intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

23
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ LOAN QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ LOAN QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Nội dung của luận văn này được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Dương Thị Bình Minh. Mọi tham khảo của luận văn này được tôi trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. TP. Hồ Chí Minh, tháng …../2019 Tác giả Lê Thị Loan
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………....1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 1 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu............................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 3 5. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 3 6. Bố cục nghiên cứu............................................................................................. 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ........................... 5 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT ............................................... 5 1.1.1 Khái niệm thuế GTGT ............................................................................. 5 1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT ....................................................................... 5 1.1.3 Vai trò của thuế GTGT ............................................................................ 7 1.2 Nội dung thuế GTGT ...................................................................................... 10 1.2.1 Đối tượng chịu thuế, người chịu thuế và người nộp thuế GTGT .......... 10 1.2.2 Căn cứ tính thuế GTGT ......................................................................... 10 1.2.3 Phương pháp tính thuế GTGT ............................................................... 12
  5. 1.3 Quản lý thuế GTGT ........................................................................................ 16 1.3.1 Khái niệm quản lý thuế GTGT .............................................................. 16 1.3.2 Nội dung quản lý thuế GTGT................................................................ 17 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT ............................................. 23 1.4.1 Nhân tố khách quan ................................................................................. 23 1.4.2 Nhân tố chủ quan .................................................................................... 25 1.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan .......................................................... 27 TÓM TẮT CHƯƠNG I ........................................................................................ 31 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................ 32 2.1 Khái quát về Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 32 2.2 Thực trạng thu thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................. 33 2.2.1 Khái quát người nộp thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh..33 2.2.2 Thực trạng thu thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ………………………………………. ............................................................... 36 2.3 Thực trạng quản lý Thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh………………..............................................................................................39 2.3.1 Tuân thủ của người nộp thuế về việc đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế....... .............................................................................................................. 39 2.3.2 Hoàn thuế GTGT .................................................................................... 47 2.3.3 Thực trạng kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế .................................... 49 2.3.4 Quản lý và cưỡng chế nợ thuế ................................................................ 62 2.3.5 Tuyên truyền hỗ trợ NNT và phổ biến chính sách thuế ......................... 64 2.4 Áp dụng CNTT trong quản lý thuế GTGT ...................................................... 66 2.5 Đánh giá chung về quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh69
  6. 2.5.1 Ưu điểm .................................................................................................. 69 2.5.2 Hạn chế ................................................................................................... 70 2.5.3 Nguyên nhân ........................................................................................... 70 TÓM TẮT CHƯƠNG II ........................................................................................ 73 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................ 74 3.1 Định hướng trong quản lý thuế GTGT tại Thành phồ Hồ Chí Minh .............. 74 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................ 75 3.3 Kiến nghị khác ................................................................................................ 82 3.3.1 Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng ......... 83 3.3.2 Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hạn chế gian lận thuế GTGT........... 84 3.3.3 Phối hợp với các cơ quan ban ngành trong quản lý thuế GTGT tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 88 TÓM TẮT CHƯƠNG III ...................................................................................... 90 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG CNTT Công nghệ thông tin CSKD Cơ sở kinh doanh CQT Cơ quan thuế ĐKKD Đăng ký kinh doanh DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐTNN Đầu tư nước ngoài HTX Hợp tác xã GTGT Giá trị gia tăng MST Mã số thuế NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NTĐT Nộp thuế điện tử QĐ Quyết định UNT Uỷ nhiệm thu QLT Quản lý thuế TTHC Thủ tục hành chính
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Số hiệu Tên bảng biểu Bảng 2.1 Số lượng NNT theo thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 – 2018 Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 – 2018 Bảng 2.3 Tình hình thực hiện thu NSNN trên địa bàn TP.HCM Bảng 2.4 Tình hình đăng ký thuế giai đoạn 2015 – 2018 Bảng 2.5 Tình hình kê khai thuế giai đoạn 2015 – 2018 Bảng 2.6 Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT của doanh nghiệp giai đoạn 2015 -2018 Bảng 2.7 Tình hình thực hiện nộp thuế GTGT bằng hình thức nộp thuế điện tử của DN giai đoạn 2015 -2018 Bảng 2.8 Kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 -2018 Bảng 2.9 Tình hình kiểm tra tại Cơ quan Thuế Bảng 2.10 Tình hình kiểm tra theo kế hoạch tại trụ sở DN Bảng 2.11 Tình hình thanh tra thuế theo kế hoạch năm 2015 - 2018 Bảng 2.12 Thống kê kết quả kiểm tra, thanh tra giai đoạn 2015 - 2018 Bảng 2.13 Tình hình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Bảng 2.14 Bảng kết quả tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
  9. TÓM TẮT Quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thuế GTGT là nguồn thu lớn nhất trong tổng thu NSNN, chiếm khoảng 1/4 tổng thu NSNN. Việc quản lý chặt chẽ số thuế GTGT phải nộp, phát huy tối đa vai trò tạo lập nguồn thu cho NSNN, thì rất cần thiết phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT để có các giải pháp hợp lý góp phần tăng thu ngân sách, ổn định kinh tế. Tác giả lựa chọn đề tài:”Quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính công. Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh đến sự tuân thủ của người nộp thuế và hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo nội bộ của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015-2018, kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tác động của chúng đến quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu này, tác giả muốn đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, những nhân tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến quản lý thuế GTGT. Từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh. Từ khóa: thuế GTGT, quản lý
  10. ABSTRACT VAT management in Ho Chi Minh City Value Added Tax is the largest source of total state budget revenue, accounting for about a quarter of total state budget revenue. The strict management of payable VAT amounts, maximizing the role of creating revenue sources for the state budget, it is very necessary to study the factors affecting the management of VAT collection, to have suitable solutions contribute to increasing budget revenues and economic stability. The author chooses the topic “VAT management in Ho Chi Minh City” to to research the master of thesis economics in public finance. The objective of the researching is to analyze and assess the status of VAT management analyze and assess the status of VAT management The objective of the study is to analyze and assess the status of VAT management in Ho Chi Minh City, inside emphasizecompliance of taxpayers and inspection activities of tax authorities. On that basis, proposed solutions to strengthen VAT management in Ho Chi Minh City. The study is based on secondary data collected from internal reports of Ho Chi Minh City Tax Department from 2015-2018, combined with statistical methods, comparison, analysis and synthesis to analyze the impact of the analysis criteria, evaluate their impact on the management of VAT collection in Ho Chi Minh City. Through this research, the author wants to assess the current situation of VAT management in Ho Chi Minh City, factors that are decisive to the management of VAT collection. From there, propose solutions to enhance the management of VAT collection in Ho Chi Minh City. Keywords: Value Added Tax, management
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời của Thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Để duy trì sự tồn tại của mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng thì Nhà nước cần có những nguồn lực vật chất nhất định. Thuế là nguồn thu NSNN lớn nhất, chiếm tới 4/5 tổng thu ngân sách, và xét trong tương quan với các loại thuế, thuế GTGT là nguồn thu thuế lớn nhất cho NSNN, chiếm khoảng 1/4 tổng thu ngân sách. Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, tạo nên nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước. Cùng với sự ra đời của hệ thống thuế mới, Luật thuế GTGT đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Sau 20 năm thực hiện, qua nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung, Luật thuế GTGT đã ngày càng hoàn thiện và phát huy được tác dụng tích cực trong tăng thu ngân sách mà vẫn khuyến khích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh việc hoàn thiện luật Thuế GTGT, tăng thu ngân sách từ thuế GTGT còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố tác động như tình trạng sử dụng hóa đơn giả, khai khống hóa đơn đầu vào, gian lận thuế, trốn thuế… đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến số thu ngành thuế. Chính vì vậy, để quản lý chặt chẽ hơn số thuế GTGT phải nộp, để thuế GTGT phát huy tối đa vai trò tạo lập nguồn thu cho NSNN và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thì rất cần phải tiếp tục nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thu thuế GTGT, từ đó có những giải pháp hợp lý. Là một công chức đang công tác trong ngành Thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi lựa chọn đề tài:”Quản lý Thuế Giá trị gia tăng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
  12. 2 2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu lý thuyết về Quản lý thuế GTGT - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh đến sự tuân thủ của người nộp thuế và hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý thuế GTGT trên địa bàn được quyết định bởi các nhân tố nào? - Quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi như thế nào trong thời gian qua? - Quản lý thuế GTGT có tác động đến thu NSNN tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua hay không? - Những giải pháp nào để tăng cường Quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày các số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu tại địa bàn, sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu, thông tin từ các
  13. 3 báo cáo nội bộ của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về số thu thuế GTGT qua các năm 2015-2018. - So sánh dữ liệu thu thập được qua từng năm từ 2015-2018, để xác định mức độ biến động, tốc độ tăng trưởng và xu hướng của các chỉ tiêu. Từ đó tác giả sẽ phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tác động của chúng. - Sau khi so sánh, phân tích dữ liệu, tác giả tổng hợp lại những nhận định có được qua phân tích. Đồng thời, tìm hiểu các lý thuyết có liên quan để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu thuế GTGT. Từ đó đề xuất các giải pháp khả thi trong quản lý thuế GTGT phù hợp với điều kiện tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo nội bộ của Cục thuế Hồ Chí Minh từ năm 2015-2018 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, mà cụ thể là tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó nhấn mạnh đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế và hoạt động kiểm tra thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh + Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các tài liệu, báo cáo nội bộ của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2018. 5. Kết quả nghiên cứu Đề tài đã tổng hợp và hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận về quản lý thuế GTGT.
  14. 4 Ngoài ra đề tài cũng chỉ ra được thực trạng quản lý thuế GTGT và các nhân tố ảnh hưởng đến thu thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có nhấn mạnh đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế và hoạt động kiểm tra thanh tra thuế của cơ quan thuế. Từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy trình, quy định trong chính sách, pháp luật thuế phù hợp với thực tiễn. Đảm bảo linh hoạt trong quản lý thuế GTGT, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng gian lận trốn thuế, chống thất thu thuế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. 6. Bố cục nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được thiết kết thành 3 chương như sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  15. 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT 1.1.1 Khái niệm thuế GTGT Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể nộp thuế GTGT cho cơ quan QLT của Nhà nước là những người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Hiện nay, khi đưa ra khái niệm thuế GTGT thì có nhiều cách tiếp cận khác nhau, mỗi khái niệm đưa ra đều được nhìn nhận trên một góc độ, một khía cạnh nào đó của thuế GTGT. ”Thuế GTGT là loại thuế gián thu dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013, trang 106) Như vậy, Thuế GTGT chỉ đánh trên phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Vấn đề đặt ra là phải xác định được giá trị tăng thêm ở từng giai đoạn của quá trình từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng, có như vậy mới tính được chính xác số thuế GTGT của từng giai đoạn. Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị bán ra với tổng giá trị mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế: Số thuế GTGT = (Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra – Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng) x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó. Có thể thấy rằng, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Nhưng về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế gián thu khác, điều đó thể hiện rõ thông qua các đặc điểm của thuế GTGT. 1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT + Thuế GTGT là thuế gián thu gắn liền với hoạt động tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ, thuế đánh vào các đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
  16. 6 Vì vậy, thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng, và đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thì đây là thuế gián thu, là một trong các yếu tố cấu thành nên giá cả hàng hóa dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả đã bao gồm cả thuế GTGT (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013) Tính gián thu của thuế GTGT được biểu hiện qua việc người mua hàng hóa dịch vụ là người phải trả khoản thuế này thông qua giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ. Nghĩa là người mua hàng không trực tiếp nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước mà trả thuế thông qua giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ cho người bán, giá thanh toán này đã bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua phải trả. Người bán chỉ thực hiện nộp khoản thuế GTGT này (khoản thuế đã được người mua trả) vào ngân sách nhà nước. + Thuế GTGT chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ đó cho người tiêu dùng cuối cùng (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013). Như vậy, về nguyên tắc, chúng ta chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng. Nhưng trên thực tế, rất khó để xác định được đâu mới là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng trung gian. Do đó, thuế phải được tính ngay khi có hành vi mua bán. Số thuế GTGT ở khâu trước được chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau, người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hóa đó là người tiêu dùng cuối cùng. Với tổng số thuế phải trả bằng tổng số thuế phát sinh của từng giai đoạn trong suốt quá trình từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng của hàng hóa, dịch vụ đó. + Thuế GTGT là thuế có tính trung lập cao. Thể hiện cụ thể ở hai khía cạnh sau: Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi vì người nộp thuế chỉ là người nộp hộ khoản thuế này cho
  17. 7 người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. Do đó, thuế GTGT là một khoản thu, được cộng thêm vào giá bán, chứ không phải là chi phí sản xuất kinh doanh của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng luôn bằng tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn, bất kể số giai đoạn nhiều hay ít (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013). + Thuế GTGT có tính lãnh thổ, đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, không đánh thuế GTGT đối với hành vi tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ. Thông qua việc không thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, tạo ra sự công bằng trong các giao dịch quốc tế (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013) 1.1.3 Vai trò của thuế GTGT Trong nền kinh tế hiện đại ngoài vai trò là công cụ thu ngân sách, thuế còn là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Thông qua thuế nhà nước thực hiện hướng dẫn, điều tiết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thực hiện chính sách phân phối và phân phối lại, điều tiết thu nhập, giải quyết công bằng xã hội… Ngoài các vai trò nói chung của thuế, thuế GTGT còn có một số vai trò riêng, tác động đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Được khái quát thành ba vai trò cơ bản: Thứ nhất, thuế GTGT là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT là thuế gián thu và được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân có tiêu dùng hàng hóa dịch vụ, mang lại nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước. Thuế GTGT tập trung thu ngay từ khâu đầu (sản xuất hoặc nhập khẩu), được tính và thu vào ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh nên đảm bảo nguồn huy động kịp thời, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, hạn chế thất thu.
  18. 8 Thứ hai, thuế GTGT là công cụ điều tiết vĩ mô và vi mô nền kinh tế. Thuế GTGT điều tiết sản xuất và tiêu dùng. Luật thuế GTGT đã quy định cụ thể những hàng hóa thuộc diện đánh thuế hay không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất bao nhiêu, cao hay thấp, từ đó đã ảnh hưởng tới việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tác động tới mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế GTGT khuyến khích hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013). Khi thực hiện mua sắm tài sản cố định, Nhà nước sẽ cho DN khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT mà doanh nghiệp đã trả hoặc cho hoàn lại. Đối với máy móc thiết bị, vật tư sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định thì doanh nghiệp cũng không phải nộp thuế GTGT. Đồng thời việc thuế GTGT không đánh vào vốn đầu tư đã giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn trong giai đoạn đầu tư xây dựng ban đầu. Do đó, thuế GTGT đã góp phần khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hóa, chuyên môn hóa sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian qua, pháp luật về thuế đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, trong đó chú trọng thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, địa bàn khuyến khích đầu tư (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao). Thuế đã quy định ưu đãi ở mức cao nhất đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này nhằm tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế GTGT; Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế
  19. 9 biến ở khâu kinh doanh thương mại trừ gỗ và măng hưởng mức thuế suất ưu đãi 5% (mức thuế suất thông thường là 10%). Thuế GTGT khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013). Hàng hóa dịch vụ xuất khẩu không những không phải nộp thuế GTGT mà còn được khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế GTGT đầu vào, nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thuế GTGT góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013). Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp, những hàng hóa mà chỉ có người có thu nhập cao mới có khả năng sử dụng hoặc sử dụng nhiều hơn thì nhà nước áp dụng mức thuế suất cao để điều tiết thu nhập của họ, đồng thời tăng mức đóng góp cho xã hội. Còn đối với các hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa có tính chất thiết yếu mà mọi người dân đều sử dụng trong đó có cả người nghèo thì nhà nước áp dụng mức thuế suất thấp hơn. Thuế GTGT thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, phát triển quan hệ thanh toán (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013). Việc doanh nghiệp được phép khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào và được hoàn thuế GTGT, đã khuyến khích các doanh nghiệp tự giác ghi chép, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ, thúc đẩy việc hoàn thiện công tác hoạch toán, kế toán tại đơn vị. Ngoài ra, việc yêu cầu phải có hóa đơn thanh toán qua ngân hàng mới được hoàn thuế đối với những doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu, những doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên, đã thúc đẩy phát triển hệ thống thanh toán. Ba là, thuế GTGT là công cụ kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào đã thúc đẩy việc chấp hành chế độ hạch toán kế toán; thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng. Vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định rõ phải căn cứ trên hóa
  20. 10 đơn mua vào, bán ra; hàng hóa xuất khẩu muốn được hoàn thuế phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng Nhìn chung trong tất cả các loại thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng được coi là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện nay. Thuế GTGT đã đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập và khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”…; thuế GTGT có nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực khuyến khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho ngân sách nhà nước. 1.2 Nội dung thuế GTGT 1.2.1 Đối tượng chịu thuế, người chịu thuế và người nộp thuế GTGT + Đối tượng chịu thuế GTGT: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định. + Người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. + Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)(Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013). 1.2.2 Căn cứ tính thuế GTGT “Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất” (Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2007, trang 134)  Giá tính thuế: Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuế GTGT:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2