intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày các phân tích, đánh giá về mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ; xác giải pháp cần tập trung thực hiện để nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  VÕ NGUYỄN NHẬT LINH GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH CON ONG CHĂM CHỈ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  VÕ NGUYỄN NHẬT LINH GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH CON ONG CHĂM CHỈ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh (Hướng nghề nghiệp) Mã ngành : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM TP.Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ” là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Võ Nguyễn Nhật Linh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................... 9 6. Kết cấu đề tài ............................................................................................... 9 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỎA MÃN CÔNG VIỆC .................... 10 1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 10 1.1.1 Khái niệm thỏa mãn công việc.......................................................... 10 1.1.2 Các lý thuyết thỏa mãn công việc ..................................................... 11 1.1.2.1 Học thuyết nhu cầu của Maslow ..................................................... 11 1.1.2.2 Học thuyết nhu cầu E.R.G .............................................................. 13 1.1.2.3 Học thuyết 2 nhân tố của Herzberg ................................................ 14 1.1.2.4 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom............................................. 15 1.1.2.5 Học thuyết công bằng của Adams ................................................... 15
  5. 1.2 Các nghiên cứu trước về sự thỏa mãn công việc ................................... 17 1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 17 1.2.2 Nghiên cứu trong nước..................................................................... 19 1.3 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 22 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................. 29 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH CON ONG CHĂM CHỈ ............... 30 2.1 Tổng quan về Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ ............................. 30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................... 30 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động ........................................................................... 30 2.1.3 Sứ mạng – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi ............................................... 31 2.2 Tình hình nhân sự tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ ............... 31 2.2.1 Cơ cấu tổ chức .................................................................................. 31 2.2.2 Chức năng – nhiệm vụ các bộ phận ................................................. 32 2.2.3 Cơ cấu nhân sự ................................................................................. 34 2.2.4 Tình hình biến động nhân sự ........................................................... 35 2.3 Thực trạng về sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ ............................................................................. 37 2.3.1 Mức độ thỏa mãn chung ................................................................... 37 2.3.2 Mức độ thỏa mãn theo từng yếu tố ................................................... 39 2.3.2.1 Bản chất công việc.......................................................................... 39 2.3.2.2 Cơ hội đào tạo và thăng tiến ........................................................... 40 2.3.2.3 Cấp trên ......................................................................................... 43 2.3.2.4 Đồng nghiệp ................................................................................... 45
  6. 2.3.2.5 Thu nhập ........................................................................................ 45 2.3.2.6 Phúc lợi .......................................................................................... 49 2.3.2.7 Điều kiện làm việc .......................................................................... 50 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................. 52 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH CON ONG CHĂM CHỈ ........................ 54 3.1 Định hướng chiến lược phát triển của công ty ...................................... 54 3.1.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty tới năm 2020 ............ 54 3.1.2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty tới năm 2020 .... 55 3.2 Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên ... 55 3.2.1 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với bản chất công việc ........... 56 3.2.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................. 56 3.2.1.2 Nội dung giải pháp ......................................................................... 56 3.2.1.3 Điều kiện thực hiện ......................................................................... 57 3.2.2 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với cơ hội đào tạo thăng tiến . 58 3.2.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................. 58 3.2.2.2 Nội dung giải pháp ......................................................................... 59 3.2.2.3 Điều kiện thực hiện ......................................................................... 64 3.2.3 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với cấp trên ............................ 65 3.2.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................. 65 3.2.3.2 Nội dung giải pháp ......................................................................... 65 3.2.3.3 Điều kiện thực hiện ......................................................................... 67 3.2.4 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với đồng nghiệp ..................... 67 3.2.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................. 67
  7. 3.2.4.2 Nội dung giải pháp ......................................................................... 67 3.2.4.3 Điều kiện thực hiện ......................................................................... 68 3.2.5 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với thu nhập ........................... 68 3.2.5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................. 68 3.2.5.2 Nội dung giải pháp ......................................................................... 69 3.2.5.3 Điều kiện thực hiện ......................................................................... 71 3.2.6 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với phúc lợi ............................ 71 3.2.6.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................. 71 3.2.6.2 Nội dung giải pháp ......................................................................... 72 3.2.6.3 Điều kiện thực hiện ......................................................................... 72 3.2.7 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc ............ 73 3.2.7.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................. 73 3.2.7.2 Nội dung giải pháp ......................................................................... 74 3.2.7.3 Điều kiện thực hiện ......................................................................... 75 3.3 Đánh giá tính khả thi của giải pháp ...................................................... 75 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................. 76 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ANOVA PHỤ LỤC 4: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN NHÂN VIÊN CHƯA THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC
  8. PHỤ LỤC 5: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU GỢI Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN PHỤ LỤC 6: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN NHÂN VIÊN CHƯA THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU GỢI Ý GIẢI PHÁP PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 0.1: Thông tin chuyên viên tham gia phỏng vấn sâu ....................................... 7 Bảng 1.1: Tổng hợp các thành phần thỏa mãn công việc trong nghiên cứu trước ... 21 Bảng 1.2: Thang đo bản chất công việc ................................................................. 25 Bảng 1.3: Thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến ................................................... 26 Bảng 1.4: Thang đo cấp trên .................................................................................. 26 Bảng 1.5: Thang đo đồng nghiệp ........................................................................... 27 Bảng 1.6: Thang đo thu nhập ................................................................................. 27 Bảng 1.7: Thang đo phúc lợi.................................................................................. 28 Bảng 1.8: Thang đo điều kiện làm việc .................................................................. 29 Bảng 1.9: Thang đo thỏa mãn chung...................................................................... 29 Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ ............................ 35 Bảng 2.2: Tình hình biến động nhân sự từ trong 2 năm từ 2014 - 2016 .................. 36 Bảng 2.3: Thống kê mô tả tổng hợp mức độ thỏa mãn trong công việc .................. 37 Bảng 2.4 : Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn chung trong công việc ..................... 38 Bảng 2.5: Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn trong công việc theo từng bộ phận .... 38 Bảng 2.6: Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn với khía cạnh bản chất công việc ...... 39 Bảng 2.7: Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn với khía cạnh cơ hội đào tạo và thăng tiến ........................................................................................................................ 40 Bảng 2.8: Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn với khía cạnh cấp trên ...................... 43 Bảng 2.9: Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn với khía cạnh đồng nghiệp................ 45 Bảng 2.10: Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn với khía cạnh thu nhập ................... 46 Bảng 2.11: Lương trung bình ngành công nghệ thông tin phần mềm năm 2015 ..... 48 Bảng 2.12: Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn với khía cạnh phúc lợi .................... 49 Bảng 2.13: Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn với khía cạnh điều kiện làm việc .... 50 Bảng 3.1: Gợi ý giải pháp nâng cao sự thỏa mãn với khía cạnh bản chất công việc 56
  10. Bảng 3.2: Gợi ý giải pháp nâng cao sự thỏa mãn với khía cạnh cơ hội đào tạo thăng tiến ........................................................................................................................ 58 Bảng 3.3: Gợi ý giải pháp nâng cao sự thỏa mãn với khía cạnh cấp trên ................ 65 Bảng 3.4: Gợi ý giải pháp nâng cao sự thỏa mãn với khía cạnh đồng nghiệp ......... 67 Bảng 3.5: Gợi ý giải pháp nâng cao sự thỏa mãn với khía cạnh thu nhập ............... 69 Bảng 3.6: Gợi ý giải pháp nâng cao sự thỏa mãn với khía cạnh phúc lợi ................ 71 Bảng 3.7: Gợi ý giải pháp nâng cao sự thỏa mãn với khía cạnh điều kiện làm việc 73
