Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La
lượt xem 24
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN tại Vietinbankchi nhánh Sơn La từ đó đánh giá những thành công, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân thực trạng. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN tại Vietinbankchi nhánh Sơn La.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --------------------------------- NGUYỄN NAM TOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --------------------------------- NGUYỄN NAM TOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN LA Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH HÀ NỘI, NĂM 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Nam Toàn, là học viên cao học khóa 24S của Trường Đại học Thương Mại. Sau thời gian học tập và nghiên cứu đề tài, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập theo quy định và hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ với đề tài mang tên: “Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La”là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và không sao chép. Học viên Nguyễn Nam Toàn
- ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu đề tài, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập theo quy định và hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La”. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, quản lý các phòng chuyên môn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đã tạo các điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, tham khảo tài liệu để có những tư liệu, dữ liệu phục vụ cho việc hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảmơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Thương mại cùng các thầy cô giảng dạy đã tạo mọi điều kiện tốtnhất để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Lan Anh đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình, những đồng nghiệp, bạn cùng lớp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Nam Toàn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................ viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 5.1. Phương pháp luận của đề tài ...................................................................... 5 5.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 5 5.3. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 6 5.4. Phương pháp thống kê so sánh................................................................... 6 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ...................... 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ .............................. 7 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................... 8
- iv 1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ“ ............................................................................................................ 10 1.2.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ........................................... 10 1.2.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ“ ...................................................................................................................... 19 1.3. Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ“ ......................................................................................... 23 1.3.1. Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ“ ....................................................................................... 23 1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.... 26 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ........................................................................ 36 1.4.1. Yếu tố bên ngoài ngân hàng.......................................................................... 37 1.4.2. Yếu tố bên trong ngân hàng .......................................................................... 40 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN LA“ ............... 42 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La................................................................................................... 42 2.1.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 42 ......................................................................................................................... 43 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019 .................................. 44 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La“ .................. 48 2.2.1. Doanh số cho vay .......................................................................................... 48 2.1.2. Dư nợ cho vay................................................................................................ 51 2.1.3. Tình hình thu nợ cho vay .............................................................................. 54 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La“ .... 55
- v 2.3.1. Xây dựng và ban hành chính sách, quy trình cho vay DNVVN ................ 55 2.3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện cho vay khách hàng DNVVN .......................... 75 2.3.3. Quản lý rủi ro của hoạt động cho vay khách hàng DNVVN ...................... 78 2.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La“ ................................................................................................................... 86 2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 86 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại .................................................................................. 87 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN LA“ .................................................................................................................. 93 3.1. Định hướng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La“...................................... 93 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La“ ........................................................................................ 