intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:168

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KCN ở tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ­­­­˜˜˜­­­­­ NGUYỄN THỊ QUYÊN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Danh Tốn
  2. HÀ NỘI – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi  dưới sự hướng  dẫn của PGS. TS Lê Danh Tốn. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, đảm  bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc , xuất xứ rõ  ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCN               :                          Cụm công nghiệp CNH,HĐH     :                Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT              :                        Cơ sở hạ tầng BQL                :                           Ban quản lý BVMT             :                       Bảo vệ môi trường ĐTM               :                          Đánh giá tác động môi trường GTSX              :                        Giá trị sản xuất GTXK             :                        Giá trị xuất khẩu KCN               :                           Khu công nghiệp KCNC             :                        Khu công nghệ cao KCX                :                          KCXKhu chế xuất KKT                :                          Khu kinh tế Nxb                 :                            Nhà xuất bản UBND             :                        Ủy ban nhân dân
  5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu công nghiệp là một mô hình kinh tế hiện đại nhằm góp phần thúc đẩy  tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn phát triển của các nước   trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các KCN, KCX là một  trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại   hóa và phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước. Từ năm 1991 Đảng và Nhà nước ta đã   chủ trương thí điểm và triển khai xây dựng các KCN và KCX. Sau hơn 20 năm phát   triển, mô hình KCN đã gặt hái được những thành tựu to lớn, khẳng định được vai trò   quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy nhanh tiến   trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. KCN thực sự là một sản phẩm   mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu   đã đạt được, còn không ít thách thức đặt ra đối với sự phát triển của các KCN theo  hướng bền vững. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển bền vững  ở nước ta. Ninh Bình là một tỉnh nằm  ở  vùng cực nam Đồng bằng châu thổ  sông  Hồng có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá   giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với   vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ  quốc. Từ  khi có chủ  trương của Đảng và Nhà  nước về xây dựng các KCN đến nay, Ninh Bình đã xây dựng và phát triển được 7  KCN và 6 cụm công nghiệp, thu hút được nhiều dự  án đầu tư  trong nước và   nước ngoài. Quá trình phát triển các KCN ở tỉnh Ninh Bình đã đạt được một số thành   tựu góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế  ­ xã hội, tạo  điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc phát triển các  KCN ở tỉnh Ninh Bình còn nhiều hạn chế và bất cập. Việc phát triển các KCN  1
  7. ở tỉnh Ninh Bình mang tính ổn định chưa cao, chưa đồng đều, mang tính tự phát,   chưa  đặt  trong  mối  quan  hệ   chặt chẽ   với  phát triển  xã  hội và  bảo  vệ   môi   trường, kéo theo phát triển thiếu bền vững; hiệu quả kinh tế c ủa các KCN trên   địa bàn tỉnh còn bấp bênh; cùng với sự phát triển của các KCN thì nhiều vấn đề  xã hội và môi trường ngày càng gay gắt. Vấn đề đặt ra là vì sao các KCN ở tỉnh   Ninh Bình còn phát triển thiếu bền vững mặc dù tỉnh đã có nhiều nỗ  lực để  thực hiện mục tiêu này? Giải pháp nào phù hợp với thực tiễn của tỉnh Ninh   Bình để các KCN có được sự phát triển theo hướng bền vững? Đề  tài  “Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững  ở  tỉnh   Ninh Bình” được thực hiện nhằm góp phần tìm lời giải đáp cho những vấn đề  trên. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học, đề tài, bài viết nghiên   cứu về các khu công nghiệp và phát triển các KCN theo hướng bền vững ở nhiều  góc độ khác nhau, tiêu biểu là: ­ Nguyễn Khắc Thanh,  “Xây dựng và phát triển khu công nghiệp Đồng   Nai, những thành tựu và kinh nghiệm bước đầu”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt  Nam số 62. Tác giả đã phân tích một số thành tựu và kinh nghiệm của quá trình   xây dựng và phát triển các KCN của Đồng Nai.[ 53] ­ Trương Thị Minh Sâm, “Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả   quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các Khu công nghiệp, Khu chế xuất” ,  Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004. Cuốn sách đã đánh giá chi tiết và toàn diện   tình trạng ô nhiễm môi trường  ở  các KCN, KCX vùng kinh tế  trọng điểm phía  Nam, những thách thức đặt ra đối với các công tác quản lý nhà nước về  bảo vệ  môi trường, đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý   nhà nước đối với vấn đề này ở các KCN, KCX ở các vùng kinh tế trọng điểm phía  Nam.[51]   ­ Mai Ngọc Cường, “Các khu chế xuất châu Á – Thái Bình Dương”, Nhà  xuất bản Thống kê, 1993. Tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản về tổ chức  2
  8. KCX, kinh nghiệm thành công và thất bại của một số KCX châu Á – Thái Bình  Dương và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KCX ở Việt Nam.[22] ­ Đề  tài khoa học  “Nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước về  Khu công   nghiệp, khu chế  xuất  ở  Việt Nam”, Bộ  Kế  hoạch và Đầu tư, 2002. Đề  tài giới  thiệu kinh nghiệm quản lý các KCN, KCX của nước ngoài, đánh giá những mặt  tốt cũng như  những hạn chế  của mô hình quản lý hiện đang áp dụng  ở  Việt  Nam, trên cơ  sở  đó đề  xuất một số  mô hình quản lý mới nhằm nâng cao hiệu  quả quản lý các KCN, KCX trong thời gian tới.[13] ­ Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh,  “Quản lý môi trườ ng cho sự phát   triển bền vững” , Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. Cuốn sách   trình bày một cách có hệ  thống và khoa học những vấn đề  lý luận về  phát  triển bền vững, đó là các định nghĩa, nội dung và mô hình phát triển bền vững,  từ đó định lượ ng hóa sự phát triển bền vững trên phạm vi quốc tế, quốc gia và  địa phươ ng và chỉ  ra nội dung c ủa phát triển bền vững  ở Việt Nam trong giai   đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Cuốn sách đưa ra các khái niệm chung  về  quản lý môi trườ ng cho sự  phát triển bền vững, các nguyên tắc, mục tiêu  và các công cụ   để  đánh giá, phân tích các vấn đề  môi trườ ng, kiểm soát ô  nhiễm môi trườ ng như  thuế  và phí môi trườ ng, côta ô nhiễm, quỹ  và ký quỹ  môi trườ ng, các khuyến khích cưỡng chế thi hành luật môi trườ ng… [  32  ] ­ Tháng 7/ 2006, nhân kỉ niệm 15 năm xây dựng các khu công nghiệp, khu   chế xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư  đã tổ  chức  “Hội nghị ­ hội thảo quốc gia 15   năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế  xuất  ở Việt Nam” tại  Long An nhằm nhìn nhận lại những thành tựu đạt được, những hạn chế và kinh  nghiệm xây dựng và phát triển KCN, KCX  ở nước ta, kiến nghị phương hướng  và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các  KCN, KCX. Hội thảo đã nhận được gần 100 bài viết và tham luận về  vấn đề  này của cả nước cũng như của các tỉnh.[12] 3
  9. ­ Luận văn Thạc sỹ  (2007) của Nguyễn Cao Luận (Học viện Chính trị  ­  Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) với đề tài: “Phát triển các Khu công nghiệp ở  Đà Nẵng  theo hướng bền vững” đã tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển  các KCN  ở  Đà Nẵng và đề  xuất những giải pháp chủ  yếu nhằm đẩy nhanh tốc  độ  tăng trưởng, giải quyết việc làm, các vấn đề  xã hội, môi trường. Tuy nhiên,  luận văn chủ  yếu đề  cập đến mối quan hệ  giữa phát triển các KCN với phát  triển bền vững của địa phương, chưa đề cập sâu đến phát triển nội tại các KCN  theo hướng bền vững.[42] Bên cạnh đó còn nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu về  phát triển  các KCN,  như:  ­ “Phát triển các KCN với vấn đề  lao động và việc làm  ở  Việt   NamGiải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp   vùng Đồng bằng sông Hồng” của  tác giảBùi Tiến Quý và Vũ Duy Nguyên, các  của tác gải Nguyễn Hữu Dũng đăng trên Tạp chí Kinh tế  và  dự  báo, số  6 năm  2006; Luận án Tiến sĩ kinh tế  tác giả  đã phân tích thực trạng đào tạo và phát  triển nguồn nhân lực cho các KCN của vùng Đồng bằng sông Hồng, trên cơ  sở  đó đề ra một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các KCN của  vùng Đồng bằng sông Hồng. ­; “Phát triển các KCN vùng kinh tế  trọng điểm bắc bộ  theo hướng bền   vững”, (2010) của nghiên cứu sinh Vũ Thành Hưởng. Luận án làm rõ những vấn  đề  lý luận và thực tiễn liên quan  đến phát triển các KCN trên quan điểm phát  triển bền vững, phân tích thực trạng phát triển vùng kinh tế  trọng điểm bắc bộ  và tác động của các chính sách phát triển KCN tới tăng trưởng kinh tế, công bằng  xã hội, sử  dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT, từ  đó đề  xuất định  hướng và các giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển bền vững các KCN của vùng  kinh tế trọng điểm bắc bộ. ­; “Giải pháp bảo vệ môi trường KCN ” của tác giả Hoàng Lê Thanh đăng  trên tạp chí Tài nguyên và môi trường, số 2 năm 2012. Tác giả đề cập đến những  thách thức lớn về  ô nhiễm môi trường như  nứoc thải, khí thải, chất thải nguy   4
