intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu nhằm kiểm tra và xác nhận các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc và thực tiễn về hành vi cho vay ngân hàng. Mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HCM – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TẤN HOÀNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Đề tài này thực hiện thông qua việc vận dụng kiến thức đã học, nhiều tài liệu tham khảo và sự tận tình hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, cùng với sự trao đổi giữa tác giả và các cá nhân, tập thể khác. Luận văn này không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật. Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2013 Nguyễn Thị Ngân Hà
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều người. Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi, Tiến sĩ Nguyễn Tấn Hoàng cùng các thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp đã tận tâm dùng nhiều thời gian và công sức cố vấn cho tôi các vấn đề về phương pháp nghiên cứu. Những ý kiến hữu ích đó đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong nghiên cứu, từng bước hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tập thể giảng viên Khoa Tài chính doanh nghiệp - Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, những thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng về lý luận, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tôi được đào tạo tại trường. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những anh, chị, bạn bè cùng khóa đã trao đổi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Xin chân thành cám ơn!
  5. MỤC LỤC Tóm tắt ...................................................................................................... 1 1. Giới thiệu ............................................................................................... 2 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................. 6 2.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................... 6 2.1.1 Lý thuyết định giá nợ ................................................................... 6 2.1.2 Lý thuyết kênh tín dụng ngân hàng ............................................. 6 2.1.3 Lý thuyết kênh vốn ngân hàng ..................................................... 7 2.2 Bằng chứng thực nghiệm ................................................................... 8 2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới ................................................... 8 2.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................. 11 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 15 3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu ......................................................... 15 3.1.1 Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu .......................................... 15 3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................... 15 3.1.2.1 Sơ đồ mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................... 15 3.1.2.2 Mô hình toán nghiên cứu đề xuất ......................................... 17 3.2 Ước lượng mô hình nghiên cứu ....................................................... 18 3.2.1 Cơ sở ước lượng mô hình nghiên cứu ....................................... 18 3.2.2 Ước lượng mô hình nghiên cứu ................................................. 20 3.2.2.1 Kiểm tra tính dừng và bậc tích hợp ...................................... 20
  6. 3.2.2.2 Kiểm tra đồng tích hợp ......................................................... 23 3.2.2.3 Phương pháp ước lượng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số .. 25 3.2.3 Kiểm định tính phù hợp của mô hình ........................................ 26 3.3 Mô tả và đo lường các biến ............................................................. 29 3.3.1 Vl (Volume of loans): tổng cho vay ......................................... 29 3.3.2 Vd (Volume of deposit): tổng huy động ................................... 29 3.3.3 Ir (Interest rate: Lending rate): Lãi suất cho vay ...................... 29 3.3.4 Rr (Cash reserve requirement ratio): Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ..... 29 3.3.5 GDP (Gross dosmetic product): Tổng thu nhập quốc dân ....... 30 3.4 Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ........................................... 30 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu ....................................................... 32 4.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 32 4.1.1 Thống kê mô tả ......................................................................... 32 4.1.2 Kết quả kiểm tra tính dừng và bậc tích hợp ............................. 33 4.1.3 Kết quả kiểm tra đồng tích hợp ................................................ 35 4.1.4 Mô hình hiệu chỉnh sai số VECM ............................................ 38 4.2 Phân tích kết quả và các hàm ý ....................................................... 42 4.2.1 Mối quan hệ trong dài hạn ........................................................ 42 4.2.2 Mối quan hệ trong ngắn hạn ..................................................... 48 5. Kết luận ............................................................................................... 50 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ADF kiểm định Augemented Dicky-Fuller DN doanh nghiệp DNNN doanh nghiệp nhà nước GDP tổng sản phẩm quốc nội NH ngân hàng NHNN ngân hàng nhà nước NHTM ngân hàng thương mại NPV hiện giá vốn VAR mô hình tự hồi quy véc tơ VECM mô hình véc tơ tự hiệu chỉnh sai số
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các chuỗi số liệu trong nghiên cứu ........ 32 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định ADF Unit Root Test ....................................... 34 Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đồng tích hợp tổng quát .................................... 36 Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra đồng tích hợp với đặc điểm có chặn, không xu hướng ............................................................................................ 36 Bảng 4.5 Phương trình đồng tích hợp .......................................................... 39 Bảng 4.6 Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM ..................................... 41
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu đề xuất .............................................................. 16
  10. 1 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra và xác nhận các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Với biến phụ thuộc là tổng cho vay của các ngân hàng (Vl) đại diện cho hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại và các biến độc lập là tổng huy động của các ngân hàng thương mại (Vd), lãi suất cho vay (Ir), tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Rr) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giả thuyết được đưa ra là có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biết độc lập. Sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM với dữ liệu quý trong giai đoạn 2003 – 2012, kết quả hồi quy cho thấy, tổng huy động có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi cho vay của các ngân hàng với mối quan hệ đồng biến phù hợp với lý thuyết. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có mối quan hệ nghịch biến như lý thuyết nhưng GDP lại có kết quả quan hệ nghịch biến không như dự đoán của mô hình lý thuyết. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay lại không có mối quan hệ với hành vi cho vay của các NHTM Việt Nam. Từ khóa: ngân hàng, tín dụng, hành vi cho vay, mô hình VECM.