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 0.1: Khung nghiên cứu của đề tài .................................................................... 4 Hình 1.1: Mô hình tháp nhu cầu của Maslow ......................................................... 12 Hình 1.2: So sánh thuyết Maslow và ERG ............................................................. 13 Hình 1.3: Tác động của nhân tố duy trì và nhân tố động viên ................................ 14 Hình 1.4: Các yếu tố tác động đến mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên .............................................................................................................................. 24 Hình 2.1: Hệ thống sản phẩm của Con Ong Chăm Chỉ .......................................... 31 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ .............................. 32 Hình 2.3: Quy trình đánh giá nhân viên ................................................................. 47 Hình 3.1: Hệ thống cấp bậc tham khảo .................................................................. 63 Đồ thị 2.1: Tỷ lệ nghỉ việc trong 6 quý gần nhất .................................................... 36
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các nguồn tài nguyên, con người được đánh giá là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Theo dòng lịch sử phát triển của các tập đoàn lớn trên thế giới tồn tại hàng trăm năm có những lúc thăng trầm, gặp khó khăn vô vàn nhưng cuối cùng, cùng với đội ngũ nhân viên gắn kết đều vượt qua và thành công ngoạn mục. Nếu không có sự gắn kết của các thành viên, doanh nghiệp chỉ là một tập hợp rời rạc, tụ tập lại với nhau vì lợi ích ngắn hạn và rời đi khi nhu cầu không được đáp ứng, lúc đó doanh nghiệp sẽ tan rã. Một doanh nghiệp để giữ chân được người lao động có năng lực làm việc lâu dài phải đáp ứng được càng nhiều các nhu cầu của người lao động càng tốt. Mức độ thỏa mãn của nhân viên càng cao đồng nghĩa với việc động lực làm việc càng gia tăng. Một khi nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc, họ sẽ hào hứng với công việc đang làm, chủ động, sáng tạo hơn, có thể tập trung làm việc với hiệu suất cao và gắn bó hơn với doanh nghiệp, cùng đồng cam cộng khổ, sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Mặc khác, nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên sẽ duy trì sự ổn định của nguồn nhân lực, giảm chi phí hoạt động và tăng năng suất kinh doanh. Chính vì vậy vấn đề này đã trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp trên khắp các quốc gia. Tuy nhiên hiện nay có một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến vấn đề thỏa mãn nhu cầu của nhân viên mà họ lại có suy nghĩ rằng trước nỗi lo thất nghiệp ngày càng tăng cao, nhân viên sẽ quyết tâm bám trụ tại doanh nghiệp, cho dù họ có ra đi thì doanh nghiệp vẫn có thể tuyển mới dễ dàng. Đây thật sự là một sự sai lầm to lớn khi mà ở bên ngoài cũng không thiếu các doanh nghiệp khác đang cần tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Họ đã không nhận ra cái gốc của vấn đề là “Không có nhân viên nào thỏa mãn với công việc hiện tại của mình lại đi tìm kiếm một công việc khác”. Và chính họ đã đã bị tổn thất rất lớn vì người lao
  13. 2 động không thể toàn tâm toàn ý cho công việc đồng thời mất nhiều công sức chi phí vì suốt ngày phải tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên mới, đến lúc nhân viên đủ sức đảm đương công việc thì họ lại ra đi. Thực trạng này cũng đang diễn ra tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ, một doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ hai năm tuổi đời trong ngành công nghiệp internet và ứng dụng di động. Được thành lập từ đầu năm 2014 với duy nhất một sản phẩm cùng một đội ngũ nhỏ chưa tới 10 thành viên. Tới nay doanh nghiệp đã mở rộng quy mô lên đến 50 nhân viên phụ trách nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay số lượng nhân viên nghỉ việc tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động với tỷ lệ nghỉ việc trung bình trong 4 quý gần nhất là 14%. Đặc biệt đối tượng nghỉ việc lại là những người đã gắn bó với doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên của doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là họ không còn tìm thấy sự thỏa mãn với công việc hiện tại của mình hay mức độ thỏa mãn chưa đủ để níu giữ họ ở lại? Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc và chất lượng công việc của các thành viên còn lại trong doanh nghiệp. Những nhân viên cũ chán nản và cũng muốn ra đi để tìm các cơ hội mới, còn nhân viên mới có tâm lý hoang mang trước sự ra đi của những thành viên kì cựu. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều chi phí tuyển dụng nhân viên mới đáp ứng được yêu cầu công việc, chi phí thời gian để bàn giao và nắm bắt công việc, dẫn tới sự giảm sút năng suất lao động và sự lụy tàn của một số sản phẩm quan trọng của doanh nghiệp. Đáng lẽ ra trong giai đoạn khởi sự như hiện nay, doanh nghiệp cần khai thác tối đa sự tận tâm và gắn bó của nhân viên - yếu tố sống còn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp - để cùng vượt qua khó khăn, thì cấp lãnh đạo vẫn còn thờ ơ, chưa quan tâm và chưa có bất kỳ động thái nào để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nhận thấy vấn đề bức thiết này, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ” với hi vọng có thể giải quyết phần nào bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải.
  14. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm:  Phân tích, đánh giá thực trạng về mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ  Tìm ra các giải pháp khả thi để nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau: 1) Những khía cạnh công việc nào khiến nhân viên thỏa mãn hoặc không thỏa mãn? 2) Mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên hiện tại như thế nào? 3) Có sự khác biệt nào về mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên theo đặc điểm cá nhân hay không? 4) Nguyên nhân nào khiến nhân viên cảm thấy không thỏa mãn công việc? 5) Cần có các biện pháp nào để nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ  Phạm vi nghiên cứu: nhân viên đang làm việc tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ  Đối tượng khảo sát: toàn bộ 45 nhân viên đang làm việc tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ  Phạm vi khảo sát: o Về không gian: tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ o Về thời gian: vào tháng 03/2016
  15. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện theo khung nghiên cứu như sau: Hình 0.1: Khung nghiên cứu của đề tài o Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết về thỏa mãn công việc Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả tìm hiểu các khái niệm, hệ thống lý thuyết về nhu cầu và sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên, một số kết quả nghiên cứu trước đây được thực hiện trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, tác giả xác định các thành phần thỏa mãn công việc và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty.
  16. 5 o Bước 2: Phân tích thực trạng thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ  2.1 Nghiên cứu các chính sách nhân sự liên quan đến vấn đề thỏa mãn công việc đang áp dụng thực tế tại công ty Tác giả thu thập và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp bao gồm: chính sách lương thưởng, phúc lợi, đào tạo và thăng tiến… đang áp dụng trong thực tế tại công ty từ báo cáo của bộ phận nhân sự. Từ đó nhận định được môi trường làm việc công ty đang xây dựng nhằm mục đích làm hài lòng nhân viên. Đây là cơ sở để kết hợp phân tích thực trạng thỏa mãn công việc trong phần tiếp theo.  2.2 Thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng thỏa mãn công việc của nhân viên Trong phần nghiên cứu định lượng này, tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ 45 nhân viên trong công ty để đánh giá về mức độ thỏa mãn đối với từng khía cạnh công việc và mức độ thỏa mãn chung, cũng như sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân.  Đối tượng và phạm vi khảo sát  Đối tượng khảo sát: toàn bộ 45 nhân viên đang làm việc tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ  Phạm vi khảo sát:  Về không gian: tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ  Về thời gian: vào tháng 03/2016  Xây dựng thang đo Các loại thang đo được sử dụng trong bài: - Thang đo định danh: Dùng cho các câu hỏi một lựa chọn về đặc điểm cá nhân - Thang đo quãng: Thang đo Likert 7 cấp độ được sử dụng để đo lường mức độ thỏa mãn đối với các khía cạnh công việc, với 1: Hoàn toàn không đồng ý cho tới 7: Hoàn toàn đồng ý.
  17. 6  Cấu trúc bảng câu hỏi: - Phần giới thiệu: Nêu lên mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu - Phần bảng câu hỏi chính:  Mức độ thỏa mãn với các khía cạnh công việc  Mức độ thỏa mãn công việc chung - Phần câu hỏi phân biệt:  Giới tính  Độ tuổi  Trình độ học vấn  Thâm niên  Cấp bậc  Bộ phận  Thu nhập  Cách thức xử lý dữ liệu: Tác giả sử dụng bảng câu hỏi trực tuyến Google Form để thu thập dữ liệu. Nguyên nhân tác giả sử dụng công cụ này là vì có một số nội dung khảo sát tương đối nhạy cảm như mức lương, do đó sử dụng bảng câu hỏi trực tuyến có chức năng ẩn danh tính người trả lời sẽ làm giảm sự nghi ngại không muốn trả lời của các đối tượng tham gia khảo sát. Dữ liệu sơ cấp này được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả như đếm tần số, tính điểm trung bình để xác định mức độ thỏa mãn đối với từng khía cạnh và thỏa mãn chung của nhân viên. Đồng thời, tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn giữa các nhóm theo các đặc điểm cá nhân như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên, cấp bậc, thu nhập, bộ phận.  2.3 Xác định các yếu tố công việc chưa được thỏa mãn Kết hợp những phân tích từ các chính sách thực tế của công ty và mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên được rút ra từ kết quả khảo sát, tác giả xác định các vấn đề dẫn đến sự chưa thỏa mãn công việc của nhân viên mà công ty cần tìm ra biện pháp để giải quyết.