95 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách, quy trình cho vay DNVVN .... 95 3.2.2. Giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay .......................... 99 3.2.3. Xây dựng định hướng tín dụng và nâng cao khả năng phân tích tín dụng100 3.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro của hoạt động cho vay khách hàng DNVVN ........................................................................................................ 101 3.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 104 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 104 3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ................................. 107 KẾT LUẬN ................................................................................................... 114 TÀI LIỆUTHAM KHẢO .............................................................................. 116
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Dịch nghĩa 1 CBQHKH Cán bộ quan hệ khách hàng 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 3 DN Doanh nghiệp 4 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 5 KCN Khu công nghiệp 6 KH Khách hàng 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 TMCP Thương mại cổ phần 9 TSCĐ Tài sản cố định
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình cho vay tại Vietinbank chi nhánh Sơn La(2017-2019).. 44 Bảng 2.2: Cơ cấu thời hạn cho vay tại Vietinbank chi nhánh Sơn La (2017- 2019)................................................................................................................ 45 Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của Vietinbank chi nhánhSơn La (2017- 2019)................................................................................................................ 46 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Sơn La (2017-2019) ..................................................................................................... 47 Bảng 2.5. Số lượng DNVVN có quan hệ vay vốn tại VietinBank Sơn La .......... 49 Bảng 2.6: Tổng doanh số cho vay DNVVN tại VietinBank Sơn La .............. 49 Bảng 2.7: Doanh số cho vay DNVVN theo thời hạn cho vay ........................ 50 Bảng 2.8: Doanh số cho vay DNVVN theo phương thức cho vay ................. 51 Bảng 2.9: Tổng dư nợ cho vay DNVVN tại VietinBank Sơn La ................... 51 Bảng 2.10. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề ..................... 52 Bảng 2.11: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN ................................... 55 Bảng 2.12. Danh mục sản phẩm cho vay khách hàng DNVVN của Vietinbank Sơn La ............................................................................................................. 57 Bảng 2.13. So sánh lãi suất cho vay KH DNVVN của BIDV với một số ngân hàng khác (tính đến ngày 30/12/2019) ............................................................ 64 Bảng 2.14: Bảng xếp hạng khách hàng của Vietinbank. ................................ 66 Bảng 2.15: Quy trinh cho vay khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank ...... 70 Bảng 2.16 Tình hình nợ quá hạn khách hàng DNVVNtại VietinBank Sơn La giai đoạn 2017-2019 ........................................................................................ 81 Bảng 2.17. Nợ xấu của khách hàng DNVVN tại VietinBank Sơn La (2017- 2019)................................................................................................................ 82 Bảng 2.18. Nợ xấu khách hàng DNVVN tại VietinBank Sơn La phân theo lĩnh vực kinh tế ................................................................................................ 83 Bảng 2.19: Trích lập dự phòng rủi ro qua các năm 2017-2019 ...................... 86
- viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn cho vay ......................... 54 Biểu đồ 2.2. Đánh giá của khách hàng cá nhân về các sản phẩm cho vay KH DNVVN của VietinBank Sơn La .................................................................... 63 Biểu đồ 2.3. Đánh giá của khách hàng về chính sách lãi suất cho vay KH DNVVN của VietinBank Sơn La .................................................................... 65 Biểu đồ 2.4. Đánh giá của khách hàng về chính sách chăm sóc khách hàng . 69 Biểu đồ 2.5. Đánh giá của khách hàng về quy trình, thủ tục cho vay KH DNVVN của VietinBank Sơn La .................................................................... 74 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy thực hiện cho vay ........................................ 33 Hình 2.2. Quy trình quản lý khoản nợ có vấn đề của VietinBank Sơn La ..... 79 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La ............................................................................................ 43
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 714.755 DN thuộc các thành phần kinh tế, trong đó DNVVN chiếm khoảng gần 98,1% và đóng góp gần 40% GDP cả nước. DNVVN với những đặc trưng riêng của mình đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta. DNVVN có những đặc điểm nổi trội so với các loại hình doanh nghiệp khác như sức năng động, khả năng thích nghi, dễ thay đổi công nghệ, hiệu quả đầu tư tương đối cao, dễ quản lý. Với những ưu điểm như vậy, đóng góp của loại hình DNVVN vào nền kinh tế là rất đáng kể. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của cá doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những chiến lược quan trọng nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế đa thành phần của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta chưa phát triển mạnh, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn rất hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân như máy móc thiết bị lạc hậu, hệ thống thông tin và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ xuất khẩu cũng rất hạn chế, trình độ cán bộ quản lý và lao động đã qua đào tạo còn thấp,… Đặc biệt, một lý do không thể không kể tới và cũng là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tình trạng thiếu vốn. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp cả vi mô và vĩ mô, trong đó các hỗ trợ về tín dụng của các ngân hàng thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trải qua nhiều năm đổi mới, trong lĩnh vực tín dụng, hòa cùng với tiến trình phát triển của nền kinh tế, hoạt động của các ngân hàng thương mại của Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ cả về quy mô, cũng như chất lượng dịch vụ, là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động kinh doanh. Trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Sơn La là một trong những chi nhánh tiêu biểu thu hút một lượng lớn tiền gửi và thực hiện nhiều hoạt động cho vay với số dư không nhỏ. Chi nhánh hiện là
- 2 đối tác cung cấp vốn quan trọng cho nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn của nền kinh tế. Với“mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng lực cạnh tranh với các NHTM khác, Vietinbank cũng đang từng bước chuyển đổi quan điểm cho vay đối với DNVVN cho phù hợp hơn với điều kiện mới của thị trường. Vietinbankchi nhánh Sơn La đã xác định thị trường cho vay các DNVVN là một lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển và là nhóm khách hàng chiến lược trong chính sách phát triển dài hạn của mình. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, quản lý hoạt động cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng chưa đạt được chất lượng và hiệu quả mong muốn: số lượng DNVVN có quan hệ vay vốn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng số các DNVVN trên địa bàn tỉnh Sơn La (256/1.1801),nợ quá hạn và nợ xấu có chiều hướng tăng lên (năm 2018 nợ quá hạn tăng 6,9% so với năm 2017, nợ xấu tăng 24,3% so bới năm 2017), đối tượng cho vay DNVVN của Ngân hàng vẫn chưa được đa dạng…Làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay nói chung và cho vay DNVVN nóiriêng, giảm tỷ lệ nợ các nhóm xuống mức cho phép là yêu cầu bức thiết củaVietinBank Sơn La hiện nay.” Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN nói riêng. Tuy nhiên, mỗi đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, có thời điểm, không gian và thời gian khác nhau, có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Tác giả Lê Văn Tế (2016) với tác phẩm “Tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, đã hệ thống những kiến thức cần biết về khoản tín dụng của ngân hàng, cũng như những rủi ro phát sinh chủ yếu như: Rủi ro không hoàn trả, rủi ro chậm trả, rủi ro lãi suất, rũi ro lạm phát và rủi ro tỉ giá. Nguyễn Thị Liên (chủ biên) (2012), “Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. Giáo trình đã trình
- 3 bày về những tác nghiệp của ngân hàng đặc biệt là quản trị hoạt động cho vay của NHTM. Võ Việt Hùng, (2011): “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ. Đề tài của tác giả đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng NHTM, đưa ra những yêu cầu cần thiết để mở rộng hoạt động tín dụng. Trình bày thực trạng hoạt động tín dụng của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cụ thể góp phần mở rộng hoạt động tín dụng đối với Vietinbank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Văn Tiến (2013), “Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh KCN Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. Luận văn đã làm rõ được thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN tại Vietinbank-chi nhánh KCN Hải Dương, chỉ ra các kết quả, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN tại Vietinbank -chi nhánh KCN Hải Dương. Tác giả Hoàng Anh Tuấn (2014) với đề tài “Quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Techcombank”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương mại, Hà Nội. Đề tài đã: Hệ“thống những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản lý hoạt động cho vayDNVVN của Ngân hàng Thương mại.Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay DNVVN tạiTechcombank giai đoạn 2012-2014. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách quản lý hoạt động cho vay DNVVN tại Techcombank đến năm 2020. Tác giả Vũ Vân Anh (2013) với đề tài “Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Quảng Ninh”, Luận“văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động cho vaycủa các NHTM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.Đánh giá đúng thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiChi nhánh Ngân
- 4 hàng TMCP Ngoại thương Quảng Ninh. Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừavà nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Quảng Ninh.” Ngoài ra, liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động cho vay DNVVN còn có những bài viết như: - Nguyễn Thị Minh Thùy (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. - Phạm Thị Thủy (2011) “Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. - Nguyễn Thu Trang (2011), “Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. -Nguyễn Trương Thuần Mẫn(2012), “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Vân”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế,Trường Đại học Đà Nẵng. Những công trình trên đây đã xây dựng hệ thống lý luận về quản lý nói chung và quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVNVV tại NHTM nói riêng, vì vậy tác giả đã kế thừa những lý luận này trong luận văn của mình. Những công trình nghiên cứu trên đây cũng đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý hoạt động cho vay đối với các ngân hàng cụ thể như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam… và các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVNVV tại Vietinbankchi nhánh Sơn La để từ đó đề xuất giải pháp. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề bài đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Vietinbankchi nhánh Sơn La.
- 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã xác định, đề tài có nhiệm vụ như sau: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN của NHTM. - Phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN tại Vietinbankchi nhánh Sơn La từ đó đánh giá những thành công, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân thực trạng. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN tại Vietinbankchi nhánh Sơn La. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN tại NHTM nói chung và Vietinbankchi nhánh Sơn La nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Vietinbankchi nhánh Sơn La. - Về thời gian: Phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN trong giai đoạn 2017 – 2019 và từ đó đề xuất các giải pháp đến năm 2025. - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý hoạt động cho vay DNVV tại Vietinbank chi nhánh Sơn La theo góc độ: Xây dựng kế hoạch cho vay, triển khai hoạt động quản lý cho vay và kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay DNVVN. Trên cơ sở thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý DNVVN của Vietinbankchi nhánh Sơn La. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận của đề tài Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử để tiến hành nghiên cứu đề tài. 5.2. Phương pháp thu thập số liệu - Để nghiên cứu các vấn đề quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN, luận văn phải thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp về tình hình quản
- 6 lý hoạt động cho vay tại Vietinbankchi nhánh Sơn La. Tài liệu thứ cấp thu được gồm: + Bản báo cáo tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Vietinbankchi nhánh Sơn La giai đoạn 2017-2019. +Tổng kết tình hình nhân sự giai đoạn 2017-2019: do phòng Tổ chức hành chính Vietinbankchi nhánh Sơn La cung cấp thu được số lượng trình độ nguồn nhân lực qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. + Luật tổ chức tín dụng năm 2010, các nghị định số 90/2001/NĐ – CP, số 56/2009/NĐ – CP về trợ giúp phát triển DNVVN,... 5.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng công cụ Excel. Kết quả thu được sẽ được tập hợp trên các bảng so sánh với các tiêu thức khác nhau để thấy được từ các góc nhìn khác nhau về thực trạng quản lý hoạt động cho vay DNVVN. Cũng như thấy được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay DNVVN của Vietinbankchi nhánh Sơn La... 5.4. Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 của luận văn. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã có, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để thấy được sự phát triển trong hoạt động cho vay DNVVN của Vietinbankchi nhánh Sơn La. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La.
- 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm Ở Việt Nam, khái niệm DNVVN mới được biết đến từ năm 1990. Trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp loại 1, doanh nghiệp loại 2, doanh nghiệp loại 3 với tiêu chí phân loại chủ yếu là số lao động trong biên chế và phân theo cấp trung ương - địa phương. Trong đó DNVVN gần như tương ứng với doanh nghiệp loại 2 và loại 3. Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã có công văn số 681/CP-KCN về định hướng chiến lược và chính sách phát triển DNVVN. Theo công văn này thì “DNVVN là những doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 200 người”. Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí này tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, ngành, lĩnh vực. Đây có thể được coi là văn bản đầu tiên đưa ra tiêu chí xác định DNVVN, là cơ sở cho phép thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho khu vực này. Theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 /06/2009 của Chính phủ về Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ “DNVVN là đơn vị kinh doanh độc lập theo luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng và/hoặc sử dụng lao động trung bình hằng năm không quá 300 người”[8]. Tất cả các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, hộ gia đình đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật này nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về DNVVN, là cơ sở để thực hiện các chính sách và các biện pháp hỗ trợ cho các DNVVN. Từ đó đến nay khái niệm DNVVN được hiểu và áp dụng thống nhất trong cả nước. Như vậy, khái niệm DNVVN là: đơn vị kinh doanh độc lập theo luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng và/hoặc sử dụng lao động trung bình hằng năm không quá 300 người.
- 8 1.1.2. Đặc điểm DNVVN ở Việt Nam có những đặc điểm cụ thể sau: - Về hoạt động của DNVVN: “DNVVN thường có tính năng động, linh hoạt với sự biến động nhu cầu của thị trường: Quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, DNVVN dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hóa. Mặt khác, DNVVN có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường. Hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vững chắc, thiếu liên kết và dễ bị tác động bởi những biến động vĩ mô. Tuy nhiên nhờ lợi thế năng động, linh hoạt và nhỏ gọn nhiều DN đã phát huy sự thích nghi bằng ưu thế rõ rệt đó là giá cả và chuyển đổi sản xuất hàng hóa đa dạng, phù hợp thích ứng với từng thời điểm khó khăn của nền kinh tế. “ - Về tài chính: “DNVVN ở Việt Nam có nguồn vốn nhỏ, thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân, cá thể, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín dụng khác như vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính khác trong xã hội. DNVVN ở Việt Nam thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, thị trường tiêu thụ lớn, nên huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân. [26] “ “Song quy mô vốn thấp là nguyên nhân của những bất lợi trong hoạt động: Về quy mô doanh nghiệp không lớn, khả năng tài chính hạn hẹp, DNVVN ít được hưởng các khoản chiết khấu giảm giá do mua hàng hóa với số lượng ít, giá cả không có lợi về cạnh tranh. Bên cạnh đó, khả năng tài chính hạn hẹp nên DNVVN khó có thể dành ra một khoản tiền đủ lớn để thực hiện chiến lược quảng bá cho thương hiêu cũng như cho sản phẩm, và do đó khó có khả năng vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Quy mô vốn thấp cũng gây ra những bất lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng: Vốn chủ sở hữu ít, do đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn vay thấp nên khả năng vay
- 9 vốn của doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Các DNVVN thường thiếu tài sản thế chấp cho khoản tiền dự định vay kinh doanh và đầu tư. [25, Tr.2] “ - Về lao động “Nhìn chung trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa lao động ít được đào tạo cơ bản qua các trường chính thống mà chủ yếu theo phương pháp truyền nghề, trình độ văn hoá thấp. Ngoài ra lao động ít được đào tạo nghề và nâng cao tay nghề, do đó mà ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, năng suất lao động thấp. Chủ lao động có trình độ cao còn ít, mặt khác đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam. “ - Về công nghệ và máy móc thiết bị “Công nghệ và máy móc thiết bị của các DNVVN thường lạc hậu do chi phí đầu tư công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại cao nên thường vượt quá khả năng của các DNVVN với qui mô vốn hạn chế. Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ và công tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng sản xuất kinh doanh. “ “Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu. Điều này tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các DNVVN có thể tồn tại trên thị trường. “ - Về năng lực cạnh tranh “Năng lực kinh doanh còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ nên các DNVVNở Việt Nam không có điều kiện đầu tư để nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, tính độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp, tính cạnh tranh trên thị trường kém. DNVVN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị
- 10 trường. Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNVVNở Việt Nam thường là những doanh nghiệp mới hình thành, công tác tiếp thị còn kém hiệu quả và cũng chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanh nghiệp này thường phục vụ cho nhu cầu của địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNVVN. “ - Về tổ chức, quản lý “Về mặt quản lý, so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các tập đoàn lớn, việc ra các quyết định kinh doanh của những công ty nhỏ và vừa không cần phải qua nhiều cấp, nên khi gặp khó khăn mọi người đều có thể nhanh chóng giải quyết. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn và thành công cũng dễ đến với họ hơn. Nhờ cơ cấu gọn nhẹ, giá thành được coi là một trong những vũ khí lợi hại nhất của các công ty nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn “thiên biến vạn hoá”. Trong khi các tập đoàn lớn vất vả với những kế hoạch cắt giảm chi phí để hạ giá thành, thì những công ty nhỏ liên tục đưa ra nhiều mức giá linh hoạt khác nhau phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng. [25, Tr.2] “ 1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ“ 1.2.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay Cho“vay là một trong bốn hình thức cấp tín dụng tại NHTM, cùng với bảo lãnh, chiết khấu và cho thuê tài chính. Theo Quyết định 1627/2001/QĐ_NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức cho vay đối với khách hàng và Quyết định số 127/2005/QĐ_NHNN ban hành ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức cho vay đối với khách hàng ban hành theo quyết định 1627/2001/QĐ_NHNN ngày
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1459 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 842 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 400 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 231 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn