intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của sự cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành nhằm nghiên cứu định lượng để xác định, đo lường mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng và xem xét tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của sự cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------- HUỲNH NHƯ NGỌC PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HOÀNG NGÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Phân tích tác động của sự cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam” do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014 Tác giả luận văn
  3. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................7 1.1 Tổng quan về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ..........................................7 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh..............................................................................7 1.1.2 Phân loại cạnh tranh ....................................................................................8 1.1.3 Các phương pháp đo lường cạnh tranh .....................................................10 1.1.3.1 Phương pháp truyền thống ................................................................10 1.1.3.2 Phương pháp mới ..............................................................................10 1.1.3.2.1 Phương pháp của Bresnahan (1982) và Lau (1982) ......................10 1.1.3.2.2 Phương pháp của Panzar và Rosse (1987) .....................................11 1.1.3.2.3 Chỉ số Lerner .................................................................................11 1.2 Tổng quan về hiệu hoạt động trong nền kinh tế thị trường .................................22 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động ..............................................................22 1.2.2 Phân loại hiệu quả hoạt động ....................................................................22
  4. 1.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động........................................23 1.3 Cạnh tranh và hiệu quả trong hoat động kinh doanh của các ngân hàng thương mại .............................................................................................................................22 1.3.1 Khái niệm và chức năng ngân hàng thương mại .......................................22 1.3.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ......................................................22 1.3.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần ........................................23 1.3.1.3 Chức năng ngân hàng thương mại .....................................................24 1.3.2 Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong hoat động kinh doanh ngành ngân hàng trên thế giới và Việt Nam .......................................................26 Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................31 2.1 Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam .........31 2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam .....................................................................................................31 2.1.2 Tổng quan các ngân hàng thương mại cổ phẩn niêm yết tại Việt Nam ....33 2.2 Thực trạng cạnh tranh hiện nay của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam ..............................................................................................................38 2.2.1 Đánh giá tình hình cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.........31 2.2.2 Đo lường mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết ..............................................................................................................40 2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam ..............................................................................................................44 2.3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam .................44
  5. 2.3.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết bằng mô hình DEA ..............................................................................47 2.3.2.1 Chỉ định mô hình DEA ......................................................................47 2.3.2.2 Kết quả ước lượng ..............................................................................49 2.4 Thực trạng tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam ..............................................................53 2.4.1 Đánh giá tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam....................................................................................................53 2.4.2 Đo lường tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết ...........................................................57 Chương 3: GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN CẠNH TRANH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ....................................................................................61 3.1 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam ........................................61 3.1.1 Mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và định hướng đến năm 2020 ............................................................................................................61 3.1.2 Mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam và định hướng chiến lược đến năm 2020 .............................................................................................62 3.1.2.1 Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng ....................63 3.1.2.2 Định hướng phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán ngân hàng….64 3.1.3 Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng…64 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới .............................................................................................65
  6. 3.2.1 Giải pháp giữ vững và gia tăng thị phần ...................................................65 3.2.2 Giải pháp đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ.......................67 3.2.3 Hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến .....................68 3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................69 3.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro ...............70 3.3 Kiến nghị về việc hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đối với Chính phủ và ngân hàng nhà nước ......72 KẾT LUẬN ...............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - CSTT : Chính sách tiền tệ - CTG : Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - EIB : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - HNX : Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội - HOSE : Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM - NHNN : Ngân hàng Nhà nước - NHTM : Ngân hàng thương mại - MBB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - SHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội - STB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - TCTD : Tổ chức tín dụng - VAMC : Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng - VCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 1991-6 tháng đầu 2014.. 35 Bảng 2.2: Thống kê chỉ số Lerner của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ..........41 Bảng 2.3: ROA, ROE của ngàng ngân hàng ở một số quốc gia trong khu vực Châu Á giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011 ...................................................................44 Bảng 2.4: Kết quả tính toán hiệu quả bằng phần mềm DEA - CRS .........................49 Bảng 2.5: Hiệu quả hoạt động tính toán theo DEA-VRS .........................................50 Bảng 2.6: Số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu hoạt động dưới điều kiện hiệu suất giảm, tăng và không đổi theo quy mô ...............................................................53 Bảng 2.7: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả ..................58
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Độ đo hiệu quả kỹ thuật ............................................................................22 Hình 2.1: Chỉ số Lerner và chỉ số Boone của Việt Nam giai đoạn 1998-2011 ........39 Hình 2.2: Chỉ báo về mức độ tập trung của 5 ngân hàng lớn nhất và mức độ tập trung của toàn ngành ngân hàng giai đoạn 1998 - 2011 ...........................................40 Hình 2.3: Chỉ số Lerner của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ..........................44 Hình 2.4: Chỉ số ROA của ngành ngân hàng ở một số quốc gia Châu Á .................45 Hình 2.5: Chỉ số ROE của ngành ngân hàng ở một số quốc gia Châu Á .................46 Hình 2.6: Tăng trưởng tín dụng từ năm 2008 đến 2012. ..........................................55
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế vào năm 1986, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước chuyển mình quan trọng, đánh dấu bằng việc chuyển từ hệ thống ngân hàng đơn cấp sang cơ chế ngân hàng hai cấp với sự phân tách riêng rẽ trong hoạt động của các ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động của các ngân hàng trong nước vẫn chiếm ưu thế về thị phần tiền gửi và cho vay. Các ngân hàng quốc doanh chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO vào năm 2007 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở các nước đi lên từ nền kinh tế bao cấp. Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính làm các Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản... với những cam kết cắt giảm thuế và xóa bỏ chính sách bảo hộ trong một số lĩnh vực, bản thân các doanh nghiệp - khách hàng của các ngân hàng thương mại cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.
  11. 2 Các ngân hàng thương mại trong nước mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống phân phối. Sau một thời gian hoạt động, các ngân hàng nước ngoài trở nên ngày càng am hiểu về thị trường Việt Nam, về văn hóa, thói quen tiêu dùng của khách hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với việc thâm nhập vào cơ sở khách hàng của các ngân hàng thương mại trong nước và kiểm soát một số tổ chức tín dụng thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, các ngân hàng nước ngoài với ưu thế của mình, một mặt vừa là đối tác chính hỗ trợ về mặt nguồn vốn, công nghệ, kĩ thuật, năng lực quản lý cho các ngân hàng thương mại trong nước, mặt khác vừa là đối thủ cạnh tranh để giành thị phần của các ngân hàng thương mại trong nước. Điều này dẫn dến nguy cơ giảm thị phần và chia sẻ khách hàng do các ngân hàng thương mại trong nước không thể theo kịp các ngân hàng nước ngoài đã có nhiều năm hoạt động với những sản phẩm dịch vụ hiện đại, giá cả hấp dẫn. Chính vì những điều này, tác giả thực hiện đề tài “Phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu định lượng để xác định, đo lường mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng và xem xét tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về tác động của sự cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động, đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu những tác động xấu, nâng cao
  12. 3 hiệu quả hoạt động, góp phần vào công tác định hướng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là đo lường, phân tích thực trạng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang niêm yết và xem xét tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang niêm yết. - Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang niêm yết ra sao? - Cạnh tranh có tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang niêm yết hay không? Nếu có thì tác động này là tác động cùng chiều hay ngược chiều? Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tác động của sự cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại đang niêm yết tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong đó tập trung phân tích các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt
  13. 4 Nam nhưng loại trừ Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt do ngân hàng này vào tháng 10 năm 2013 đã gửi văn bản để xin rút khỏi Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu ngân hàng vi phạm nhiều lần quy định về công bố thông tin, đưa vào diện cảnh báo không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ và vào tháng 01 năm 2014 do là 1 trong 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu nên ngân hàng đã chính thức đổi tên thành Ngân hàng Quốc Dân; do đó trong luận văn này tác giả không đưa Ngân hàng Nam Việt vào nghiên cứu. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam cũng loại trừ do ngân hàng này vừa chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) vào ngày 24/01/2014 nên tác giả không có đủ cơ sở dữ liệu thông tin tài chính ngân hàng này. Vì thế, phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích 7 ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết tại Việt Nam, cụ thể gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương.. Thời gian nghiên cứu được lấy theo dữ liệu quý của các ngân hàng từ Quý 1 năm 2009 đến Quý 4 năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Từ những dữ liệu đã có trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại, tác giả thực hiện những phân tích và đo lường định lượng mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thông qua chỉ số Lerner, đo lường hiệu quả hoạt động của các
  14. 5 ngân hàng thông qua phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật bằng mô hình DEA, từ đó để có cơ sở thực hiện kiểm định quan hệ nhân quả của cạnh tranh tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Dữ liệu được thu thập từ những nguồn sau: - Từ nội bộ các ngân hàng thương mại cổ phần như: ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), ngân hàng Quân đội (MBBank), ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). - Từ Internet: trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn), trang web của Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (www.hsc.com.vn)... - Từ tạp chí ngành ngân hàng: tạp chí Ngân hàng, tạp chí tài chính tiền tệ,… - Các tạp chí kinh tế khác, sách, báo,.. 5. Ý nghĩa của đề tài: Với việc tính toán chỉ số Lerner để đo lường mức độ cạnh tranh, đo lường được hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và phân tích sự tương quan giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của 7 ngân hàng hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc xây dựng, định hướng hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở phân tích,
  15. 6 đo lường, xác định những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam xem xét định lượng được mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba phần chính, với kết cấu như sau: Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Chương 2: Đánh giá tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tác động đến cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam.
  16. 7 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ rất phổ biến trong kinh tế, là một đặc trưng của nền kinh tế sản xuất hàng hóa và là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau.Vì vậy chúng ta có thể nhìn nhận cạnh tranh theo những cách riêng của mình. Theo quan điểm kinh doanh, các nhà kinh tế học cho rằng: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. Theo hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus thì cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition). Môi trường cạnh tranh hoàn hảo là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua (theo D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch). Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc dự án VIE/97/016” thì cho rằng:“Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong
  17. 8 việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua”. Tuy nhiên, những mục tiêu này mới chỉ đúng trong phạm vi doanh nghiệp. Mục tiêu cạnh tranh xét trên tầm vĩ mô còn phải kể đến khả năng tạo thêm thu nhập, việc làm và nâng cao phúc lợi cho người dân. Theo Michael Porter thì cho rằng: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là giá cả có thể giảm đi”. Từ sự phân tích như trên có thể thấy cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với nhau thông qua các hành động và sự phấn đấu cùng với những biện pháp, chiến lược khác nhau để giành được những lợi thế nhất định trên thương trường, như ưu thế về thị phần, danh tiếng và lợi nhuận so với đối thủ. Trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm tổng quát về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh là phạm trù chỉ quan hệ kinh tế theo đó các chủ thể kinh tế huy động tất cả các nguồn lực, sử dụng những phương pháp tối ưu nhất nhằm giành được những mục tiêu kinh tế và mang lại hiệu quả cao nhất”. 1.1.2 Phân loại cạnh tranh Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, cạnh tranh được phân thành 3 loại - Cạnh tranh hoàn hảo: Cạnh tranh hoàn hảo phải hội đủ những điều kiện sau: thứ nhất, có nhiều doanh nghiệp và số doanh nghiệp này phải đủ lớn; thứ hai, các sản phẩm sản xuất ra có thể được thay thế bằng nhiều sản phẩm khác; thứ ba, người mua và người bán phải nắm được thông tin thực tế về giá cả sản phẩm trên thị trường; thứ tư, có thể tự do gia nhập và xuất khỏi ngành mà không có sự khuyến khích nào đối với sự cấu kết
  18. 9 của các doanh nghiệp hiện hành. Nói cách khác, đây là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. - Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Một sự cạnh tranh độc quyền khi thỏa mãn các điều kiện sau:  Một là, những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành. Doanh nghiệp hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh, do đó có thể định giá hay sản lượng bán ra mà không cần e ngại các doanh nghiệp khác nhập ngành.  Hai là, không có sản phẩm thay thế tương tự. Nếu không có sản phẩm thay thế tương tự sản phẩm của mình, nhà độc quyền không lo ngại về phản ứng của các doanh nghiệp cung ứng những sản phẩm dịch vụ khác bởi vì những sản phẩm đó hầu như không thể thay thế cho sản phẩm và dịch vụ của nhà độc quyền. - Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau hay có thể dễ thay thế cho nhau và mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá của mình. Từ khái niệm trên chúng ta có thể rút ra hai đặc điểm của cạnh tranh không hoàn hảo:  Thứ nhất, có sự tự do gia nhập ngành. Các doanh nghiệp mới có thể tự do nhập ngành nếu thấy ngành này đang sinh lời cao hay tự do rút khỏi ngành nếu thấy ngành này không còn khả năng sinh lời. Sự nhập và xuất ngành bảo đảm cho ngành luôn có một lượng doanh
  19. 10 nghiệp nhất định, do vậy có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc định giá và thay thế sản phẩm.  Thứ hai, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc bán ra các sản phẩm riêng biệt. Các sản phẩm này thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải ở mức độ hoàn toàn. Một khi sản phẩm của mình định giá quá cao thì người ta sẵn sàng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác. Do vậy, các doanh nghiệp có thể chi phối các sản phẩm của mình ở một mức độ giới hạn. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp bán ra các sản phẩm riêng biệt để phục vụ cho phân khúc thị trường riêng; do đó, để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, tạo ra sản phẩm riêng biệt… đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. 1.1.3 Các phương pháp đo lường cạnh tranh 1.1.3.1 Phương pháp truyền thống Đo lường cạnh tranh dựa trên mô hình cấu trúc thị trường tác động đến hiệu quả SCP (Structure- Conduct- Performance). Ý tưởng cơ bản là các ngân hàng có thị phần lớn thì sức mạnh thị trường càng lớn và do đó hiệu quả cao. Mô hình này sử dụng chỉ số Hirschman-Heerfindaf và thường được đo lường bằng thị phần của 5 ngân hàng lớn nhất thị trường hoặc mức độ tập trung của thị trường. 1.1.3.2 Phương pháp mới Đo lường cạnh tranh thông qua hành vi của các ngân hàng khi có thêm đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành. 1.1.3.2.1 Phương pháp của Bresnahan (1982) và Lau (1982)
  20. 11 Phương pháp này đo lường cạnh tranh ở mức độ toàn ngành thông qua việc phân tích hành vi của ngân hàng trong điều kiện thị trường cân bằng. Trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, các ngân hàng sẽ tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc định giá và lượng sản phẩm sao cho chi phí biên bằng lợi nhuận biên. Sự chênh lệch giữa giá và chi phí biên phản ánh mức độ cạnh tranh. Nếu chênh lệch bằng 1 thì thị trường là cạnh tranh hoàn hảo. Trong thời gian gần đây phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu của Bikker (2003), Uchida và Tsutsui (2005). 1.1.3.2.2 Phương pháp của Panzar và Rosse (1987) Phương pháp này đề xuất đo lường cạnh tranh thông qua H-statistic được tính bằng tổng của độ co dãn của thu nhập theo giá các yếu tố đầu vào. H-statistic nằm trong khoảng -∞ đến 1. Giá trị của H nhỏ hơn hoặc bằng 0 cho thấy thị trường độc quyền, nằm trong khoảng 0 và 1 thì phản ánh thị trường cạnh tranh. H bằng 1 cho thấy thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Phương pháp này đã được áp dụng cho tất cả các quốc gia ở Châu Âu trong nghiên cứu của Bikker và Haaf (2002). Phương pháp này đo lường cạnh tranh ở mức độ toàn ngành. 1.1.3.2.3 Chỉ số Lerner Một chỉ báo đo lường sức mạnh thị trường và được sử dụng chủ yếu trong việc đo lường cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là chỉ số Lerner. Nó thể hiện khả năng mà một công ty có thể định giá cao hơn chi phí biên (MC). Chỉ số Lerner cho thấy sức mạnh thị trường của công ty nằm trong khoảng nào giữa mức cạnh tranh hoàn hảo và mức cạnh tranh độc quyền, và vai trò của độ giãn của cầu đối với khả năng tăng giá của công ty. - Ưu nhược điểm của chỉ số Lerner Đầu tiên, giá trị của chỉ số Lerner bị ảnh hưởng bởi quan điểm đo lường lợi nhuận và chi phí. Do đó, nó không thể chỉ tập trung vào lợi nhuận và chi phí tài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1