intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Côm (Elaeocarpus griffithi)

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:90

70
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu như sau: Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất trong dịch chiết etylaxetat của cây Côm (Elaeocarpus griffithi), thuộc họ Côm (Elaeocarpaceae); khảo sát hoạt tính độc tế bào của dịch chiết etylaxetat tổng cũng như các chất phân lập được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Côm (Elaeocarpus griffithi)

  1. Luận văn Thạc sĩ 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­O0O­­­­­­­­­­­­­­ TRẦN THU TRANG NGHIÊN CỨU CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA CÂY CÔM (ELAEOCARPUS GRIFFITHI) Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60 42 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TSKH. Phạm Văn Cường 1
  2. Luận văn Thạc sĩ 2013 Hà Nội, Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc   đến TSKH. Phạm Văn Cường người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản   luận văn này.    Tôi cũng xin chân thành cảm  ơn toàn thể  cán bộ  tại phòng Tổng hợp   Hữu cơ  ­Viện Hóa sinh biển và ban lãnh đạo Viện Hóa sinh biển đã động   viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới dự án Pháp – Việt, đặc biệt là Viện Hóa học   các  Hợp chất Tự nhiên tại Gif­sur­Yvette (Cộng hòa Pháp) đã đo mẫu và thử   hoạt tính gây độc tế bào các cặn chiết và các chất phân lập được để tôi có thể   hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học và   các thầy cô giáo Khoa Sinh học­Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên­ĐHQG   Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận   văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè luôn động viên và ở   bên cạnh giúp đỡ  tôi những lúc khó khăn trong cuộc sống để  tôi có thể  làm   việc tốt và hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2013 Trần Thu Trang 2
  3. Luận văn Thạc sĩ 2013 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN AMEM  Advanced Minimum Essential Medium ATCC Bảo tàng giống chuẩn Hoa kỳ CC Column Chromatography (Sắc ký cột) 13 C­NMR Carbon Magnetic Resonance Spectroscopy (Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon) d Dublet dd Dublet của dublet dt Dublet của triplet dq Dublet của quartet DMSO Dimethyl sulfoxyd DEPT Distortionless Enhancement By Polarization Transfer (Phổ DEPT) ED50 Liều tác dụng tối đa trên 50% đối tượng thử. ESI­MS Electron Spray Impact Mas Spectroscopy  (Phổ khối va chạm phun mù điện tử) HSQC Heteronuclear Spectroscopy Quantum Coherence (Phổ tương tác dị hạt nhân) HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation (Phổ  tương tác liên kết dị  hạt nhân) 1 H­NMR Proton Magnetic Resonance Spectroscopy 3
  4. Luận văn Thạc sĩ 2013 (Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton) 1 H­1H­COSY        1H­1H Correlated Spectroscopy (Phổ tương tác proton­proton) IR Infrared Spectroscopy (Phổ hồng ngoại) IC50 Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của cá thể nghiên cứu KB Tế bào ung thư biểu mô MCF­7 Tế bào ung thư vú m Multiplet  MS Mass spectrometry MTT (3­(4,5­dimethylthiazol­2­yl)­2,5­diphenyl tetrazolium  bromide) NMR Thin Layer Chromatography (sắc ký lớp mỏng) TMS Tetramethylsilan Trypsin EDTA (Ethylenediaminetetraacetic acid) t Triplet TLC Thin Layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng) SKC Sắc ký cột S Singulet q Quartet J(Hz) Hằng số tương tác tính bằng Hz δ (ppm) Độ chuyển dịch hóa học tính bằng ppm  4
  5. Luận văn Thạc sĩ 2013 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Cây Côm  (   Elaeocarpus griffithi    ) thu   ộc họ Côm (Elaeocarpaceae)  ..........3 Hình 2. Một số hợp chất alkaloid từ loài Elaeocarpus grandis Hình 3. Một số hợp chất alkaloid từ loài Elaeocarpus fuscoides...........................5 Hình 4. Một số hợp chất phân lập từ loài E. parvifolius và E. mastersi................6 Hình 5: Một số hợp chất từ loài Elaeocarpus habbemensis...................................6 Hình 6: Chu kỳ tế bào............................................................................................8 Hình 7: Các tác nhân alkylants ...............................................................................9 Hình 8: Những tác nhân chống lại quá trình trao đổi chất....................................10 Hình 9: Ức chế tổng hợp protein...........................................................................11  Hình 10: Các chất đan xen chuỗi ADN..................................................................11 Hình11: Ức chế enzyme topoisonmerase I và II.....................................................12 Hình 12: Cấu trúc hóa học của hợp chất F1..........................................................13 Hình 13: Cấu trúc hóa học của chất F2.................................................................26 Hình 14: Cấu trúc hóa học của chất F3..................................................................27 Hình 15: Cấu trúc hóa học của chất F4.................................................................29 Hình 16: Khảo sát hoạt tính độc tế bào ung thư vú của chất F2...........................30 5
  6. Luận văn Thạc sĩ 2013 Hình 17: Minh họa ảnh hưởng của chất F2 trên dòng tế bào ung thư biểu mô KB ................................................................................................................................ 32 Hình 18: Minh họa ảnh hưởng của chất F2 trên dòng tế bào ung thư vú MCF­7....32 DANH  MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số liệu phổ   H­NMR (500 MHz) và 13C­NMR (125 MHz) của chất F1  1 trong DMSO Bảng 3.2: Số liệu phổ  1H­NMR (500 MHz) và 13C­NMR (125 MHz) của chất F2  trong DMSO Bảng 3.3: Số liệu phổ  1H­NMR (500 MHz) và 13C­NMR (125 MHz) của chất F3  trong DMSO Bảng 3.4 Số  liệu phổ  1H­NMR (500 MHz) và 13C­NMR (125 MHz) của chất F4  trong DMSO 6
  7. Luận văn Thạc sĩ 2013 MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với công cuộc phát triển kinh tế thì việc chăm sóc sức khỏe  ban đầu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia trên  thế giới. Do vậy, nhu cầu về sử dụng thuốc để phòng ngừa và chữa trị  những căn   bệnh nan y, đặc biệt là ung thư ngày càng cao. Hiện nay, một trong những hướng   chính để  phòng ngừa và chữa trị  bệnh ung thư  là nghiên cứu tìm các hợp chất có  nguồn gốc từ  thiên nhiên. Theo đánh giá của Tổ  chức Y tế  thế giới (WHO), 80%  7
  8. Luận văn Thạc sĩ 2013 dân số  trên toàn thế  giới vẫn tin dùng các loại thảo dược cho việc chăm sóc sức  khỏe ban đầu và khoảng hơn 60% các tác nhân hóa trị  liệu dùng trong điều trị  ung  thư có nguồn gốc từ các hợp chất tự nhiên.[9,15,20]. Nước ta có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo các số liệu  thống kê của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), thì thảm thực vật Việt  Nam có trên 12.000 loài, trong đó có khoảng 3.200 loài được sử dụng trong dân gian   làm thuốc mới có hoạt tính cao, đã được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh   [34]. Ví dụ  nổi bật là việc phát hiện ra hai loại hoạt chất tự  nhiên Vinblastine và  Vincristine   từ   cây   Dừa   cạn   (Catharanthus   roseus   (L.)  G.   Don),   họ   Trúc   đào  (Apocynaceae)     [19]   và   Taxol   từ   cây   thông   đỏ   (Taxus   brevifolia),   họ   Thông  (Pinaceae) [31], cùng với các dẫn xuất bán tổng hợp như  Taxotere từ  10­deacetyl   bacatin III hay gần đây hoạt chất Vinflunine từ Vinorelbine cũng đã chính thức được   sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, còn phần lớn các cây thuốc   dân gian vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Việc nghiên cứu thành phần  hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học không những giúp sử dụng các cây thuốc một  cách hiệu quả mà trên cơ sở đó còn phân lập được các hoạt chất để từ đó tiến hành   tổng hợp hoặc bán tổng hợp ra các hoạt chất mới có hoạt tính cao hơn và ít tác dụng  phụ hơn trong điều trị. Mô hình nghiên cứu “Sinh học dẫn đường” nhằm tìm kiếm những chất có  hoạt tính sinh học là mô hình nghiên cứu tiên tiến, có định hướng cao, nhằm làm   sáng tỏ bản chất khoa học của nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần đưa nhanh   các kết quả nghiên cứu vào áp dụng thực tiễn. Việc nghiên cứu kế thừa và phát huy  vốn quí của dân tộc đặt ra trong lúc này vừa là vận hội và cũng là thách thức đối với  những nhà khoa học nói chung và cho những nhà nghiên cứu phát triển công nghiệp   được nói riêng. Với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu thành phần hóa học   và hoạt tính sinh học của các thảo dược dân tộc, chúng tôi tiến hành đề  tài :  “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế  bào của cây Côm  (Elaeocarpus griffithi). 8
  9. Luận văn Thạc sĩ 2013 với nội dung nghiên cứu như sau: Nội dung ­   Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất trong dịch chiết   etylaxetat của cây Côm (Elaeocarpus griffithi), thuộc họ Côm (Elaeocarpaceae). ­  Khảo sát hoạt tính độc tế bào của dịch chiết etylaxetat tổng cũng như các chất  phân lập được. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu chung về cây Côm 9
  10. Luận văn Thạc sĩ 2013 1.1.1 Mô tả về thực vật Côm (Elaeocarpus griffithii) là loại cây đại mộc cao khoảng 10­25m, thân  thẳng, gốc có bạnh bè thấp, cành non màu nâu nhạt, nhánh non có lông mịn. Lá có   phiến mỏng hình mác dài 7­10 cm, rộng 2,5­3,5 cm, đầu có mũi nhọn, mép lượn  sóng,  có răng cưa mềm, hoa mọc thành từng chùm ở nách hay đầu cành, đài hoa có  năm lá đài hình tam giác, nhị  nhiều. Quả  hình thận dài 1,5 cm, đường kính 0,8 –   1cm, khi chín có màu đen. Gỗ  cây màu trắng vàng có thể  dựng làm nhà, đóng đồ  mộc thông thường xẻ  ván. Nhân dân nhiều nơi thường chặt hạ  cây này để  mục   trong rừng để gây trồng nấm hương [1,2]. Hình 1: Cây Côm  (Elaeocarpus griffithi) thuộc họ Côm (Elaeocarpaceae) 1.1.2. Phân bố sinh thái Côm  (Elaeocarpus griffithii) là loại cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, với  một ít là cây ôn đới. Phần lớn các loài cây thường xanh. Cây mọc rải rác trong  rừng thứ sinh ở độ cao từ  400 m trở xuống. Cây ưa sáng, mọc nhanh, thích hợp  10
  11. Luận văn Thạc sĩ 2013 với đất sét pha. Tái sinh hạt tốt, ra hoa vào tháng 8­9, có quả  chín tháng 12 đến   tháng 1 năm sau. [1,2] Chúng được tìm thấy  ở  Madagascar, Đông Nam Á, Malaysia, miền đông  Australia, New Zealand, Tây Ấn và Chile. Họ này chứa khoảng 605 loài cây thân gỗ  và cây bụi trong 12 chi.  Ở Việt Nam có 38 loài phân bố từ  Tuyên Quang đến Phú  Quốc. Các loài trong họ  Elaeocarpaceae phần lớn loài cây này có hoa lưỡng tính  hoặc khác gốc và chúng mọc thành cụm [1,2]. 1.2 Những nghiên cứu trước đây về cây Côm (Elaeocarpus griffithii)  Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt  tính sinh học nào được công bố về loài thực vật này. Các nghiên cứu về các loài khác thuộc chi này cho thấy thành phần hóa học   của các hợp chất của chi Elaeocarpus rất đa dạng. Nổi bật về thành phần hóa học  của các loài trong chi này là các hợp chất alkaloid.  Các chất đã được phân lập từ  loài Elaeocarpus grandis là rudrakine (1), grandisines  A  (2), Isoelaeocarpiline  (3),  grandisines  C,  D,  E,  F,  and  G  (4­8) cho thấy khả năng liên kết mạnh với cơ  quan thụ  cảm  δ­opioid của người với giá trị  IC50  nằm trong khoảng 9,9 ­ 75,4   µg/ml. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng cơ  quan thụ cảm  δ­opioid có liên  quan chặt chẽ tới các triệu chứng đau kinh niên [6,23]. Hình 2. Một số hợp chất alkaloid từ loài Elaeocarpus grandis Trong   một   nghiên   cứu   khác   về   loài  Elaeocarpus   fuscoides,  Anthony   R.  Carroll và  cộng sự  cũng đó  phân lập  được  các  alkaloid là  elaeocarpenine (9),  isoelaeocarpicine (10), isoelaeocarpine (11) và   elaeocarpine (12). Kết quả  khảo  sát hoạt tính sinh học cho thấy các hợp chất này có khả năng liên kết mạnh với   cơ quan thụ cảm δ­opioid. Đặc biệt hợp chất 9 cho thấy khả năng liên kết mạnh  với cơ quan thụ cảm δ­opioid với IC50 là 2,7 g/ml [22].   11
  12. Luận văn Thạc sĩ 2013 Hình 3. Một số hợp chất alkaloid từ loài Elaeocarpus fuscoides Ngoài ra, các dẫn xuất của axit ellagic cũng được tìm thấy trong một số  loài   của   chi  Elaeocarpus.   Khi   nghiên   cứu   về   loài  Elaeocarpus   parvifolius,   K.  Nabeta và cộng sự đã phân lập được các hợp chất là 4­O­methylellagic acid 3 0­ (200,300 ­di­O­acetyl)­a­rhamnoside(13), 4­O­methylellagic acid 3 0 ­a­rhamnoside  (14),     4­O­methylellagic   acid   3   0   ­(300   ­O­acetyl)­a­rhamnoside   (15),   and   4­O­ methylellagic acid 3 0 ­(400 ­O­acetyl)­a­rhamnoside (16)[10]. Trong đó, hợp chất  13 và  15 cho hoạt tính kháng ký sinh trùng babesia  rất đáng quan tâm. Các dẫn  xuất của axit ellagic cũng được tìm thấy trong loài Elaeocarpus mastersii như hợp  chất 4,40­O­dimethylellagic acid 3­(200,300­di­O­acetyl)­a­l­rhamnoside (17).  Mặt khác, cũng từ  loài này, các nhà khoa học đã phân lập được hai hợp   chất triterpen cucurbitacin D (18) và  cucurbitacin F (19) có hoạt tính gây độc tế  bào rất khả quan trên các dạng tế bào ung thư khác nhau với các giá trị ED 50 trong  khoảng 0,01 – 1,9 g/ml [5] Hình 4. Một số hợp chất phân lập từ loài E. parvifolius và E. mastersi Từ  dịch chiết vỏ cây của loài  Elaeocarpus habbemensis,  thu thập  ở phía  nam tỉnh Papua New Guinea, tháng 01 năm 1999. Peter L. Katavic và các cộng sự  đã phân lập được hai hợp chất alkaloid pyrrolidine mới đó là habbemines A (20)  and  B  (21)  như   là   một   đồng   phân   quang  học   của   nhau.   hỗn   hợp   đồng   phân   habbemines A  and B cho thấy khả  năng liên kết mạnh với cơ quan thụ cảm  δ­ opioid của người với IC50 là 32,1 M. [24] 12
  13. Luận văn Thạc sĩ 2013 Hình 5: Một số hợp chất từ loài Elaeocarpus habbemensis 1.3 Tổng quan về bệnh ung thư 1.3.1 Cơ sở khoa học của bệnh ung thư Ung thư  là một tên chung dùng để gọi một nhóm bệnh trên 200 loại khác   nhau về  nguồn gốc của tế  bào, căn nguyên, tiên lượng và cách thức điều trị  nhưng có những đặc điểm chung, đó là sự  phân chia không kiểm soát được của  tế bào, khả năng tồn tại và phát triển của các cơ quan và tổ chức lạ. Các khối u thường được sinh ra từ một tế bào ban đầu và phải mất nhiều   năm cho tới khi có một kích thước đủ  lớn để có thể  nhận thấy được. Quá trình   phát triển từ  một tế  bào duy nhất thành một khối u trải qua nhiều giai đoạn.  Thông thường, các tế  bào lành có một tuổi nhất định và tuân thủ  theo một quy  luật chung là “phát triển – già – chết”. Các tế bào chết đi lại được thay thế bằng  các tế bào mới. Cơ thể có một cơ chế kiểm soát quy luật này một cách chặt chẽ  và duy trì số lượng tế bào ở mỗi cơ quan, tổ chức ở mức ổn định. Bệnh ung thư  bắt đầu khi có một tế  bào vượt qua cơ  chế  kiểm soát này   của cơ  thể, phát triển và sinh sôi không ngừng, hình thành một đám tế  bào có   chung một đặc điểm là phát triển vô tổ chức, xâm lấn và chèn ép vào các cơ quan   và tổ  chức xung quanh. Các tế bào ung thư  có liên kết lỏng lẻo, dễ  dàng bứt ra  khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và mạch bạch huyết di cư  đến các tổ  chức và  các cơ quan mới, bám lại và tiếp tục sinh sôi nảy nở (quá trình này gọi là di căn).   Các ung thư chèn ép hoặc di căn vào các cơ quan giữ chức năng sống của cơ thể  bệnh nhân như não, phổi, tim, gan... và dẫn đến tử vong. Ung thư thường gặp nhất là ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư  ngực và ung thư  ruột. Theo thống kê của cơ  quan nghiên cứu ung thư  quốc tế  (International Agency for Research on Cancer, IARC) thì năm 2002, trên toàn thế  13
  14. Luận văn Thạc sĩ 2013 giới ước tính có khoảng 10,9 triệu người mới mắc bệnh ung thư. Nhìn chung số  bệnh nhân ung thư ngày càng tăng. 1.3 .2 Chu kỳ tế bào  Các tế bào của sinh vật Eukaryotae trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau  và kết thúc bằng sự phân chia tạo ra tế bào mới. Toàn bộ quá trình tế bào đến tế  bào thế hệ kế tiếp được gọi là chu trình tế bào, gồm 4 giai đoạn: M, G 1, S và G2.  Nếu tế bào có chu kỳ bị tạm thời ngưng trệ hay bị đảo ngược thì được xem như  lâm vào một trạng thái tĩnh lặng gọi là pha G0. [3] Hình 6: Chu kỳ tế bào Pha G0 (hay là thời kỳ sau nguyên phân) trong pha này tế bào không tham gia vào   chu kỳ và ngừng phân chia.  Pha G1: Kéo dài từ  sau khi tế  bào phân chia đến bắt đầu sao chép vật chất di   truyền. Sự tích lũy vật chất nội bào đến một điểm nào đó đạt điểm tới hạn thì tế  bào bắt đầu tổng hợp ADN. Pha S: là giai đoạn tổng hợp ADN Pha G2: Trong suốt giai đoạn này số lượng ADN tăng gấp đôi cho đến khi tế bào  phân chia. Pha M: là giai đoạn nguyên phân Các thuốc chống ung thư  thường được phân loại theo phương thức hoạt   động của chúng. Nhiều tác nhân chống ung thư  hoạt động theo cách thức phụ  thuộc vào chu kỳ tế bào. 14
  15. Luận văn Thạc sĩ 2013 Tác nhân alkyl hóa (alkylants) Tác nhân chống lại quá trình trao đổi chất Tác nhân ức chế tổng hợp protein ở tiểu đơn vị ribosome Các chất tương tác với ADN và phức hệ enzyme ADN Gây độc trong quá trình phân bào  Vacxin và kháng thể 1.3.2.1 Các tác nhân alkyl hóa (alkylants) Electrophiles là những chất có khả  năng liên kết cộng hóa trị  với ADN tại   một điểm. Chúng tạo ra liên kết giữa hai điểm trên cùng một sợi ADN (cầu nối   sợi đơn) hoặc trên sợi đôi ADN (cầu nối liên sợi) gây phá vỡ ADN. Trong nhóm   này, các ví dụ  điển hình là cyclophosphamide (Endoxan), carmustine, cis­plantin   (Neoplatine), melphalan (Alkeran) và chlorambucil (Leukeran). Các chất trong lớp  này hoạt động trên pha sinh trưởng (G1) của chu kỳ tế bào. Hình 7: Các tác nhân alkylants 1.3.2.2 Những tác nhân chống lại quá trình trao đổi chất (ức chế quá trình  tổng hợp acid nucleic). Cytosine arabinoside là chất can thiệp vào quá trình tổng hợp ADN và chuyển  đổi  nhanh chóng vào triphosphate arabinoside cytosine gây tổn thươ ng ADN  trong   pha   S.   Cytosine   arabinoside   ức   chế   enzyme   ADN,   ARN   polymerase   và  enzyme  nucleotide reductase cần thiết để tổng hợp ADN. Khi được sử dụng như  là một chức năng kháng virus thì cytarabine sẽ ức chế deoxycytidine [16]. Methotrexate  có   khả   năng   ức   chế   dihydrofolate   reductase   (DHFR),   một   loại   enzyme tham gia vào quá trình sinh tổng hợp axit fonic.[25] Ái lực của methotrexate  với 15
  16. Luận văn Thạc sĩ 2013 DHFR gấp 1000 lần so với folate. DHFR xúc tác chuyển đổi dihydrofolate  đến    hoạt động tetrahydrofolate. Axit folic là cần thiết cho tái tổng hợp nucleoside  thymidine và  tổng hợp ADN.  Ngoài ra, folate là cần thiết để  tổng hợp purine.  Do đó, tất cả tổng hợp purine sẽ bị ức chế. Methotrexate ức chế sự tổng hợp của   DNA, RNAs, và proteins. 5­flourouracile  là một trong những chất điển hình của lớp chất chống ung thư  loại này. Hoạt tính chống ung thư  của  5­fluorouracile nhờ  chuyển hóa thành 5­ fluorodesoxyuridine monophosphate. Hợp chất này chính là chất ức chế đặc hiệu   đối với  thymidilate­synthetase – chất chịu trách nhiệm xúc tác quá trình methyl  hóa axit desoxyuridilique thành axit thymidilic. Hình 8: Những tác nhân chống lại quá trình trao đổi chất 1.3.2.3 Tác nhân ức chế tổng hợp protein ở tiểu đơn vị ribosome Girolline là một dẫn xuất 2­aminoimidazole. Nghiên cứu in vitro cho thấy rằng  girolline có tác dụng ức chế tổng hợp protein và làm ngừng chu kỳ tế bào ở giai  đoạn G2.  Homoharringtonine  là   một   alkaloid   được   phân   lập   từ   cây  Cephalotaxus  harringtonia, thuộc họ (Cephalotaxaceae). Hợp chất này có khả năng ức chế tổng  hợp protein bằng cách tác động sớm vào giai đoạn kéo dài peptide [30].  Hình 9: Ức chế tổng hợp protein 16
  17. Luận văn Thạc sĩ 2013 1.3.2.4   Các chất tương tác với ADN và phức hệ enzyme topoisomerase I và  II Tác nhân đan xen vào chuỗi AND Doxorubicin tương tác với ADN bằng cách đan xen và ức chế sinh tổng hợp đại  phân tử. [11] [18] Nhờ  vào cấu trúc phẳng,  doxorubicine có khả  năng xen vào  giữa các vòng xoắn được tạo thành giữa các bazơ  của chuỗi ADN và như  vậy   ngăn chặn quá trình sao mã. Với cơ  chế  hoạt động tương tự, trong lớp chất này còn có actinomycin D. [27]  Đây là một cyclopeptid có chứa phần cấu trúc phẳng được hình thành từ các vòng  thơm. ơ Hình 10: Các chất đan xen chuỗi AND Ức chế enzyme topoisomerase I và II Topotecan là một dẫn xuất bán tổng hợp của camptothecin. Camptothecin là một  sản phẩm tự  nhiên được chiết xuất từ  vỏ cây của loài Camptotheca acuminata.  Topoisomerase­I   là   một   enzyme   có   chức   năng   tháo   xoắn   một   mạch.   Khi  topoisomerase­I tháo xoắn sợi đơn, topotecan xen giữa các bazơ của ADN. Sự đan   xen này sẽ phá vỡ quá trình sao chép ADN và cuối cùng dẫn đến cái chết của tế  bào. Các tế bào động vật có vú không thể sửa chữa những sợi đôi bị phá vỡ này. [26] Trong nhóm  ức chế  enzyme  topoisomerase­I,  Irinotecan  cũng là một trong  những chất điển hình của nhóm này. Etoposide  tạo thành một phức hợp với ADN và enzyme topoisomerase II, ngăn  ngừa sự co xoắn của sợi ADN và dẫn đến phá vỡ sợi ADN.[13,12]. 17
  18. Luận văn Thạc sĩ 2013 Hình11: Ức chế enzyme topoisonmerase I và II 1.3.2.5 Gây độc trong quá trình phân bào     Colchicine ức chế  vi ống trên thoi gián phân bằng cách liên kết với tubulin, một  trong những thành phần chính của vi ống.  Tubulin là cần thiết để điều khiển quá trình phân bào và do đó colchicine có chức năng như  một “chất độc phân bào  hoặc  chất độc của thoi” [36]. Vincristine  và  Vinblastine   là alkaloid chiết xuất từ  cây dừa cạn Catharanthus  roseus (L.)G.Don.  Chúng ngăn chặn nhưng có thể  phục hồi được sự  phân chia   gián phân  ở  giai đoạn trung kỳ. Nhờ  sự  liên kết của thuốc với các vi cấu trúc  hình  ống khi gián phân, vincristine  ức chế   được sự  tạo thành thoi gián phân.  Trong tế  bào ung thư, vincristine  ức chế  một cách chọn lọc cơ  chế  sửa  đổi   ADN ; và bằng cách ức chế ARN­polymerase phụ thuộc ADN, vincristine  ức chế  được sự  tổng hợp ARN. Ở  nồng độ  cao vinblastine có thể  hiện nhiều tác dụng  phức tạp tổng hợp acid nucleic và protein [37]. Hình 12: Các tác nhân chống lại quá trình phân bào 1.3.2.6 Vacxin và kháng thể Một   cách   tiếp   cận   trong   cuộc   chiến   chống   lại   ung   thư   là   nghiên   cứu  vaccin hoặc các kháng thể  đặc hiệu cho các thụ  thể  của tế  bào ung thư. Phát  triển trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học để xác định các yếu tố chịu   trách nhiệm cho sự  gia tăng của các tế  bào khối u và sản xuất kháng thể  đặc   hiệu. Vaccin CDX­110 phòng chống các bệnh u thần kinh đệm, một loại u não   ác tính và thường gặp nhất. Vaccin  nhắm vào khối u, gây ra một phản ứng miễn  dịch đặc hiệu để chống lại một loại protein ở trên bề mặt của các tế bào ung thư  18
  19. Luận văn Thạc sĩ 2013 não, protein này là dạng thụ  thể  màng tế  bào đột biến, có tên gọi là EGFRvIII,   liên quan đến sự tăng trưởng của ung thư. Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Gorgia Mỹ  vừa nghiên cứu một   loại vaccin mang tên Herceptin khả năng phòng ngừa tổng hợp lên tới khoảng 7  loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao như hiện nay: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư  tụy, ung thư đường ruột và ung thư buồng trứng…Vaccin này có chứa một lượng  nhỏ các protein có tên là MUC1, có tác dụng luyện tập cho hệ miễn dịch cơ thể,   từ đó hệ miễn dịch có thể nhận biết sự xuất hiện của tế bào ung thư và hệ miễn   dịch có thể chủ động tấn công [38]. Cevac  là một loại vắc­xin chống lại bệnh ung thư đại tràng, là một kháng   thể  đơn dòng gây ra  một phản  ứng miễn dịch với CEA   (Carcino Embryonic   Antigen). Kháng nguyên CEA này hiện diện trong ung thư ruột. Mặt khác, việc điều trị kết hợp các loại vaccin với thuốc hóa trị  liệu làm  tăng tỷ lệ sống sót: Herceptin thường gắn liền với taxol và ceavac được dùng cho  bệnh nhân kết hợp với fluorouracil­5 và leucovorin. Đề  kháng với các chất chống ung thư  là một trong những thách thức lớn   của hóa trị  liệu. Sự  đề  kháng này được gây ra bởi nhiều yếu tố và cơ  chế  vẫn  chưa được hiểu rõ. Yếu tố có thể là do: ­ Gây ra từ sự sửa chữa ADN giống như polymerase­β. ­ Giảm sự  xâm nhập của thuốc vào trong tế  bào (làm giảm nồng độ  của thuốc   trong các tế bào). ­ Sự gia tăng từ trong ra ngoài của các khối u tế bào đa kháng . ­ Hấp thụ thuốc trong tế bào ngăn, ngăn cản tiếp xúc của thuốc với tế bào mang   bệnh.  ­ Sự biến đổi hoặc thay đổi enzyme đích. Điều trị  ung thư  bằng vaccin cũng có nhiều tác dụng phụ  và đôi khi còn   gây chết người. Với những thách thức này, việc tìm kiếm các loại thuốc mới   19
  20. Luận văn Thạc sĩ 2013 chống ung thư là cần thiết và các phân tử   từ  tự  nhiên luôn là nguồn tài nguyên   quý giá. 1.3.3 Ứng dụng của các hợp chất tự nhiênt trong điều trị ung thư Hiện nay, ung thư vẫn là bài toán khó đối với y học và là căn bệnh đáng sợ nhất    của con người do chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, các nhà khoa học vẫn không   ngừng kiếm tìm các hợp chất mới để  tiêu diệt căn bệnh của thời đại, nhất là khi các   phương pháp điều trị  hiện nay như  hóa trị, xạ  trị, phẫu thuật...đều để  lại tác   dụng xấu, nhiều bệnh nhân Ung thư chết do suy kiệt trước khi chết vì ung thư Trong hành trình đó, các nhà nghiên cứu đã tách chiết các hợp chất hóa học  và trên cơ sở đã bán tổng hợp và tổng hợp ra rất nhiều hợp chất có khả năng ức  chế sự phát triển và diệt tế bào ung thư như Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y khoa Sanford­Burnham, đứng  đầu là Kristiina Vuori, MD, Ph.D., đã phát hiện ra một hợp chất tự nhiên là  sceptrin được tìm thấy trong các loài bọt biển, làm giảm sự di chuyển của các tế  bào ung thư và có độc tính rất thấp. Những nghiên cứu lâm sàng bước đầu đã chỉ ra rằng Curcumin có tác dụng  tốt với một số bệnh ung thư như: ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư da, ung  thư trực tràng… Một nghiên cứu của Đại học Missouri, Mỹ cho thấy, resveratrol­một hợp  chất được tìm thấy trong quả nho và rượu vang đỏ có thể khiến một số tế bào  ung thư như nhạy cảm hơn với xạ trị.   Ngày nay, các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu nhằm tìm được  những hợp chất có hoạt tính cao trong điều trị ung thư 1.4 Các phương pháp nghiên cứu độ độc tế bào 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2