intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM; đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH HOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH HOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH HOA TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Trần Anh Hoa. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Thanh Hoa
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 9 2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................................ 2 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................................... 2 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................................ 3 7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 5 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................................... 5 1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................................... 7 1.3. Khe hổng nghiên cứu: ........................................................................................................... 15 Kết luận chương 1 ............................................................................................................................ 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 18 2.1. Lý luận chung về phần mềm kế toán .................................................................................... 18 2.1.1. Khái niệm phần mềm kế toán.................................................................................... 18 2.1.2. Phân loại phần mềm kế toán ..................................................................................... 18 2.1.3. Lợi ích của việc sử dụng PMKT ............................................................................... 19 2.1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn PMKT. ............................................................ 20 2.1.5. Quy trình lựa chọn PMKT ........................................................................................ 22 2.2. Lý thuyết nền ........................................................................................................................ 23 2.2.1. Thuyết hành vi dự định (Theory of planned behaviour -TPB).................................. 24 2.2.2. Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) .............................. 25
  5. Kết luận chương 2 ............................................................................................................................. 28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 29 3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................................... 29 3.1.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................................. 29 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 30 3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................................... 30 3.2.2. Thang đo nháp ........................................................................................................... 31 3.2.2.1. Yêu cầu của người sử dụng: .............................................................................. 31 3.2.2.2. Tính năng của phần mềm: ................................................................................. 33 3.2.2.3. Nhà cung cấp phần mềm: .................................................................................. 35 3.2.2.4. Chi phí sử dụng phần mềm: .............................................................................. 37 3.2.2.5. Điều kiện hỗ trợ: ............................................................................................... 38 3.2.2.6. Ảnh hưởng xã hội:............................................................................................. 39 3.2.2.7. Quyết định lựa chọn PMKT .............................................................................. 40 3.3. Nghiên cứu sơ bộ (định tính) ................................................................................................ 41 3.4. Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................................................ 41 3.5. Nghiên cứu chính thức (định lượng) ..................................................................................... 44 3.5.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .................................................................................. 44 3.5.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 45 3.5.3. Công cụ thu thập và phân tích dữ liệu ....................................................................... 46 3.5.3.1. Phân tích mô tả .................................................................................................. 46 3.5.3.2. Kiểm định và đánh giá thang đo........................................................................ 46 3.5.3.3. Phân tích hồi quy bội......................................................................................... 48 3.5.3.4. Kiểm định sự khác biệt...................................................................................... 49 Kết luận chương 3 ............................................................................................................................. 50 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 51 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................................ 51 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ............................................................................................. 54 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả ............................................................................................. 54 4.2.1.1. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm mẫu .............................................................. 54 4.2.1.2. Kết quả thống kê mô tả thang đo....................................................................... 56 4.2.2. Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo ................................................................... 57 4.2.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha ................................................. 57
  6. 4.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................................................. 59 4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy bội ................................................................................... 64 4.2.3.1. Phân tích tương quan......................................................................................... 64 4.2.3.2. Kết quả phân tích hồi quy bội ........................................................................... 65 4.2.3.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 67 4.2.3.4. Dò tìm các vi phạm giả định của mô hình......................................................... 69 4.2.4. Kết quả kiểm định sự khác biệt ................................................................................. 71 4.3. Bàn luận ................................................................................................................................ 72 Kết luận chương 4 ............................................................................................................................. 75 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 76 5.1. Kết luận ................................................................................................................................. 76 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................................... 77 5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 80 Kết luận chương 5 ............................................................................................................................. 82 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ gốc ANOVA Analysis of Variance BCTC Báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis ERP Enterprise Resource Planning NCC Nhà cung cấp PMKT Phần mềm kế toán TPB Theory of Planned Behaviour TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TRA Theory of Reasoned Action UTAUT Unified Theory of Acceptance and Use of Technology
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổ ng hơ ̣p các công trình nghiên cứu liên quan ....................................... 10 Bảng 3.1: Thang đo yêu cầu của người sử dụng ..................................................... 33 Bảng 3.2: Thang đo tính năng của phần mềm ......................................................... 35 Bảng 3.3: Thang đo nhà cung cấp phần mềm.......................................................... 36 Bảng 3.4: Thang đo chi phí sử dụng phần mềm ...................................................... 38 Bảng 3.5: Thang đo điều kiện hỗ trợ ....................................................................... 38 Bảng 3.6: Thang đo ảnh hưởng xã hội..................................................................... 39 Bảng 3.7: Thang đo quyết định lựa chọn PMKT .................................................... 40 Bảng 4.1: Tổng hợp ý kiến chuyên gia .................................................................... 51 Bảng 4.2: Mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn PMKT ........ 52 Bảng 4.3: Thống kê thông tin mẫu khảo sát ............................................................ 54 Bảng 4.4: Thống kê mô tả thang đo......................................................................... 56 Bảng 4.5: Bảng kết quả kiểm định thang đo............................................................ 58 Bảng 4.6: Bảng kết quả kiểm định thang đo biến yêu cầu của người sử dụng sau khi loại bỏ biến YC1 ...................................................................................................... 59 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test của biến độc lập................ 60 Bảng 4.8: Tổng phương sai trích của biến độc lập .................................................. 60 Bảng 4.9: Ma trận nhân tố xoay .............................................................................. 61 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test của biến phụ thuộc ......... 63 Bảng 4.11: Tổng phương sai trích biến phụ thuộc .................................................. 63 Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc ............................................. 64 Bảng 4.13: Ma trận hệ số tương quan Pearson ........................................................ 64 Bảng 4.14: Kiểm định sự phù hợp cho mô hình hồi quy......................................... 65 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định ANOVA .................................................................. 66 Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy bội ............................................................... 66 Bảng 4.17: Phân tích sự khác biệt theo các thuộc tính ............................................ 71
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 4.1: Đồ thị phân tán Scatterplot ...................................................................... 69 Hình 4.2: Đồ thị Histogram và Q-Q Plot................................................................. 70 Sơ đồ 2.1: Mô hình TPB .......................................................................................... 24 Sơ đồ 2.2: Mô hình UTAUT .................................................................................... 25 Sơ đồ 2.3: Mô hình UTAUT2 .................................................................................. 26 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 29 Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 31 Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................. 42
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thuận lợi bên cạnh những khó khăn, thách thức. Để có thể hội nhập và tham gia thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các DN cần phải nâng cao năng lực quản lý, nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. PMKT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm kế toán trong quá trình thu thập, ghi nhận, xử lý dữ liệu kế toán và cung cấp thông tin kế toán hữu ích theo yêu cầu quản lý của DN. Cùng với sự phát triển của CNTT thì các DN cũng đã sử dụng các PMKT để hỗ trợ cho công tác kế toán. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DN chưa sử dụng hoặc chưa hài lòng với PMKT mà DN đang dùng. Số lượng DN mới thành lập ngày càng gia tăng, theo số liệu thống kê về đăng ký doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì lũy kế 9 tháng đầu năm 2016 có 81.451 DN mới thành lập. Các DN mới thành lập chưa sử dụng PMKT trong tương lai sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng và các DN đang sử dụng PMKT cũng có thể phát sinh nhu cầu sử dụng PMKT khác nếu PMKT hiện tại không đáp ứng được yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho DN. Việc lựa chọn PMKT phù hợp đã trở thành một trong những quyết định quan trọng đối với hầu hết các DN trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. Do đó, PMKT mà DN chọn nên là phần mềm đáp ứng tốt nhất nhu cầu hiện tại và có thể dễ dàng điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của DN để cung cấp thông tin và báo cáo tài chính, phi tài chính. DN không nên xem nhẹ việc lựa chọn PMKT. Nếu lựa chọn sai PMKT thì DN sẽ phải đối mặt với việc bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để mua và sử dụng một phần mềm mới. Vì vậy, việc nhận biết và đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến việc lựa chọn PMKT để định hướng cho các DN trở nên cấp thiết, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ bởi vì DN vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DN ở Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. TP.HCM là nơi tập trung phần lớn các DN đang hoạt động ở nước ta do đó tác giả lựa chọn TP.HCM để tiến hành nghiên cứu. Từ những lý do trên, tác giả chọn
  11. 2 nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Nhận diện và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM. Mục tiêu cụ thể:  Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM.  Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM. 3. Câu hỏi nghiên cứu:  Câu hỏi thứ 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM?  Câu hỏi thứ 2: Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM như thế nào? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:  Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP.HCM và khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 07/2016 đến tháng 10/2016.  Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM.  Đối tượng khảo sát: Các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM có ý định sử dụng hoặc đang sử dụng PMKT. 5. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp định tính: Tổng hợp, phân tích kết quả của các nghiên cứu trước và dựa trên cơ sở lý thuyết nền để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh. Từ đó lập mô hình nghiên cứu, các thang đo và tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc lựa chọn, sử dụng PMKT.  Phương pháp định lượng:
  12. 3  Chọn mẫu khảo sát: Lựa chọn theo phương pháp thuận tiện phi xác suất kết hợp với phát triển mầm.  Phương pháp thu thập dữ liệu: gửi bảng in câu hỏi khảo sát trực tiếp cho đối tượng khảo sát và gửi mail bảng khảo sát được qua ứng dụng Google Docs.  Nguồn dữ liệu: Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn thứ cấp: các bài báo, nghiên cứu đã thực hiện trong nước và ngoài nước có liên quan đến quyết định lựa chọn PMKT. Nguồn sơ cấp: thông qua phỏng vấn và bảng câu hỏi khảo sát được thu trực tiếp và qua ứng dụng Google Docs.  Phương pháp xử lý dữ liệu:  Dữ liệu nghiên cứu sau khi được thu thập sẽ được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.  Thực hiện thống kê mô tả.  Kiểm định, đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach alpha – α và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).  Kiểm định mô hình và giả thuyết sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính; dò tìm các vi phạm giả định của mô hình.  Kiểm định sự khác biệt. 6. Đóng góp của đề tài  Về mặt khoa học: Đề tài làm rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn PMKT của DN vừa và nhỏ. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương lai có liên quan đến việc lựa chọn PMKT.  Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ giúp ích cho các nhà quản lý của các DN vừa và nhỏ nghiên cứu tham khảo khi quyết định lựa chọn PMKT để ứng dụng vào công tác kế toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng sẽ giúp các NCC phần
  13. 4 mềm xác định được các nhân tố mà DN quan tâm khi lựa chọn PMKT từ đó có những giải pháp để đáp ứng nhu cầu của DN. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo thì nội dung chính của luận văn nghiên cứu gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  14. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu thứ nhất, nghiên cứu “Firm characteristics and selection of international accounting software” của Ajay Adhikari et al (2004). Nhóm tác giả nghiên cứu tập trung vào đặc điểm công ty và sự lựa chọn PMKT quốc tế của các công ty quốc tế Hoa Kỳ. Trước khi nghiên cứu chính thức, nhóm nghiên cứu đã gửi một bản thảo của các câu hỏi đến những người điều hành của 10 công ty Hoa Kỳ có kinh doanh quốc tế. Sau đó các câu hỏi đã được sửa đổi dựa trên những phản hồi nhận được từ nhóm thử nghiệm. Sau khi gửi mail bảng câu hỏi khảo sát cho các công ty nhóm tác giả nhận được phản hồi với 132 công ty hiện đang sử dụng/xem xét việc mua PMKT quốc tế. Nhóm tác giả điều tra các mối quan hệ giữa các đặc điểm công ty (kích thước và mức độ quốc tế hóa), các tính năng quốc tế của PMKT (đa tiền tệ, đa báo cáo, đa ngôn ngữ), và các tiêu chí lựa chọn chung (hỗ trợ và bảo mật, phần cứng, nền tảng điều hành, tính linh hoạt và chi phí). Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng các công ty quốc tế Hoa Kỳ xem xét chức năng đa tiền tệ và đa báo cáo là các tính năng quan trọng nhất trong việc lựa chọn PMKT quốc tế. Kết quả cũng cho thấy tầm quan trọng của các tính năng của PMKT quốc tế khác nhau tùy theo quy mô và mức độ quốc tế hóa. Trong số các tiêu chí lựa chọn chung, vấn đề bảo mật và hỗ trợ được coi là quan trọng nhất. Đặc điểm công ty là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn và thiết kế PMKT quốc tế. Nghiên cứu thứ hai, nghiên cứu “The Determinates Of Selecting Accounting Software: A Proposed Model” của Ahmad A. & Abu-Musa (2005). Mục đích của bài nghiên cứu là để điều tra, phân tích và đánh giá các yếu tố chính của một tổ chức cần xem xét trong quyết định của mình để chọn PMKT phù hợp. Nghiên cứu này giới thiệu một khuôn khổ lý thuyết tổng hợp cho các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn một gói PMKT phù hợp cho một tổ chức. Phương pháp suy diễn được sử dụng để xây dựng mô hình đề xuất cho một tổ chức để chọn PMKT phù hợp nhất mà sẽ đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của nó cho việc cung cấp thông tin và báo cáo tài chính và phi tài chính. Trong bài nghiên cứu tác giả giới
  15. 6 thiệu một số yếu tố quan trọng như: nhu cầu hiện tại và tương lai của người sử dụng, loại hình kinh doanh, quy mô, các tính năng và thuộc tính của PMKT, cơ sở hạ tầng CNTT và môi trường, và độ tin cậy của NCC nên được xem xét trước khi sử dụng phần mềm. Tuy nhiên mô hình này chỉ áp dụng thích hợp với các tổ chức mua mới phần mềm hoặc chuyển từ thủ công sang sử dụng PMKT. Đối với tổ chức đã có PMKT mà không đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của họ về thông tin và báo cáo tài chính và phi tài chính, hoặc không phù hợp với các mục tiêu và chiến lược thì mô hình đề xuất sẽ chỉ áp dụng trong trường hợp tổ chức đó quyết định chấm dứt PMKT hiện có của họ và thay thế nó hoàn toàn bằng một phần mềm mới. Mô hình đề xuất không xem xét việc thay thế sửa chữa hoặc nâng cấp PMKT hiện có để tái sử dụng nó. Nghiên cứu thứ ba, nghiên cứu “Accounting Software Selection And User Satisfaction Relevant Factors for Decision Makers” của Elikai et al (2007). Nhóm tác giả nghiên cứu về các yếu tố và các tính năng phần mềm quan trọng nhất cho người dùng liên quan đến lựa chọn phần mềm, sự hài lòng, sự duy trì và sự thay đổi. Bảng câu hỏi chi tiết được gửi đi và được theo dõi với các cuộc phỏng vấn điện thoại. Tổng cộng có 57 cá nhân tham gia. Trong nghiên cứu này tác giả đã tìm ra một số điểm nổi bật đó là chức năng yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn PMKT kế đến là chi phí và khả năng tương thích. Trong số các chức năng, tính linh hoạt (tùy biến) được đánh giá là tính năng quan trọng nhất. Chi phí bao gồm: chi phí mua ban đầu và chi phí hoạt động hàng năm là quan trọng hơn so với chi phí cài đặt và chi phí đào tạo. Đối với khả năng tương thích thì khả năng tương thích với hệ điều hành được đánh giá là có ý nghĩa hơn khả năng tương thích với phần cứng hoặc phần mềm khác. Đáng ngạc nhiên, nghiên cứu cho thấy người sử dụng đánh giá sự hỗ trợ của NCC có tầm quan trọng khá thấp. Nghiên cứu thứ tư, nghiên cứu “Evaluating and selecting software packages: A review” của Anil S. Jadhav & Rajendra M. Sonar (2009). Mục đích của bài nghiên cứu này là cung cấp một cơ sở để cải thiện quá trình đánh giá và lựa chọn các gói phần mềm. Nghiên cứu này tổng hợp lại một cách có hệ thống các bài báo
  16. 7 đăng trên các tạp chí và hội nghị có liên quan đến phương pháp lựa chọn PMKT, tiêu chí đánh giá phần mềm, kỹ thuật đánh giá phần mềm, hệ thống/công cụ hỗ trợ ra quyết định trong việc đánh giá các gói PMKT. Tác giả đã tổng hợp và phân loại các tiêu chí đánh giá, lựa chọn phần mềm gồm: nhóm tiêu chí liên quan đến đặc điểm phần mềm (đặc điểm chức năng và đặc điểm chất lượng) và nhóm tiêu chí liên quan đến NCC, chi phí và lợi ích, phần cứng và phần mềm, ý kiến, đặc điểm đầu ra. Đặc điểm chất lượng của gói phần mềm như: chức năng, độ tin cậy, khả năng sử dụng, hiệu quả, bảo trì, tính linh hoạt đã được sử dụng là nhóm tiêu chí đánh giá trong nhiều nghiên cứu. Các tiêu chí liên quan đến: NCC, yêu cầu phần cứng và phần mềm, chi phí và lợi ích của gói phần mềm cũng thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, tiêu chí liên quan đến đặc điểm đầu ra của các gói phần mềm chỉ được thảo luận trong ba bài báo và tiêu chí liên quan đến ý kiến về các gói phần mềm chỉ được thảo luận trong một bài báo. Nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tài liệu liên quan đến việc đánh giá và lựa chọn PMKT. 1.2. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu thứ nhất, nghiên cứu “Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho DN vừa và nhỏ - Nghiên cứu trên địa bàn quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh” của Thái Ngọc Trúc Phương (2013). Kết quả khảo sát về nhân tố tác động đến việc sử dụng PMKT của DN vừa và nhỏ trên địa bàn quận Tân Phú cho thấy có 2 nhóm nhân tố chính tác động: nhóm nhân tố tác động từ bên trong và nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài. Nhóm nhân tố từ bên trong bao gồm: trình độ của người sử dụng PMKT, trang thiết bị máy móc, sự quan tâm của ban lãnh đạo, công tác tổ chức quản lý. Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: dịch vụ sau bán hàng và khung pháp lý. Nhóm nhân tố tác động từ bên trong có mức độ tác động cao hơn so với nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài và mức độ tác động của các nhân tố giảm dần theo thứ tự liệt kê ở trên. Tác giả đưa ra hai nhóm tiêu chí lựa chọn PMKT cho các DN vừa và nhỏ đó là phần mềm phải phù hợp với yêu cầu của
  17. 8 người sử dụng và phần mềm phải có khả năng đáp ứng phần lớn các tính năng như: linh hoạt, xử lý chính xác số liệu, bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu. Tuy nhiên, các tiêu chí được tác giả đề xuất chủ yếu để giúp các DN nhỏ và vừa mới thành lập có ý định tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa; cũng như các DN vừa và nhỏ đang hoạt động nhưng muốn chuyển từ thủ công hoặc sử dụng dịch vụ kế toán sang hệ thống kế toán trên máy vi tính trong việc lựa chọn PMKT phù hợp. Tác giả không xem xét các tiêu chí ở các DN muốn sửa chữa hoặc nâng cấp PMKT hiện tại. Nghiên cứu thứ hai, nghiên cứu “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam” của Võ Văn Nhị và cộng sự (2014). Nghiên cứu xác định tiêu chí quan trọng để các DN vừa và nhỏ lựa chọn PMKT thông qua việc đo lường mức độ thỏa mãn của các DN vừa và nhỏ trong ứng dụng PMKT. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL. Kết quả nghiên cứu có hai nhân tố chính tác động đến mức độ thỏa mãn của DN vừa và nhỏ khi sử dụng PMKT bao gồm: khả năng hỗ trợ DN của NCC PMKT và tính khả dụng của PMKT. Tiêu chí chất lượng liên quan đến bản thân PMKT không tác động mạnh đến mức độ thỏa mãn của DN vừa và nhỏ ứng dụng phần mềm. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn trong các tiêu chí liên quan đến tiêu chí chất lượng phần mềm và NCC dịch vụ trong quá trình ứng dụng phần mềm mà chưa xem xét đến các tiêu chí lựa chọn PMKT khác như: tiêu chí về chi phí và lợi ích, tiêu chí liên quan đến đặc điểm đầu ra, tiêu chí liên quan đến ý tưởng thiết kế PMKT. Nghiên cứu thứ ba, nghiên cứu “Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với DN trong ngành giao thông vận tải” của Nguyễn Văn Điệp (2014). Nghiên cứu đề cập đến bốn nội dung cơ bản: PMKT và mô hình hoạt động, các tiêu chí sử dụng để lựa chọn PMKT, thực trạng sử dụng PMKT hiện nay và một số hạn chế thường gặp của PMKT. Tác giả đưa ra các tiêu chí lựa chọn PMKT phù hợp với các DN gồm: nguồn gốc xuất xứ của phần mềm, các vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng (các khoản chi phí đầu tư liên quan, chi phí triển khai, chi phí tư vấn, chi phí bảo trì),
  18. 9 tính dễ sử dụng, khả năng hỗ trợ thích hợp cho các cải tiến tương lai (khả năng phát triển, thiết kế và khả năng nâng cấp, khả năng kết nối với các phần mềm khác). Nghiên cứu này này xem xét thực trạng lựa chọn PMKT cũng đưa ra những hạn chế cơ bản của các PMKT thông qua khảo sát 200 DN hoạt động trong ngành giao thông vận tải. Qua đó giúp cho NCC phần mềm có thể khắc phục những hạn chế đó trong tương lai. Nghiên cứu thứ tư, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DN nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Thị Hương (2015). Tác giả tiến hành nghiên cứu tại 230 DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT bao gồm: yêu cầu của người sử dụng, tính năng phần mềm, trình độ chuyên môn của nhân viên công ty phần mềm, sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm, dịch vụ sau bán hàng và giá phí của phần mềm. Trong đó nhân tố tính năng phần mềm có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quyết định lựa chọn PMKT, nhân tố sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm có sự tác động yếu nhất trong mô hình. Nghiên cứu thứ năm, nghiên cứu “Ảnh hưởng của chi phí sử dụng phần mềm kế toán đến quyết định sử dụng phần mềm kế toán ở những DN nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Phạm Thị Tuyết Hường (2016). Tác giả nghiên cứu thực trạng và tác động của các thành phần chi phí sử dụng PMKT trong các giai đoạn lựa chọn PMKT (giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, giai đoạn phân tích yêu cầu, giai đoạn đánh giá, lựa chọn NCC PMKT, giai đoạn triển khai sử dụng PMKT, giai đoạn bảo trì và nâng cấp hệ thống). Việc sử dụng PMKT tại các DN vừa và nhỏ chịu tác động của nhiều yếu tố, ngoài hai yếu tố (chất lượng PMKT và NCC PMKT) theo nghiên cứu của Võ Văn Nhị và cộng sự (2014) thì nghiên cứu này bổ sung thêm một nhân tố đó là chi phí sử dụng PMKT.
  19. 10 Bảng 1.1: Tổ ng hơ ̣p các công trình nghiên cứu liên quan Tên tác giả, năm Tên công trình STT Nội dung nghiên cứu Biến Kết quả nghiên cứu nghiên nghiên cứu cứu 1 Ajay Firm characteristics Nghiên cứu đặc điểm Tính bảo mật và hỗ trợ, chi Trong các tiêu chí lựa chọn Adhikari et and selection of công ty và sự lựa phí và tính linh hoạt, phần chung, vấn đề bảo mật và hỗ trợ al (2004) international chọn PMKT quốc tế cứng và nền tảng điều hành được coi là quan trọng nhất. accounting software của các công ty quốc tế Hoa Kỳ. 2 Ahmad A The Determinates Phân tích và đánh giá Nhu cầu hiện tại và tương Các yếu tố đề xuất đều nên được & Abu- Of Selecting các yếu tố chính của lai của người sử dụng, loại xem xét khi lựa chọn sử dụng Musa Accounting một tổ chức cần xem hình kinh doanh, quy mô, PMKT (2005) Software: A xét trong quyết định tính năng và thuộc tính của Proposed Model của mình để chọn PMKT, cơ sở hạ tầng PMKT phù hợp. CNTT và môi trường, độ tin cậy của NCC
  20. 11 3 Elikai et al Accounting Nghiên cứu về các Chức năng của PMKT, chi Chức năng là yếu tố quan trọng (2007) Software Selection yếu tố và các tính phí, khả năng tương thích, trong việc lựa chọn PMKT kế And User năng phần mềm quan sự hỗ trợ của NCC, tính ổn đến là chi phí và khả năng tương Satisfaction trọng nhất cho người định của NCC thích. Sự hỗ trợ của NCC có tầm Relevant Factors for dùng liên quan đến quan trọng khá thấp. Decision Makers lựa chọn phần mềm, sự hài lòng, sự duy trì và sự thay đổi. 4 Anil S. Evaluating and Tổng hợp và phân Đặc điểm chất lượng của đặc điểm chất lượng của phần Jadhav & selecting software loại các tiêu chí đánh phần mềm, NCC phần mềm, NCC phần mềm, yêu cầu Rajendra packages: A review giá phần mềm và lựa mềm, chi phí và lợi ích, phần cứng và phần mềm, chi phí M. Sonar chọn phần mềm. phần cứng và phần mềm, ý và lợi ích của gói phần mềm (2009) kiến, đặc điểm đầu ra. thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu, các yếu tố còn lại cũng được đề cập xem xét khi đánh giá và lựa chọn PMKT. 5 Thái Ngọc Các tiêu chí lựa Khảo sát nhân tố tác Nhóm nhân tố từ bên trong Nhóm nhân tố tác động từ bên Trúc chọn phần mềm kế động đến việc lựa (trình độ của người sử dụng trong có mức độ tác động cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0