  10. hại và chất thải rắn, ý thức của doanh nghiệp, theo đó tác giả  đề  ra một số giải   pháp để nâng cao hiệu quả  công tác BVMT trong thời gian t ới;… và nhiều công  trình nghiên cứu khác. Tuy nhiên, cho đến nay  chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ  thống, chuyên biệt về  phát triển các KCN theo hướng bền vững  ở  tỉnh Ninh  Bình. Các công trình nghiên cứu ở nứớc ta về các KCN nói chung, phát triển các  KCN theo hướng bền vững nói riêng  ở nước ta rất phong phú, các công trình này  đã cung cấp những luận cứ  khoa học và thực tiễn cho việc   triển khai công tác  phát triển các KCN một cáchtheo hướng bền vững ở Việt Nam và là các dữ liệu  cần thiết, có giá trị tham khảo rất giá trị cho việc nghiên cứu đề đã được kế thừa  và sử dụng như những ý kiến gợi mở cho việc nghiên cứu đề  tài “Phát triển các  khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình”. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ  sở  phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN theo hướng   bền vững ở tỉnh Ninh Bình, luận văn đề xuất phương hướng vàcác giải pháp cơ  bảnchủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển các KCN ở tỉnh Ninh Bình theo hướng bền   vững . 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu và làm rõ cơ  sở lý luận và thực tiễn về  phát triển các KCN  bền vữngcơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các KCN bền vững ­ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN  ở tỉnh Ninh Bình theo   hướng bền vững. ­ Đề xuất phương hướng,những giải pháp cơ bảnchủ yếu nhằm thúc đẩy  phát triển các KCN ở tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững trong bối cảnh mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
  11. ­ Đối tượng nghiên cứu: sự  phát triển các KCN theo hướng bền vững  ở  tỉnh Ninh Bình nói chung cũng như ở các địa phương của tỉnh Ninh Bình nói riêng   dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị. ­ Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn nghiên cứu sự phát triển các   KCN  ở  tỉnh Ninh Bình từ  khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến nay , chịu trách nhiệm  chính trong việc định hướng, phát triển các KCN ở tỉnh Ninh Bình là UBND tỉnh  và các cấp chính quyền địa phương.. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ  nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như trừu   tượng hóa khoa học, phân tích và tổng hợp, kết hợp logic với lịch sử, so sánh đối  chiếu, thống kê kinh tế…. Các phương pháp này được sử dụng phù hợp với từng  nội dung trong luận văn. Bên cạnh đó, luận văn kế thừa và sử dụng có chọn lọc  các kết quả nghiên cứu trong các công trình đã công bố để thực hiện mục tiêu và  nhiệm vụ nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận văn ­ Hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận chung về  phát triển bền vững KCN ­ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN theo hướng bền vững  ở  tỉnh Ninh Bình, chỉ  ra những mặt hạn chế  cũng như  nguyên nhân của những   hạn chế đó ­ Đề  xuất quan điểm, các giải pháp chủ  yếu để  phát triển các KCN  ở  Ninh Bình theo hướng bền vững trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần  mở   Mở   đầu,  kết   Kết   luận,  danh    Danh    mục tài liệu tham  khảo, luận văn gồm 3 chươ ng: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KCN bền vững 6
  12. Chương 2. Thực trạng phát triển các KCN theo hướng bền vững  ở  tỉnh  Ninh Bình Chương 3. Quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển   các KCN theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình. 7
  13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Lý luận chung về phát triển khu công nghiệp bền vững 1.1.1. Khu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm a) Khu chế xuất Sau chiến tranh thế giới thứ II, vào thập kỷ  60, các khu chế  xuất (KCX)   được thành lập  ở  nhiều nước nhằm tạo ra một khu vực chuyên sản xuất hàng  xuất khẩu, có vị thế mới, độc lập so với chế độ mậu dịch và thuế quan của nước  nhận đầu tư. Thuật ngữ KCX được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Điển hình  nhất   là   định   nghĩa  cảu  của  tổ   chức   phát   triển   công   nghiệp   Liên   hợp   quốc  (UNIDO) và của Hiệp hội các KCX thế giới (WEPZA) Theo quan điểm của Tổ chức công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO)  trong  tài   liệu  “KCX   tại   các   nước   đang   phát   triển”  (Export   Processing   Zone   in  Developing Countries) công bố  năm 1990 thì  “KCX là khu vực tương đối nhỏ   phân cách về  mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư  vào   các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành   công nghiệp này những điều kiện về  đầu tư  và mậu dịch thuận lợi đặc biệt so   với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó đặc biệt là KCX cho phép   nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miến thuế’’[187] Theo quan điểm của Hiệp hội KCX thế  giới (World Export Processing   Zone Association – WEPZA)  “KCX không chỉ  bao gồm  khu vực  công nghiệp   chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mà còn bao gồm cả những khu vực được   chính phủ cho phép thành lập và hoạt động  như khu cảng tự do, khu tự do thuế   quan, khu mậu dịch tự do, khu quá cảng…”. Như  vậy theo khái niệm này, KCX  8
  14. đã được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ  cho phép như khu cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu phi thuế quan, KCN tự do,   khu ngoại thương tự do, những khu vực được miễn thuế. Do nhu cầu phát triển  các mối quan hệ thương mại và đầu tư  quốc tế  ngày càng được mở  rộng cũng   như xuất phát từ yêu cầu bức thiết của quá trình CNH hướng về xuất khẩu của   các nước đang phát triển, khái niệm này được bổ  sung bằng những quan điểm  mới như khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế. KCX là mô hình kinh tế  mà các nước đang phát triển, nhất là các nước  châu Á đã sử  dụng như  một công cụ  tích cực nhằm thu hút đầu tư  nước ngoài,   đẩy mạnh công nghiệp hóa hướng về  xuất khẩu. Thông qua việc sử  dụng mô  hình KCX, các nước đang phát triển đã tìm thấy  ở  đó giải pháp trung gian phù  hợp, cho phép chuyển mạnh nền kinh tế   theo định hướng xuất khẩu. Mô hình  KCX đã từng là một thực thể kinh tế năng động, phản ánh những biện pháp kinh   tế, chính sách, luật pháp đặc biệt nhằm tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư  trực   tiếp từ  nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, tiếp thu kỹ  thuật, công nghệ  tiên tiến, học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty xuyên  quốc gia, từng bước đưa các nước đang phát triển hòa nhập vào nền kinh tế  thị  trường. Tuy nhiên, không phải tất cả các KCX được thành lập tại các nước đều  hoạt động hiệu quả, mà do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số KCX đã thất  bại, cụ thể như: ­ Cạnh tranh gay gắt về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do có quá  nhiều KCX được thành lập  ở  một số nước gần nhau, tập trung với mật độ  cao   trong một khu vực có những điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý gần giống nhau. ­ Không dễ đạt được các mục tiêu xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm,  lợi dụng được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến từ nước ngoài ­ Các KCX phải cạnh tranh khốc liệt trong việc tìm kiếm thị  trường tiêu   thụ   ở  nước ngoài do yêu cầu của việc tăng xuất khẩu hàng hóa và nguồn thu  9
  15. ngoại tệ trong khi bị khép kín theo quy chế KCX đối với thị  trường nội địa, nơi   có nhu cầu tiêu thụ tương đối lớn. Nhìn chung các KCX có  ảnh hưởng tích cực đến kinh tế  của nhiều nước  đang phát triển. Tuy nhiên, do xu hướng tự do hóa thương mại và tự  do hóa đầu   tư ngày càng tăng nên vai trò của mô hình KCX đã giảm dần, nhường bước cho  mô hình mới thích hợp hơn. b) Khu công nghiệp Để  khắc phục những hạn chế của mô hình KCX, nhiều nước đã chuyển  sang xây dựng một loại hình kinh tế uyển chuyển hơn, năng động hơn, đó là mô   hình KCN. Sự thay đổi này phù hợp với xu thế phát triển và mở cửa của nền kinh  tế thị trường và quan hệ hợp tác kinh tế hiện đại. Với mô hình KCN, thị trường nội địa trở thành yếu tố hấp dẫn đối với các  nhà đầu tư  nước ngoài, hứa hẹn tiềm năng tiêu thụ  rất lớn so với những sản   phẩm của các KCX vốn tương đối giống nhau cả về chủng loại và chất lượng.   Điều này có tác dụng đẩy lùi, hạn chế  hàng nhập lậu từ  bên ngoài, đồng thời  kích thích cạnh tranh, nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Bên   cạnh đó, mô hình KCN với chính sách mở  rộng thị  trường nội địa  ở  các nước   nhận đầu tư là phù hợp với xu hướng tự do mậu dịch khu vực và thế giới. Hiện nay trên thế giới có hai loại mô hình KCN chính, điều này tùy thuộc   vào điều kiện cụ thể của từng nước: ­ Mô hình thứ  nhất: khu vực lãnh thổ  rộng có nền tảng là sản xuất công   nghiệp, đan xen với nhiều hoạt  động dịch vụ, kể  cả  dịch vụ  sản xuất công   nghiệp, dịch vụ  sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà  ở….Loại hình này về thực chất là những khu hành chính – kinh tế. Điển hình cho  mô hình này là các KCN ở Thái Lan và một số nước Tây Âu. ­ Mô hình thứ hai: khu vực lãnh thổ  có giới hạn  nhất định, tập trung các   doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ  sản xuất công nghiệp, không có dân cư  sinh sống. Điển hình cho mô hình KCN này là các KCN ở Singapo, Đài Loan. 10
  16. KCN ở Việt Nam ra đời cùng với đường lối đổi mới, mở cửa do Đại hội   lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 khởi xướng. Theo Nghị định   36­CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ  ban hành Quy chế KCN, KCX,  KCNC: KCN được xác định  là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp   và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,  không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định   thành lập. KCN ở Việt Nam là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một   quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối   giữa các mục tiêu kinh tế ­ xã hội ­ môi trường. Thực tiễn phát triển KCN ở Việt Nam cho thấy KCN là một loại hình kinh  tế đặc biệt, có tính đặc thù là sử dụng nhiều đất đai, thời gian tồn tại lâu dài, có  ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Từ việc nghiên cứu và   tham khảo các tài liệu trong nước và của nước ngoài, có thể  đi đến một khái  niệm mang tính tổng quát về KCNn, phù hợp với điểu kiện của Việt Nam: KCN là khu tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. phục vụ   cho tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân   cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập, được hưởng   những  ưu đãi thích hợp về  sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, có CSHT thuận lợi,   đảm bảo phục vụ  cho việc sản xuất và cung cấp các dịch vụ  liên quan, bảo   đảm sự phát triển bền vững. 1.1.1.2. Đặc trưng của KCN Có thể thấy rằng khái niệm KCN là một khái niệm động, nó gắn liền với   các điều kiện cụ  thể của nơi nó hình thành và phát triển. Theo cách hiểu đó, có   thể thấy KCN có những đặc trưng sau: ­ KCN là khu tập trung tương đối nhiều xí nghiệp trong một khu vực có  ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất. Vì vậy, các xí nghiệp  này có điều kiện thuận lợi để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản  phẩm. 11
  17. ­ Các xí nghiệp trong KCN thường được hưởng một quy chế riêng của nhà   nước và địa phương sở  tại. Các quy chế  này thể  hiện sự  quan tâm,  ưu đãi, tạo  điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp này phát triển. ­ KCN có Ban quản lý chung thống nhất, thực hiện quy chế quản lý thích  hợp, tạo điều kiện thuận lợi và hiệu suất tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động. ­ Khả  năng hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau trong KCN   tùy thuộc vào sự  liên kết với nhau giữa chúng trong quá trình phát triển để  đạt  được hiệu quả cao. ­ KCN thường có giới hạn địa lý hẹp, khoảng vài chục đến vài trăm ha và có  thể được ngăn cách với xung quanh bởi hàng rào cứng. Không có dân cư trong KCN. ­ Hoạt động chính trong KCN là hoạt động sản xuất công nghiệp. 1.1.1.3. Tiêu chí của KCN Thông qua khái niệm và đặc trưng của KCN, các tiêu chí để  hình thành  một KCN bao gồm: ­ KCN phải do Chính phủ  hoặc Thủ  tướng Chính phủ  quyết định thành  lập ­ KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp có đủ  cơ sở pháp lý, chuyên sản  xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. ­ KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. ­ Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất, đó là doanh nghiệp chuyên   sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ  chuyên cho sản xuất hàng xuất   khẩu và hoạt động xuất khẩu. 1.1.2. Phát triển bền vững 1.1.2.1. Khái niệm Khái niệm “Phát triển bền vững” chính thức xuất hiện lần đầu vào năm   1980 trong bản “Chiến lược bảo tồn thế gi ới” được công bố  bởi Hiệp hội bảo   tồn thiên nhiên quốc tế với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại   không chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu   12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2