pháp. Sự phát triển QHBBTC nên lấy quan điểm hai bƣớc này làm nền tảng. Các nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết sự đồng kiến tạo của Piaget và Vygotsky cho thấy: Trẻ em có thể thực hiện và có những tiến bộ về mặt nhận thức khi trẻ hợp tác trao đổi và thảo luận các quan điểm có tính mâu thuẫn trên nhiều vấn đề khác nhau. Trẻ em làm việc cùng nhau có thể giải quyết các vấn đề mà không bên nào có khả năng giải quyết một mình. Thảo luận các vấn đề với bạn cùng trang lứa, ngƣời bạn hiểu biết nhiều hơn trẻ, có khả năng khuyến khích sự tiến bộ nhận thức và mâu thuẫn nội tâm hơn là thảo luận cùng với bạn cùng trang lứa có sự hiểu biết ít hơn trẻ. Sự trao đổi giúp trẻ phê bình một cách cởi mở đối với những ý tƣởng của ngƣời khác, làm sáng tỏ và cụ thể ý tƣởng của bản thân. Điều này thƣờng dễ đƣợc quan sát trong bối cảnh những ngƣời bạn của trẻ hơn là những ngƣời không là bạn của trẻ. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận trí tuệ cảm xúc của trẻ MG đã chỉ ra rằng, trẻ MG có đƣợc trí tuệ cảm xúc nhờ vào sự “tổng hợp trải nghiệm” (“обобщение переживаний”, chữ dùng của Vygotsky, Nguyễn Minh Anh, 2008). Sau đó, cháu của Vygotsky là Kravtsova gọi đây là sự “trí tuệ hoá cảm xúc” (“интеллектуализация аффекта”) trong các công trình của bà. Bản chất của hiện tƣợng này nằm ở chỗ, theo quan sát của Vygotsky, trong hành vi của trẻ MG xuất hiện một thời khắc trí tuệ chen
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn