Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hoạt tính sinh học của các hợp chất cacbonyl αβ không no phân lập từ các cây thuốc dân tộc Việt Nam
lượt xem 3
download
Nghiên cứu các hoạt chất trong cây thuốc dân tộc để chữa bệnh cho con người không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài mà còn là nguồn cảm hứng thú vị. Nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa khoa học với việc tìm kiếm các chất mới, các chất có tác dụng sinh học quí giá chữa các bệnh hiểm nghèo, các mô hình chất chữa bệnh cho tổng hợp hóa học mà còn góp phần làm hiện đại hóa nền y học dân tộc của đất nước. Mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung đề tài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hoạt tính sinh học của các hợp chất cacbonyl αβ không no phân lập từ các cây thuốc dân tộc Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN NGHĨA VŨ NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT CACBONYL αβ KHÔNG NO PHÂN LẬP TỪ CÂY THUỐC DÂN TỘC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN NGHĨA VŨ NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT CACBONYL αβ KHÔNG NO PHÂN LẬP TỪ CÂY THUỐC DÂN TỘC VIỆT NAM Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 60 44 27 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Văn Ngọc Hƣớng HÀ NỘI - 2014
- MỤC LỤC Trang CHƢƠNG I..................................................................................................................................................... 2 1.1 Nhóm chức cacbonyl αβ không no .......................................................................................................... 2 1.1.1 Đặc điểm cấu tạo của nhóm chức cacbonyl α β không no............................................................. 2 1.1.2. Hoạt tính sinh học của nhóm cacbonyl αβ không no .................................................................... 3 1.1.3. Các hợp chất cacbonyl αβ không no trong một số cây thuốc Việt Nam .......................................... 6 1.3Vài nét về bệnh ung thƣ nguyên nhân gây bệnh ................................................................................. 15 1.3.1. Khái niệm về ung thư ..................................................................................................................... 15 1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh .................................................................................................................. 15 1.3.3. Phát hiện và chuẩn đoán ung thư ................................................................................................. 16 1.4 Bệnh dạ dày và vi khuẩn Helicobacter pylori ..................................................................................... 17 CHƢƠNG 2 TÊN ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ...................................................................................................................................................... 20 2.1 Tên đề tài ................................................................................................................................................ 20 2.2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................................................................... 20 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................................. 20 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 21 2.5. Các phƣơng tiện nghiên cứu ................................................................................................................ 21 2.5.1. Các thiết bị nghiên cứu .................................................................................................................. 21 2.5.2. Các hóa chất và dung môi ............................................................................................................. 21 2.5.3. Dòng ung thư ................................................................................................................................. 21
- 2.5.4. Helicobacter pylori ........................................................................................................................ 21 2.6 Thực nghiệm ........................................................................................................................................... 21 2.6.1.Phân lập Tonkinin từ cây khổ sâm Bắc Bộ ................................................................................... 21 2.6.2. Phân lập Zerumbone từ cây gừng gió .......................................................................................... 22 2.6.3. Phân lập Curcumin I (Bis feruloylmetan). ................................................................................... 23 2.6.4. Phân lập Rutin từ hoa hòe (Sophora Japonica L)........................................................................ 24 2.7. Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ gan và ung thƣ vú. ................................................... 25 2.7.1.Phương pháp phân tích .................................................................................................................. 25 2.7.2.Dòng tế bào...................................................................................................................................... 25 2.7.3.Môi trường nuôi cấy ....................................................................................................................... 25 2.7.4.Các dụng cụ dùng 1 lần. ................................................................................................................. 25 2.7.5.Chất chuẩn chứng dương tính. ...................................................................................................... 25 2.7.6.Tính kết quả..................................................................................................................................... 25 2.8.Thử nghiệm hoạt tính chống HP của các hợp chất phân lập đƣợc ................................................... 26 2.8.1.Phương pháp ................................................................................................................................... 26 2.8.2.Hóa chất và môi trường .................................................................................................................. 26 2.8.3.Chuẩn bị môi trường nuôi cấy có mẫu cần thử tính diệt khuẩn................................................... 26 2.8.4.Chuẩn bị canh khuẩn thử nghiệm ................................................................................................. 27 2.8.5.Pha loãng mẫu để thử nghiệm: đạt nồng độ 10mg/1ml ................................................................ 27 2.8.6.Nuôi cấy chủng vi khuẩn ................................................................................................................ 27 2.8.7.Kiểm tra tính diệt khuẩn ................................................................................................................. 27 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 29
- 3.1.Đề tài và mục tiêu ................................................................................................................................... 29 3.2.Phân lập các hợp chất cacbonyl αβ không no trong các cây thuốc dân tộc đã chọn .......................................................................................................................................................... 33 3.2.1.Phân lập Tonkinin từ cây khổ sâm Bắc Bộ ................................................................................... 33 3.2.2.Phân lập Zerumbone từ củ gừng gió ............................................................................................. 35 3.2.3.Phân lập Curcumin từ củ nghệ vàng ............................................................................................. 37 3.2.4.Phân lập Rutin từ hoa hòe ............................................................................................................. 39 3.3.Khảo sát hoạt tính sinh học của các chất phân lập đƣợc.................................................................... 40 3.3.1.Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các chất phân lập được ...................................... 41 3.3.2.Khảo sát hoạt tính diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) của các chất phân lập được........................................................................................................................................... 44 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................... 46
- Danh mục bảng biểu Bảng 1.1: Hằng số vật lý của 13 dẫn suất ent kauran. ................................................................................... 10 Bảng 3.1: Số liệu phổ 1H & 13C-NMR của Tonkinin ..................................................................................... 34 Bảng 3.2: Số liệu phổ 1H & 13C -NMR của Zerumbone ................................................................................ 36 Bảng 3.3: Số liệu phổ 1H & 13C -NRM của hợp chất Của Curcumin I .......................................................... 38 Bảng 3.4: Hàm lượng % tế bào ung thư sống sót sau phép thử ..................................................................... 41 Bảng 3.5: Nồng độ ức chế tối thiểu của các chất thử đối với tế bào ung thư................................................. 42 Bảng 3.6: Kết quả thử tiêu diệt HP của các chất phân lập được .................................................................... 45
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên và Khoa Hóa, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo- PGS.TS Văn Ngọc Hướng, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí, đồng nghiệp trong Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đi học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Nghĩa Vũ
- Đặt vấn đề Với diện tích trên 33 vạn km2và 1/3 là rừng núi lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa độ ẩm cao, mưa nắng nhiều, do đó thảm thực vật nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống kê mới nhất,hiện nước ta có trên 12 nghìn loài thực vật khác nhau, đặc biệt có trên 320 loài thực vật được dùng trong y học dân tộc để chữa bệnh[1]. Đây là một nguồn tài nguyên phong phú của đất nước. Nghiên cứu các hoạt chất trong cây thuốc dân tộc để chữa bệnh cho con người không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài mà còn là nguồn cảm hứng thú vị. Nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa khoa học với việc tìm kiếm các chất mới, các chất có tác dụng sinh học quí giá chữa các bệnh hiểm nghèo, các mô hình chất chữa bệnh cho tổng hợp hóa học mà còn góp phần làm hiện đại hóa nền y học dân tộc của đất nước. Trong những năm gần đây, các hợp chất có nhóm cacbonyl αβ không no được các nhà khoa học thế giới đặc biệt quan tâm. Hàng năm có hàng chục công trình công bố về hoạt tính chống ung thư, chống viêm…của loại hợp chất này. Theo hướng này, chúng tôi quan tâm đặc biệt những loại hợp chất cacbonyl αβ không no trong một số cây thuốc y học cổ truyền của dân tộc với đề tài: “Nghiên cứu hoạt tính sinh học của các hợp chất cacbonyl α β không no phân lập từ các cây thuốc dân tộc Việt Nam”. 1
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Nhóm chức cacbonyl αβ không no 1.1.1. Đặc điểm cấu tạo của nhóm chức cacbonyl αβ không no Khung cơ sở của nhóm chức này có một nguyên tử oxy và 3 nguyên tử cacbon R2 R3 C O C 2 C 3 1 R4 R1 Hình 1.1 Đáng chú ý, cả 3 nguyên tử cacbon này đều có lai hóa sp2. Ở nhóm cacbonyl, liên kết σ được tạo thành do sự xen phủ orbital py của2 oxi và orbital 1 lai hóa sp2 của nguyên tử 3 cacbon1; còn liên kết π được tạo hành do sự xen phủ orbital pz của oxi với orbital không lai hóa của nguyên tử cacbon 1. Ở liên kết đôi α β, liên kết hình thành là do sự xen phủ của 2 orbital lai hóa sp2 của 2 nguyên tử cabon 1 và cacbon 2; Còn liên kết hình thành là do sự xen phủ của 2 orbital pz không lai hóa của 2 nguyên tử cacbon này. Mô tả các spin của các điện tử π, được chỉ trên hình 1.2 Hình 1.2 Nếu các nhóm thế ở các nguyên tử cacbon không có hiệu ứng không gian thì các mặt phẳng điện tử π này song song với nhau một cách tuyệt đối và các liên kết π liên hợp với nhau thành orbital π phân tử. Như chỉ ra trên hình 1.3 2
- R1 R2 O R3 R4 Hình 1.3 Nhưng ở đây, oxi có độ âm điện lớn nên nó hút đôi điện tử π giữa nó với cabon lệch về phía nó và kèm theo đó là đôi điện tử π giữa Cα và Cβ cũng lệch về phía Cα. Kết quả sự lôi kéo này làm xuất hiện điện tích dương phần trên nguyên tử Cβ (Hình 1.4). Chính sự phân cực liên kết đôi αβ do nhóm cacbonyl gây ra làm nên sự khác biệt của liên kết đôi này với các liên kết đôi của các hợp chất không có nhóm cacbonyl liên hợp. O Hình 1.4 1.1.2. Hoạt tính sinh học của nhóm cacbonyl αβ không no Chính cấu trúc đặc biệt trên mà ngoài các tính chất hóa học thông thường của liên kết đôi như cộng hợp ái điện tử, oxy hóa, khử hóa, ở nhóm cacbonyl không no còn xuất hiện một phản ứng đặc biệt gọi là phản ứng Michael; Đó là phản ứng cộng hợp ái nhân vào liên kết đôi αβ ở cacbon β của hợp chất cacbonyl αβ không no[2] và chính sự xuất hiện phản ứng này mà các hợp chất có nhóm cacbonyl αβ không no có các hoạt tính sinh học quí giá mà các hợp chất có liên kết đôi khác không có, đáng chú ý nhất là hoạt tính chống ung thư và chống viêm. Minh chứng cho vấn đề này, chúng tôi lấy Zerumbone và Humulene làm ví dụ. Zerumbone là một Sesquiterpenxeton vòng lớn αβ không no, có công thức cấu tạo như hình 1.5a và tên hóa học là 2,6,9,9- Tetramethyl-E,E,E-cycloundecatri-2,6,9-ene-1-one. 3
- O 1 12 11 2 10 3 4 15 9 5 14 8 7 6 13 Hình 1.5a Nó được phát hiện và phân lập lần đầu tiên vào năm 1960[3], từ cây gừng gió (Zingiber zerumbet Smith) và được xác định công thức cấu tạo một cách đầy đủ chính xác vào năm 1997.Humulene cũng được phân lập từ cây gừng gió vào 1968, có công thức cấu tạo như hình 1.5b. 1 12 11 2 10 3 4 15 9 5 14 8 7 6 13 Hình 1.5b Trong 25 năm trở lại đây, Zerumbone được các nhà khoa học thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu hoạt tính sinh học. Các kết quả nghiên cứu invitro và invivo cho thấy Zerumbone không những có hoạt tính chống viêm mà còn có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển tế bào ung thư của 18 dòng ung thư người khác nhau : Ung thư gan[5], ung thư máu[6] ung thư vú[7], ung thư cổ tử cung và buồng chứng[8],… Trong khi đó Humulene không có hoạt tính chống viêm mà cũng chẳng có hoạt tính chống ung thư. 4
- Nghiên cứu hoạt tính ức chế mạnh sự phát triển tế bào ung thư của Zerumbone, người ta thấy Zerumbone loại trừ NF-kB và I-kB hoạt động, chúng là những tác nhân gây ung thư nên Zerumbone không những có tác dụng chống ung thư mạnh mà còn có tác dụng phòng ngừa ung thư tốt[9]. Zerumbone thúc đẩy sự tự chết (apoptosis) của tế bào ung thư bằng cách loại trừ Glutathiol S-transferases hoạt động nhờ phản ứng cộng hợp ái nhân vào liên kết đôi αβ của hợp chất có nhóm cacbonyl αβ không no (Hình 1.6a). Vì thế Akira Murakami và cộng sự kết luận rằng, nhóm cacbonyl αβ không no quyết định cho hoạt tính chống ung thư và chống viêm của loại hợp chất này (Hình 1.6a)[10] O O O HS HS S S + = Hình 1.6a Còn Humulene không có nhóm cacbonyl trong phân tử nên không tạo được trung tâm mang điện tích dương cho phản ứng cộng hợp ái nhân, do đó không có khả năng tham gia phản ứng với GlurathiolS-tranferase hoạt động nên không có hoạt tính làm cho tế bào ung thư tự chết nghĩa là không có hoạt tính chống ung thư và chống viêm (Hình 1.6b) HS HS Hình 1.6b 5
- Sự trình bày trên cho thấy, nhóm cacbonyl αβ không no là nhóm chức sinh học của các hợp chất cacbonyl αβ không no. Khả năng tham gia phản ứng Michael của nhóm này quyết định khả năng hoạt động sinh học của chúng nhất là chống ung thư và chống viêm. 1.1.3-Các hợp chất cacbonyl αβ không no có trong một số cây thuốc Việt Nam 1.1.3.1-Các hợp chất cacbonyl αβ không no trong củ cây gừng gió (Zingiber zerumbet Smith) Ở nước ta, gừng gió có ở khắp các tỉnh miền núi, nhất là vùng Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Dân tộc Sán Dìu ở vùng này coi gừng gió là cây thuốc dân tộc quí, nó dùng để chữa các bệnh về đường ruột, đau nhức xương, cảm cúm… Hình 1.7 6
- Trong củ gừng gió có khoảng 0,4→0,65% tinh dầu, có 50→60 thành phần hóa học khác nhau; Thành phần chủ yếu của tinh dầu gừng gió là Zerumbone chiếm từ 50→75% hoàn lượng tinh dầu[11]; Ngoài ra còn có Humulene, Humulene oxit… Ngoài Zerumbone người ta còn phân lập được 13 dẫn xuất Flavonoit khác nhau đều có nhóm cacbonyl αβ không no, có công thức tổng quát (Hình 1.8) O O R1 R2 HO OH OR2 R1O O OCH3 OH O OH OH O O OAc O OH O O R2 O R1 Hình 1.8 Đáng chú ý, tất cả các hợp chất trên đều có nhóm cacbonyl αβ không no liên kết với hệ thơm. 7
- So sánh hoạt tính chống ung thư và chống viêm của Zerumbone và dẫn xuất của nó người thấy khi khử hóa nhóm cacbonyl thành nhóm carbinol hay Metylen thì hoạt tính giảm một cách nhanh chóng. O OH Hình 1.9 Từ IC50 0,14µM của Zerumbone lên IC50 100µM của Humulen. Điều này khẳng định rằng, nhóm cacbonyl αβ không no quyết định hoạt tính chống ung thư và chống viêm của Zerumbone và là nhóm chức sinh học của Zerumbone[12]. Zerumbone không những có hàm lượng nhiều nhất trong củ gừng gió mà còn có hoạt tính ức chế mạnh sự phát triển tế bào ung thư của 18 loại ung thư khác nhau[4]. Hơn nữa nguyên liệu cho sản xuất Zerumbone ở nước ta có nhiều, cây gừng gió dễ trồng, dễ mọc, có năng xuất cao. Với các lí do trên Zerumbone được đưa vào chương trình trọng điểm phát triển Công nghệ hóa dược quốc gia đến năm 2020 với Đề tài nghiên cứu công nghệ chiết tách Zerumbone từ cây gừng gió (Zingiber zerumbet Smith) làm thuốc chống ung thư do PGS.TS Văn Ngọc Hướng làm chủ nhiệm đề tài và thực hiện trong 2 năm 2010-2011. Đề tài đã được nghiệm thu xuất sắc và đã chuyển sang dự án sản xuất thử nghiệm 2 triệu viên nang Zezunbone cho hỗ trợ điều trị ung thư, thực hiện trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015 tại Công ty Dược phẩm Bắc Ninh. 1.1.3.2-Các hợp chất cacbonyl αβ không no trong cây khổ sâm Bắc Bộ(Croton tonkinensis Gagnep) Khổ sâm Bắc Bộ là cây thuốc dân tộc nổi tiếng từ lâu đời, nó thuộc chi Croton và được Gagnep tìm thấy lần đầu tiên ở các tỉnh Bắc Bộ Việt Nam nên nó có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy cây này ở các nước khác, do đó có thể nói đây là cây đặc hữu của Việt Nam. 8
- Hình 1.10 Nhân dân sử dụng khổ sâm Bắc Bộ để chữa bệnh viêm loét dạ dày là chủ yếu. Điều này thể hiện trong Bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày của GS. Dược sĩ Đỗ Tất Lợi[13]. Nhưng hợp chất gì trong cây khổ sâm Bắc Bộ có tác dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày thì cho đến nay chưa ai khẳng định được. Đây là vấn đề lý thú mà chúng tôi quan tâm. Ở Việt Nam, nhóm các nhà khoa học Phan Tống Sơn, Văn Ngọc Hướng và Phan Minh Giang là những người đầu tiên nghiên cứu hoạt chất sinh học trong cây khổ sâm Bắc Bộ và cũng là những người đầu tiên phân lập và xác định cấu trúc phân tử hợp chất thuộc loại Diterpene có khung cơ bản ent-kauran là ent-7α-hydroxy-18-axetoxykaur-15-ene-16- one và vì thế khổ sâm Bắc Bộ trở thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: “Nghiên cứu quy trình chiết tách ent-kauran diterpenoit có tác dụng chống ung thư và chống viêm từ cây khổ sâm Bắc Bộ, mã số ĐT/ĐL 2005/05 do GS.TSKH Phan Tống Sơn làm chủ nhiệm, PGS.TS Văn Ngọc Hướng và Phan Minh Giang là thành viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hợp chất phân lập được vừa có hoạt tính chống ung thư vừa có tác dụng chống viêm invitro. Về sau Phan Minh Giang và Phạm Hồng Minh trong luận văn thạc sĩ và tiến sĩ của mình phân lập thêm một số dẫn xuất của ent-kauran từ cây khổ sâm Bắc Bộ. Chúng được liệt kê trong bảng 1.1 9
- 12 R2 11 14 1 9 10 R4 16 5 7 R5 R3 18 6 15 R1CH2 19 O Hình 1.11 Bảng 1.1: Hằng số vật lý của 13 dẫn xuất ent-kauran Thứ tự R1 R2 R3 R4 R5 M Mp (0C) Phân tử 1 H OAc OH H =CH2 360 142-143 C22H32O4 2 OAc H OH H =CH2 376 97-98 C22H32O3 3 H OAc H OH =CH2 362 177-179 C22H34O4 4 H H OH OH =CH2 318 210-212 C20H30O3 5 H OAc OH OH =CH2 376 C22H32O5 6 H OH OH H =CH2 318 155-156 C20H30O3 7 OAc H OH OAc =CH2 418 C24H34O6 8 OAc H OAc OH =CH2 418 C24H34O6 9 H OAc H OH =CH2 360 C22H32O4 10 11-OAc H OH OH =CH2 376 C22H32O5 11 H COOH H H =CH2 316 C20H28O3 12 H OH H H =CH2 288 C20H32O 13 OAc H OAc OAc =CH2 460 C26H36O7 Tất cả 13 hợp chất trong bảng 1.1 đều có nhóm chức 16-ene-15-one nghĩa là hợp chất cacbonyl αβ không no. Đáng chú ý nhất và có hàm lượng lớn nhất là ent-7 -hyoroxy- 10
- 18-axetoxykaur-16-ene-15-one mà Phan Tống Sơn và cộng sự lần đầu tiên phân lập và xác định cấu trúc phân tử của nó[14]. 1.1.3.3-Các hợp chất cacbonyl αβ không no trong cây nghệ vàng (Curcuma longa Lin) Nghệ vàng là cây mọc hoang dại và cũng là cây được trồng tại nhiều nơi ở nước ta, đặc biệt là tỉnh Hưng Yên. Ở miền Bắc Việt Nam thực tế có 2 loại cây nghệ vàng, một loại có củ nhỏ và có màu vàng nhạt (vàng hoàng yến); Một loại có củ to, năng xuất cao có màu vàng đỏ (vàng da cam). Ở Hưng Yên người ta thường trồng loại này có màu vàng đỏ (vàng da cam); Về mặt thực vật chưa có tài liệu phân biệt 2 loại nghệ này. Hình 1.12 Dân gian sử dụng nghệ vàng cả trong thực phẩm và dược phẩm. Trong thực phẩm, bột củ nghệ vàng dùng làm chất màu gọi là bột cari, hay bột cao chiết các chất màu vàng gọi là Turmeron. Người ta dùng nghệ vàng làm thuốc chống bệnh đau dạ dày là phổ biến. Nhưng hợp chất gì trong củ nghệ vàng có tác dụng với vi khuẩn HP kẻ gây ra 90% bệnh đau dạ dày thì chưa ai xác định được. Đây là điều mà chúng tôi quan tâm. 11
- Cho đến nay, người ta đã tìm thấy 2 loại hợp chất cacbonyl αβ không no trong củ nghệ vàng. Loại chất thứ nhất là Sesquiterpene đó là Turmeron (1), Turmeron (2) và Curlon (3)[15]. O O O 1 2 3 Hình 1.13 Loại thứ 2 là các dẫn xuất Pentanan có tên chung là Pentanoit-Điển hình và có hàm lượng lớn nhất cho loại này là 3 loại Curcumin I,II,III [15] O O R1 R2 HO OH Hình 1.14: Curcuminnoit 5. Curcumin I (Bisferuloylmetan) R1=R2= OCH3. 6. Curcumin II ( 4-Hydroxycinnamoyl metan) R1=OCH3 R2=OH 7. Curcumin III (Bis-4-hydroxycinnamoyl metan) R1=R2=OH Ngoài ra còn có các Heptanoit khác 8,9,10,11,12 O HO OCH3 12
- O HO OCH3 O O HO OH OH OCH3 OCH3 O HO OH Hình 1.15 Đáng chú ý nhất trong các loại hợp chất cacbonyl αβ không no là Curcumin I vì nó là chất có hàm lượng lớn nhất và có hoạt tính sinh học chống viêm, làm liền da và chữa bệnh đau dạ dày theo y học dân tộc[13]. 1.1.3.4-Các hợp chất cacbonyl αβ không no trong cây hoa hòe (Sophora japonica L) Hoa hòe nổi tiếng từ lâu đối với các vị thuốc dân gian để chữa các bệnh về tim mạch[13]. Chất có hoạt tính chính trong hoa hòe là Rutin, đây là một Flavonoit glycosid, một hợp chất cacbonyl αβ không no mà nhóm cacbonyl αβ không no nằm trong hệ thơm liên hợp. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn