intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu lý thuyết; nghiên cứu, hệ thống hóa nhằm làm rõ các khái niệm và nội dung có liên quan đến VHDN; liên hệ, phân tích, đánh giá thực trạng VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam; đề xuất một số giải pháp xây dựng VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ TRÀ MY XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH QUINTILES VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ TRÀ MY XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH QUINTILES VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI QUANG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào và cũng chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên: Hà Thị Trà My
  4. MỤCLỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 5. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 3 6. Kết cấu luận văn ........................................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.................................... 5 1.1 Khái quát chung về Văn hóa ..................................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm văn hóa.............................................................................................. 5 1.1.2 Những đặc trưng của văn hóa ............................................................................ 8 1.2 Văn hóa doanh nghiệp ................................................................................................... 9 1.2.1 Khái niệm VHDN ................................................................................................... 9 1.2.2 Nghiên cứu các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp theo Edgar Schein ................ 10 1.2.3 Sự cần thiết phải xây dựng các giá trị VHDN ...................................................... 16 1.2.4 Bài học kinh nghiệm xây dựng VHDN của công ty Dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam……………………………………………………………………… ………14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH QUINTILES VIỆT NAM ..................................................................................... 22 2.1 Giới thiệu về công ty ................................................................................................... 22
  5. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 22 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Quintiles Inc. ........................ 22 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Quintiles Việt Nam ... 23 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính ................................................................................... 24 2.1.3 Nguồn nhân lực ..................................................................................................... 24 2.1.4 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây ....................................................... 26 2.1.5 Đặc thù VHDN tại các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam.23 2.2 Thực trạng VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam ....................................... 27 2.2.1 Tổng quan về các cấp độ VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam .......... 30 2.2.1.1 Cấp độ thứ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của Quintiles Việt Nam ............................................................................................................................ 30 2.1.1.2 Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố của Quintiles Việt Nam ................... 32 2.1.1.3 Cấp độ 3: Những khái niệm chung ................................................................. 34 2.2.2 Phân tích thực trạng vầ VHDN của Công ty TNHH Quintiles Việt Nam ............ 35 2.2.3 Đánh giá chung về VHDN Công ty Quintiles Việt Nam ..................................... 49 Chương 3: XÂY DỰNG VHDN TẠI CÔNG TY TNHH QUINTILES VIỆT NAM ...... 53 3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển VHDN của Quintiles Việt Nam........................... 53 3.1.1 Mục tiêu phát triển chung của Công ty................................................................. 53 3.1.2 Mục tiêu phát triển VHDN của Công ty trong thời gian tới ............................ 55 3.2 Đề xuất một số giải pháp xây dựng VHDN Công ty Quintiles Việt Nam .................. 55 3.2.1 Giải pháp xây dựng những quá trình và cấu trúc hữu hình của Công ty .............. 55 3.2.1.1 Về kiến trúc, cơ sở hạ tầng ............................................................................. 55 3.2.1.2 Phát triển thương hiệu Quintiles Việt Nam .................................................... 56 3.2.1.3 Khẩu hiệu ....................................................................................................... 57 3.2.1.4 Trang phục công sở ........................................................................................ 57 3.2.2 Giải pháp về xây dựng những giá trị được tuyên bố ............................................ 58 3.2.3 Giải pháp về xây dựng các quan điểm chung ....................................................... 60 3.3 Kiến nghị ..................................................................................................................... 62 3.2.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước ........................................................................... 62
  6. 3.2.3.2 Kiến nghị đối với Công ty Quintiles toàn cầu ................................................ 63 3.4 Hạn chế của đề tài .................................................................................................... 63 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  7. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN VH: Văn hóa VHDN: Văn hóa doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn CBNV: Cán bộ nhân viên BI: Boehringer Ingelheim SA: Sanofi Aventis
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1: Phân loại lao động tại Quintiles Việt Nam ..................................................... 25 Bảng 2.2: Bố trí nhân sự tại Quintiles Việt Nam ............................................................ 25 Bảng 2.3: Phân bổ độ tuổi tại Quintiles Việt Nam.......................................................... 26 Bảng 2.4: Kết quả đánh giá đối với mức độ quan tâm về VHDN của CBNV Công ty Quintiles với các yếu tố cấp độ 1 .................................................................................... 36 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện văn hóa cấp độ 1 tại Công ty ............ 39 Bảng 2.6: Kết quả đánh giá tính tương đồng về mức độ nhận thức cấp độ 1 của VHDN giữa nhân viên và quản lý ................................................................................... 41 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá đối với mức độ quan tâm của CBNV về cấp độ văn hóa 2 tại Quintiles .................................................................................................................. 42 Bảng 2.8: Mức độ thực hiện của nhân viên đối với các yếu tố cấp độ 2 ........................ 44 Bảng 2.9: Kết quả mức độ quan tâm của nhân viên đối với các yếu tố cấp độ 3 ........... 45 Bảng 2.10: Mức độ thực hiện của nhân viên đối với các yếu tố cấp độ 3 ...................... 47 Bảng 2.11: Kết quả đánh giá tính tương đồng về mức độ nhận thức cấp độ 3 của VHDN giữa nhân viên và quản lý ................................................................................... 49
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN Hình 2.1: Kết quả hoạt động của công ty trong các năm 2010-2013 ........................... 26 Hình 2.2: Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của CBNV đối với yếu tố “Môi trường làm việc hữu hình” ....................................................................................................... 37 Hình 2.3: Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của CBNV đối với yếu tố “Các nghi thức, hoạt động thường xuyên” .................................................................................... 38 Hình 2.4: Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của CBNV đối với yếu tố “Các biểu tượng, logo, thẻ nhân viên” .......................................................................................... 38 Hình 2.5: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của nhân viên đối với cấp độ 1 của VHDN .......................................................................................................................... 40 Hình 2.6: Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của CBNV đối với các yếu tố cấp độ 2..43 Hình 2.7: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của nhân viên đối với cấp độ 2 của VHDN .......................................................................................................................... 45 Hình 2.8: Kết quả mức độ quan tâm của nhân viên đối với các yếu tố cấp độ 3 ......... 46 Hình 2.9: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của nhân viên đối với cấp độ 3 của VHDN .......................................................................................................................... 48
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện nay, con người đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành công không chỉ đảm bảo những yêu cầu về mặt chuyên môn, kỹ thuật mà còn phải biết cách tận dụng và phát huy nguồn nhân lực con người, khuyến khích, động viên nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần gắn kết các nhân tố con người trong một tổ chức. Doanh nghiệp cũng là một tổ chức, hoạt động với sự thống nhất cao độ của các nhân viên trong tổ chức. Bên cạnh những yếu tố cơ bản về vốn, khoa học công nghệ, chuyên môn kỹ thuật…, để có được sự thành công, doanh nghiệp còn cần tận dụng sức mạnh vô hình của mình, đó là văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, biểu hiện và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính sức mạnh vô hình này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tạo dựng nên bản sắc văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hiện nay, vấn đề văn hóa doanh nghiệp ở các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung còn chưa được quan tâm một cách đúng mức và có những hạn chế nhất định. Nền văn hóa được xây dựng một cách rời rạc, chưa chuyên nghiệp và chưa có tính hệ thống. Đặc biệt là ở những Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chịu sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa quản trị khác nhau giữa nước đầu tư và nước sở tại, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp mình. Để khắc phục được những nhược điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng, xây dựng được thương hiệu mạnh với giá trị cốt lõi của chính mình. Công ty TNHH Quintiles Việt Nam là một Công ty con mới được thành lập từ Công ty mẹ tại Hoa Kỳ, với 100% vốn đầu tư nước ngoài, còn non trẻ trong
  11. 2 những chính sách về nhân sự cũng như quản lý con người. Trong hai năm gần đây, môi trường làm việc tại Quintiles có nhiều xáo động, nhân sự bất ổn định, nhân viên trong công ty đang bị lung lay trước những cơ hội bên ngoài. Bên cạnh đó, ban quản lý công ty đang có nhu cầutìm hiểu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh cho công ty, nhằm thu hút và giữ chân nhân tài, tạo sức mạnh cạnh tranh cho công ty.Chính vì vậy, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Viêt Nam” được thực hiện nhằm tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp tạiCông ty, từ đó đưa ra những phân tích và kiến nghị những giải pháp xây dựngvăn hóa doanh nghiệp của Công ty, góp phần xây dựng bản sắc riêng cho VHDN. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của đề tài là xây dựng VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam, cụ thể: - Nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu, hệ thống hóa nhằm làm rõ các khái niệm và nội dung có liên quan đến VHDN. - Liên hệ, phân tích, đánh giá thực trạng VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp xây dựng VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là VHDN và các yếu tố cấu thành VHDN của công ty TNHH Quintiles Việt Nam, từ đó đưa ranhững giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về VHDN của Công ty TNHH Quintiles Việt Nam tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2013. Do quy mô công ty nhỏ, đối tượng khảo sát bao gồm tất cả Cán bộ, công nhân viên của Quintiles.
  12. 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn dữ liệu sử dụng: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện với toàn bộ nhân viên công ty. 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát thực tiễn: điều tra, khảo sát, phỏng vấn nhân viên của Quintiles nhằm đánh giá thực trạng và thu thập thông tin, phục vụ cho việc xây dựng VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn, thảo luận, tổng hợp các ý kiến của Ban lãnh đạo cùng với các Trưởng bộ phận của công ty để đề xuất một số giải pháp xây dựng VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam. Phương pháp tổng hợp: nhận định môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty Quintiles Việt Nam, từ đó xác định điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội cũng như nguy cơ làm căn cứ để định hướng phát triển VHDN tại Quintiles Việt Nam. Phương pháp suy luận logic: phân tích kết quả và các thông tin được tổng hợp, đánh giá để tìm ra giải pháp phù hợp. 5. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua nghiên cứu lý thuyết về VHDN và áp dụng vào thực trạngCông ty TNHH Quintiles Việt Nam, đề tài mong muốn tìm hiểu được các cấp độ VHDN hiện có tại công ty Đề tài đưa ra những kiến nghị giải pháp cho Ban lãnh đạo, giúp Ban lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về VHDN hiện có tạicông tyvà có những chiến lược phát triển VHDN, con người phù hợp, góp phần vào sự phát triển của công ty Đối với các cán bộ nhân viên, đề tài giúp nhân viên có thể nhận thức được VHDN hiện có của Công ty và có ý thức góp phần hoàn thiện VHDN tại công ty 6. Kết cấu luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về VHDN
  13. 4 Chương 2: Thực tiễn VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam. Chương 3: Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện VHDN tại Công ty TNHH Quintiles Việt Nam. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
  14. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về Văn hóa 1.1.1 Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm trừu tượng và có lịch sử từ lâu đời. Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Ngay từ năm 1952Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohnđã trích lục được khoảng 160 định nghĩa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Có thể định nghĩa về văn hóa theo các nhóm như sau: Theo nghĩa gốc của từ Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từLatin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; và cầu cúng Theo ngôn ngữ phương Đông, trong tiếng Hán cổ từ văn hóa bao gồm ý nghĩa “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, vẻ đẹp của tri thức đạt được thông qua sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Chữ “hóa” có nghĩa là đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn đời sống. Như vậy trong cả phương Đông và phương Tây, văn hóa đều có nguồn gốc chung là sự giữ gìn, chăm sóc, vun trồng nhân cách con người, hướng đến làm cho con người và cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Theo phạm vi nghiên cứu Theo nghĩa rộng, văn hóa nói chung là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong lịch sử,là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.
  15. 6 Theo Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968): Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau Theo E.B. Tylor: trong đoạn văn mở đầu cuốn sách Văn Hóa Sơ Khai (1871), đã đưa ra định nghĩa như sau: Văn hóa là tổng thể phức tạp bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, luân lí, luật pháp, tập tục và những khả năng cùng thói quen khác mà người ta tiếp nhận được trong xã hội mà mình là thành viên. Định nghĩa của Tylor nghiêng về tính ổn định và liên tục của văn hóa. Theo đó, văn hóa là những gì con người trải nghiệm và đạt được trong cuộc sống thông qua những hành động ngoại tại của mình trong môi trường lịch sử xã hội. Mối tương quan giữa con người và văn hóa theo một chiều, nghĩa là, từ con người tới văn hóa. Nói cách khác, con người là chủ thể tiếp nhận văn hóa, còn văn hóa được nhìn nhận như đối tượng được con người hấp thu. Theo nghĩa này, văn hóa hoàn toàn phụ thuộc vào con người và được lưu truyền từ người này tới người khác, từ xã hội này tới xã hội kia, và từ thế hệ này tới thế hệ kế tiếp. Cách hiểu của Tylor về văn hóa là chưa đầy đủ, bởi lẽ không nêu bật được sự thật rằng con người cũng là đối tượng của văn hóa, con người lệ thuộc văn hóa cùng những biến đổi không ngừng của nó. Văn hóa ‘bao phủ’ và ‘hướng dẫn’ con người theo những đặc tính của nó. UNESCOđã đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn: “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…” Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người. trong phạm vi này, văn hóa khoa học (toán học, hóa học…) và văn hóa nghệ thuật (văn học, điện ảnh…)được coi là hai phân hệ chính của văn hóa
  16. 7 Cũng theo UNESSCO “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng” … Thông thường hiện nay khi nhắc đến và nghiên cứu về văn hóa, người ta thường hiểu văn hóa theo nghĩa rộng nhiều hơn. Theo hình thức biểu hiện Văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,... tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó. Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,... nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người như những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị.... Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng. Sự phân loại trên mang ý nghĩa tương đối vì trong cùng một sản phẩm văn hóa thường có sự hiện diện đồng thời của cả hai yếu tố, vật thể và phi vật thể Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa và được tái tạo, phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.Văn hóa chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác trong xã hội.
  17. 8 1.1.2 Những đặc trưng của văn hóa Văn hoá mang tính cộng đồng: văn hoá không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hoá như là một qui ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lề lối, những tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần ép buộc. Một người nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lý những việc làm của anh ta không có gì là phi pháp. Văn hoá mang tính tập quán: văn hoá qui định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong xã hội cụ thể. Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định về nét độc đáo của một nền văn hoá này so với nền văn hoá khác, như tập quán “mời trầu” của người Việt Nam, tập quán các thiếu nữ Nga mời khách bành mì và muối. Song cũng có những tập quán không đễ gì cảm thông ngay như tập quán “cà răng căng tai” ở một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Văn hoá mang tính dân tộc: văn hoá tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được. Vì thế mà một câu chuyện cười có thể làm cho người dân các nước Phương Tây cười chày nước mắt mà người dân Châu Á chẳng thấy có gì hài hước ở đó cả. Vì vậy cùng một thông điệp mà ở những nước khác nhau có thể mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Văn hóa mang tính chủ quan: con người ở các nền văn hóa khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Một cử chỉ thọc tay vào túi quần và ngồi ghếch chân lên bàn để giảng bài của một thầy giáo có thể được coi là rất bình thường ở nước Mỹ, trái lại là không thể chấp nhận được ở nhiều nước Châu Á. Văn hóa mang tính khách quan: văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội, được chia sẽ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuốc vào ý muốn chủ quan của mỗi người. Văn hóa tồn tại khách quan kể cả với các thành viên trong cộng đồng.
