Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh Quảng Bình
lượt xem 22
download
Mục tiêu của luận văn nhằm xác lập cơ sở khoa học cho phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông phục vụ công tác quản lý môi trường trong phát triển kinh tế xã hội của lưu vực sông Gianh, Quảng Bình đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh Quảng Bình
- ----------------------- Đinh Việt Hùng PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH HÀ NỘI - 2011
- ----------------------- Đinh Việt Hùng PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH : Khoa học Môi trường : 60 85 02 : TS. LẠI VĨNH CẨM – 2011
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái KTXH Kinh tế - xã hội LVS Lưu vực sông NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTBV Phát triển bền vững QHMT Quy hoạch môi trường TN&MT Tài nguyên và môi trường TNN Tài nguyên nước UBND Uỷ ban nhân dân VQG Vườn Quốc gia
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .............................................................................2 2.1. Mục tiêu: .......................................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ: .....................................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 5. Các kết quả đạt được ...........................................................................................3 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG ............................................4 1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường............4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................4 1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường ................................5 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ..............15 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng trên thế giới và Việt Nam ..15 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam ....................................................................................................................18 1.3. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực sông........................................................................................................................21 1.3.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông................................................................21 1.3.2. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực sông .............................................................................................................24 1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Gianh, Quảng Bình .......................................................................................................................26 1.4.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................26 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................32
- Chương 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GIANH .........................................................................................................35 2.1. Đặc điểm các yếu tố môi trường lưu vực sông Gianh ....................................35 2.1.1. Môi trường đất .........................................................................................35 2.1.2. Môi trường nước ......................................................................................39 2.1.3. Rừng và đa dạng sinh học ........................................................................41 2.2. Phân tích cấu trúc, chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường lưu vực sông ..........................................................................................................47 2.2.1. Tương tác đất - nước - rừng ...................................................................47 2.2.2. Tương tác đất - rừng - thuỷ sản .............................................................47 2.2.3. Khai thác tài nguyên nước và những biến đổi trên lưu vực sông ........48 2.2.4. Quản lý lưu vực sông là xu thế tất yếu .................................................49 2.2.5. Những vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ đa dạng giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lưu vực sông ......................................................50 2.3. Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Gianh .....................................................................................................................50 2.3.1. Hiện trạng nước lục địa ..........................................................................50 2.3.2. Hiện trạng môi trường đất......................................................................61 2.3.3. Hiện trạng rừng.......................................................................................65 2.3.4. Hiện trạng môi trường đô thị và công nghiệp.......................................65 2.3.5. Hiện trạng môi trường nông thôn, nông nghiệp ...................................65 2.3.6. Hiện trạng môi trường ven biển ............................................................66 2.3.7. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu vực sông ............................................................................................................67 2.3.8. Các nội dung quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu vực sông ............................................................................................................69 2.4. Thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh .71
- 2.4.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh .........................................................................................................71 2.4.2. Các yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường ...................75 2.4.3. Yếu tố địa hình.........................................................................................76 2.4.4. Yếu tố hiện trạng sử dụng đất ..................................................................78 2.4.5. Yếu tố sinh khí hậu ..................................................................................80 2.4.6. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường................................................81 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÃNH THỔ ......................................................87 3.1. Lợi thế, hạn chế, cơ hội, thách thức và xuất phát điểm của lưu vực sông Gianh .....................................................................................................................87 3.1.1. Lợi thế ......................................................................................................87 3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................87 3.1.3. Cơ hội.......................................................................................................88 3.1.4. Thách thức ...............................................................................................88 3.2. Các giải pháp công trình .................................................................................89 3.3. Các giải pháp phi công trình...........................................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH CỦA LUẬN VĂN STT Tên Trang Hình 1.1 Hình 1.1 Bản đồ Hành chính lưu vực sông Gianh 27 Quảng Bình Bảng 2.1 Số liệu của các hệ sông và sông ở Quảng Bình 39 Bảng 2.2 Các hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3 và các 40 công trình lớn Bảng 2.3 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lưu vực sông Gianh 41 Bảng 2.4 Diện tích rừng trồng mới, khai thác, chuyển đổi 42 năm 2004 Bảng 2.5 Diện tích có rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng năm 2004 43 Bảng 2.6 Các nhóm loài thực vật 44 Bảng 2.7 Thống kê lưu vực sông 51 Bảng 2.8 Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm 51 Bảng 2.9 Quy hoạch sử dụng nước hồ chứa theo lưu vực sông 52 đến 2020 Bảng 2.10 Chỉ số một số chỉ tiêu phân tích vượt ngưỡng 55 Bảng 2.11 Tình hình sử dụng đất năm 2009 62 Bảng 2.12 Dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất công 68 nghiệp các huyện tại lưu vực sông đến năm 2015 Sơ đồ 2.1 Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường lưu vực 82 sông Gianh
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo vệ môi trường lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây, nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Mỗi lưu vực sông đều có một đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nước. Do đó, cách thức tổ chức quản lý sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, đặc điểm môi trường, giá trị mỗi lưu vực sông. Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng có thể là: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường. Song, vấn đề phân vùng chức năng như trên còn nhiều bất cập, còn nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy hoạch như quá trình phát triển làm mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, vượt quá sức chịu tải của môi trường và môi trường bị suy thoái. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề trên là chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên. Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường nói chung và môi trường nước các lưu vực sông nói riêng. Hiện trạng môi trường nước của các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi. Chất lượng nước sông đang bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nước do các hoạt động dân sinh và công nghiệp, các hoạt động khác như nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, khai thác tài nguyên dưới lòng sông, giao thông vận tải thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản... cũng liên quan mật thiết đến việc khai thác sử 1
- dụng nước và gây tác động xấu đến môi trường nước của hệ thống sông và sức khoẻ người dân. Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình và cũng đang phải chịu tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện đề tài “Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh Quảng Bình” với mục đích nghiên cứu các yếu tố môi trường nhằm phân vùng chức năng môi trường và đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững lực vực sông Gianh, Quảng Bình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu: Xác lập cơ sở khoa học cho phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông phục vụ công tác quản lý môi trường trong phát triển kinh tế xã hội của lưu vực sông Gianh, Quảng Bình đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ: - Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Xác định các nguyên tắc, yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông. - Xác định những nhân tố tác động tới môi trường lưu vực sông với những mức độ tác động khác nhau. - Thành lập lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bễn vững lãnh thổ. 3. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian nghiên cứu Lưu vực sông Gianh, Quảng Bình (gồm các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, một phần các huyện Quảng Trạch và Bố Trạch). * Giới hạn về nội dung nghiên cứu - Xác định ranh giới lưu vực sông Gianh, Quảng Bình làm cơ sở để giới hạn không gian nghiên cứu. 2
- - Dùng phương pháp Hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông. Trong đó, lựa chọn ba nhân tố: địa hình, hiện trạng sử dụng đất và sinh khí hậu làm cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực Gianh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu, số liệu có liên quan, phỏng vấn ngoài thực địa. - Phương pháp tổng hợp phân tích các số liệu, tài liệu qua quá trình điều tra khảo sát và thu thập. - Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Phương pháp kế thừa các nghiên cứu đã công bố. 5. Các kết quả đạt được - Đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Gianh. - Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới dân cư và suy giảm các hệ sinh thái. - Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh. - Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường lưu vực sông Gianh. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 93 trang, có 01 hình, 01 sơ đồ, 12 bảng số liệu và 04 bản đồ. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan về phân vùng chức năng môi trường và sử dụng hợp lý lãnh thổ Chương 2. Phân tích đánh giá các yếu tố môi trường và xây dựng bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh Chương 3. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bền vững lãnh thổ 3
- Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG 1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường 1.1.1. Các khái niệm cơ bản a, Môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái (HST) và các hình thái vật chất khác. [13] b, Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. [13] c, Suy thoái môi trường Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. [13] d, Sự cố môi trường Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. [13] e, Tài nguyên nước "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. [14] g, Lưu vực sông Theo định nghĩa của luật Tài nguyên nước (TNN), lưu vực sông (LVS) là vùng địa lý mà trong phạm vi đó, nước mặt nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. Theo một định nghĩa khoa học khác, LVS là phần lãnh thổ thu nhận các nguồn nước 4
- mặt và nước ngầm cùng các chất rắn và chất hòa tan trong nước, và chuyển nước cùng các chất này về cửa sông. LVS là một bộ phận lãnh thổ có đường biên xác định trên mặt đất, đường biên đó thường không trùng với ranh giới quốc gia và hành chính các địa phương. Ở vùng trung du và đồng bằng, khi xác định ranh giới LVS cần xét ranh giới các hệ thống thuỷ lợi có khi trải trên hai lưu vực, như vậy sẽ hình thành sự quản lý liên lưu vực. h, Quản lý tổng hợp lưu vực sông Quản lý TNN và quản lý LVS thuộc một phạm trù TNN, có khác nhau về phạm vi và mức độ. Quản lý TNN có phạm vi vĩ mô của quốc gia, còn quản lý LVS chỉ có phạm vi không gian của từng LVS. Tuy nhiên quản lý tổng hợp LVS đề cập trực tiếp hơn các quan hệ thượng lưu - hạ lưu, quan hệ của TNN với các tài nguyên và môi trường liên quan và vai trò của cộng đồng trên LVS. i, Phân vùng môi trường Phân vùng môi trường là xác định các khu vực môi trường khác nhau xếp theo cấp bậc đơn vị từ lớn đến nhỏ của hoàn cảnh môi trường phục vụ cho công tác quy hoạch môi trường. k, Quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường (QHMT) là quá trình sử dụng một cách hệ thống các kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của môi trường. QHMT có thể được hiểu là quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn phương án sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải thiện & phát triển một / những môi trường thành phần hay những tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tối ưu năng lực, chất lượng của nó để đạt được các mục tiêu môi trường xác định. [17] 1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường a, Chức năng của môi trường Môi trường là thế giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể không sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật, có hoạt động kinh tế - xã hội (KTXH) của con người trong mối quan hệ phức tạp giữa con người và giới tự 5
- nhiên. Môi trường có 5 chức năng cơ bản: 1) Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. 2) Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. 3) Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. 4) Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất. 5) Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. [8] Từ 5 chức năng cơ bản mang tính tổng hợp nêu trên, bằng cách chi tiết hóa có thể xác định những thuộc tính như là những chức năng thành phần ở cấp độ nhỏ hơn. Năm chức năng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, một trong 5 chức năng đó suy giảm thì ảnh hưởng trực tiếp đến 4 chức năng kia. Mỗi một khu vực lãnh thổ (vùng, miền...), hoặc một đơn vị hành chính (thành phố, tỉnh, huyện, xã) đều có đủ 5 chức năng môi trường, chúng tồn tại đồng thời nhưng tính trội của các chức năng ở mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định. Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững (PTBV). Vì vậy phân vùng chức năng môi trường của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng, mỗi kiểu vùng có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề. Kiểu vùng có tính lặp lại trong không gian. Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ theo các dạng tài nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh tế và trong hoạt động nhân sinh, ví dụ phân chia các đơn vị đất đai và đánh giá tính thích hợp của chúng cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, đô thị, v.v... b, Phân vùng chức năng môi trường Vùng chức năng môi trường là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ, có một số thuộc tính xác định về môi trường, sinh thái, có thể phân biệt nó với vùng khác. 6
- Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và hoàn cảnh KTXH của vùng. Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cấp (tỉnh thành, huyện, thị v.v...) căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế để phân chia lãnh thổ của địa phương đó thành những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng của chúng, phản ảnh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng của lãnh thổ. Phân vùng chức năng môi trường một địa phương là nhằm xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng QHMT và quản lý tài nguyên, môi trường và định hướng phát triển trên địa bàn địa phương đó một cách có hiệu quả. c, Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường Phân vùng chức năng môi trường là bước chuẩn bị, bước đi đầu tiên, nhằm tạo dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về các khía cạnh điều kiện tự nhiên, KTXH, môi trường cho việc lập các quy hoạch phát triển. Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường của một địa phương cụ thể (tỉnh thành, kể cả huyện thị...) là: - Làm sáng tỏ đặc điểm về tự nhiên của địa phương đó, xác định tính quy luật trong sự phân hóa các yếu tố tự nhiên theo không gian lãnh thổ, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính tự nhiên, ví dụ vùng đất ngập nước nội đồng, vùng đất ngập nước ven biển, vùng rừng mưa nhiệt đới ẩm... - Phân tích, đánh giá các hoạt động nhân sinh trong quá trình hoạt động sống, cũng như trong phát triển KTXH, làm biến đổi những vùng có chức năng mang tính tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính nhân sinh, 7
- ví dụ vùng đất trống đồi trọc do tàn phá rừng, vùng đô thị như là kết quả của phát triển KTXH, vùng công nghiệp do quá trình công nghiệp hóa... - Lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường để thể hiện kết quả phân vùng một cách rõ ràng theo không gian lãnh thổ, đó chính là tư liệu tổng hợp phục vụ đắc lực công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý lãnh thổ theo định hướng PTBV. d, Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường là việc phân chia lãnh thổ thành các vùng có điều kiện tự nhiên, KTXH khác nhau phục vụ việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển KTXH và phát triển các ngành kinh tế nhằm bảo tồn, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo PTBV. Để thực hiện phân vùng chức năng môi trường một cách khoa học, phù hợp yêu cầu phát triển vững cần phải: - Lựa chọn cách tiếp cận phân vùng và phương pháp phân vùng nhằm phản ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiễn các tiểu vùng được phân chia. - Xác lập các tiêu chí phân vùng thành các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn) phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đáp ứng nhu cầu con người và bảo tồn. - Sử dụng các công cụ khoa học nhằm phân vùng chính xác, khoa học, dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau. Phân vùng chức năng môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con người trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có tác động tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả phân vùng là đưa ra một hệ thống cơ cấu các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn, nếu cần thiết) để phục vụ quy hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái, trong hệ thống đó mỗi vùng và tiểu vùng, dựa vào chức năng và lợi thế so sánh của mình để định 8
- hướng chiến lược phát triển, lập quy hoạch phát triển KTXH và quy hoạch ngành, bao gồm cả QHMT. e, Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cụ thể có thể dựa vào các cách tiếp cận khác nhau, vì vậy khi tiến hành phân vùng cần lựa chọn các tiếp cận phù hợp. Dưới đây giới thiệu các cách tiếp cận thường sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường. Cách tiếp cận hệ thống Phương pháp tiếp cận hệ thống phù hợp cho việc nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường, phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ, trên cơ sở phân tích khả năng cung cấp tài nguyên, sức chịu tải của hệ thống lãnh thổ, quan hệ liên vùng, liên ngành của vùng lãnh thổ (hệ thống mở), để phân chia các khu chức năng cho mục đích quy hoạch phát triển nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Dưới góc độ phân vùng chức năng môi trường theo cách tiếp cận hệ thống thì phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi tiểu vùng có những nét đặc trưng của toàn vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của toàn hệ thống. Vì vậy, khi phân vùng chức năng môi trường, chúng ta phải xem vùng lãnh thổ được nghiên cứu và các tiểu vùng ở cấp vị nhỏ hơn đều là những hệ thống mở với các đặc trưng nêu trên. Cách tiếp cận sinh thái Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh của môi trường tại một khu vực nhất định, mà ở đó luôn luôn có tác động qua lại và trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ và với các hệ khác. Con người là một phần của HST, là yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng của HST bằng cách điều chỉnh các điều kiện vật lý, hóa học của môi trường, thay đổi mối tương tác sinh học. Có thể xem vùng lãnh thổ là một HST. Nhiệm vụ của phân vùng chức năng là phân tích, đánh giá hệ thống này cho mục đích quy hoạch, quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường. Mục đích của việc phân vùng dựa trên HST là tìm cách tốt nhất, hợp lý nhất để con người khi sử dụng HST có thể đạt được sự hài hòa giữa lợi 9
- ích thu được từ tài nguyên của HST với việc duy trì khả năng của HST tiếp tục cung cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững, lâu dài. Hệ sinh thái là một hệ thống mở bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về loài và các chu trình vật chất. Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành HST nhân tạo và HST tự nhiên như HST nông nghiệp, HST rừng, HST biển, HST ao hồ, HST đồng cỏ tự nhiên, HST đô thị.... Đặc điểm của HST là một hệ thống mở có 3 dòng (dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin. Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái. Phân vùng chức năng môi trường làm nhiệm vụ phục vụ công tác xây dựng quy hoạch KTXH, quy hoạch môi trường. Vì vậy, khi xây dựng các quy hoạch này đòi hỏi phải xem xét đến sự phân hóa môi trường do quá trình phát triển KTXH tạo ra và vị thế, năng lực con người, truyền thống văn hóa của vùng. g, Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường Tôn trọng tính khách quan của vùng Xuất phát từ quan niệm rằng, vùng là một thực thể khách quan, nó được hình thành do tác động tương hỗ lâu dài của các yếu tố tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên về dòng năng lượng và trao đổi vật chất, vì vậy cần vận dụng những đặc tính khách quan đó của vùng ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và trong điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng. Nhưng nhận thức và vận dụng tính khách quan của vùng lại mang tính chủ quan, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức, đặc biệt là khi con người ngày càng can thiệp mạnh mẽ vào giới tự nhiên. Mặc dù vậy, bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn không mất đi, do đó nó cần được tôn trọng trong nhận thức, cũng như hành động khi tiến hành phân vùng chức năng môi trường. 10
- Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng Phân vùng dựa trên sự phân tích, đánh giá tổng hợp nhiều tiêu chí về tự nhiên và KTXH. Mỗi vùng được phân định theo sự đồng nhất về tất cả các tiêu chí phân vùng, tuy nhiên không thể có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đó chỉ là sự đồng nhất tương đối. Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu chí chính, mang tính chủ đạo và tiêu chí phụ mang tính bổ trợ đối với từng cấp độ phân vùng. Ở mỗi cấp độ phân vùng yếu tố trội đặc trưng được lựa chọn để làm cơ sở cho việc phân vùng và sự đồng nhất của vùng trước hết phải thể hiện được theo yếu tố đó. Đối với cấp vùng trong phân vùng chức năng môi trường ở các tỉnh ven biển miền Trung, có thể dựa vào yếu tố mang tính trội là địa hình để phân vùng, ví dụ vùng miền núi, vùng đồng bằng, vùng biển ven bờ và hải đảo; hoặc dựa vào các quần cư để phân ra vùng đô thị, vùng nông thôn. Đối với cấp tiểu vùng, đó có thể là chức năng đặc dụng của lớp phủ thực vật, ví dụ chia ra: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng cảnh quan. Các tiểu vùng tuy có những đặc điểm riêng, khác với tiểu vùng liền kề, nhưng cũng có một số tiểu vùng giống nhau, có tính lặp lại trong không gian với các vị trí phân bố khác nhau, dựa vào đó có thể phân ra các kiểu tiểu vùng. Như vậy, mỗi kiểu tiểu vùng gồm 2 hay nhiều hơn số lượng tiểu vùng. Phù hợp với chức năng môi trường Đây là nguyên tắc chủ đạo. Với cách tiếp cận sinh thái trong phân vùng thì mỗi vùng là một HST lớn, mỗi tiểu vùng là một HST nhỏ hơn. Tính chức năng của vùng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ theo chiều ngang giữa các hợp phần trong mỗi vùng, từ trung tâm đến ngoại vi. Mỗi HST đều có một vài chức năng chính riêng và một số chức năng khác, ví dụ HST rừng đầu nguồn có chức năng phòng hộ, vừa có chức năng tạo cảnh quan; HST rừng ngập mặn ven biển có chức năng phòng hộ, bảo vệ bờ biển, vừa có chức năng cung cấp thức ăn, bãi đẻ, nơi cư trú cho nhiều giống loài sinh vật, đồng thời cung cấp củi đun, dược liệu cho cư dân ven biển. 11
- Vì vậy, khi tiến hành phân vùng chức năng cần hết sức tôn trọng tính toàn vẹn của HST, nói cách khác, phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo tồn các chức năng sinh thái và môi trường của vùng. Phù hợp với yêu cầu quản lý Phân vùng chức năng môi trường của một địa phương (tỉnh thành, huyện thị) nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dựng cơ sở để khoa học điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các HST và môi trường tự nhiên. Bản chất tự nhiên của mỗi cấp độ vùng đã thể hiện ý nghĩa của vấn đề quản lý. Ranh giới phân chia các vùng thường là ranh giới tự nhiên, đó có thể là một đường bình độ chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền gò đồi, hoặc một đường đẳng độ mặn 0,1% , 0,4%; một dòng sông hoặc một đường phân thủy... Tuy nhiên, trong trường hợp có điều kiện, thì có thể khoanh vẽ ranh giới vùng và tiểu vùng theo ranh giới hành chính, nhằm nâng cao tính khả thi trong việc quản lý tài nguyên và môi trường theo đơn vị hành chính. Tính khoa học trong phân vùng Phân vùng chức năng môi trường các tỉnh thành phải dựa trên các cơ sở khoa học sao cho, một mặt phản ảnh được thực tế khách quan của địa phương, mặt khác, vừa mang tính lý thuyết, hệ thống, nhằm đúc rút được kinh nghiệm về phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật phân vùng chức năng môi trường khả dĩ có thể áp dụng cho các tỉnh thành khác trong cùng nhóm. Để làm được điều đó cần tiến hành điều tra, nghiên cứu kỹ đặc thù của địa phương và thu thập tài liệu, tư liệu về tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế -xã hội, tài nguyên & môi trường, sinh thái & đa dạng sinh học (ĐDSH), căn cứ vào đó để lựa chọn trong hệ thống các tiêu chí phân vùng những tiêu chí phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương tỉnh thành. h, Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường Nhóm tiêu chí tự nhiên: 1) Nền địa chất. Các thông số đo: Diện phân bố các thành tạo địa chất, tính bằng km2; Tuổi địa chất, tính bằng triệu năm; Loại đá chính (theo tên gọi). 12
- 2) Địa hình. Các thông số đo: Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển, tính bằng mét; Độ cao tương đối so với mực xâm thực địa phương, tính bằng mét; Độ dốc sườn, tính bằng độ. 3) Khí hậu. Các thông số đo: Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tính bằng độ; Lượng mưa trung bình tháng, năm tính bằng milimet; Tổng tích ôn, tính bằng độ. 4) Thổ nhưỡng. Các thông số đo: Loại đất (theo tên gọi); Thành phần hóa học, tính theo % hợp phần; Diện phân bố và sử dụng đất, tính bằng ha. 5) Mạng thủy văn. Các thông số đo: Các sông chính (theo tên gọi); Diện tích LVS, tính theo km2; Lưu lượng dòng chảy trung bình năm, tính bằng m3/s. 6) Thảm rừng. Các thông số đo: Loại thảm rừng (theo tên gọi thảm rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng ngập mặn...); Vị trí và diện tích phân bố (km2); Trữ lượng rừng (giàu, nghèo, trung bình, m3 gỗ/ha. 7) Hệ sinh thái và ĐDSH. Các thông số đo: Kiểu HST (trên cạn, dưới nước); Vị trí và diện tích phân bố (km2); Mức độ bảo tồn, bảo vệ. 8) Cấu trúc đới bờ và biển ven bờ. Đây là tiêu chí rất quan trọng đối với phân vùng chức năng môi trường của 28 tỉnh thành có biển của Việt Nam. Các thông số đo bao gồm: Cấu trúc hình thái (đầm ven biển, cồn đụn cát, bãi biển, biển và đảo); Các tài nguyên và nguồn lợi chủ yếu (trong các thủy vực, trong cồn cát, bãi biển, trên hải đảo, trong biển); Các HST nhạy cảm (rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn cửa sông). Nhóm tiêu chí kinh tế - xã hội: 9) Quần cư (chủ yếu là đô thị). Các thông số đo: Giới hạn hành chính và diện tích (km2); Dân số và mật độ dân số (người, người/ km2). Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. 10) Khu vực cung cấp nguyên liệu. Các thông số đo: Loại hình nguyên liệu cho công nghiệp (khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông lâm sản...); Công suất trung bình năm; Sản lượng (nghìn tấn). 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn