intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 4 chương trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển Tiểu thủ công nghiệp; phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu, thực trạng phát triển Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển TTCN trên đ ịa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thờ i gian tớ i.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHAN VĂN THANH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHAN VĂN THANH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN Hà Nội – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự cộng tác, giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân đây tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình: Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn là thầy giáo hƣớng dẫn khoa học cho tôi, thầy rất quan tâm, tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị đã giúp đỡ, dạy bảo và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Qua đây, tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, UBND huyện Quảng Trạch, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Chi cục thống kê huyện Quảng Trạch; các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình điều tra đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt để tôi hoàn thành tốt chƣơng trình học tập và nghiên cứu đề tài khoa học này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả!
  5. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Số trang: 124 trang Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Ngƣời nghiên cứu: Phan Văn Thanh Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn Huyện Quảng Trạch gồm có 34 đơn vị hành chính (trong đó: 33 xã, 01 thị trấn), toàn huyện có 08 xã bãi ngang, 07 xã miền núi thuộc chƣơng trình 135, nhiều khu vực bị chia cắt do hệ thống sông ngòi, trình độ dân trí còn thấp, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân hạn chế chủ yếu là do nhiều cơ sở năng lực sản xuất còn yếu, chƣa phát huy hết nguồn lực, chậm thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng; thiếu sự quan tâm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các ngành chức năng trong việc vạch chiến lƣợc phát triển ngành nghề, hƣớng dẫn và giải quyết các khó khăn đang gặp phải. Để phát triển TTCN ở huyện Quảng Trạch, trong thời gian tới chúng tôi đã đƣa ra các giải pháp về: Giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch; Giải pháp về phát triển sản xuất, kinh doanh; Giải pháp về nguồn vốn, huy động vốn; Giải pháp về công tác đào tạo nguồn nhân lực; Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến công; Giải pháp về môi trƣờng; Giải pháp về thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại. Từ những giải pháp nêu trên sẽ khắc phục đƣợc những khó khăn, hạn chế nhằm phát triển TTCN, đẩy mạnh chuyễn dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, TTCN, dịch vụ, du nhập thêm nghề mới, phát huy hiệu quả các làng nghề, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế giai giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo.
  6. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƢ́U VÀ M ỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................ 4 1.1.1. Một số những công trình nghiên cứu liên quan đế n phát triển TTCN ......................................................................................................... 4 1.1.2. Kế t quả đạt được của những công trình đã nghiên cứu ................. 6 1.1.3. Vận dụng những kế t quả của các công trìn h nghiên cứu để áp dụng tại địa phương huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình .................... 7 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển tiểu thủ công nghiệp ............................................................................................................ 8 1.2.1. Khái niệm chung TTCN và đặc trưng của TTCN ........................... 8 1.2.2. Đặc trưng của sản xuất TTCN ...................................................... 14 1.2.3. Nội dung phát triển TTCN trên địa bàn huyện. ............................ 15 1.2.4. Biện pháp, chính sách phát triển TTCN........................................ 19 1.2.5. Các nhân tố tác động đến phát triển TTCN .................................. 20 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá phát tiển TTCN .......................................... 20 1.3. Một số kinh nghiệm phát triển TTCN của một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam .................................................................................................. 21 1.3.1. Phát triển ngành nghề TTCN ở một số nước trên thế giới ........... 21 1.3.2. Tình hình phát triển ngành nghề TTCN ở Việt Nam..................... 24 1.3.3. Phát triển TTCN của một số đi ̣a phương ngoài tỉnh .................... 26
  7. 1.3.4. Bài học nghiên cứu rút ra cho phát triển TTCN huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng bình. .......................................................................... 31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CƢ́U ...... 33 2.1. Phƣơng pháp luận................................................................................. 33 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 33 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 33 2.2.2. Phương pháp tổ ng hợp, phân tích, so sánh. ................................. 35 2.2.3. Kết hợp các phương pháp Logic và li ̣ch sử để đưa ra quan điểm, giải pháp đẩy mạnh phát triển TTCN tại Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình..... 36 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 37 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô sản xuất một số ngành nghề TTCN ..... 37 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh một số ngành nghề TTCN ................................................................................... 37 2.3.3. Một số chỉ tiêu cần tính toán......................................................... 38 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁ T TRIỂN TTCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ....................................... 39 3.1. Những nhân tố tác động tới phát triển TTCN ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình .......................................................................................... 39 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội. ............................................... 39 3.1.2. Chính sách phát triển TTCN của tỉnh Quảng Bình và huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình........................................................................... 50 3.2. Phân tích thực trạng phát triển TTCN ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ................................................................................................. 57 3.2.1. Tình hình phát triển thủ công nghiệp ở tỉnh Quảng Bình ............. 57 3.2.2. Tình hình phát triển TTCN Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình... 58 3.2.3. Phân tích thực trạng phát triển TTCN Huyê ̣n Quảng Trạch , tỉnh Quảng Bình ............................................................................................. 67
  8. 3.2.4. Tình hình tổ chức sản xuất TTCN của nhóm hộ điều tra .............. 73 3.2.5. Những hạn chế .............................................................................. 81 3.2.6. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 84 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GI ẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁ T TRIỂN TTCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI .................................................................................................................. 87 4.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển TTCN của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ................................................................................................. 87 4.1.1. Các mục tiêu phát triển TTCN trong thời gian tới ....................... 87 4.1.2. Quan điểm phát triển TTCN của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình90 4.2. Các giải pháp phát triển TTCN trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ................................................................................................. 92 4.2.1. Các giải pháp chung ..................................................................... 92 4.2.2. Các giải pháp cụ thể phát triển TTCN ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ............................................................................................. 93 KẾT LUẬN ................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BQ Bình quân 2 CC Cơ cấu 3 CCN Cụm công nghiệp 4 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 5 CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 6 DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân 7 DPPR Dƣ án phân cấp giảm nghèo 8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 9 GNP Tổng thu nhập quốc dân 10 GO Giá trị sản xuất 11 HTX Hợp tác xã 12 IC Chi phí trung gian 13 KHCN Khoa học công nghệ 14 NNNT Ngành nghề nông thôn 15 NNTTCN Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp 16 Pr Lợi nhuận 17 SL Số lƣợng 18 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 19 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 20 UBND Uỷ ban nhân dân 21 UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc 22 VA Giá trị gia tăng 23 VLXD Vật liệu xây dựng 24 XD Xây dựng 25 XHCN Xã hội chủ nghĩa i