  18. 9 Văn hóa mang tính kế thừa: văn hóa là sự tích trụ hàng trăm năm, hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh, mỗi thế hệ điều cộng thêm những nét đặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Ở mỗi thế hệ thời gian qua đi. những cái cũ có thể bị loại trừ và tạo nên văn hóa quảng đại. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóa dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn. Văn hóa có thể học hỏi được: văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này sang đời khác, mà nó còn phải do học hỏi mới có. Đa số những kiến thức (một biểu hiện của văn hóa) mà một người có được là do học mà có hơn là bẩm sinh đã có. Do vậy, con người ngoài vốn văn hóa có được từ nơi sinh ra và lớn lên, có thể còn học được từ những nơi khác, những nền văn hóa khác. Văn hóa luôn phát triển: một nền văn hóa không bao giờ tỉnh lại và bất biến. Ngược lại văn hóa luôn luôn thay đổi và rất năng động. Nó luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa với nền văn hóa khác, nó có thể tiếp thu những giá trị tiến bộ, hoặc tích cực của các nền văn hóa khác. Ngược lại nó cũng có tác động ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. 1.2 Văn hóa doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp. Gareth Morgan đã mô tả văn hóa doanh nghiệp như: “Các thiết lập của niềm tin, giá trị, và các định mức, cùng với các biểu tượng như các sự kiện và các cá nhân, đại diện cho nhân vật duy nhất của một doanh nghiệp, và cung cấp bối cảnh cho hành động ở trong đó”. Định nghĩa của Morgan thiên về mô tả những điểm chung nhất của văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên chưa thể hiện được tính kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa doanh nghiệp qua thời gian.
  19. 10 Schein định nghĩa của văn hóa doanh nghiệp là: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề môi trường xung quanh”. Schein cũng đã nói “Văn hóa doanh nghiệp gắn với văn hóa xã hội, là một bước tiến lớn của văn hóa xã hội, là tầng sâu của văn hóa xã hội. Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại ngày nay”. Cách định nghĩa Văn hóa Doanh nghiệp của Schein bao quát và rõ ràng hơn định nghĩa của Morgan, bên cạnh sự kế thừa và phát huy các giá trị, còn cho thấy tính thích ứng của văn hóa doanh nghiệp với thời đại, để tạo dựng nên văn hóa doanh nghiệp của riêng mình. Bên cạnh đó, cũng có những cách định nghĩa VHDN đơn giản hơn như sau: Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.) Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.) Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.) Những định nghĩa đơn lẻ này thể hiện những đặc trưng khác nhau của văn hóa doanh nghiệp Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên có thể rút ra được những điểm chung nhất cho định nghĩa văn hóa doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp là hệ thống những kinh nghiệm tập thể, thói quen, niềm tin, các giá trị, mục tiêu, của doanh nghiệp, có tính chất lưu truyền, giúp phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực, tạo nên giá trị cốt lõi riêng cho doanh nghiệp. 1.2.2 Nghiên cứu các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp theo Edgar Schein
  20. 11 Có nhiều mô hình tiếp cận VHDN như mô hình của Edgar Schein, Mô hình của Geert Hofstede, Mô hình của Trompenaar. Tuy nhiên mô hình của Edgar Schein được sử dụng trong luận văn do tính phổ biến và phù hợp hơn cả. Tiến sĩ Tâm lý học người Mỹ, Edgar H. Schein, đã đưa ra cách phân chia văn hóaDoanh nghiệp thành các lớp khác nhau, sắp xếp theo thứ tự phức tạp và sâu sắc khicảm nhận các giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Có thể nói đây là cách tiếp cận hếtsức độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của văn hóa thông qua các bộ phận cấuthành của nó.  Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Những cấu trúc này có thể nhìn thấy, nghe và cảm nhận khi tiếp xúc. Nó dễ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của DN, theo quan điểm người lãnh đạo… Những giá trị văn hóa hữu hình là những cái thể hiện được ra bên ngoài rõ ràng, dễ nhận biết nhất của VHDN. Các thực thể hữu hình mô tả một cách tổng quan nhất môi trường vật chất và các hoạt động xã hội trong một doanh nghiệp. Bao gồm các hình thức cơ bản sau: Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp Được coi là bộ mặt của DN, kiến trúc và diện mạo luôn được các DN quan tâm, xây dựng. Kiến trúc, diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác… về sức mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ DN nào. Diện mạo thể hiện ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của DN. Kiến trúc thể hiện ở sự thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủ đạo,…Tất cả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho DN. Thực tế cho thấy, cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình làm việc của người lao động. Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa Đây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ nghi theo từ điển tiếng Việt là toàn thể những cách làm thông thường theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2