intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình cách đồng lớn trên địa bàn huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

55
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài lầ phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình cách đồng lớn trên địa bàn huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang. Qua đó, giúp nông hộ thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình mà áp dụng sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình cách đồng lớn trên địa bàn huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- TÔ MINH LUÂN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT - TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- TÔ MINH LUÂN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT - TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐINH PHI HỔ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập đảm bảo tính khách quan, các nguồn trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2017 Học viên thực hiện Tô Minh Luân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ TÓM TẮT Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 4 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 4 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 4 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................... 4 1.5.1. Không gian ........................................................................................... 4 1.5.2. Thời gian .............................................................................................. 5 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 5 1.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính. ..................................................... 5 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng................................................... 5 1.7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN ................................................................ 6 1.8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................... 6 Chương 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN .................................................................................................... 8 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁCH ĐỒNG LỚN. ............................................... 8 2.1.1. Khái niệm cách đồng lớn. .................................................................... 8 2.1.2. Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân ............................. 9
  5. 2.1.3. Khái niệm hiệu quả sản xuất .............................................................. 10 2.1.4. Khái niệm hiệu quả kinh tế ................................................................ 10 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................. 13 2.3. Mục tiêu của mô hình cách đồng lớn.................................................... 14 2.4. Tiêu chí xây dựng Cánh đồng lớn ......................................................... 14 2.5. Yêu cầu mô hình Cánh đồng lớn. ......................................................... 15 2.6. Điều kiện để phát triển cánh đồng lớn. ................................................. 16 2.7. Vai trò của doanh nghiệp trong cánh đồng lớn. ................................... 17 2.8. Chính sách hỗ trợ của nhà nước khi tham gia mô hình cánh đồng lớn. 18 2.9. Một số thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện mô hình cánh đồng lớn. ............................................................................................................... 20 2.9.1. Những thuận lợi khi thực hiện mô hình cánh đồng lớn. .................... 20 2.9.2. Những khó khăn khi triển khai cánh đồng lớn. ................................. 21 2.10. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ............................. 22 2.10.1. Các mô hình ngoài nước .................................................................. 22 2.10.2. Các mô hình trong nước .................................................................. 23 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 26 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 26 3.2. Phương pháp thu thập số liệu và cở mẫu nghiên cứu ........................... 27 3.2.1. Số liệu sơ cấp ..................................................................................... 27 3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp ..................................................................... 27 3.2.3. Xác định mẫu nghiên cứu .................................................................. 27 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 28 3.3.1. Thực hiện kiểm định so sánh trong và ngoài cách đồng ................... 28 3.3.2. Thực hiện phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu nguyên nhân chưa tham gia vào mô hình của nông hộ ..................................................... 29 Chương 4: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ............. 30 4.1.1. Đặc điểm, tình hình và điều kiện tự nhiên của huyện Hòn Đất ........ 30 4.1.2 Tình hình sản xuất lúa của huyện Hòn Đất giai đoạn 2012-2016 ...... 33
  6. 4.1.3. Kết quả xây dựng mô hình cách đồng lớn vụ Hè Thu 2017 tại huyện ...................................................................................................................... 34 4.1.4. Sự hình thành cánh đồng lớn tại huyện Hòn Đất. ............................. 34 4.1.5. Phương thức liên kết trong cách đồng lớn ở huyện Hòn Đất. ........... 37 4.1.6. Liên kết dọc. ...................................................................................... 38 4.1.7. Liên kết ngang. .................................................................................. 40 4.1.8. Phương thức sản xuất tự do (sản xuất ngoài cách đồng). .................. 40 4.1.9. Phân tích các lợi ích và rủi ro của nông dân và Các công ty liên kết khi sản xuất. ................................................................................................. 42 4.1.9.1. Về phía người nông dân.................................................................. 42 4.1.9.2. Về phía các công ty cung ứng vật tư đầu vào ................................. 43 4.1.9.3. Đánh giá mối liên kết trong mô hình Cánh đồng lớn ..................... 45 4.1.10. Hiệu quả kinh tế từ cách đồng lớn. .................................................. 46 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 47 4.2.1. Thông tin về nông hộ ......................................................................... 47 4.2.1.1. Về trình độ học vấn của nông hộ. ................................................... 47 4.2.1.2. Về tham gia các lớp tập huấn của nông hộ ..................................... 48 4.2.1.3. Kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ. .............................................. 49 4.2.1.4. Số lao động tham gia trồng lúa ....................................................... 50 4.2.1.5. Về diện tích đất trồng lúa của nông hộ. .......................................... 50 4.2.1.6. Lý do tham gia cánh đồng lớn của nông hộ. .................................. 51 4.3. So sánh hiệu quả canh tác lúa giữa nhóm hộ tham gia cánh đồng lớn và không tham gia cánh đồng lớn vụ Hè Thu 2017 ......................................... 52 4.3.1. Ứng dụng kỹ thuật mới. ..................................................................... 52 4.3.2. Số lượng giống gieo sạ: ..................................................................... 52 4.3.3. Lượng phân hóa học: ......................................................................... 53 4.3.4. Lượng thuốc hóa học ......................................................................... 53 4.3.5. Hiệu quả kinh tế ................................................................................. 54
  7. 4.4. Phân tích nguyên nhân vì sao chưa tham gia vào cánh đồng lớn của nông hộ. ....................................................................................................... 60 4.5. Khó khăn trong ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật ......................... 61 4.6. Thuận lợi, khó khăn của người dân khi tham gia mô hình cánh đồng lớn ...................................................................................................................... 63 4.6.1. Thuận lợi. ........................................................................................... 63 4.6.2. Khó khăn. ........................................................................................... 64 4.7. Mong muốn của hộ nông dân khi tham gia sản xuất. ........................... 65 4.8. Nguyện vọng tham gia cách đồng lớn. ................................................. 66 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 69 5.1. Kết luận ................................................................................................. 69 5.2. Các khuyến nghị, đề xuất...................................................................... 71 5.3. Đóng góp của đề tài. ............................................................................. 73 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp. ...................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CĐL : Cánh đồng lớn CPBVTV : Cổ phần Bảo vệ thực vật ĐBSCL : Đồng bằng song Cửu Long HTX : Hợp tác xã Ha : Hécta GTGT : Gía trị gia tăng QĐ : Quyết định THT : Tổ hợp tác TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân TTg : Thủ tướng Chính phủ