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Số cơ sở ngành nghề, TTCN năm 2013 và số cơ sở 1 Bảng 2.1 35 điều tra Đặc điểm đất đai của huyện Quảng Trạch qua các 2 Bảng 3.1 43 năm (2011-2013) Tình hình dân số – lao động của huyện qua các năm 3 Bảng 3.2 46 (2011-2013) 4 Bảng 3.3 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 47 5 Bảng 3.4 Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua các năm 49 Tốc độ tăng trƣởng GDP và GDP bình quân đầu 6 Bảng 3.5 50 ngƣời qua các năm Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần 7 Bảng 3.6 60 kinh tế và ngành công nghiệp 8 Bảng 3.7 Gía trị sản xuất TTCN theo giá so sánh qua các năm 62 Lao động sản xuất TTCN phân theo thành phần 9 Bảng 3.8 64 kinh tế và ngành công nghiệp 10 Bảng 3.9 Đất đai cho TTCN ở các cơ sở điều tra 73 11 Bảng 3.10 Quy mô lao động tại các hộ điều tra 74 12 Bảng 3.11 Chất lƣợng lao động của các hộ điều tra 76 13 Bảng 3.12 Tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra 78 ii
  11. 14 Bảng 3.13 Vốn cho phát triển TTCN của các cơ sở điều tra 79 15 Bảng 3.14 Kết quả sản xuất bình quân của một cơ sở điều tra 80 Hiệu quả kinh tế sản xuất bình quân của các cơ sở 16 Bảng 3.15 81 điều tra 17 Bảng 3.16 Khó khăn đối với TTCN ở nhóm hộ điều tra 82 iii
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Huyện Quảng Trạch gồm có 34 đơn vị hành chính (trong đó: 33 xã, 01 thị trấn), toàn huyện có 08 xã bãi ngang, 07 xã miền núi thuộc chƣơng trình 135, nhiều khu vực bị chia cắt do hệ thống sông ngòi, trình độ dân trí còn thấp, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân còn nhiều khó khăn. Các ngành sản xuất công nghiê ̣p trên điạ bàn đang còn rấ t ha ̣n chế , số lƣơ ̣ng lao đô ̣ng trong ngành công nghiê ̣p vẫn còn thấ p, trong khi nhu cầ u viê ̣c làm của lao đô ̣ng ở nông thôn rấ t cao, phầ n lớn ngƣời dân sinh số ng bằ ng nghề nông nghiê ̣p là chủ yế,unhƣng thu nhâ ̣p tƣ̀ nông nghiê ̣p thấ p, làm cho cuộc sống của phần lớn nông dân vẫn còn khó khăn, trong khi thời gian nông nhàn của bà con nông dân vẫn còn nhiề u. Tƣ̀ đó cầ n tim ̀ hƣớng đi để phát triể n kinh tế phù hơ ̣p điề u kiê , khả ̣n năng hiện có của điạ phƣơng là mô ̣t vấ n đề cấ p thiế t đă ̣t .raXu hƣớng phát triể n ma ̣nh tiể u thủ công nghiệp tại địa phƣơng là vấn đề tất yếu nhằm tháo gở những khó khăn nêu trên, với mu ̣c tiêu giảm nghèo, tạo thêm việc làm phù hợp với bà con nông dân có năng lƣ̣c tay nghề, trình độ đang còn thấp . Tiể u thủ công nghiê ̣p và Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng và có sức ảnh hƣở ng lớn đố i với sƣ̣ phát tri ển Kinh tế – Xã hội của cả nƣớc nói chung cũng nhƣ đối với huyện Quảng Tra ̣ch nói riêng. Phát triển TTCN là một khâu quan trọng trong phát triể n kinh tế xã hô ̣i của huyện, nhằ m ta ̣o thêm viê ̣c làm , nâng cao thu nhâ ̣p và đời số ng cho nhân dân, là vấn đề rấ t cầ n thi ết đối với thực tiễn của điạ phƣơng trong giai đo ạn hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn chủ đề nghiên cứu là “Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” với câu hỏi nghiên cứu là: Làm thế nào để có thể đẩy mạnh việc phát triển được các ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình? 1
  13. 2. Mục đích và nhiêm ̣ vu ̣ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển TTCN. - Đánh giá đƣợc thực trạng phát triển TTCN ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phát triể n TTCN trên điạ bàn huyê. ̣n 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu số liệu thời kỳ 2011 – 2013. - Về nô ̣i dung : Đề tài chỉ nghiên cƣ́u nhƣ̃ng nghề truyề n thố ng và nhƣ̃ng nghề có khả năng du nhâ ̣p phát triể n đƣơ ̣c trên điạ bàn huyê ̣n. 4. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý luận về Tiểu thủ công nghiệp; - Đánh giá, phân tích và làm rõ đặc điểm, thực trạng, thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển Tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng trạch, tỉnh Quảng Bình. 2
  14. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, nội dung của luận văn gồm 04 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển Tiểu thủ công nghiệp. Chƣơng 2. Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng phát triể n Ti ểu thủ công nghiệp trên địa bàn bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chƣơng 4. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triể n TTCN trên đ ịa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3
  15. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƢ́U VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Một số những công trình nghiên cứu liên quan đế n phát triển TTCN Có rất nhiều công trình nghiên cứu, hay những báo cáo trong nƣớc liên quan đến vấn đề phát triển TTCN ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đáng chú ý một số công trình nghiên cứu, báo cáo sau: - Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền, Đề án phát triển ngành nghề TTCN và các làng nghề Phong Điền giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020, (tháng 12 năm 2013). Nội dung của Đề án nhằm phát triển ngành nghề TTCN và các làng nghề huyện Phong Điền giai đoạn 2013 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020, tạo cơ sở pháp lý và nguồn lực để các ngành, địa phƣơng căn cứ tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án đánh giá thực trạng hoạt động các ngành nghề TTCN và ngành nghề trên địa bàn huyện Phong Điền; dự báo xu hƣớng phát triển, khả năng mở rộng quy mô sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; hoạch định chính sách đầu tƣ, hỗ trợ và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm khôi phục, phát triển các ngành nghề TTCN một cách có hiệu quả, bền vững; giải quyết việc làm,tạo thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền. - Nguyễn Văn Khỏe (2010), Giải pháp phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu thực trạng 4
  16. và các yêu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất TTCN tại huyện Kim Bảng, đề xuất phƣơng hƣớng, các giải pháp thúc đẩy sự phát triển sản xuất TTCN nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. - PGS. Bùi Văn Nghĩa, Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế 1998. Đây là một đề tài nghiên cứu thuộc chƣơng trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan. Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển và những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái một số ngành nghề TTCN truyền thống ở Thừa Thiên Huế; nghiên cứu khả năng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội dễ khôi phục, phát triển các nghề TTCN của tỉnh và đề xuất giải pháp để khôi phục và phát triển TTCN nhƣ: giải pháp và chính sách vốn; giải pháp và chính sách tạo mở thị trƣờng; giải pháp và chính sách về tổ chức, quản lý và các giải pháp, chính sách về kỹ thuật, công nghệ, lao động, cung ứng nguyên vật liệu. - Nguyễn Xuân Hoản, Công nghiệp hóa nông thôn qua phát triển các cụm công nghiệp làng nghề: nghiên cứu trường hợp tại các cụm công nghiệp làng nghề ở Bắc Ninh và Hà Tây. Nghiên cứu đã đánh giá kết quả công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam, thông qua hai hình thức cơ bản, đó là: Thứ nhất là loại hình CNH nông thôn dựa vào việc phát triển các khu công nghiệp đa ngành ở các vùng nông thôn ven đô và dọc các trục đƣờng quốc lộ chính để thu hút các doanh nghiệp từ thành phố và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Loại hình công nghiệp này bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990, đến nay nó vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đã hình thành hệ thống sản xuất có công nghệ và trang thiết bị hiện đại, chuyên làm gia công cho các doanh 5
  17. nghiệp của đô thị và nƣớc ngoài; Thứ hai là loại hình CNH nông thôn thông qua phát triển các làng nghề ở nông thôn dựa trên sự năng động của nhân dân và chính quyền địa phƣơng. Các làng nghề thƣờng sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho thị trƣờng nội địa và xuất khẩu hoặc là các làng nghề chuyên chế biến lƣơng thực, thực phẩm và nguyên vật liệu phục vụ cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến khác. Trong các làng nghề năng động cũng đã và đang có nhiều hộ gia đình chuyển thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn hơn và tham gia vào thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đồng thời hệ thống hóa các khái niệm về cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề. Nghiên cứu cũng đã đánh giá thực trạng phát triển của một số cụm công nghiệp làng nghề tiêu biểu nhƣ: cụm công nghiệp làng nghề giấy ở Phong Khê; cụm công nghiệp làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang; cụm công nghiệp làng nghề dệt may La Phù; cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra các chính sách quyết định đến sự thành công của cụm công nghiệp làng nghề nhƣ: Thị trƣờng cung ứng nguyên vật liệu; Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; Yếu tố vốn xã hội và vốn con ngƣời; Khai thác tốt sự gần kề về địa lý và tổ chức; Các yếu tố cơ sở hạ tầng và nguồn lực chung; các thể chế điều tiết và các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất. 1.1.2. Kế t quả đaṭ được của những công trình đã nghiên cứu Những công trình nghiên cứu đã đƣợc đề cập trên đều phân tích thực trạng phát triển của ngành nghề TTCN, đồng thời dự báo xu hƣớng phát triển và hoạch định chính sách đầu tƣ, hỗ trợ, đề ra các giải pháp phát triển TTCN từ các giải pháp sản xuất nhƣ mở rộng quy mô, giải pháp về vốn, về nhân lực, giải pháp về tổ chức quản lý đến các giải pháp về tiêu thụ sản phẩm nhƣ các giải pháp về thị trƣờng nhằm khôi phục, phát triển ngành nghề TTCN một cách có hiệu quả, bền vững; gắn phát triển TTCN với giải quyết việc làm, tạo 6
  18. thu nhập cho ngƣời lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tại địa bàn nghiên cứu. 1.1.3. Vận dụng những kế t quả của các công trình nghiên cứu để áp dụng tại địa phương huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Việc kế thừa những kinh nghiệm về phát triển TTCN của các địa phƣơng có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong môi trƣờng có nhiều sự tƣơng đồng về văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi địa phƣơng; kế thừa có chọn lọc, vận dụng phù hợp những kinh nghiệm vào điều kiện cụ thể ở Quảng Trạch là vấn đề quan tâm, xác định đúng đắn các yếu tố có tính quyết định để đầu tƣ có ý nghĩa vừa tạo động lực, vừa tạo ra sự phát triển bền vững. - Phát triển TTCN trƣớc hết phải chú ý phát triển làng nghề và ngành nghề truyền thống. Từ đó tạo thị trƣờng rộng lớn cho các sản phẩm phi nông nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy làng nghề phát triển theo hƣớng CNH. Để tăng năng suất lao động và giảm lao động nặng nhọc, nhiều ngành nghề cổ truyền đã trang bị một phần máy móc thiết bị cơ khí và nửa cơ khí, kết hợp bàn tay và khối óc sáng tạo của ngƣời lao động. Vì thế các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền sẽ có điều kiện phát triển mạnh. Chính điều này đã tạo điều kiện để nông dân tiếp cận kỹ thuật tiên tiến, làm quen với tác phong sản xuất công nghiệp. - Đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của TTCN. Các địa phƣơng đều chú ý đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động để họ tiếp thu đƣợc kỹ thuật tiên tiến, đồng thời sử dụng triệt để các phƣơng pháp đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động nhƣ: bồi dƣỡng tại chỗ, bồi dƣỡng tập trung, bồi dƣỡng ngắn hạn, theo phƣơng châm thiếu gì huấn luyện đấy. Ngoài ra các địa phƣơng cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời các nhà kinh 7
  19. doanh, nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc phát triển TTCN để báo cáo những chuyên đề hoặc mang các sản phẩm đi triển lãm, trao đổi... - Vai trò của Nhà nƣớc trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tài chính, vốn cho các làng nghề truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh. Sự hỗ trợ về vốn, tài chính của Nhà nƣớc thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng, bù giá đầu ra cho ngƣời sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡ này mà các làng nghề truyền thống lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hƣớng sản xuất. Nhà nƣớc tạo điều kiện cho các ngành, nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng. - Nhà nƣớc có chính sách thuế và thị trƣờng phù hợp để thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển. Đi đôi với việc hỗ trợ về tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trƣờng của nhà nƣớc để khuyến khích ngành nghề truyền thống phát triển. - Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN, giữa trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Sự kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống là thể hiện sự phân công lao động, thông qua hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong vấn đề lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hƣớng sản xuất. Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nƣớc đều thiết lập chƣơng trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển tiểu thủ công nghiệp 1.2.1. Khái niệm chung TTCN và đặc trưng của TTCN 1.2.1.1. Khái niệm TTCN - Tiểu thủ công nghiệp là một lĩnh vực sản xuất có quan hệ với sản xuất công nghiệp,TTCN đƣợc coi là một lĩnh vực vừa độc lập, vừa phụ thuộc với 8
  20. công nghiệp. Xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất thì TTCN chính là hình thức phát triển sơ khai của công nghiệp. Nói cách khác, TTCN bao gồm toàn bộ cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, đƣợc tiến hành bằng các kỹ thu ật thủ công kết hợp với máy móc, cơ khí, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghi ệp truyền thống đƣợc tiến hành sản xuất ở nông thôn, ở các làng nghề, thị trấn, thị tứ và đô thị. - Thủ công nghiệp: Về mặt sản xuất, thủ công nghiệp là hình thái phát triển của công cụ lao động từ thô sơ bằng tay đến nữa cơ khí kết hợp máy móc hiện đại, năng suất lao động ngày càng cao, sản xuất nhiều hàng hóa. Về mặt quan hệ sản xuất, đó là sự phát triển từ quan hệ thợ bạn, phƣờng hội, tới quan hệ chủ xƣởng và nhân công làm thuê. - Tiểu công nghiệp: Tiểu công nghiệp chỉ những đơn vị sản xuất công nghiệp với quy mô nhỏ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp khó tách biệt với nhau, tiểu công nghiệp là hình thức phát triển cao hơn của thủ công nghiệp trong điều kiện phát triển công nghiệp ngày nay. 1.2.1.2. Khái niệm về phát triển Theo tác giả Raman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình liên tục làm thay đổi mức sống của con ngƣời và phân phối công bằng những thành quả tăng trƣởng trong xã hội”. Ngân hàng thế giới đã đƣa ra khái niệm phát triển với nghĩa rộng lớn hơn bao gồm những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị của con ngƣời, đó là: “Phát triển là sự tăng trƣởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế. Sự tăng lớn của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc một quốc gia trong quá trình tạo thay đổi nói trên là những nội dung của phát triển. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2