intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố; Là cơ sở khoa học để nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ VÕ PHƢƠNG DIỄM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ VÕ PHƢƠNG DIỄM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Quốc Tuấn TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” này là bài nghiên cứu của chính tôi. Các thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực và không có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 Học viên VÕ PHƢƠNG DIỄM
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TÓM TẮT .................................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................... 2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 4 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................................... 5 1.5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 5 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................................... 6 1.8. Bố cục của nghiên cứu ................................................................................................... 7 CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................................................. 8 2.1. Lý luận về lợi nhuận và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của NHTM .............................................................................................................................................. 8 2.1.1. Lợi nhuận của Ngân hàng thƣơng mại .........................................................8 2.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 8 2.1.1.2. Thu nhập của NHTM .............................................................................................. 9 2.2.1.3. Chi phí của Ngân hàng thƣơng mại ................................................................... 10 2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của NHTM ..............................11 2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng thƣơng mại .13 2.2.3.1. Nhóm yếu tố khách quan ...................................................................................... 13
  5. 2.2.3.2. Nhóm yếu tố chủ quan .......................................................................................... 15 2.2. Lƣợc khảo các nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng....................... 17 2.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................................17 2.2.1.1. Bashir, (2000). Assessing the Performance of Islamic Banks: Some Evidence from the Middle East .................................................................................17 2.2.1.2. Ong Tze San và Teh Boon Heng, (2013). Factors affecting the profitability of Malaysian commercial banks. African Journal of Business Management, 7(8), 649-660 ......................................................................................17 2.2.1.3. Munther Al Nimer & các cộng sự, (2013). The impact of liquidity on Jordanian banks profitability through return on assets. Interdisciplinary journal of contemporary research in business, vol 5, no 7 ........................................................18 2.2.1.4. Ayman Mansour Alkhazaleh & Mahmoud Almsafir, (2014). Bank Specific Determinants of Profitability in Jordan. Journal of Advanced Social Research Vol.4 No.10, October 2014, 01-20 ............................................................18 2.2.1.5. Usman Dawood, (2014). Factors impacting profitability of commercial banks in Pakistan for the period of (2009-2012). International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 4, Issue 3, March 2014 1 ISSN 2250-3153 .....18 2.2.2. Nghiên cứu trong nƣớc của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang, (2013). Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, 85, 11-15 ............................................... 19 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................19 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............21 3.1. Thực trạng về khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015. ..............................................................................................21 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam .....................21 3.1.2. Thực trạng về khả năng sinh lời của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 ................................................................................................23 3.1.2.1. Môi trƣờng hoạt động............................................................................................ 23 3.1.2.2. Thực trạng khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam ............................. 25 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................37 3.2.1. Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................37
  6. 3.2.2. Khung tiếp cận nghiên cứu .........................................................................38 3.2.3 Các giả thuyết của đề tài ..............................................................................39 3.2.3.1. Quy mô ngân hàng (SIZE) ................................................................................... 39 3.2.3.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) ................................................................................ 40 3.2.3.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) ............................................................... 40 3.2.3.4. Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) ............................................................................. 40 3.2.3.5. Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) ....................................................................................... 41 3.2.3.6. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay (LOAN) .............................................................................. 42 3.2.3.7. Về mức độ phát triển của ngân hàng (ASSGDP) .......................................... 42 3.2.4. Lƣợng hóa các biến .....................................................................................42 3.2.4.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................................ 42 3.2.4.2. Biến độc lập ............................................................................................................. 43 3.2.5. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................46 3.2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................47 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................48 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................49 4.1. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................49 4.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ............................................................49 4.1.2. Kiểm định sự tƣơng quan và đa cộng tuyến ...............................................50 4.1.2.1. Ma trận tự tƣơng quan ........................................................................................... 50 4.1.2.2. Kiểm định không có sự tự tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình (không bị hiện tƣợng đa cộng tuyến) ........................................................................... 51 4.1.3 Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi (không bị hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi) ...............................................................................................................51 4.1.4. Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tƣơng quan với nhau (không bị hiện tƣợng tự tƣơng quan) ........................................................................52 4.1.5. Phân tích kết quả hồi quy............................................................................52 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................57
  7. 4.2.1. Về quy mô ngân hàng (SIZE) ................................................................................. 57 4.2.2. Về tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) .............................................................................. 58 4.2.3. Về tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) ............................................................. 58 4.2.4. Về tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR)............................................................................ 59 4.2.5. Về tỷ lệ thanh khoản (LIQ) ..................................................................................... 59 4.2.6. Về tỷ lệ dƣ nợ cho vay (LOAN) ............................................................................ 59 4.2.7. Về mức độ phát triển của ngân hàng (ASSGDP) .............................................. 60 Kết luận chƣơng 4 .................................................................................................61 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................62 5.1. Kết luận ..........................................................................................................62 5.2. Các khuyến nghị chính sách ..........................................................................63 5.2.1. Đối với các Ngân hàng thƣơng mại: ..................................................................... 63 5.2.1.1. Nâng cao năng lực tài chính ................................................................................ 64 5.2.1.2. Đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ....... 65 5.2.1.3. Tiết giảm các chi phí hoạt động ......................................................................... 66 5.2.1.4. Quản lý chất lƣợng thanh khoản ........................................................................ 66 5.2.1.5. Nâng cao năng lực quản trị điều hành .............................................................. 67 5.2.2. Các nhà hoạch định chính sách .............................................................................. 68 5.2.2.1. Các khuyến nghị về chính sách hỗ trợ cho các NHTM Việt Nam ........... 68 5.2.2.2. Các khuyến nghị chi tiết ....................................................................................... 69 5.3. Giới hạn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo........................................................70 Kết luận chƣơng 5 .................................................................................................71 KẾT LUẬN...........................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT ASSGDP : Mức độ phát triển của ngân hàng BCTC : Báo cáo tài chính BCTN : Báo cáo thƣờng niên CAP : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAR : Capital Adequacy Ratio - Hệ số an toàn vốn tối thiểu CPI : Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng CIR : Tỷ lệ chi phí hoạt động DPRR : Dự phòng rủi ro EA : Equity to asset ratio - Mức độ an toàn vốn FEM : Fixed effect model – Phƣơng pháp hồi quy OLS với hiệu ứng cố định : Feasible Generalized Least Squares – Bình phƣơng bé nhất tổng quát FGLS khả thi GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa IMF : International Monetary Fund – Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế LIQ : Liquidity Management – Tỷ lệ thanh khoản LLR : Loan loss reserve to gross loans – Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LOAN : Tỷ lệ dƣ nợ cho vay M&A : Mergers and Acquisitions - Mua bán và sáp nhập NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NIM : Net Interest Margin - Thu nhập lãi cận biên OLS : Ordinary Least Squares : Random effect model – Phƣơng pháp hồi quy OLS với hiệu ứng ngẫu REM nhiên ROA : Return on Asset - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROE : Return on Equity – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
  9. SIZE : Quy mô ngân hàng TCNH : Tài chính ngân hàng : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các VAMC Tổ chức tín dụng Việt Nam VCSH : Vốn chủ sở hữu WTO : World Trade Organization - Tổ chức thƣơng mại thế giới
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 3.1 Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam (đến 31/12/2015) ......................22 Bảng 3.2: Doanh thu và tốc độ tăng trƣởng doanh thu toàn ngành (đơn vị: tỷ đồng) ...................................................................................................................................24 Bảng 3. 3: Các NHTM Việt Nam có quy mô vốn lớn ..............................................27 Bảng 3. 4: Bảng mô tả các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu .............................45 Hình 3.1: Khung tiếp cận nghiên cứu ......................................................................38 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...................................................49 Bảng 4.2: Kết quả ma trận tự tƣơng quan .................................................................50 Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................51 Bảng 4. 4: Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi ............................................52 Bảng 4. 5: Kiểm định tự tƣơng quan của sai số ........................................................52 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết hồi quy 3 mô hình POOLED OLS, FEM và REM...................................................................................................53 Bảng 4. 7: Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp FGLS ...............................................55 Bảng 4. 8: Tóm tắt kết quả nghiên cứu .....................................................................57
  11. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Tốc độ tăng GDP trong nƣớc 6 tháng đầu năm (2013-2015) .................23 Đồ thị 3.2: Diễn biến lạm phát CPI, 2010-2014 .......................................................24 Đồ thị 3.3: Tăng trƣởng doanh thu ngành và tăng trƣởng GDP ...............................24 Đồ thị 3.4: Tín dụng/GDP và tốc độ tăng trƣởng tín dụng ngành ............................25 Đồ thị 3.5: Quy mô tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 .........26 Đồ thị 3.6: Quy mô VCSH của các NHTM Việt Nam .............................................26 Đồ thị 3. 7: VCSH trên tổng nguồn vốn của các NHTMViệt Nam từ 2008 - 2015 .27 Đồ thị 3.8: Tổng dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam từ 2008 – 2015 ........................................................................................................................28 Đồ thị 3.9: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng từ năm 2012 - 2015 ...............................................................................................................29 Đồ thị 3.10: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên dƣ nợ tín dụng của các NHTM Việt Nam từ 2008 – 2015 ..................................................................................................29 Đồ thị 3.11: Tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động của các NHTM Việt Nam từ 2008 – 2015...........................................................................................................30 Đồ thị 3.12: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam từ 2008 – 2015 ..................................................................................................31 Đồ thị 3.13: Tỷ lệ (Tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản ngân hàng)/tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế của các NHTM Việt Nam từ 2008 – 2015 ....................................................32 Đồ thị 3.14: Kết quả hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam từ 2008 – 2015 ...................................................................................................................................32 Đồ thị 3.15: ROA của 22 NHTM Việt Nam từ 2013 – 2015 ....................................33 Đồ thị 3.16: ROE của 22 NHTM Việt Nam từ 2013 – 2015 ....................................34
  12. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Danh sách các NHTM Việt Nam đƣợc lựa chọn nghiên cứu Phụ lục 4.2: Nhân tử phóng đại phƣơng sai VIF của mô hình Phụ lục 4.3: Phƣơng sai thay đổi của nhiễu Phụ lục 4.4: Tự tƣơng quan của nhiễu Phụ lục 4.5: Kết quả hồi quy theo Polled Regression Phụ lục 4.6: Kết quả hồi quy theo Fixed effects model Phụ lục 4.7: Kết quả hồi quy theo Random effects model Phụ lục 4.8: Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp FGLS Phụ lục 4.9: Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại
  13. 1 TÓM TẮT Luận văn đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính của 22 ngân hàng trên mẫu dữ liệu bảng trong giai đoạn 2008 – 2015. Các biến đại diện cho khả năng sinh lợi là ROA (tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu); còn các biến phụ thuộc bao gồm các biến là quy mô ngân hàng (Logarit tổng tài sản), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn), Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Dự phòng rủi ro tín dụng/Dƣ nợ tín dụng), Tỷ lệ chi phí hoạt động (Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động), Tỷ lệ thanh khoản (Tài sản có tính thanh khoản/Tổng tài sản), Tỷ lệ dƣ nợ cho vay (Dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản), Mức độ phát triển của ngân hàng (Tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản ngân hàng)/Tỷ lệ thăng trƣởng kinh tế. Biến mức độ phát triển của ngân hàng phản ánh mức độ phát triển (về mảng huy động tiền gửi) của ngân hàng khi có điều chỉnh bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, do đó khá phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên việc kết hợp cả bằng phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động có tác động ngƣợc chiều và mạnh nhất đến ROA (tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu), tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động ngƣợc chiều đến ROE nhƣng có tác động cùng chiều đến ROA, tỷ lệ dƣ nợ cho vay tác động cùng chiều đến ROA và ROE, tỷ lệ thanh khoản và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến ROE nhƣng không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng với tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản và mức độ phát triển của ngân hàng có tác động ngƣợc chiều và nhỏ nhất đến ROA, ROE.
  14. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hệ thống ngân hàng (NH) Việt Nam đóng vai trò là trung gian thanh toán cho các chủ thể kinh tế và là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào mức tăng trƣởng GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa) hàng năm và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Không những vậy, hệ thống NH còn có sự gia tăng đáng kể về cả quy mô tài sản, mạng lƣới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng nhƣ hệ thống công nghệ NH. Song bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì vẫn có nhiều mặt còn tồn tại trong hệ thống NH do tác động từ nhiều yếu tố nội tại và bên ngoài nhƣ: nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống chƣa thực sự ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chƣa thực sự vững chắc, sức cạnh tranh chƣa cao, năng lực quản trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch. Hơn nữa, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization - WTO), Việt Nam đã đón nhận nhiều cơ hội và thách thức cho mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực NH – một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Việc mở cửa thị trƣờng tài chính, làm các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề cạnh tranh không chỉ giữa các NH trong nƣớc với nhau mà còn có cả các trung gian tài chính phi NH và NH nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động hiệu quả và có kinh nghiệm quốc tế dày dặn Tuy nhiên, sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành NH nhƣ thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi và năng lực tài chính của chính các NH trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt này. Các NH không có khả năng cạnh tranh sẽ đƣợc thay thế bằng các NH có hiệu quả hơn. Do vậy, vấn đề cấp thiết mà tất cả các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt là làm cách nào để tiếp tục tồn tại, phát triển bền vững, gia tăng khả năng sinh lợi trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
  15. 3 Thực tế còn cho thấy sau hơn 8 năm gia nhập WTO (Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11/01/2007), hệ thống NH Việt Nam cũng đã có những biến động thăng trầm. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cụ thể chính là cuộc chạy đua lãi suất, làm cho lãi suất huy động có lúc lên đến 21%. Đầu năm 2011, sự biến động tăng lãi suất giữa các NH càng trở nên gay gắt và chứa đựng nhiều nguy cơ – rủi ro. Các NH đã xé rào trong việc huy động vốn, lãi suất huy động đƣợc thỏa thuận giữa ngƣời gửi và các NH, tùy theo mức gửi và thời gian gửi sẽ có mức lãi suất tƣơng ứng, với mức lãi suất cao nhất lên đến 22%/năm. Sau đó các NH cho vay với lãi suất cao ngất ngƣỡng 25%/năm. Cuối năm 2012, đầu 2013 thì nợ xấu gia tăng đột biến, tính thanh khoản của các NH rất thấp, có nguy cơ đỗ vỡ rất cao. Trƣớc tình hình đó, Chính phủ ra quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Xuất phát từ tầm quan trọng này cho thấy, việc đánh giá và nâng cao khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay rất là quan trọng, vì từ đó giúp các nhà quản lý thực hiện đƣợc việc cơ cấu lại hệ thống NH một cách có cơ sở, định hƣớng việc sáp nhập, hợp nhất cũng có căn cứ khoa học. Thêm vào đó, với vai trò là tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế, NH mang đặc thù là tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hƣởng lớn. Thị trƣờng và công chúng do vậy mà phản ứng rất nhạy cảm đối với bất kỳ khó khăn tiềm tàng nào phát sinh từ các yếu kém trong hoạt động của hệ thống NH. Do đó, để có thể đƣa ra các quyết định phù hợp về chính sách và điều hành hệ thống NHTM tại Việt Nam trong thời gian tới thì việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015 là cần thiết. Chính vì lẽ đó, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, luận văn hƣớng đến nghiên cứu đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam.
  16. 4 - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá thực trạng khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam; + Xác định và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam; + Đƣa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Các bƣớc thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nhƣ vừa đề cập là nội dung quan trọng và sẽ xuyên suốt, thống nhất trong toàn bộ luận văn. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Hệ thống NH luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực kinh tế và góp phần tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia, nó đƣợc ví nhƣ là một trái tim trong cơ cấu nền kinh tế và nguồn vốn đƣợc nó cung cấp đến các chủ thể nhƣ là máu vậy. Khi máu đƣợc lƣu thông thì cơ thể sẽ khỏe mạnh và hoạt động tốt, do đó nếu không có nguồn tài chính cung cấp cho các khu vực khác nhau trong nền kinh tế thì nền kinh tế sẽ không thể phát triển và mở rộng. Nhƣ vậy, để đảm bảo cho vai trò này thì hệ thống NH cần gia tăng khả năng sinh lợi trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Trên luận điểm này, luận văn tự đặt ra nghi vấn và muốn làm rõ rằng nếu thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của NHTM Việt Nam thì nó sẽ diễn biến ra sao? theo chiều hƣớng nào? Do đó, sau khi đã xác định đƣợc vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ những mục tiêu đặt ra thì câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhằm định hình ý tƣởng khoa học (đặt giả thuyết nghiên cứu). Cụ thể, luận văn sẽ hƣớng đến các câu hỏi nghiên cứu sau: + Thực trạng về hoạt động của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến ra sao? Những mặt đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại là gì? + Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam? Và mức độ ảnh hƣởng này xảy ra theo chiều hƣớng nào?
  17. 5 + Các giải pháp giúp khả năng sinh lợi nào là phù hợp cho các NHTM Việt Nam? Và liệu các giải pháp đó có khả thi với thực tế hiện nay tại Việt Nam hay không? 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu khả năng sinh lợi của 22 NHTM Việt Nam với việc phân tích tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn thực hiện khảo sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của 22 NHTM Việt Nam (Xem Phụ lục 1.1) trong thời gian từ 2008 đến 2015. Luận văn chọn giai đoạn này vì đây có thể đƣợc xem là thời kỳ có nhiều biến động trong hệ thống tài chính trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc sau khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007. Ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính là vô cùng to lớn và vẫn còn kéo dài đến tận nay. Cuộc khủng hoảng dẫn tới đổ vỡ hàng loạt hệ thống NH, suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở nhiều nƣớc trên thế giới. Còn tại Việt Nam, hoạt động của các NHTM cũng trải qua thăng trầm cùng cuộc khủng hoảng với những diễn biến theo chiều hƣớng tiêu cực khi phải đối mặt với những vấn đề nhƣ: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, nợ xấu tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tiến trình tái cơ cấu NH. Đứng trƣớc những khó khăn nhƣ vậy, để đƣa ra các quyết định phù hợp về chính sách và điều hành hệ thống NHTM tại Việt Nam ngày càng tốt hơn thì việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015 là phù hợp. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên việc kết hợp cả bằng phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận văn đã sử dụng các số liệu thống kê qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dụng cần tập trung nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã sử dụng phƣơng pháp suy diễn để
  18. 6 lập luận và giải thích đặc điểm của từng chi tiết trong quá trình phân tích số liệu nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chính là phƣơng pháp phân tích định lƣợng. Cụ thể là phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel regression) để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam với mô hinh Pooled regression, mô hình Fix effects (FEM), mô hình Random effects (REM), phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất tổng quát khả thi (General Least Square – GLS). 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa về lý luận: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố; Là cơ sở khoa học để nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam. - Ý nghĩa về nghiên cứu: Luận văn sẽ cung cấp thêm sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu rất hữu ích hƣớng đến các đối tƣợng nhƣ: các nhà hoạch định chính sách, các NH và các nhà đầu tƣ. + Đối với các NHTM: Nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để các nhà quản trị và điều hành NH xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của NH và mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố. Từ đó, có thể đƣa ra những quyết định hợp lý để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, năng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng uy tín. + Đối với các nhà đầu tƣ: Từ những kết quả phân tích về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi sẽ giúp các nhà đầu tƣ có một cái nhìn khái quát về hoạt động của NH. Trên cơ sở đó có thể đánh giá và dự báo hiệu quả hoạt động, điều này giúp các nhà đầu tƣ có những quyết định sáng suốt trong những quyết định đầu tƣ của họ.
  19. 7 + Đối với các nhà hoạch định chính sách: Nghiên cứu là cơ sở khoa học để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) xác định các yếu tố vĩ mô tác động đến khả năng sinh lợi của NHTM. Trên cơ sở này, có thể đƣa ra những chính sách vĩ mô kịp thời và hợp lý nhằm xây dựng hệ thống NH vững chắc và hiệu quả. 1.8. Bố cục của nghiên cứu Luận văn nghiên cứu bao gồm năm chƣơng và đƣợc bố cục nhƣ sau: Chƣơng 1: Gới thiệu tổng quan nghiên cứu Chƣơng 2: Lý luận về khả năng sinh lợi của NHTM Chƣơng 3: Thực trạng về khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý chính sách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1