Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
lượt xem 6
download
Trên cơ sở lý luận chung về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân hàng, đề tài đã trình bày các kết quả đạt được, hạn chế của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung nhằm cải thiện mô hình này hiệu quả hơn trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- ĐÀO THỊ BẢO LINH GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- ĐÀO THỊ BẢO LINH GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ TS Trần Thị Mộng Tuyết. Những thông tin và nội dung trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn và xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐÀO THỊ BẢO LINH
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt dùng trong đề tài Danh mục các bảng biểu Danh mục các sơ đồ, biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ---------------------------------------- 4 1.1 Rủi ro tín dụng --------------------------------------------------------------------------- 4 1.1.1 Phân loại rủi ro tín dụng -------------------------------------------------------- 4 1.1.2 Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng ---------------------------------------- 6 1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ------------------------------------------------ 7 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng --------------------------------------------------------------- 9 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng --------------------------------------------- 9 1.2.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng ---------------------------------------- 9 1.2.3 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng ----------------------------------------14 1.2.4 Bảo đảm tín dụng ---------------------------------------------------------------16 1.3 Mô hình quản trị ---------------------------------------------------------------------- 18 1.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng ----------------------------------------------------- 20 1.4.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán -----------------------------------21 1.4.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung -----------------------------------22 1.5 Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng -------------------------------- 23
- 1.6 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng thương mại -------------------------------------------------------------------------------------------------26 1.6.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng nước ngoài ---------------------------------------26 1.6.2 Kinh nghiệm từ các NHTM trong nước --------------------------------------30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ----------------------------------------------------------------32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------------------------- 33 2.1 Tổng quan các mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam ----33 2.1.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán ------------------------------------33 2.1.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung ------------------------------------34 2.2 Sơ lược về NHTMCP Công thương Việt Nam-------------------------------------35 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Công Thương Việt Nam-35 2.2.2 Kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu tài chính cơ bản ----------------------36 2.3 Thực trạng hoạt động mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại NHTMCP Công thương Việt Nam --------------------------------------------------------------------39 2.3.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán của NHTMCP Công thương Việt Nam (trước tháng 4/2012) ------------------------------------------------------39 2.3.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung của NHTMCP Công Thương Việt Nam (Giai đoạn từ tháng 4/2012 đến nay) -----------------------------------41 2.3.3 Khảo sát về tính ứng dụng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung trong hệ thống Vietinbank ------------------------------------------------------------56 2.4 Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại NHTMCP Công thương Việt Nam -------------------------------------------------------------------63 2.4.1 Ưu điểm của mô hình ---------------------------------------------------------- 63 2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân -----------------------------------------------66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ----------------------------------------------------------------70
- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ------------------------------------------------------------------71 3.1 Mục tiêu hoạt động kinh doanh trong thời gian tới và định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của mô hình mới tại Vietinbank đến năm 2015 -------------------71 3.1.1 Mục tiêu ---------------------------------------------------------------------------71 3.1.2 Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của mô hình mới tại Vietinbank đến năm 2015 -------------------------------------------------------------71 3.2 Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -------------------------------------------74 3.2.1 Giải pháp đề xuất đối với NHTMCP Công thương Việt Nam-------------74 3.2.2 Kiến nghị ------------------------------------------------------------------------- 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------88 PHẦN KẾT LUẬN -----------------------------------------------------------------------89 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - CIC Trung tâm thông tin tín dụng - CNTT Công nghệ thông tin - ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông - ĐGXH&PDGHTD Đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng - GHTD Giới hạn tín dụng - HĐQT Hội đồng quản trị - KSTD Kiểm soát tín dụng - KSGD Kiểm soát giao dịch - KHDN Khách hàng doanh nghiệp - KHCN Khách hàng cá nhân - KHBL Khách hàng bán lẻ - KTD Khoản tín dụng - NHTM Ngân hàng thương mại - NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần - NHNN Ngân hàng Nhà nước - NHCTVN Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - PKH Phòng khách hàng - PGD Phòng giao dịch - QLRR Quản lý rủi ro - RRTD Rủi ro tín dụng - TCTD Tổ chức tín dụng - TSBĐ Tài sản bảo đảm - TSC Trụ sở chính - TS TKC Tài sản thanh khoản cao - Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh nguyên tắc và thông lệ áp dụng mô hình quản lý tập trung và quản lý phân tán đối với các doanh nghiệp ...............................................................18 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động Vietinbank đạt được từ 2009 đến 2013 ..........36 Bảng 2.2: Mức KSTD, KSGD hiện hành của Vietinbank ........................................48 Bảng 2.3: Mức phê duyệt tín dụng hiện hành của HĐTD TSC Vietinbank .............52 Bảng 2.4: Bảng lựa chọn kích thước mẫu .................................................................57 Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng mẫu khảo sát với vị trí và số năm công tác ......57 Bảng 2.6: Bảng thống kê số lượng mẫu khảo sát với vị trí công tác và sở thích đối với mô hình mới ........................................................................................................58 Bảng 2.7: Phân tích Crosstab để thống kê về câu hỏi số 6 trong bảng khảo sát .......60 Bảng 2.8: Phân tích Crosstab để nhấn mạnh sự đối lập giữa định hướng và cách thức thực hiện chuyển đổi trong bảng khảo sát.........................................................61 Bảng 2.9: Phân tích Crosstab để thống kê mô tả cách thức lựa chọn của câu 7 trong bảng khảo sát .............................................................................................................61 Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietinbank các năm 2010-2013 .........69
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng.....................................................................4 Hình 2.1: Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu.................34 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công thương Việt Nam ..................36 Hình 2.3: Biểu đồ diễn biến quy mô hoạt động của Vietinbank giai đoạn năm 2007- 2011 ...........................................................................................................................40 Hình 2.4: Sơ đồ tóm tắt phân luồng công việc và luân chuyển hồ sơ tín dụng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung giai đoạn 1 ....................................................45 Hình 2.5: Biểu đồ diễn biến tình hình hoạt động của Vietinbank giai đoạn năm 2007 - 2012.........................................................................................................................46 Hình 2.6: Kết quả thống kê sở thích đối với mô hình của từng vị trí công tác .........58
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, nền tảng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay càng đóng vai trò quan trọng và ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, tín dụng là mảng hoạt động được chú trọng, tăng cường. Với việc mở rộng không ngừng về mạng lưới và sự nhạy bén trong công tác quản trị của Ban lãnh đạo, thị phần tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong các năm vừa qua. Việc chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng tập trung chính là nhân tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản để Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Không những vậy, đây là bước đi quan trọng để Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tiệm cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản trị rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được. Theo mô hình này, công tác quản trị rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thực hiện chuyển đổi mô hình mới này vào tháng 4/2012 và đến năm 2013 là ngân hàng Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình tín dụng tập trung giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II, đảm bảo quản trị rủi ro toàn diện, chặt chẽ. Tuy nhiên, do là ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng mô hình mới, ngoài việc đem lại những lợi ích nhất định nhưng vẫn không tránh khỏi những tồn tại và thách thức. Từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
- 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận chung về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân hàng, đề tài đã trình bày các kết quả đạt được, hạn chế của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung nhằm cải thiện mô hình này hiệu quả hơn trong tương lai. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, mô hình tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những rủi ro tín dụng tại các chi nhánh trong hệ thống. Đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vào thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng lớn và của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là số liệu tổng hợp về hoạt động tín dụng, số liệu nợ xấu và các giai đoạn áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam từ khi cổ phần hóa (năm 2008) đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh trên cơ sở các số liệu thống kê của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam và của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước qua các năm để đánh giá tình hình thực tế, so sánh, kết hợp bảng biểu minh họa, chứng minh và rút ra kết luận. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Hầu hết những báo cáo nghiên cứu khoa học trước đây chỉ đơn thuần dựa trên nền tảng chung chung về quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng tại ngân hàng, từ đó đề ra giải pháp hạn chế rủi ro hoặc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại chính ngân hàng nghiên cứu. Riêng tác giả, phân tích đánh giá ưu nhược điểm của
- 3 mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và thông qua khảo sát thực tế tại ngân hàng, tác giả sẽ phân tích sâu hơn từ đó làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại hệ thống các Chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu áp dụng riêng đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam sẽ giúp các nhà quản trị nhìn nhận sâu hơn về những tồn tại của mô hình tín dụng mới và đưa ra được những biện pháp nhằm hoàn thiện, mở rộng mô hình tín dụng tại ngân hàng thương mại một cách an toàn và hiệu quả hơn, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của ngân hàng hiện đại. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục theo 3 chương sau: - Chương 1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại. - Chương 2. Thực trạng hoạt động mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. - Chương 3. Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro tín dụng 1.1.1 Phân loại rủi ro tín dụng Việc phân loại rủi ro tín dụng là để chúng ta nhìn nhận rủi ro từ các gốc độ khác nhau. Có nhiều tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng khác nhau như sau: Theo phương diện quản lý thì rủi ro tín dụng được chia thành 2 loại: - Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được (hay còn gọi là rủi ro khả kháng): là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể phần nào dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro đó, ước tính được mức độ ảnh hưởng, dự kiến được thời gian chúng phát sinh và từ đó có biện pháp hợp lý để phòng ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất. - Rủi ro tín dụng không thể kiểm soát được (hay còn gọi là rủi ro bất khả kháng): là loại rủi ro tín dụng mà các ngân hàng không thể dự đoán được, không biết chúng sẽ xảy ra vào thời điểm nào, cũng không thể tính toán được một cách chính xác nhất những ảnh hưởng mà chúng gây ra. Theo tính chất của rủi ro tín dụng thì có thể chia thành 2 loại: - Rủi ro sai hẹn: là rủi ro khi người vay vốn không hoàn trả gốc và lãi tiền vay đúng hẹn như trong hợp đồng tín dụng. - Rủi ro mất vốn: là rủi ro khi người vay vốn không hoàn trả gốc và lãi vay một cách đầy đủ. Theo nguyên nhân phát sinh rủi ro thì có thể chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục: RR tín dụng RR giao dịch RR danh mục RR lựa chọn RR bảo đảm RR nghiệp vụ RR nội tại RR tập trung Nguồn: Quản trị Ngân hàng, PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2010)
- 5 Hình 1.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng - Rủi ro giao dịch Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD, nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng bao gồm: Rủi ro lựa chọn là loại rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi mà ngân hàng lựa chọn những phương án hiệu quả để quyết định cho vay. Rủi ro bảo đảm là rủi ro liên quan đến các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng tín dụng thiếu chặt chẽ, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm, hình thức vay và mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm. Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay liên quan đến việc thiếu chặt chẽ ở khâu kiểm soát, theo dõi khoản vay (trước; trong; sau khi cho vay và bao gồm cả việc sử dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lý khoản vay có vấn đề). - Rủi ro danh mục tín dụng Rủi ro danh mục tín dụng là rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng do sản phẩm không phù hợp hoặc quá tập trung cho vay vào một ngành, lĩnh vực. Rủi ro danh mục có thể phát sinh do đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng, chẳng hạn cho vay không có đảm bảo thì rủi ro hơn là cho vay có đảm bảo. Mặt khác, rủi ro danh mục phát sinh do thiếu đa dạng hóa danh mục tín dụng, chẳng hạn do cạnh tranh lãi suất khiến ngân hàng tăng lãi suất huy động làm cho lãi suất cho vay tăng theo. Kết quả là, các dự án có mức rủi ro thấp, suất sinh lợi thấp bị đánh bật ra, chỉ còn các dự án có suất sinh lợi cao kèm theo rủi ro cao mới vay được vốn ngân hàng. Tình hình này khiến cho danh mục tín dụng của ngân hàng thiếu đa dạng hóa mà chỉ tập trung vào các dự án rủi ro cao. Rủi ro danh mục tín dụng bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
- 6 Rủi ro nội tại, là rủi ro xuất phát từ các yếu tố bên trong, các đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc từng ngành, lĩnh vực kinh tế. Rủi ro tập trung, là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, nhóm khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Dù phân chia theo cách nào đi nữa thì rủi ro tín dụng luôn mang lại cho ngân hàng nhiều tổn thất. Việc tìm hiểu, nghiên cứu rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý nhằm hạn chế rủi là một vấn đề được các ngân hàng luôn chú trọng. 1.1.2 Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng: Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, ngân hàng luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau: Nhóm các dấu hiệu từ phía khách hàng: - Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch. - Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục. Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Chậm thanh toán các khoản gốc, lãi khi đến hạn. - Các dấu hiệu bất thường khác,… Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
- 7 - Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng. Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng. - Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách…Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành; - Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý. Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả… - Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước như: chính sách thuế, xuất nhập khẩu; thay đổi các biến cố kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất; thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh…; Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng: - Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, ví dụ như đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế; đánh giá khách hàng chỉ qua thông tin do khách hàng cung cấp mà bỏ qua các kênh thông tin bên ngoài khác… - Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng. - Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro.Chính sách tín dụng lỏng lẻo để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng…. 1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng: Đối với ngân hàng Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi
- 8 cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay của vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng kinh doanh không hiệu quả và có thể làm mất khả năng thanh khoản. Điều này làm giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. Đối với khách hàng Nếu rủi ro xảy ra từ phía ngân hàng, khách hàng có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác nếu rủi ro xảy ra đối với chính khách hàng, các khoản nợ của họ sẽ trở thành các khoản nợ khó đòi, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quan hệ của họ đối với ngân hàng. Khi đó khách hàng cần vốn họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng khác và phải chịu một khoảng thời gian tìm hiểu gây trì hoãn cho quá trình sản xuất. Đối với nền kinh tế Hoạt động ngân hàng liên quan đến nhiều cá nhân, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản thì người gửi tiền hoang mang lo sợ và ồ ạt kéo nhau đi rút tiền không chỉ ở ngân hàng đó mà còn nhiều ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do không có tiền trả lương công nhân, mua nguyên vật liệu. Lúc bấy giờ giá cả hàng hóa sẽ gia tăng, thất nghiệp tràn lan, xã hội mất ổn định, nền kinh tế lâm vào suy thoái. RRTD có thể châm ngòi cho một cơn khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến cả khu vực và thế giới. Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể gây những hậu quả: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn, có thể bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy pháp luật đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng buộc phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- 9 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Có nhiều trường phái nghiên cứu về quản trị rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản trị rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau. Theo chính sách quản trị rủi ro của ủy ban Basel thì “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính”. Theo quan điểm “Quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman, Haimes và các tác giả thì cho rằng “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các bước cơ bản: nhận dạng rủi ro; phân tích rủi ro; đo lường rủi ro và kiểm soát, phòng ngừa rủi ro; xử lý rủi ro”. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế, giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. 1.2.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng 1.2.2.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng Lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến: Mô hình 6C Trọng tâm của mô hình là xem xét người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố như sau:
- 10 - Tư cách người vay (Character): Nhân viên tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, như từ ngân hàng khác, từ các cơ quan thông tin đại chúng ... - Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp của quốc gia, người đi vay phải có năng luật pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. - Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ thu nhập bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán... Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đi vay thông qua các chỉ số tài chính. - Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. - Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo từng chính sách tín dụng trong từng thời kỳ. - Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng sự thay đổi của luật pháp có liên quan đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. Việc sử dụng mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên mô hình mang tính định tính và phụ thuộc nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích đánh giá của nhân viên tín dụng. Mô hình xếp hạng tín dụng của Moody và Standard & Poors Mô hình của Moody và Standard & Poors được sử dụng khi RRTD cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor's là những dịch vụ tốt nhất. Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor's thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard &
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 831 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn