intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận đến sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng tại Công ty Honda Tân Long Vân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định sự tác động của chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận đến sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng sử dụng xe máy tại công ty Honda Tân Long Vân; đưa ra các kiến nghị nhằm gia tăng sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng xe máy tại công ty Honda Tân Long Vân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận đến sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng tại Công ty Honda Tân Long Vân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------------------------ NGUYỄN TRUNG THÀNH TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, GIÁ CẢM NHẬN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VÀ SỰ TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY HONDA TÂN LONG VÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------------------------ NGUYỄN TRUNG THÀNH TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, GIÁ CẢM NHẬN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VÀ SỰ TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY HONDA TÂN LONG VÂN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hệ điều hành cao cấp) Hướng nghiên cứu: Hướng ứng dụng Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh - năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu “Tác động của chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận đến sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng tại công ty Honda Tân Long Vân” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Công Khải. Cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng trong luận văn. Số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất cứ nghiên cứu nào trước đây và cũng chưa được tôi trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khác nào. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2020 Tác giả thực hiện Nguyễn Trung Thành
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................... 5 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.4.2.1 Phạm vi không gian ........................................................................................... 5 1.4.2.2 Phạm vi thời gian ............................................................................................... 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5 1.5.1 Phương pháp định tính .......................................................................................... 5 1.5.2 Phương pháp định lượng ....................................................................................... 6 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................................. 6 1.7 Giới thiệu về đại lý ủy nhiệm Honda (HEAD) và công ty Tân Long Vân .............. 6
  5. 1.7.1 Đại lý ủy nhiệm Honda (HEAD)........................................................................... 6 1.7.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................. 6 1.7.1.2 Các hoạt động chính của đại lý ủy nhiệm Honda............................................... 7 1.7.2 Giới thiệu về công ty Tân Long Vân ..................................................................... 8 1.7.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 8 1.7.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và các thành tựu đạt được ............................................... 9 1.7.2.3 Sơ đồ tổ chức ..................................................................................................... 10 1.7.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh........................................................................... 10 1.8 Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................... 14 2.1 Các khái niệm cơ bản .............................................................................................. 14 2.1.1 Dịch vụ và các đặc tính của dịch vụ ..................................................................... 14 2.1.1.1 Dịch vụ .............................................................................................................. 14 2.1.1.2 Đặc tính của dịch vụ .......................................................................................... 14 2.1.2 Chất lượng dịch vụ ............................................................................................... 15 2.1.2.1 Khái niệm .......................................................................................................... 15 2.1.2.2 Thành phần chất lượng dịch vụ ......................................................................... 16 2.1.3 Giá cảm nhận ........................................................................................................ 16 2.1.4 Sự hài lòng............................................................................................................ 17 2.1.4.1 Khái niệm về sự hài lòng ................................................................................... 17 2.1.4.2 Đo lường sự hài lòng của khách hàng ............................................................... 17 2.1.4.3 Các thang đo lường sự hài lòng ......................................................................... 20
  6. 2.1.5 Sự trung thành ...................................................................................................... 20 2.2 Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ ............................................................... 21 2.2.1 Mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuật chức năng Gronroos (1984) .................... 21 2.2.2 Mô hình Chất lượng DV SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1985) ...... 22 2.2.3 Mô hình tiền đề trung gian của Dabholkar và cộng sự (2000)............................. 23 2.2.4 Mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) ............................................. 24 2.3 Mối quan hệ giữa sự hài lòng với các nhân tố chất lượng dịch vụ ......................... 24 2.3.1 Mối quan hệ giữa tính hữu hình và sự hài lòng.................................................... 24 2.3.2 Mối quan hệ giữa sự tin cậy và sự hài lòng.......................................................... 25 2.3.3 Mối quan giữa sự đáp ứng và sự hài lòng ............................................................ 25 2.3.4 Mối quan hệ giữa năng lực phục vụ và sự hài lòng ............................................. 26 2.3.5 Mối quan hệ giữa sự đồng cảm và sự hài lòng ..................................................... 26 2.3.6 Mối quan hệ giá cảm nhận và sự hài lòng ............................................................ 27 2.3.7 Mối quan hệ giữa sự hài lòng và sự trung thành .................................................. 28 2.4 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 29 2.5 Các giả thuyết của nghiên cứu ................................................................................ 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 30 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................. 31 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 31 3.2 Phương pháp xây dựng thang đo, chọn mẫu và quy mô mẫu ................................. 31 3.2.1 Xây dựng thang đo ............................................................................................... 31 3.2.1.1 Thang đo tính hữu hình ..................................................................................... 32
  7. 3.2.1.2 Thang đo sự tin cậy ........................................................................................... 33 3.2.1.3 Thang đo sự đáp ứng ......................................................................................... 34 3.2.1.4 Thang đo năng lực phục vụ ............................................................................... 34 3.2.1.5 Thang đo sự đồng cảm ...................................................................................... 35 3.2.1.6 Thang đo giá cảm nhận ..................................................................................... 36 3.2.1.7 Thang đo sự hài lòng ......................................................................................... 36 3.2.1.8 Thang đo sự trung thành .................................................................................... 37 3.2.2 Thiết kế bảng hỏi .................................................................................................. 37 3.3 Thu thập dữ liệu ...................................................................................................... 38 3.3.1 Cỡ mẫu ................................................................................................................. 38 3.3.2 Kỹ thuật lấy mẫu .................................................................................................. 38 3.4 Công cụ phân tích dữ liệu........................................................................................ 39 3.4.1 Phân tích thống kê mô tả đặc điểm mẫu............................................................... 39 3.4.2 Phân tích độ tin cậy và kiểm định mô hình .......................................................... 39 3.4.2.1 Phân tích Cronbach’s Alpha .............................................................................. 39 3.4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................... 39 3.4.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình .................................................................. 40 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 42 4.1 Kết quả nghiên cứu.................................................................................................. 42 4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát .............................................................................................. 42 4.1.2 Phân tích Cronbach’s Alpha ................................................................................. 43
  8. 4.1.2.1 Biến độc lập ....................................................................................................... 43 4.1.2.2 Biến phụ thuộc................................................................................................... 45 4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá - EFA ...................................................................... 46 4.3.3.1 Kiểm định các biến nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng........... 46 4.3.3.2 Kiểm định biến Sự hài lòng ............................................................................... 48 4.3.3.3 Kiểm định biến Sự trung thành ......................................................................... 49 4.1.4 Tương quan PEARSON và phân tích hồi quy ..................................................... 50 4.1.4.1 Tương quan PEARSON .................................................................................... 51 4.1.4.2 Phân tích hồi quy ............................................................................................... 52 4.2 Phân tích kết quả chất lượng dịch vụ và giá cảm nhận tại công ty Tân Long Vân . 56 4.2.1 Nhận xét nhân tố “Tính hữu hình” ....................................................................... 56 4.2.2 Nhận xét nhân tố “Sự tin cậy” .............................................................................. 57 4.2.3 Nhận xét nhân tố “Giá cảm nhận” ........................................................................ 58 4.2.4 Nhận xét nhân tố “Sự đáp ứng”............................................................................ 59 4.2.5 Nhận xét nhân tố “Năng lực phục vụ” ................................................................. 60 4.2.6 Nhận xét nhân tố “Sự đồng cảm” ......................................................................... 61 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 63 5.1 Kết luận và kiến nghị............................................................................................... 63 5.1.1 Kết luận ................................................................................................................ 63 5.1.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 63 5.1.2.1 Đối với công ty Honda Việt Nam ..................................................................... 63
  9. 5.1.2.2 Đối với công ty Tân Long Vân ......................................................................... 64 5.2 So sánh kết quả với các nghiên cứu khác ................................................................ 68 5.3 Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACSI: Chỉ số đo lường sự hài lòng khách hàng dịch vụ - Hoa Kỳ ATM: Dịch vụ rút tiền tự động CB CNVC: Cán bộ công nhân viên chức CIC: Cuộc thi ý tưởng trẻ thơ CLDV: Chất lượng dịch vụ CRM: Quản lý quan hệ khách hàng CSI: Chỉ số đo lường sự hài lòng khách hàng dịch vụ CIC: Cuộc thi ý tưởng trẻ thơ do Honda Việt Nam tổ chức DN: Doanh nghiệp ECSI: Chỉ số đo lường sự hài lòng khách hàng dịch vụ - Châu Âu EFA: Phân tích nhân tố khám phá GTTB: Giá trị trung bình HEAD: Đại lý ủy nhiệm của Honda HVN: Honda Việt Nam LXAT: Hoạt động Lái xe an toàn do Honda Việt Nam tổ chức PR: Quan hệ công chúng RSQS: Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ của Dabholkar SERVQUAL: Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự SERVPERF: Mô hình chất lượng dịch vụ của Cronin và Taylor
  11. SSPS: Phần mềm xử lý số liệu thống kê do IBM phát hành TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UB ATGT: Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia VAMM: Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam YES: Giải thưởng dành cho Kỹ sư và nhà Khoa học trẻ Việt Nam 5S: Mô hình kinh doanh của đại lý xe máy Honda
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh xe mới ............................................................................ 11 Bảng 1.2 Kết quả kinh doanh dịch vụ phụ tùng ............................................................. 11 Bảng 1.3 Báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh ......................................................... 12 Bảng 3.1 Thang đo tính hữu hình ................................................................................... 33 Bảng 3.2 Thang đo sự tin cậy ......................................................................................... 33 Bảng 3.3 Thang đo sự đáp ứng....................................................................................... 34 Bảng 3.4 Thang đo sự đảm bảo (Năng lực phục vụ)...................................................... 35 Bảng 3.5 Thang đo sự đồng cảm .................................................................................... 35 Bảng 3.6 Thang đo giá cảm nhận ................................................................................... 36 Bảng 3.7 Thang đo sự hài lòng....................................................................................... 37 Bảng 3.8 Thang đo sự trung thành ................................................................................. 37 Bảng 3.9 Thang đo 5 mức độ Likert .............................................................................. 38 Bảng 4.1 Tổng hợp thông tin nhân khẩu ........................................................................ 42 Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến tính hữu hình ............................................ 43 Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến sự tin cậy .................................................. 44 Bảng 4.4 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến sự đáp ứng ................................................ 44 Bảng 4.5 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến năng lực phục vụ ...................................... 44 Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến sự đồng cảm ............................................. 45 Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến giá cảm nhận ............................................ 45 Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phụ thuộc ........................................... 46 Bảng 4.9 Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett biến độc lập...................................... 46
  13. Bảng 4.10 Ma trận xoay các thành phần ........................................................................ 47 Bảng 4.11 Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett biến Sự hài lòng ............................. 48 Bảng 4.12 Tổng phương sai trích biến Sự hài lòng........................................................ 49 Bảng 4.13 Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett biến Sự trung thành ....................... 49 Bảng 4.14 Tổng phương sai trích biến Sự trung thành .................................................. 50 Bảng 4.15 Phân tích tương quan các biến trong mô hình .............................................. 51 Bảng 4.16 Mô hình hồi quy ............................................................................................ 52 Bảng 4.17 Mô hình ANOVA ......................................................................................... 53 Bảng 4.18 Kết quả hồi quy tác động của CLDV và giá cảm nhận lên sự hài lòng ........ 53 Bảng 4.19 Mô hình hồi quy biến Sự trung thành ........................................................... 54 Bảng 4.20 Phân tích ANOVA biến Sự trung thành ....................................................... 54 Bảng 4.21 Kết quả hồi quy tác động của sự hài lòng đến sự trung thành ..................... 55 Bảng 4.22 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết các hệ số ................................ 55
  14. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Số lượng xe mới được bán mới theo từng năm ................................................. 1 Hình 1.2 Tỉ lệ khách hàng kiểm tra định kỳ L1-L3 từ 2017 đến 2019 ............................ 3 Hình 1.3 Tỉ lệ khách hàng kiểm tra định kỳ L1-L6 từ 2017 đến 2019 ............................ 4 Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức công ty Tân Long Vân ............................................................ 10 Hình 2.1 Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos...................................................... 21 Hình 2.2 Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự .............................. 23 Hình 2.3 Mô hình tiền đề trung gian của Dabholkar và cộng sự ................................... 24 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 29 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 31 Hình 4.1 Giá trị trung bình của các biến nhân tố Tính hữu hình .................................. 56 Hình 4.2 Giá trị trung bình của các biến nhân tố Sự tin cậy ......................................... 58 Hình 4.3 Giá trị trung bình của các biến nhân tố Giá cảm nhận ................................... 59 Hình 4.4 Giá trị trung bình của các biến nhân tố Sự đáp ứng ........................................ 60 Hình 4.5 Giá trị trung bình của các biến nhân tố Năng lực phục vụ ............................. 61 Hình 4.6 Giá trị trung bình của các biến nhân tố Sự đồng cảm .................................... 62 Hình 5.1 So sánh kết quả với các nghiên cứu khác ....................................................... 69
  15. TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng mô hình lý thuyết SERVQUAL kết hợp với mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội để kiểm định các mối liên hệ giữa: (i) chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận với sự hài lòng; (ii) sự hài lòng với sự trung thành. Các mối quan hệ này được thực hiện với 163 khách hàng sử dụng dịch vụ xe máy tại đại lý ủy nhiệm Honda khu vực TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ và giá cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến sự trung thành thông qua sự hài lòng của khách hàng. Một số tồn đọng tại đại lý và có ảnh hưởng tiêu cực tới sự hài lòng của khách hàng như sau: o Tính hữu hình: tiện nghi của phòng chờ chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được và trang thiết bị phục vụ sửa chữa cũng đã trở nên lỗi thời, lạc hậu; o Sự tin cậy: nhân viên đại lý không khắc phục vấn đề sửa chữa ngay từ lần đầu và không thực hiện kiểm tra chất lượng sau khi hoàn thành sửa chữa; o Sự đáp ứng: nhân viên đại lý không nhắc khách mang xe làm dịch vụ, khách không được tiếp nhận sửa chữa nhanh chóng và phải chờ lâu khi thay thế phụ tùng; o Sự đảm bảo: khách không được nhân viên tư vấn đầy đủ trước khi thực hiện sửa chữa; o Sự đồng cảm: thời gian hoạt động của đại lý chưa phù hợp và nhân viên phòng chờ quan tâm phục vụ khách chưa tốt; o Giá cảm nhận: khách cho rằng chi phí khách phải trả không tương xứng với chất lượng dịch vụ sửa chữa do đại lý cung cấp. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản trị giúp cho các nhà quản trị trong việc hoạch định các chiến lược phù hợp giúp nâng cao sự hài lòng và duy trì sự trung thành của khách hàng tại các đại lý ủy nhiệm xe máy Honda. Từ khóa: chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận, sự hài lòng, sự trung thành.
  16. ABSTRACT The study used SERVQUAL theory model, exploratory factor analysis model (EFA) and multiple regression analysis to test the relationships between: (i) service quality and perceived price with satisfaction; (ii) satisfaction with loyalty. This relationships are verified with 163 service customers at Honda authorized dealers in Ho Chi Minh City and Binh Duong Province. The research results show that service quality and perceived price have a positive effect on loyalty through customer satisfaction. Some weakpoints have negatively affect to customer satisfaction as follows: o Tangible: customer lounge facility is not in good condition; tools and equipments has also become obsolete and outdated; o Reliability: technician cannot fix the problem right from the first time and does not carry out quality inspection after the repair is completed; o Response: dealer does not remind customers to service, customer reception activity is not good and customers have to wait long when replacing parts; o Assurance: technicians do not explain the job content to customers before starting to repair; o Empathy: operating time is not appropriate and customer lounge staffs are not interested in serving customers; o Perceived price: customers suppose that paid costs are not appropriate with the quality of repair services provided by the dealer. The study also proposes number of suggestions to help managers in developing appropriate strategies to improve customer satisfaction and maintain customer loyalty at Honda exclusive authorized dealers. Keywords: service quality, perceived price, satisfaction, loyalty.
  17. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) thì lũy kế số lượng xe máy mới được bán ra trên toàn quốc trong năm 2019 là 3.234.508 xe (giảm 4,48% so với năm cùng kỳ 2018). Honda Việt Nam (HVN) tiếp tục dẫn đầu thị trường với lũy kế doanh số là 2.573.373 xe (tăng trưởng 0.2% so với năm cùng kỳ 2018 và chiếm 79% thị phần), các nhà sản xuất xe máy còn lại tiếp tục bị sụt giảm về doanh số và thị phần (giảm từ 24% xuống chỉ còn 21%, trong đó Yamaha chiếm thị phần cao nhất trong nhóm này, tiếp theo là Piaggio, Suzuki và SYM lần lượt chia sẻ hai vị trí cuối cùng). 10.00% 9.50% 3,000,000 5.07% 4.85% 5.00% 3.48% 2,000,000 0.00% 2015 2016 2017 2018 2019 -4.48% 1,000,000 -5.00% 2,850,248 3,121,020 3,272,353 3,386,068 3,234,508 -10.00% - Tổng SS với năm trước liền kề Hình 1.1 Số lượng xe máy được bán mới theo từng năm “Nguồn: VAMM 2020” Trong những năm gần đây, Honda Việt Nam đã thay đổi chiến lược kinh doanh từ hình thức kinh doanh truyền thống (tập trung vào việc bán nhiều sản phẩm ra thị
  18. 2 trường) sang hình thức kinh doanh theo chu kỳ vòng đời của sản phẩm (tập trung vào sự trung thành khách hàng) bằng cách nghiên cứu và đưa ra các giải pháp dịch vụ khác biệt đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa ngày càng cao của khách hàng để duy trì lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Honda Việt Nam muốn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ tin cậy mà còn chủ động cung cấp dịch vụ sáng tạo, ưu việt hơn như với chính những người thân trong gia đình. Việc triển khai định hướng kinh doanh này giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ và tạo ra lợi nhuận tăng trưởng bền vững từ việc khai thác hoạt động dịch vụ một cách hiệu quả tại các đại lý ủy nhiệm Honda. Để đáp ứng theo chiến lược kinh doanh mới này thì mô hình hoạt động dịch vụ tại các đại lý ủy nhiệm Honda cần có sự điều chỉnh cho phù hợp thông qua việc thay đổi cách tiếp cận từ: - Tập trung định hướng vào đại lý sang việc tập trung định hướng vào khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm; - Việc bị động trong đầu tư vào hoạt động dịch vụ sang chủ động trong việc tìm hiểu để đầu tư dịch vụ theo hướng làm hài lòng và tạo sự thoải mái cho khách hàng; - Tập trung vào lợi nhuận trong “ngắn hạn” sang xây dựng sự trung thành của khách hàng trong “dài hạn”. Dịch vụ thể hiện cho nền kinh tế hiện đại và các hoạt động dịch vụ đang trong quá trình thay đổi mang tính cách mạng, tác động nhiều đến cách thức mà chúng ta đang sinh sống và làm việc. Các loại hình dịch vụ mới liên tục được đưa ra để đáp ứng và làm hài lòng các nhu cầu của khách hàng (cả trong hiện tại và tương lai), cách tiếp cận này không những giúp nâng cao tỉ lệ mua lập lại từ nguồn khách hàng trung thành sẵn có mà còn làm gia tăng lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất xe máy. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều đại lý ủy nhiệm của Honda Việt Nam không nhìn nhận rằng đội ngũ nhân sự dịch vụ xuất sắc chính là chìa khóa quan trọng để duy trì sự trung thành của khách hàng và đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Hơn nữa, vẫn còn nhiều chủ đầu tư
  19. 3 đang do dự đầu tư vào hoạt động dịch vụ, dẫn đến thiếu sự công nhận vai trò của dịch vụ sau bán hàng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công. Kết quả của việc không chú trọng nhiều đến dịch vụ là khách hàng đem xe đến các đại lý khác hoặc dịch vụ bên ngoài, làm ảnh hưởng không tích cực tới kết quả doanh thu và lợi nhuận. Theo kết quả thống kê khảo sát về sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ do Honda Việt Nam và công ty Honda Tân Long Vân kết hợp thực hiện trong giai đoạn từ 2017 đến 2019 thì tỉ lệ khách hàng không hài lòng có xu hướng tăng và tỉ lệ khách hàng trung thành có xu hướng giảm (đặc biệt là sau khi hết thời gian bảo hành tiêu chuẩn). Hình 1.2 cho thấy số lượng khách hàng vào đại lý thực hiện bảo dưỡng định kỳ (trung bình từ lần 1 đến lần 3- tương ứng với thời gian sử dụng xe trong vòng 1 năm sau khi mua mới) không ổn định và có xu hướng giảm dần, đặc biệt tỉ lệ khách vào làm thực tế giảm mạnh chỉ còn 54% trong năm 2019 khi so sánh với kế hoạch đặt ra. Hình 1.2 Tỉ lệ khách hàng kiểm tra định kỳ trung bình L1-L3 (2017 đến 2019) “Nguồn: Phòng Chăm sóc khách hàng” Hình 1.3 cho thấy số lượng khách hàng vào đại lý thực hiện bảo dưỡng định kỳ (trung bình từ lần 1 đến lần 6- tương ứng với thời gian sử dụng xe trong vòng 3 năm sau khi mua mới) không ổn định và có xu hướng giảm dần đều theo từng năm, đặc biệt tỉ lệ
  20. 4 khách hàng vào làm thực tế giảm mạnh chỉ còn 48% trong năm 2019 khi so sánh với kế hoạch đặt ra. Các số liệu thống kê này cho thấy khách hàng có xu hướng chỉ quan tâm và sử dụng dịch vụ sửa chữa tại đại lý trong thời gian bảo hành tiêu chuẩn (3 năm) còn hiệu lực và không có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ sau thời gian trên, kéo theo tỉ lệ khách hàng trung thành cũng giảm theo thời gian sử dụng xe của khách hàng. Hình 1.3 Tỉ lệ khách hàng kiểm tra định kỳ trung bình L1-L6 (2017 đến 2019) “Nguồn: Phòng Chăm sóc khách hàng” Việc nâng cao tỉ lệ khách hàng trung thành tại công ty Tân Long Vân nói riêng và tại các đại lý ủy nhiệm Honda (HEAD) nói chung luôn là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo Honda Việt Nam và của đại lý. Để nâng cao tỉ lệ khách hàng trung thành thì cần tìm hiểu các nhân tố tạo nên chất lượng dịch vụ và giá cảm nhận có ảnh hưởng đến sự trung thành của khách hàng đang sử dụng xe máy thông qua sự hài lòng, từ đó đưa ra các giải pháp gia tăng sự trung thành của khách hàng đối với công ty Honda Tân Long Vân. Dựa vào thực trạng nêu trên thì tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận đến sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng tại công ty Honda Tân Long Vân”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1