  11. 2 1. GIỚI THIỆU Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh truyền thống của các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động này, ngân hàng thương mại cung cấp các khoản vay ngắn, trung và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức cho phép họ tham gia vào các hoạt động đầu tư và phát triển, góp phần hỗ trợ cho tăng trưởng của họ nói riêng và cho tăng trưởng cho nền kinh tế của một quốc gia nói chung. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước mà trong chương trình phân bổ nguồn lực của mình, các quốc gia không thể không quan tâm đến kênh tín dụng này. Và ngân hàng thương mại luôn đóng vai trò là tổ chức phân bổ nguồn tài chính quan trọng nhất trong các chương trình này. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại cũng là một tổ chức kinh doanh nên hoạt động của họ không nằm ngoài mục tiêu vì lợi nhuận. Cho vay của ngân hàng đối với khách hàng dựa trên những nguyên tắc đánh giá khả năng sinh lời của dự án cho vay, khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng như các biến vĩ mô: lãi suất, cung tiền, tồng sản phẩm quốc nội, tỷ giá hối đoái, … ; các yếu tố thuộc về đặc điểm của ngân hàng như: nguồn vốn, tính thanh khoản, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, chất lượng nhân sự, năng lực điều hành, … Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc về mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng được đề cập đến. Sự ra đời của ngân hàng thương mại trên thế giới gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Và hoạt động cho vay ngân hàng xuất phát từ nhu cầu vay vốn của các thương gia mở rộng sản xuất kinh doanh trong cuộc cách mạng công nghiệp. Đến nay, đã trải qua hàng trăm năm.
  12. 3 Đối với nền kinh tế Việt Nam, ngân hàng thương mại ra đời khá muộn và có nhiều khác biệt. Ngân hàng thương mại ở Việt Nam ra đời theo tinh thần của Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng năm 1990, sau cuộc cải cách mạnh mẽ đầu tiên trong hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam năm 1988. Trước đó, hệ thống ngân hàng là hệ thống đơn cấp với NHNN thực hiện chức năng của cả NHTM và NHNN. Hai ngân hàng chuyên doanh là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước trực tiếp kiểm soát hoạt động. Toàn bộ hệ thống ngân hàng là công cụ để thực hiện các chính sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu tài chính của ngân sách và các DNNN. Hoạt động cho vay ngân hàng là tín dụng chỉ định với mức lãi suất danh nghĩa thấp. Cải cách hệ thống tài chính năm 1988 cùng với sự ra đời của ngân hàng thương mại năm 1990 đánh dấu một chuyển biến lớn trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên hoạt động cho vay nói riêng và các hoạt động ngân hàng khác nói chung vẫn chưa có nhiều tiến triển đáng kể. NHNN vẫn kiểm soát chặt chẽ hệ thống ngân hàng thông qua công cụ lãi suất và nhiều biện pháp khác. Các chính sách của NHNN giúp các NHTM có thể duy trì một tỷ lệ lợi nhuận nhưng không có lợi cho người gửi tiền khiến cho huy động tiền gửi tăng trưởng chậm và tỷ lệ tiền mặt cao trong cung tiền. Cùng với đó là tín dụng chỉ định nhằm đảm bảo cho các khu vực ưu tiên của chính phủ nhận được vốn vay với lãi suất vừa phải. Các ngân hàng vì vậy hoạt động không theo cơ chế thị trường, không có cạnh tranh, yếu kém trong công tác quản trị. Trải qua một khoảng thời gian dài của quá trình tự do hóa lãi suất trong những năm cuối của thập nhiên 90, cùng với những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, những quy định về lãi suất được nới lỏng dần dần bước đầu tạo được cơ chế thỏa thuận lãi suất cho vay với khách hàng. Và đến năm
  13. 4 2002, những ràng buộc về lãi suất tại Việt Nam được gở bỏ hoàn toàn. Hoạt động cho vay của các ngân hàng linh hoạt hơn và theo cơ chế thị trường. Hoạt động cho vay dựa trên cơ chế thị trường và những nguyên tắc tín dụng từ năm 2002 đã có những đóng góp rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình nợ xấu gia tăng cao trong hệ thống ngân hàng, tình trạng mất thanh khoản của một số ngân hàng và hoạt động kinh doanh kém hiệu quả sau một giai đoạn tăng trưởng nóng của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa có hồi kết đã dẫn đến những sự can thiệp trở lại của chính phủ vào hệ thống ngân hàng. Chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã và đang trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang là một chủ đề nóng bỏng nhất. Xuất phát từ thực tiễn này, những nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng và hoạt động cho vay nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho quá trình tái cấu trúc và hướng dẫn hoạt động cho vay của ngân hàng trở nên cấp thiết. Nghiên cứu này xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu là hành vi cho vay của các NHTM với biến đại diện cho hành vi cho vay là biến tổng cho vay (Vl). Sử dụng phương pháp đồng tích hợp Johansen và mô hình véc tơ tự hiệu chỉnh sai số VECM cho chuỗi dữ liệu quý giai đoạn 2003 – 2012, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất, có tồn tại mối quan hệ giữa các biến tổng huy động, lại suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tổng sản phẩm quốc nội với tổng cho vay của ngân hàng thương mại hay không? Thứ hai, nếu có tồn tại thì mối quan hệ này như thế nào?
  14. 5 Mục đích của nghiên cứu nhằm kiểm tra và xác nhận các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc và thực tiễn về hành vi cho vay ngân hàng.. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến tổng huy động, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và GDP đều có mối quan hệ ảnh hưởng đến hành vi cho vay của NHTM. Trong đó, tổng huy động có ảnh hưởng lớn nhất phù hợp với lý thuyết về kênh tín dụng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có mối quan hệ nghịch biến như kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê. Lãi suất cho vay, tuy có ảnh hưởng nghịch biến như mô hình lý thuyết kỳ vọng nhưng kết quả không có giá trị thống kê dẫn đến kết luận không có mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và hành vi cho vay của các NHTM. Bên cạnh đó, một kết quả đáng lưu ý là mối quan hệ nghịch biến giữa GDP và tổng cho vay, trái với những kỳ vọng của lý thuyết và những nghiên cứu trước đây trên thế giới. Phần còn lại của nghiên cứu được trình bày như sau: phần tiếp theo trình bày tổng quan những nghiên cứu trước đây về hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam. Phần ba trình bày phương pháp nghiên cứu và mô tả dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu. Phần bốn mô tả kết quả nghiên cứu và cuối cùng là phần năm: kết luận.
  15. 6 2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Lý thuyết định giá nợ Theo Modigliani và Miller (1958), nguồn ngân sách (funds) là sẵn có cho những dự án có NPV dương và giá trị của doanh nghiệp độc lập với cấu trúc tài chính của nó. Quyết định tài trợ nội bộ hay tài trợ từ bên ngoài là như nhau trong một thế giới với thị trường vốn hiệu quả và không có bất cân xứng thông tin, các loại chi phí và thuế. Lập luận của MM gây nhiều tranh cãi và bắt nguồn từ đó phát sinh rất nhiều nghiên cứu cho cuộc tranh luận về thế giới thực. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thế giới thực là không hiệu quả. Doanh nghiệp có rất nhiều động cơ để sử dụng tài trợ từ bên ngoài. Do vậy, việc xác định cấu trúc vốn là rất quan trọng đối với các công ty cũng như ngân hàng. Bên cạnh đó, cho vay của ngân hàng cũng không đơn giản chỉ dựa trên việc đánh giá NPV của dự án và nguồn vốn (funds) không phải lúc nào cũng sẵn có cho DN. Trong lĩnh vực tài chính, Stiglitz và Weiss (1981) đã hàm ý thị trường tín dụng là không hiệu quả bởi việc bất cân xứng thông tin. Ông đưa ra lý thuyết định giá nợ (loan pricing theory) rằng trong việc định giá lãi suất cho vay, các NH không thể đặt một mức lãi suất cao đề tìm kiếm lợi nhuận mà nên xem xét vấn đề lựa chọn ngược (adverse selection problems) vì rất khó để NH có thể đánh giá chính xác khách hàng. 2.1.2 Lý thuyết kênh tín dụng ngân hàng Bernanke và Blinder (1988); Friedman (1991); Van den Heuvel (2003) trình bày lý thuyết về kênh tín dụng ngân hàng (bank lending channel) dựa trên sự không hoàn hảo của thị trường tín dụng, nhấn mạnh vai trò của tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong hoạt động ngân hàng.
  16. 7 Theo như lý thuyết về kênh tín dụng NH, một sự thắt chặt tiền tệ có tác động đến cho vay ngân hàng bởi vì sự sụt giảm trong tiền gửi không thể được bù đắp một cách hoàn toàn bằng các hình thức huy động “không dự trữ” khác. Do vậy, điều kiện cần thiết cho kênh tín dụng hoạt động là thị trường tài sản “không dự trữ” hoạt động tốt. Ngược lại, nếu NH có khả năng gia tăng không giới hạn chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu, cái mà không có yêu cầu tỷ lệ dự trữ, kênh tín dụng NH sẽ không hiệu quả. Trái với lập luận trên, Kashyrap và Stein (1995,2000) và Stein (1998) tranh cãi rằng thị trường nợ là không hoàn hảo. Vì “tài sản không dự trữ” là không được bảo hiểm và tồn tại vấn đề bất cân xứng thông tin về giá trị tài sản của NH nên các nhà đầu tư sẽ yêu cầu một phần bù rủi ro. Trong trường hợp này, vốn NH đóng một vai trò quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng tới xếp hạng NH và cung cấp cho nhà đầu tư một sự “đảm bảo” về tín dụng (creditworthiness). Vì vậy, chi phí cho nguồn huy động “không dự trữ” này (ví dụ như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi) sẽ cao hơn đối với những NH có nguồn vốn nhỏ. Những NH có nguồn vốn nhỏ sẽ nhạy cảm hơn với vấn đề bất cân xứng thông tin và có ít khả năng thiết lập quan hệ tín dụng (Kishan và Opiela (2000)). 2.1.3 Lý thuyết kênh vốn ngân hàng Thakor (1996); Bolton và Freixas (2001) và Van den Heuvel (2001a) trình bày lý thuyết về kênh vốn ngân hàng (bank capital channel) tranh luận rằng ngân hàng sẽ giảm cho vay bởi những quy định đảm bảo an toàn vốn. Lý thuyết kênh vốn ngân hàng dựa trên 3 giả thuyết. Thứ nhất,thị trường tín dụng là không hoàn hảo: ngân hàng không thể dễ dàng huy động vốn bởi sự hiện diện của chi phí đại diện và những bất lợi của thuế (Myers và Majluf(1984), Stein (1998), Calomiris và Hubbard (1995), Cornett và Tehranian (1994)). Thứ hai, ngân hàng đối mặt với rủi ro lãi suất vì tài sản
  17. 8 của họ có kỳ hạn cao hơn (nợ có kỳ hạn cao trong khi tiền gửi thì có kỳ hạn thấp hơn). Thứ ba, yêu cầu về vốn giới hạn nguồn cung tín dụng (Thakor (1996), Bolton và Freixas (2001), Van den Heuvel (2001a). Do vậy, khi lãi suất thị trường gia tăng, nợ có mức lãi suất thấp hơn sẽ được thỏa thuận lại tương ứng với tiền gửi (nợ có kỳ hạn dài và tiền gửi có kỳ hạn thấp hơn), như thế NH sẽ gánh chịu một chi phí bởi vì sự chênh lệch kỳ hạn, điều này làm giảm lợi nhuận và sau đó là vốn của NH. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu thấp và sự tốn kém chi phí cho phát hành cổ phiểu mới, NH sẽ giảm cho vay, nếu không họ sẽ không đáp ứng được yêu cầu về vốn. 2.2 Bằng chứng thực nghiệm 2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới Tầm quan trọng của lĩnh vực ngân hàng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia khiến chủ đề về nó luôn là tâm điểm của sự quan tâm và thu hút nhiều nghiên cứu. Và Mỹ luôn là đầu mối, nơi tập trung của những nghiên cứu. Theo Eugene N. White (1999) nhận xét về những nghiên cứu về ngành ngân hàng tại Mỹ rằng tuy những nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng cho đến những năm cuối thế kỷ 20 khá cồng kềnh nhưng những nghiên cứu thực nghiệm về hoạt động cho vay thực tiễn của các ngân hàng thì không nhiều. Nhưng cho đến nay, những nghiên cứu về thực tiễn hoạt động cho vay ngân hàng là khá nhiều tại nền kinh tế Mỹ cũng như các nền kinh tế phát triển khác và đang là một vấn đề nổi cộm. Riêng đối với các nền kinh tế mới nổi, những nghiên cứu về ngành ngân hàng là rất ít ỏi, đặc biệt là nghiên cứu về hành vi cho vay của các ngân hàng. Những nghiên cứu sơ khởi đầu tiên mới chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây. Sau sự ra đời của lý thuyết định giá nợ của Stiglitz và Weiss, những nghiên cứu về hành vi cho vay của các ngân hàng thông qua việc xem xét chính sách tín dụng của ngân hàng, việc định giá lãi suất cho vay ngày càng
  18. 9 nhiều. Những nghiên cứu này sử dụng dữ liệu là hồ sơ cho vay của các ngân hàng với khách hàng của họ. Thông qua việc khảo sát này, các nghiên cứu cung cấp bằng chứng về hành vi cho vay của các ngân hàng phụ thuộc vào đặc điểm của khách hàng như quy mô doanh nghiệp (thường liên quan đến vấn đề tài sản thế chấp)(1), chu kỳ kinh doanh(2), ngành nghề kinh doanh, mối quan hệ với ngân hàng, thông tin tín dụng (Lukas Menkhoff, Doris Neuberger và Chodechai Suwanaporn (2004), Wenying Jiangli, Halkuk Unal và Chiwon Yom (2002), Ongerna và Smith (2001), Ralf Ewert, Gerald Schenk và Andrea Szczesny (2000), Berger vaf Udell (1995), Petersen và Rajan(1994)). Đặc biệt, mối quan hệ cho vay (relationship lending) là khu vực có nhiều tranh cãi liên quan đến hạn mức tín dụng, thời gian cho vay và lãi suất cho vay(3). Bên cạnh cách tiếp cận nêu trên, dựa trên vấn đề lựa chọn ngược, với sự ra đời của hai lý thuyết kênh tín dụng ngân hàng và kênh vốn ngân hàng, đã cho chúng ta thấy cơ chế truyền dẫn của các cú sốc vĩ mô và chính sách tiền tệ vào hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại. Bắt nguồn từ đó, (1) Các doanh nghiệp nhỏ dễ bị từ chối vay hơn do thông tin về họ thường không rõ ràng minh bạch. Mặt khác, các doanh nghiệp khó tiếp cận được với thị trường vốn rộng rãi trong công chúng nên phải phụ thuộc nhiều vào các thể chế tài chính để có được các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Do vậy, những biến động trong hệ thống NH sẽ dễ làm tổn thương việc cung ứng tín dụng cho những doanh nghiệp này nhiều hơn (Berger và Udell (2002)). (2) Berger và Udell (2004) kiểm định mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động cho vay của NH cho thấy cung ứng tín dụng gia tăng cùng với thời kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp và sụt giảm khi doanh nghiệp rơi vào thời kỳ suy thoái. Sự tăng trưởng và suy thoái của doanh nghiệp có quan chặt chẽ với tính thanh khoản của doanh nghiệp nên ảnh hưởng đến khả năng cho vay của NH. (3) Degryse và Cayseele (2000) khẳng định rằng “mối quan hệ càng lâu thì vấn đề thông tin bất cân xứng sẽ được khắc phục hiệu quả hơn” do NH có thể thu được những thông tin độc quyền về khách hàng và điều này có thể cho phép người cho vay yêu cầu lãi suất cao hơn và tăng tài sản thế chấp trong tương lai. Một số nghiên cứu khác cho rằng mối quan hệ càng lâu thì sẽ làm giảm cả về chi phí tài trợ vốn tín dụng (Berger và Udell (1995); Elsas và Krahnen (1998)) và yêu cầu về tài sản thế chấp (Berger và Udell (1995); Degryse và Van Cayseele (2000)).
  19. 10 những nghiên cứu thực nghiệm kiểm định các lý thuyết trên ra đời. Bằng chứng thực nghiệm về tác động của nguồn vốn ngân hàng đến hành vi cho vay đầu tiên liên quan đến các NH Mỹ ví dụ như nghiên cứu của Hancock, Laing và Wilcox (1995), Furfine (2000), Kishan và Opiela (2000), Van den Heuvel (2001). Tất cả các nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của vốn NH ảnh hưởng đến hành vi cho vay. Và tiếp tục được mở rộng sang các khu vực khác trên thế giới như những nghiên cứu của Altunbas (2002), Ehrmann (2003), cho khu vực châu Âu với kết quả nghiên cứu là các NH có nguồn vốn nhỏ chịu tác động nhiều bởi chính sách thắt chặt tiền tệ. Những nghiên cứu sau tiếp tục phân tích mối quan hệ của nguồn vốn ngân hàng và những rủi ro của ngân hàng trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế liên quan đến những yêu cầu về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu của Ủy ban Basel. Các yếu tố được xem xét đó là tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhấn mạnh của các nghiên cứu này là tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động của NH, mà ở đây chính là hoạt động cho vay. Những NH có nguồn vốn mạnh có lá chắn cho hoạt động cho vay từ những cú sốc của chính sách tiền tệ, phù hợp với lý thuyết kênh tín dụng NH (Leonardo Gambacorta và Paolo Emilio Mistrulli (2003), Jose M.Berrospide, Rochelle (2012), Marko Kosak, Shaofang Li, Igor Loncarski và Matej Marinc (2013)). Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế những năm gần đây, các nghiên cứu xem xét tác động của điều kiện vĩ mô đến hoạt động cho vay của NH. Cụ thể là những nghiên cứu về hành vi cho vay của các NH trong điều kiện không chắc chắn vĩ mô, khủng hoảng kinh tế (Oleksandr Talavera, Andriy Tsapin và Oleksandr Zholud (2006), Mario Quagliariello (2007), Sashana Whyte (2010), Mansor H. Ibrahim và Mohamed Eskandar Shah (2012), Marko Kosak, Shaofang Li, Fgor Loncarski and Mat ej Marinc (2013)). Các
  20. 11 nghiên cứu này một lần nữa khẳng định vai trò của nguồn vốn trong hoạt động của các NH. Các tiết lộ cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng, chất lượng nguồn vốn và sự ủng hộ của chính phủ đóng vai trò quan trọng để hoạt động cho vay diễn tiếp. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều hơn tiền gửi liên NH và vốn cấp 2 có thể hỗ trợ cho hoạt động cho vay trong điều kiện bình thường nhưng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thì không như vậy(4). Đối với khu vực những nền kinh tế mới nổi, bên cạnh những nghiên cứu sử dụng dữ liệu hồ sơ tín dụng của các ngân hàng nhằm đánh giá những yếu tố thuộc về đặc điểm của khách hàng và mối quan hệ cho vay ảnh hưởng đến hành vi cho vay của các NH như Lucas Menkhoff, Doris Neuberger và Chodechai Suwanaporn (2004); Chodechai Suwanaporn (2004), một số nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm ngân hàng và điều kiện vĩ mô tác động đến hành vi cho vay như Constant và Fouopi Djiogap (2012); Felicia Omowunmi Olokoyo (2011). Nhìn chung các nghiên cứu trước đây đều cung cấp bằng chứng về hành vi cho vay của các NHTM chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố sau. Thứ nhất là nhóm yếu tố thuộc về điều kiện vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ, … Thứ hai là các yếu tố về đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng như nguồn vốn, tính thanh khoản, đầu tư, … Thứ ba là các yếu tố về chính sách tín dụng của các ngân hàng trong mối quan hệ với khách hàng. 2.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, những nghiên cứu thực nghiêm về ngành ngân hàng không nhiều. Đặc biệt ở khía cạnh hành vi cho vay của các NHTM. Đó là bởi (4) Marko Kosak, Shaofang Li, Fgor Loncarski and Mat ej Marinc (2013).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0