intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả xác định mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và từ đó đưa ra các đề xuất cho thị trường giá phí kiểm toán hiện nay tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------oOo--------- LÊ VŨ VI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC PHÍ KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------oOo--------- LÊ VŨ VI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC PHÍ KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KHÁNH LÂM Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên quá trình nghiên cứu trung thực và nghiêm túc dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu, kết quả do trực tiếp tác giả thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác được tác giả sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Người thực hiện luận văn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ 1 LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................................. 7 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài: .......................................................................... 7 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 10 1.3. Nhận định về các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài: ................ 12 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ PHÍ KIỂM TOÁN ................................................................................................... 14 2.1. Kiểm toán độc lập và Phí kiểm toán ............................................................ 14 2.1.1. Kiểm toán độc lập..............................................................................14 2.1.2. Phí kiểm toán .....................................................................................20 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán .................................................... 29 2.2.1. Quy mô công ty được kiểm toán ........................................................29 2.2.2. Độ phức tạp của công ty được kiểm toán ..........................................29 2.2.3. Ngành nghề và loại hình công ty được kiểm toán .............................30 2.2.4. Rủi ro của công ty được kiểm toán ....................................................32 2.2.5. Danh tiếng và quy mô doanh nghiệp kiểm toán ................................33 2.2.6. Nhiệm kỳ của kiểm toán.....................................................................34 2.2.7. Niên độ kế toán ..................................................................................34 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 36 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 36 3.2 Giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................ 37 3.2.1. Xem xét sự phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam thông qua phỏng vấn chuyên gia .......................................................................... 37 3.2.2. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu:…………..…………………………39 3.3 Biến phụ thuộc, biến độc lập ....................................................................... 39
  5. 3.3.1 Biến phụ thuộc ...................................................................................39 3.3.2 Biến độc lập .......................................................................................39 3.4 Phương trình hồi quy tổng quát ................................................................... 45 3.5 Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 47 3.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 47 3.6.1. Phân tích thống kê mô tả ..................................................................... 48 3.6.2. Phân tích tương quan 2 biến ................................................................ 48 3.6.3. Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................... 48 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................. 49 4.1. Kết quả ......................................................................................................... 49 4.1.1. Phân tích Thống kê mô tả ................................................................. 49 4.1.2. Phân tích tương quan 2 biến .............................................................52 4.1.3. Phân tích Hồi quy tuyến tính đa biến ................................................55 4.2. Một số bàn luận về kết quả nghiên cứu ....................................................... 58 4.2.1. Quy mô công ty được kiểm toán ........................................................60 4.2.2. Độ phức tạp của công ty được kiểm toán ..........................................61 4.2.3. Ngành nghề và loại hình công ty được kiểm toán .............................61 4.2.4. Rủi ro của công ty được kiểm toán ....................................................62 4.2.5. Danh tiếng và quy mô doanh nghiệp kiểm toán ................................62 4.2.6. Nhiệm kỳ kiểm toán ...........................................................................62 4.2.7. Niên độ kế toán ..................................................................................63 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............. 64 5.1 Kết luận........................................................................................................ 64 5.2 Đóng góp và hạn chế của đề tài ................................................................... 65 5.2.1. Đóng góp của đề tài ..........................................................................65 5.2.2. Hạn chế của đề tài .............................................................................67 5.2.3. Gợi ý hướng nghiên cứu mới .............................................................68 5.2.4. Một số đề xuất nhằm kiểm soát thị trường giá phí kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán hiện nay ở Việt Nam .......................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BIG4 : Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới: KPMG, PWC (Pricewaterhouse Coopers), E&Y (Ernst & Young), Deloitte CNTT : Công nghệ thông tin CP : Cổ phần CTKT : Chương trình kiểm toán FDI : Foreign Direct Investment Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài KTV : Kiểm toán viên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VAA : Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam VACPA : Vietnam Association of Certified Public Accountants Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Khung giá phí cho các dịch vụ của các công ty kiểm toán 25 độc lập theo đối tượng khách hàng…………………………………….. Bảng 2.2: Hệ số giá phí điều chỉnh theo loại hình công ty kiểm toán…. 26 Bảng 3.1: Bảng 3.1 Các biến nghiên cứu và đo lường…………………. 44 Bảng 3.2: Bảng 3.2: Bảng trình bày quá trình thu thập mẫu dữ liệu…… 47 Bảng 4.1. Thống kê mô tả……………………………………………… 50 Bảng 4.2. Phí kiểm toán theo ngành nghề……………………………… 51 Bảng 4.3. Phí kiểm toán theo loại hình công ty………………………... 52 Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan…………………………………… 54 Bảng 4.5. Một số thông số đánh giá mô hình hồi quy đầy đủ………….. 55 Bảng 4.6. Mô hình hồi quy đầy đủ……………………………………... 55 Bảng 4.7. Một số thông số đánh giá mô hình hồi quy không đầy đủ…... 57 Bảng 4.8. Mô hình hồi quy không đầy đủ……………………………… 57 Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả giả thuyết………………………………… 59
  8. 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam Lỗ hổng nghiên Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh cứu nghiệp kiểm toán tại Việt Nam. Mục đích Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của nghiên cứu các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và từ đó đưa ra các đề xuất cho thị trường giá phí kiểm toán hiện nay tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên ➢ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các cứu doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay? ➢ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào? ➢ Những đề xuất nào giúp cho mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay phù hợp hơn? Đối tượng Mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt nghiên cứu Nam áp dụng cho khách hàng Phạm vi nghiên Số liệu năm 2015 từ các công ty được kiểm toán tại địa bàn cứu thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Phương pháp ➢ Phương pháp định tính thông qua việc phỏng vấn ý kiến nghiên cứu của các chuyên gia ➢ Phương pháp định lượng sử dụng công cụ hỗ trợ SPSS để đưa ra thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu kết hợp với phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính giữa các biến qua đó phản ánh xu hướng và tác động của các yếu tố lên phí kiểm toán
  9. 2 Kết quả nghiên Theo kết quả của phép kiểm tra tương quan 2 biến và hồi quy cứu tuyến tính đa biến đầy đủ, có 2 yếu tố tác động mạnh và tích cực đến phí kiểm toán, bao gồm: danh tiếng và quy mô doanh nghiệp kiểm toán (mạnh nhất), quy mô công ty được kiểm toán. Các biến còn lại có ảnh hưởng rải rác đến Phí kiểm toán với mức độ ảnh hưởng khá yếu trong kết quả của các phép kiểm tra, do đó, sự ảnh hưởng này được xem là không chắc chắn. Từ khóa Phí kiểm toán, kiểm toán độc lập, quy mô kiểm toán, rủi ro kiểm toán, Big4…
  10. 3 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. Kiểm toán độc lập làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính và giúp cho những người sử dụng BCTC được kiểm toán có được các thông tin khách quan, hợp lý, theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Ngoài ra, bên cạnh việc kiểm toán và đưa ra ý kiến về BCTC, các kiểm toán viên còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp công ty hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của công ty nói chung. Tuy nhiên, việc ngày càng có nhiều Doanh nghiệp kiểm toán thành lập và hoạt động đã dẫn đến một sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này giữa các doanh nghiệp kiểm toán với nhau. Tại các quốc gia phát triển đã có bề dày phát triển dịch vụ kiểm toán lâu đời, các doanh nghiệp kiểm toán cạnh tranh với nhau bằng chất lượng kiểm toán, trong khi đó, một thực trạng hiện nay tại Việt Nam là nhiều doanh nghiệp kiểm toán độc lập cạnh tranh với nhau về giá phí kiểm toán. Theo Vân Hà (2016):” Áp lực cạnh tranh trong nhóm công ty kiểm toán nội địa ngày càng gay gắt và giá phí được xem là một trong những vũ khí cạnh tranh. Điều này cũng xuất phát từ thực tiễn nhiều công ty nhỏ thường có đặt tiêu chí phí rẻ trong ưu tiên chọn đơn vị kiểm toán. Tuy nhiên, cạnh tranh bằng phí với các hàng hóa, dịch vụ thông thường là điều tích cực với thị trường, giúp người sử dụng hàng hóa, dịch vụ được hưởng giá rẻ hơn, nhưng với dịch vụ kiểm toán, việc hạ giá phí quá mức sẽ khiến các thủ tục kiểm toán có thể chỉ đảm bảo các thủ tục tối thiểu, rủi ro sai sót là rất lớn. Thực tế, câu chuyện cạnh tranh thiếu lành mạnh bằng giá phí là một chủ đề nóng bỏng trên thị trường kiểm toán Việt Nam nhiều năm nay, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp nào giải quyết rốt ráo vấn đề này”.
  11. 4 Năm 2011, Luật kiểm toán độc lập 2011 ra đời, trong đó có quy định những căn cứ, phương pháp để xác định giá phí kiểm toán nhưng thực tế chưa có mô hình phí kiểm toán nào được áp dụng rộng rãi và phương pháp xác định giá phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng. Như vậy, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến mức Phí dịch vụ kiểm toán (hay còn gọi là Phí kiểm toán) của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay và các yếu tố này ảnh hưởng với mức độ như thế nào? Để làm rõ các vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam”. 2. Khe hổng nghiên cứu Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán, tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay lại không có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, một trong những nguyên nhân là do Mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam không được công khai rộng rãi. Từ đây, tác giả xác định Khe hổng nghiên cứu chính là: “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam” 3. Mục đích nghiên cứu Từ khe hổng nghiên cứu đã nêu, tác giả xác định mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và từ đó đưa ra các đề xuất cho thị trường giá phí kiểm toán hiện nay tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đề ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: ➢ Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay? ➢ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào? ➢ Câu hỏi 3: Những đề xuất nào giúp cho mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay phù hợp hơn?
  12. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam áp dụng cho khách hàng (công ty được kiểm toán). Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian thực hiện và nguồn tài liệu có thể tiếp cận được, nên phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực hiện khảo sát số liệu từ các công ty được kiểm toán tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, thông tin khảo sát là năm 2015, đồng thời tập trung vào mức phí kiểm toán của loại hình kiểm toán độc lập BCTC. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính thông qua việc phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia và Phương pháp định lượng sử dụng công cụ hỗ trợ SPSS để đưa ra thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu kết hợp với phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính giữa các biến qua đó phản ánh xu hướng và tác động của các yếu tố lên phí kiểm toán. 6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Nghiên cứu góp phần làm rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng mang lại ý nghĩa cho các công ty cũng như cơ quan quản lý khi xác định sự phù hợp và mức giá phí kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán áp dụng cho các công ty được kiểm toán 7. Kết cấu luận văn Luận văn được tổ chức với kết cấu bao gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chương này trình bày tóm tắt các nghiên cứu về phí kiểm toán.
  13. 6 Chương 2: Tổng quan lý thuyết về kiểm toán độc lập và phí kiểm toán, chương này sẽ trình bày khái quát về kiểm toán độc lập và phí kiểm toán, các yếu tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán từ đó đưa ra giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày phương pháp chọn mẫu và các biến độc lập, biến phụ thuộc, phương pháp thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được, phép kiểm tra tương quan 2 biến và mô hình hồi quy tuyến tính để dự đoán mối quan hệ giữa các biến. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, trình bày kết quả mà nghiên cứu đạt được. Chương 5: Kết luận, thảo luận, đóng góp và hạn chế của đề tài. Chương này sẽ tóm tắt nghiên cứu, các hạn chế của nghiên cứu, thảo luận các vấn đề liên quan đến giá phí kiểm toán tại Việt Nam và chỉ ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Phí kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào luôn là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của giới học thuật trong và ngoài nước. Trong chương này, tác giả tiến hành xem xét các công trình nghiên cứu trước đây nhằm có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu chủ đề này. 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài: Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về phí kiểm toán, một số nghiên cứu tiêu biểu như: Nghiên cứu của Dan A. Simunic (1980) – Phí kiểm toán: Lý thuyết và ứng dụng (The Pricing of Audit Services: Theory and Evindence). Có thể nói, Dan A. Simunic là một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về các yếu tố quyết định phí kiểm toán. Trong nghiên cứu của mình, Dan A. Simunic đã cung cấp một khuôn khổ cho việc giải thích rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng đến quyết định phí kiểm toán như thế nào và xây dựng mô hình phí kiểm toán, đây cũng là mô hình phí kiểm toán đầu tiên trong các nghiên cứu. Để có được một số hiểu biết ban đầu, Dan A. Simunic đã thảo luận các câu hỏi với đại diện của “Big 8” ở Chicago (Price Waterhouse & Co; Arthur Young & Co; Emst & Whinney; Deloitte Haskins & Sells; Arthur Andersen & Co; Peat Marwick Mitchell & Co; Touche Ross; Coopers & Lybrand) và các đại diện của một số tổ chức bằng văn bản bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với kế toán. Dựa trên thông tin tài chính của 397 công ty niêm yết tại Mỹ năm 1977, Simunic thấy rằng tài sản của các công ty là yếu tố chính quyết định mức phí kiểm toán của họ; Phí kiểm toán liên quan đến sự phức tạp của công ty được kiểm toán (bao gồm số công ty con, ngành của công ty và tỷ lệ các công ty con nước ngoài trong tổng tài sản của công ty). Ông cũng kết luận rằng phí kiểm toán không liên quan đáng kể đến nhiệm kỳ kiểm toán và liệu doanh nghiệp kiểm toán có phải là “Big 8” hay không.
  15. 8 Đến năm 1984, Francis với bài nghiên cứu Ảnh hưởng của quy mô công ty kiểm toán đến phí kiểm toán: Một nghiên cứu tại thị trường Úc (The effect of audit firm size on audit prices: A study of the Australian market) đã mở rộng thêm nghiên cứu của Simunic. Tác giả đã thêm các biến có quan hệ với phí kiểm toán vào mô hình nghiên cứu như: hệ số thanh toán nhanh, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Với dữ liệu được thu thập từ các công ty ở Úc, kết quả nghiên cứu của Francis đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về phí kiểm toán về quy mô công ty kiểm toán, cụ thể là các công ty kiểm toán thuộc BIG8 có phí kiểm toán cao hơn so với các công ty kiểm toán không thuộc BIG8. Tác giả cũng cho rằng, phí kiểm toán cao làm cho chất lượng kiểm toán tăng lên. Năm 2011, dựa vào nghiên cứu của Simunic (1980) và các nghiên cứu có liên quan, Xu đã thực hiện nghiên cứu cho thị trường phí kiểm toán tại Trung Quốc với tiêu đề: Các yếu tố quyết định phí kiểm toán: Một nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết của Trung Quốc (The Determinants of Audit Fees: An Empirical Study of China’s listed companies). Với dữ liệu thu thập được từ 191 công ty thõa mãn các tiêu chí chọn mẫu: 1. Mẫu không bao gồm các công ty niêm yết không báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm trong báo cáo thường niên; 2. Mẫu không bao gồm các công ty tài chính; 3. Phí kiểm toán BCTC trong báo cáo thường niên không bao gồm phí kiểm toán cho BCTC giữa niên độ; 4. Chi phí đi lại và chi phí khác của kiểm toán viên không bao gồm trong chi phí kiểm toán; 5. Phí kiểm toán không bao gồm phí trả cho các công ty con, công ty liên kết; 6. Nếu có chỉ tiêu nào được yêu cầu (dành cho nghiên cứu) mà không có trong thông tin công bố của công ty thì công ty này sẽ bị xóa khỏi mẫu. Tác giả đã kết luận: tổng tài sản của các công ty niêm yết, số lượng các công ty con hợp nhất và quy mô doanh nghiệp kiểm toán là những yếu tố ảnh hưởng chính đến Phí kiểm toán; Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro kiểm toán hoặc nhiệm kỳ kiểm toán không có tác động đáng kể đến Phí kiểm toán; Nhiệm kỳ kiểm toán không có mối quan hệ rõ ràng với Phí kiểm toán, hơn nữa, nhiệm kỳ kiểm toán còn có thể làm giảm Phí kiểm toán vì theo tác giả, khi nhiệm kỳ kiểm toán kéo dài, kiểm toán viên mới sẽ bắt đầu làm quen với hoạt động kinh doanh của khách hàng,
  16. 9 để duy trì hợp đồng với khách hàng, doanh nghiệp kiểm toán có thể làm giảm phí kiểm toán. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng trong thị trường chứng khoán Trung Quốc, các công ty được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 có phí kiểm toán cao hơn đáng kể so với các công ty được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán trong nước của Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp kiểm toán Big 4 có một lợi thế rõ ràng trong thị trường kiểm toán và phi kiểm toán của Trung Quốc. Năm 2012, nhận thấy các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Simunic (1980), Francis (1984)… đều thực hiện tại các nước có thị trường vốn lớn, Ha Thu đã dựa vào các nghiên cứu trước đây và áp dụng vào thị trường kiểm toán tại Thụy Điển – một nước có nền kinh tế phát triển nhưng thị trường vốn còn nhỏ bé. Trong nghiên cứu: Các yếu tố quyết định phí kiểm toán cho các công ty phi tài chính niêm yết Thụy Điển trên sàn NASDAQ OMX (Determinants of audit fees for Swedish listed non-financial firms in NASDAQ OMX Stockholm), Ha Thu đã dựa trên dữ liệu báo cáo thường niên 2010 của 150 công ty phi tài chính niêm yết Thụy Điển trên sàn NASDAQ OMX. Thông qua phương pháp phân tích tương quan 2 biến và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến tác giả đã kết luận có ba yếu tố có khả năng tác động đến phí kiểm toán là: quy mô kiểm toán (đo bằng tổng tài sản), sự hiện diện của ủy ban kiểm toán và các chi phí khác. Rủi ro của công ty được kiểm toán (ROE, lỗ trong 3 năm), ngành của công ty được kiểm toán (hàng tiêu dùng, dịch vụ y tế và công nghệ thông tin), doanh nghiệp kiểm toán có ảnh hưởng trong các phép kiểm tra hai biến. Trong khi đó, niên độ kế toán và nhiệm kỳ của kiểm toán viên không có liên quan đến phí kiểm toán trong cả hai phép kiểm tra tương quan 2 biến và hồi quy tuyến tính đa biến. Ngoài ra, dữ liệu mô tả chỉ ra rằng thị trường kiểm toán Thụy Điển đã bị chi phối bởi Big4 và do đó sự cạnh tranh trong thị trường kiểm toán Thụy Điển thực sự là cuộc cạnh tranh giữa Big4. Tương tự, năm 2014, Ling và cộng sự cũng đã thực hiện nghiên cứu về phí kiểm toán áp dụng cho các công ty sản xuất tại Malaisia với đề tài Các yếu tố quyết định phí kiểm toán của các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực sản xuất tại Malaysia
  17. 10 (The Determinants of audit fee among listed Manufacturing companies in Malaysia). Thông qua dữ liệu thứ cấp từ báo cáo thường niên 169 công ty sản xuất Malaysia từ năm 2009 đến năm 2013, nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Quy mô công ty được kiểm toán, độ phức tạp của công ty được kiểm toán, rủi ro của công ty được kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán có mối liên quan đến Phí kiểm toán, trong khi đó, lợi nhuận của công ty được kiểm toán không có mối liên quan với Phí kiểm toán. 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, hầu như các nghiên cứu có liên quan đến Phí kiểm toán chỉ xoay quanh vấn đề về sự ảnh hưởng của Phí kiểm toán đến chất lượng kiểm toán, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến Phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam rất hiếm gặp. Trong phần này, tác giả xin được trình bày một số nghiên cứu tiêu biểu về sự ảnh hưởng của Phí kiểm toán đến chất lượng kiểm toán như sau: Nghiên cứu “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam” của Trần Khánh Lâm (2011), dựa trên việc nghiên cứu các lý thuyết cũng như tình huống trong thực tiễn của các quốc gia trên thế giới, kết hợp với hiểu biết về thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam nhằm đưa ra quan điểm xây dựng cơ chế và giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam cả trong ngắn lẫn dài hạn. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo hoạt động thường niên của hơn 100 các doanh nghiệp qua 3 năm từ 2007 đến 2009, các dữ liệu của các nghiên cứu trước và các báo cáo thường niên của Vụ chế độ kế toán – kiểm toán (Bộ tài chính) và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Ngoài ra, tác giả còn khảo sát thông tin từ 69 doanh nghiệp độc lập có quy mô và hình thức sở hữu khác nhau trong 2 năm từ 2008 đến 2009. Trong các quan điểm được nêu ra ở công trình nghiên cứu này, tác giả đưa ra một ý kiến về phí kiểm toán, trong đó cho rằng việc giảm phí kiểm toán sẽ làm giảm chất lượng kiểm toán. Từ đó đề xuất ra công thức tính phí kiểm toán bình quân nhằm tránh việc cạnh tranh không lành mạnh từ phía các doanh nghiệp nhỏ.
  18. 11 Nhận thấy các nghiên cứu công bố tại Việt Nam trước đó, các nhà nghiên cứu mới dừng lại ở việc nhận xét xem xét phí kiểm toán như một nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán thông qua các nhận định mang tính chủ quan, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm, Phạm Trường Quân (2015) đã thực hiện nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ của mình với đề tài “Mức độ tác động của phí kiểm toán và các nhân tố liên quan đến chất lượng kiểm toán BCTC tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận”. Tác giả đã thu thập dữ liệu của các công ty có trụ sở chính ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014. Mẫu dữ liệu gồm 369 quan sát tương ứng với 123 công ty với phương pháp lấy mẫu thuận tiện với điều kiện: Các công ty không thu thập được BCTC liên tục trong 3 năm sẽ bị loại trừ ra khỏi mẫu, ngoài ra, các công ty không cung cấp thông tin về phí kiểm toán cũng bị loại trừ ra khỏi mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phí kiểm toán bất thường với chất lượng kiểm toán có mối quan hệ thuận chiều với nhau. Có nghĩa là, khi phí kiểm toán được doanh nghiệp áp dụng cho một khách hàng cụ thể cao hơn mức ước tính từ mô hình xác định phí kiểm toán phổ biến, thì doanh nghiệp có nhiều điều kiện để tăng cường các thủ tục kiểm toán như gia tăng số giờ kiểm toán, bố trí nhiều kiểm toán viên có kinh nghiệm, áp dụng các công nghệ, biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng cường chất lượng cuộc kiểm toán. Ngược lại, nếu doanh nghiệp áp dụng phí kiểm toán thấp hơn, với mục đích thông thường là cạnh tranh với doanh nghiệp khác, thì các thủ tục kiểm toán sẽ bị cắt giảm đến mức tối thiểu dẫn đến chất lượng kiểm toán giảm sút. Năm 2016, nhằm bổ khuyết thông tin định lượng về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán tại Việt Nam, Nguyễn Thị Hương Liên và Nguyễn Thị Huyền Trang đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam”. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp từ kết quả phỏng vấn sâu và tham vấn ý kiến 12 chuyên gia gồm ban giám đốc, kiểm toán viên cao cấp của các doanh nghiệp độc lập tại Việt Nam, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm toán, chuyên gia công tác tại VACPA và Vụ Chế độ kế toán - Bộ Tài chính nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá
  19. 12 mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả còn sử dụng dữ liệu thứ cấp là thông tin về số lượng doanh nghiệp, số lượng kiểm toán viên hành nghề, tổng số nhân viên, số khách hàng, số kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, doanh thu của các doanh nghiệp được thu thập từ các báo cáo tổng kết tình hình hoạt động hàng năm, báo cáo kiểm tra hàng năm của 123 doanh nghiệp được VACPA kiểm tra hàng năm giai đoạn 2008-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ dữ liệu phỏng vấn các chuyên gia, các chuyên gia đều cho rằng, giá phí kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam, giá phí kiểm toán thuộc top 5 nhân tố có tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam, mặc khác, từ kết quả của mô hình hồi quy với 123 mẫu, giá phí kiểm toán có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập và có ý nghĩa thống kê, chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam không chỉ chịu ảnh hưởng bởi giá phí kiểm toán mà còn bởi nhân tố khác như quy mô doanh nghiệp, trình độ kiểm toán viên và danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp (có tác động cùng chiều). Chiều hướng tác động của giá phí kiểm toán chỉ rõ giá phí kiểm toán càng cao càng đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán. 1.3. Nhận định về các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài: Sau khi xem xét một số nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới liên quan đến nghiên cứu của tác giả, tác giả nhận thấy những vấn đề sau: - Các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán các công ty niêm yết của các quốc gia trên thế giới như quy mô công ty được kiểm toán, sự hiện diện của ủy ban kiểm toán, độ phức tạp của công ty được kiểm toán, rủi ro của công ty được kiểm toán…cũng như chiều ảnh hưởng (thuận hay nghịch) của những yếu tố này đến phí kiểm toán. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ dựa trên cơ sở dữ liệu là báo cáo của các công ty niêm yết, có công bố số liệu BCTC và phí kiểm toán, các công ty không công bố thông tin và số liệu báo cáo không được lấy làm mẫu trong nghiên cứu của các tác giả.
  20. 13 - Tại Việt Nam, các nghiên cứu có liên quan đến Phí kiểm toán chủ yếu xoay quanh vấn đề là ảnh hưởng của Phí kiểm toán đến chất lượng kiểm toán còn nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam rất hiếm và thông tin công khai cũng hạn chế do phí kiểm toán tại Việt Nam không được công khai. Như vậy, lỗ hổng của các nghiên cứu trước đây chính là “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam”. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ kế thừa những nghiên cứu trước đây, đồng thời thực hiện nghiên cứu thực nghiệm và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến Phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam đồng thời đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2