  18. 7 o Bước 3: Phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự chưa thỏa mãn trong công việc của nhân viên Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số nhân viên nhằm lý giải các kết quả thu được từ khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân của sự không thỏa mãn và sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng.  Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Chuyên gia phải là người am hiểu về vấn đề nghiên cứu, vì vậy chuyên gia được lựa chọn trong nghiên cứu này là bốn vị quản lý đại diện cho các bộ phận của công ty. Đặc biệt trưởng bộ phận hành chính nhân sự là người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực quản trị nhân sự, hiểu biết rõ mọi chính sách của công ty cũng như tình hình nhân sự trong thực tế, thường xuyên tiếp xúc trao đổi với nhân viên. Họ là đầu mối quan trọng nắm giữ thông tin về kỳ vọng của nhân viên (được thu thập trong quá trình tuyển dụng hoặc các kỳ đánh giá nhân viên), điều kiện làm việc và mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp (thông qua quá trình làm việc trực tiếp với nhân viên hoặc trao đổi với các quản lý cấp thấp hơn) cho tới những quyền lợi nhân viên nhận được trong thực tế như lương, thưởng, phúc lợi, đào tạo, thăng tiến… Bảng 0.1: Thông tin chuyên viên tham gia phỏng vấn sâu STT Họ tên Chức vụ 1 Võ Thị Tuyền Chinh Trưởng bộ phận hành chính nhân sự 2 Lê Tiến Đạt Trưởng bộ phận sản phẩm 1 3 Lê Thị Tường Vi Trưởng bộ phận sản phẩm 2 4 Hoàng Mai Chi Trưởng bộ phận sản phẩm 3  Kế hoạch phỏng vấn Dựa trên phân tích kết quả khảo sát, tác giả phát hiện ra các vấn đề đang tồn tại khiến cho nhân viên không hài lòng, cụ thể là với những khía cạnh công việc nào, những phát biểu nào có mức đồng ý thấp và các nhóm nào có mức độ thỏa mãn khác nhau. Lúc này, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu về các vấn đề trên như sau:
  19. 8  Đối với các khía cạnh có mức độ thỏa mãn dưới trung bình, cần đào sâu nguyên nhân gây nên sự chưa thỏa mãn  Nếu tồn tại sự khác biệt trong mức độ thỏa mãn giữa các nhóm theo đặc điểm cá nhân, cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự khác biệt đó  Cách thức xử lý dữ liệu Trên cơ sở dữ liệu trong bảng ghi chép phỏng vấn, đầu tiên tác giả sắp xếp, ghi nhận các nguyên nhân thu được theo từng phát biểu, tiếp đó tổng hợp theo từng khía cạnh công việc. Bước thứ 2, tác giả sẽ so sánh đối chiếu các nguyên nhân đó với tình hình thực tế của công ty đã được trình bày ở phần trên để xác định chính xác nguyên nhân gây ra sự không thỏa mãn nhằm đánh giá thực trạng sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên công ty. o Bước 4: Đề xuất giải pháp Sau khi xác định được nguyên nhân gây nên sự chưa thỏa mãn trong công việc của nhân viên, tác giả sẽ tiếp tục phỏng vấn sâu trưởng bộ phận hành chính nhân sự và một giám đốc nhân sự giàu kinh nghiệm của công ty P&G Việt Nam – bà Nguyễn Thị Huyền Anh nhằm tìm kiếm một số gợi ý giải pháp. Dựa trên kết quả thu được, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty. Nội dung giải pháp bao gồm:  Cơ sở đề xuất giải pháp  Nội dung của giải pháp  Điều kiện thực hiện o Bước 5: Thảo luận đánh giá tính khả thi của các giải pháp Cuối cùng, tác giả tiến hành trao đổi với trưởng bộ phận hành chính nhân sự để lựa chọn giải pháp khả thi và phù hợp với định hướng chiến lược trong tương lai cũng như nguồn lực hiện có của công ty.
  20. 9 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu sẽ mang lại những kết quả vô cùng quan trọng đối với công tác quản trị nguồn nhân lực, bao gồm:  Các phân tích, đánh giá về mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ  Các giải pháp cần tập trung thực hiện để nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên Đây là cơ sở giúp công ty hiểu hơn về nhân viên của mình cùng với những nhân tố công việc họ cần được thỏa mãn và áp dụng các giải pháp phù hợp để giữ chân nhân tài, xây dựng và phát triển một đội ngũ gắn kết với công ty. 6. Kết cấu đề tài Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Nội dung chính gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về thỏa mãn công việc Chương 2: Phân tích thực trạng sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ Chương 3: Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Con Ong Chăm Chỉ Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2