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Tình hình sản xuất lúa của huyện Hòn Đất ...............................................33 Bảng 4.2 Mô hình Cánh đồng lớn thực hiện trong vụ Hè Thu 2017 ........................34 Bảng 4.3 Diện tích tham gia cánh đồng lớn từ năm 2013 đến năm 2016 .................36 Bảng 4.4 Điểm khác biệt giữa phương thức sản xuất trong cách đồng và phương thức sản xuất ngoài cách đồng ..................................................................................41 Bảng 4.5 Kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ.............................................................49 Bảng 4.6 Độ tuổi tham gia sản xuất của nông hộ .....................................................50 Bảng 4.7 Quy mô diện tích đất trồng lúa của nông hộ..............................................51 Bảng 4.8 Các chỉ tiêu ứng dụng kỹ thuật mới...........................................................52 Bảng 4.9 Kiểm định về hiệu quả kinh tế ...................................................................55 Bảng 4.10 Các khoản chi phí sản xuất ......................................................................56 Bảng 4.11 Hiệu quả sử dụng đồng vốn giữa 2 nhóm hộ ...........................................60
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................26 Hình 4.1 Bảng đồ hành chính huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang ..............................30 Hình 4.2 Quốc lộ 80 đi qua thị trấn Hòn Đất ............................................................31 Hình 4.3 Kênh đào Rạch Gía – Hà Tiên, đoạn chảy qua thị trấn Hòn Đất ...............32 Hình 4.4 Mô hình Cánh đồng lớn thuộc ấp Sơn an, xã Nam Thái Sơn, ...................46 Hình 4.5 Biểu đồ học vấn của nông hộ .....................................................................47 Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện tham gia tập huấn của nông hộ .......................................48 Hình 4.7 Biểu đồ Lý do tham gia cánh đồng lớn của nông hộ .................................51 Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện lý do vì sao chưa tham gia vào .......................................60 Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện sự khó khăn trong ứng dụng tiến bộ khoa, kỹ thuật .......62 Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện thuận lợi của nông hộ trong sản xuất ............................63 Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện khó khăn của nông hộ trong sản xuất ...........................64 Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện mong muốn của nông hộ trong sản xuất .......................65 Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện nguyện vọng mong muốn được tham gia cách đồng lớn ...................................................................................................................................66 Hình 4.14 Biểu đồ thể hiện đề xuất của nông hộ trong sản xuất ..............................67
  11. TÓM TẮT LUẬN VĂN Xây dựng mô hình cánh đồng lớn (CĐL) là một chủ trương giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Hòn Đất nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói trung, để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo và các loại cây trồng khác trong những năm tới đây. Luận văn “Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình cách đồng lớn trên địa bàn huyện Hòn Đất- tỉnh Kiên Giang” để nhằm chứng minh các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong cánh đồng như: chi phí sản xuất, năng xuất lúa, giá bán, doanh thu, lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận… điều có hiệu quả hơn các hộ sản xuất lúa ngoài cách đồng, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa tham gia vào cánh đồng lớn của các hộ tham gia sản xuất lúa trên địa bàn huyện Hòn Đất. Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phỏng vấn trực tiếp các nông hộ tham gia sản xuất lúa trong cánh đồng lớn và ngoài cánh đồng lớn trên địa bàn nghiên cứu tác giả đã chọn 180 mẫu để thực hiện đưa vào so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình, dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích các kiểm định thống kê để chứng minh sự khác biệt về hiệu quả giữa hai nhóm nông hộ với sự hộ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Kết quả các khoản chi phí sản xuất gồm: chi phí giống, chí phí phân bón, chi phí thuốc và chi phí khác của nông hộ sản xuất theo mô hình CĐL thấp hơn so với các nông hô tham gia SXTD. Đồng thời từ kết quả nghiên cứu tác giả đã tìm hiểm được 2 nguyên nhân chưa tham gia vào mô hình cánh đồng lớn của nông hộ Từ các kết quả đã chứng minh để nhằm nâng cao được hiệu quả kinh tế và nâng cao số lượng hộ nông dân tham gia vào mô hình cách đồng lớn, tác giả đề xuất một số giải pháp cho Chính quyền các cấp và các doanh nghiệp tham gia mô hình cách đồng lớn trên địa bàn huyện Hòn Đất
  12. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sản xuất nông nghiệp được coi là lĩnh vực có thế mạnh của Việt Nam, đặt biệt là sản xuất lúa. Trong những năm gần đây, nông nghiệp đã có những thành tựu to lớn, đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực, thiếu ăn, phải nhập khẩu và phải nhận viện trợ lương thực từ nước ngoài, đến nay thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lượng gạo xuất khẩu bình quân là 4,76 triệu tấn (2016). Riêng 10 tháng đâu năm 2017 cả nước đã xuất khẩu khoảng 4,57 triệu tấn, lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan (Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 2017). Hòn Đất là huyện nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang. Được thành lập vào năm 1978 trên cơ sở tách các xã Nam Thái Sơn, Mỹ Lâm, Sóc Sơn của huyện Châu Thành và xã Bình Sơn của huyện Hà Tiên. Vào những năm mới thành lập, đời sống của người dân nơi đây gặp phải rất nhiều khó khăn do chủ yếu sống bằng nghề nông, nhưng năng suất lúa lúc bấy giờ là rất thấp, chỉ vào khoảng từ 2 đến 3 tấn/ha và canh tác chủ yếu là loại giống có thời gian sinh trưởng từ 6 tháng trở lên. Trong những năm gần đây, do ứng dụng những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, đồng thời với việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trên lĩnh vực nông nghiệp nên năng suất, sản lượng lúa đã tăng lên rất nhiều. Theo báo cáo tổng kết của Phòng nông nghiệp huyện Hòn Đất trong năm 2017, diện tích gieo trồng là 168.618 ha, năng suất bình quân cả năm ước đạt 55,9 tấn/ha, tổng sản lượng lúa cả năm là 950.995 tấn, lợi nhuận bình quân của một hộ nông dân sản xuất lúa trên 1 vụ 18 triệu đồng/ha. Theo tính toán của tác giả thì với sản lượng đạt được nêu trên, hàng năm huyện Hòn Đất cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu khoảng 900.000 tấn lúa, tương đương với khoảng 850.000 tấn gạo. Tuy nhiên, cần
  13. 2 phải nhìn nhận một thực tế là cách thức sản xuất của nông dân trên địa bàn cả nước nói chung cũng như trên địa bàn huyện Hòn Đất nói riêng, đa số còn canh tác theo kiểu hộ gia đình với quy mô nhỏ lẻ, manh mún; mối liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp còn rời rạc, thiếu bền vững; việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất còn nhiều hạn chế, đã làm tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao, thiếu đồng bộ, khó tiêu thụ. Hiện nay, khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển theo hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại bằng chứng là việc gia nhập vào WTO (2007), TPP (2016) đã làm cho thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng lên, thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đó là sản phẩm phải ngon, sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, đối với sản phẩm xuất khẩu thì những yêu cầu trên còn khắt khe hơn rất nhiều. Do đó, với cách thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tùy tiện của các hộ nông dân riêng lẻ sẽ rất khó có thể đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Từ những thực tế nêu trên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TT ngày 24/6/2002 và Chỉ thị số 24/2003/CT- TT về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ. Chính vì vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; gắn với sản xuất lúa theo hướng phải ngon, sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. nhằm tiến tới việc nâng cao giá trị và chất lượng của hạt gạo Việt Nam. Mô hình cánh đồng lớn đã được triển khai thí điểm và nhân rộng ở hầu hết các tỉnh trên phạm vi cả nước. Đây là xu thế tất yếu, đồng thời là giải pháp cần thiết cho việc chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Việc thực hiện thành công mô
  14. 3 hình này sẽ góp phần làm giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, qua đó từng bước nâng cao thu nhập của người nông dân. Hiện nay trên địa bàn huyện Hòn Đất đang triển khai xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo chủ trương của Tỉnh. Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ lên sản xuất lớn và tập trung; đưa tiến bộ khoa học kỷ thuật, cơ giới hóa xuống đồng ruộng; hạn chế tối thiểu sử dụng hóa chất, phân bón thuốc trừ sâu và bảo vệ mồi trường tự nhiên. Việc xây dựng mô hình cánh đồng lớn cũng là một trong những giải pháp tốt để xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt với việc lựa chọn giống xác nhận phù hợp, triển khai trạm bơm điện, áp dụng đúng các yêu cầu kỹ thuật canh tác, liên kết với doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm,... sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức canh tác truyền thống nhỏ, lẻ. Theo báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân huyện Hòn Đất, thì trong năm 2017 nông hộ tham gia mô hình cánh đồng lớn có lợi nhuận bình quân cao hơn từ 2 đến 3 triệu đồng/ha/vụ so với nông hộ không tham gia cánh đồng lớn. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân huyện Hòn Đất, thì trong năm 2017 có 11 doanh nghiệp liên kết với nông dân theo mô hình cánh đồng lớn, với tổng diện tích là 50.336 ha/vụ, chỉ đạt gần 30% tổng diện tích đất trồng lúa trên địa bàn toàn huyện. Như vậy, từ những số liệu trên, để có cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ và đâu là nguyên nhân dẫn đến việc nông dân chưa tham gia nhiều vào cách đồng lớn. Do đó, em chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình cách đồng lớn trên địa bàn huyện Hòn Đất- tỉnh Kiên Giang” để khuyến khích nông hộ chưa tham gia mô hình nên áp dụng mô hình này, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và phát triển bền vững.
  15. 4 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình cách đồng lớn trên địa bàn huyện Hòn Đất- tỉnh Kiên Giang. Qua đó, giúp nông hộ thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình mà áp dụng sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong cánh đồng và ngoài cách đồng lớn tại huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất các hàm ý chính sách nhân rộng và phát triển mô hình CĐL tại huyện Hòn Đất. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong cánh đồng lớn so với sản xuất ngoài cách đồng như thế nào? - Các hàm ý chính sách nhân rộng để và phát triển mô hình CĐL tại huyện Hòn Đất như thế nào. 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình cách đồng lớn với sản xuất tự do trên địa bàn huyện Hòn Đất- tỉnh Kiên Giang 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1. Không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã thuộc địa bàn huyện Hòn Đất bao gồm: Mỹ Thái, Mỹ Phước và Nam Thái Sơn nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, được mệnh danh là cánh đồng có diện tích trồng lúa rộng lớn và dựa lúa lớn nhất cả nước. Điều kiện thiên nhiên, khi hậu và hệ thống thủy lợi sản xuất lúa thuận lợi hơn so với các nơi.
  16. 5 1.5.2. Thời gian Dữ liệu thứ cấp từ giai đoạn 2012-2016; Dữ liệu sơ cấp được khảo sát của vụ Hè – Thu 2017. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu của đề tài được thực hiện trên cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 1.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách trao đổi, tham khảo ý kiến các chuyên gia kỹ thuật, các cán bộ khuyến nông. Sau đó tiến hành thảo luận nhóm với một số người sản xuất về những yếu tố có khả năng tương quan đến các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Qua nghiên cứu định tính giúp tác giả nhận diện các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm cơ sở để so sánh, kiểm tra với các yếu tố được đề ra trong mô hình lý thuyết, là căn cứ quan trọng để thiết kế bảng câu hỏi, đưa ra mô hình nghiên cứu, làm cơ sở để đo lường các biến trong nghiên cứu định lượng. Tiếp theo tiến hành khảo sát trực tiếp thử trên 6 hộ sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng lớn tại 3 xã Mỹ Thái, Mỹ Phước và Nam Thái Sơn, nhằm điều chỉnh các mục hỏi cho hợp lý, hiệu quả hơn trước khi đưa ra bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng chính thức cho nghiên cứu. 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trên cơ sở của nghiện cứu định tính, sao khi tác giả đã tiến hành điều chỉnh lại các mục của bảng khảo sát câu hỏi cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Tác giả đã lập ra các bản hỏi và tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát là 180 mẫu (phụ lục 2) theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, trong đó có 90 hộ nông dân thực hiện sản xuất lúa theo mô hình CĐL (gọi tắt là các hộ trong CĐL) và 90 hộ nông dân thực hiện sản xuất độc lập theo kiểu truyền thống (gọi tắt là các hộ NCĐL).
  17. 6 Thực hiện phương pháp Kiểm định trung bình mẫu độc lập (T-test for independent Sample) để kiểm định hai biến định tính và định lượng. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích những thuận lợi, khó khăn và đánh giá nguyên nhân vì sao chưa tham gia vào mô hình cánh đồng lớn của các hộ nông dân. 1.7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN Thông qua các khảo sát có trong đề tài tác giả muốn chứng minh những hiệu quả về kinh tế mà CĐL mang lại từ đó khuyến kích hộ nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất lúa từ độc lập theo truyền thống sang tập trung theo mô hình CĐL để có hướng phát triển theo hướng bền vững và có hiệu quả Đề tài là một trong những nguồn đáng tin cậy cung cấp số liệu sơ cấp về mô hình CĐL trên địa bàn huyện Hòn Đất để cho địa phương cũng như những nhà nghiên cứu tham khảo. Bên cạch đó đề tài còn cung cấp những luận cứ khoa học mà chính quyền địa phương có thể tham khảo để định hướng mục tiêu phát triển kinh tế trong thời gian tới, đồng thời, đưa ra các chính sách nhân rộng và phát triển mô hình CĐL tại huyện Hòn Đất. 1.8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm 05 chương với những nội dung như sau: Chương 1: Phần mở đầu tác giả nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi có liên quan đến đề tài nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn nghiên cứu Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu các mô hình sản xuất trong và ngoài nước có liên quan. Đồng thời nêu những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ sản xuất trong mô hình cánh đồng lớn Chương 3: Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về hiệu quả kính tế của các nông hộ sản xuất
  18. 7 Chương 4: Vị trí địa lý, tình hình sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn và kết quả nghiên cứu những khảo sát, tổng hợp đã chứng minh Chương 5: Kết luận, kiến nghị các giải pháp để khuyến kích và nhân rộng mô hình cũng như những hạn chế về hướng nghiên cứu tiếp theo. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về nội dung nghiên cứu trong bài luận văn - Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình cách đồng lớn trên địa bàn huyện Hòn Đất- tỉnh Kiên Giang. Thông qua nội dung chương 1, người đọc tiếp cận đề tài nghiên cứu được trình bày từ lý do tác giả chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài luận văn. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày rõ cấu trúc của bài luận văn cũng như ý nghĩa nghiên cứu của đề tài giúp người đọc bao quát được nội dung của đề tài nghiên cứu.
  19. 8 Chương 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁCH ĐỒNG LỚN. 2.1.1. Khái niệm cách đồng lớn. Theo Vũ Trọng Bình & Đặng Đức Chiến (2012), CĐL là những cánh đồng có cùng quy trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định. Điểm quan trọng của CĐL là nông dân cùng nhau sản xuất với một quy trình chung trong tất cả các khâu như: sản xuất, kỹ thuật, quản lý, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm... Để làm được điều này, người nông dân phải có tổ chức hành động tập thể thống nhất trong CĐL thay vì hoạt động riêng lẻ. Ngày ra còn tuân thủ theo các yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng. Đỗ Kim Chung (2012) CĐL là: (i) Cánh đồng trồng cây hàng năm; (ii) Diện tích trồng cây đó trên cánh đồng phải lớn. “Mẫu lớn” là cụm từ nông dân Nam Bộ dùng để chỉ diện tích cánh đồng có thể vài chục đến hàng trăm ha; (iii) Cánh đồng có thể có một hay nhiều hộ canh tác. Đặc điểm này nói lên rằng cánh đồng có thể do một chủ (kết quả của tích tụ và tập trung ruộng đất) nhưng cũng có thể do nhiều hộ canh tác trên cánh đồng đó. Theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ thì: CĐL là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm
  20. 9 nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia. Như vậy, một mô hình mà nông dân tổ chức liên kết sản xuất trên những mãnh ruộng nằm cạnh nhau thực hiện cùng quy trình kỹ thuật sản xuất, quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm tương đồng, có liên kết với doanh nghiệp về cung ứng sản phẩm đầu vào, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm đầu ra thì đó là “Cánh đồng lớn” 2.1.2. Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân a. Khái niệm về hộ nông dân Theo Ellis (1988) định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao". Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. b. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân - Theo Ellis (1988), kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hỏa vào hoạt động của thị trường - Theo Vũ Thị Ngọc Trân (1997), kinh tế hộ nông dân và trang trại đã xuất hiện từ lâu, song đến nay vẫn còn những ý kiến và cách hiểu khác nhau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0