intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển trên thế giới trong khoảng thời gian gần đây. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------  ---------- NGUYỄN THỊ THANH TÂM TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐẾN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC Ở NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------  ---------- NGUYỄN THỊ THANH TÂM TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐẾN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC Ở NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, tháng 11 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Tâm
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, tháng 11 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Tâm
  5. DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt DI Domestic Investment Đầu tư trong nước GMM Generalized Method of Phương pháp Moment Moments tổng quát IFDI Inward Foreign Direct Đầu tư trực tiếp nước Investment ngoài IMF International Monetary Quỹ tiền tệ quốc tế Fund OECD Organization for Tổ chức hợp tác và phát Economic Co-operation triển kinh tế and Development OFDI Outward Foreign Direct Đầu tư trực tiếp ra nước Investment ngoài World Bank Ngân hàng thế giới UNCTAD United Nations Hội nghị liên hiệp quốc Conference on Trade and tế về thương mại và phát Development triển
  6. MỤC LỤC Phụ bìa Lời cam đoan Danh mục cụm từ viết tắt Mục lục Danh mục bảng biểu Tóm tắt ......................................................................................................... 1 1. Giới thiệu .................................................................................................. 2 2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây .............................................. 4 2.1. Những nghiên cứu về mặt lý thuyết .................................................... 4 2.2. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm ............................................... 6 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 21 3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 21 3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 26 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 30 3.3.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 30 3.3.2. Nguồn dữ liệu ................................................................................ 32 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu.................................................... 34 4.1. Thống kê mô tả................................................................................... 34 4.2. Kết quả nghiên cứu chính .................................................................. 36 4.3. Kết quả các kiểm định độ vững của mô hình..................................... 44 5. Kết luận .................................................................................................. 55 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tóm tắt những công trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây ....... 18 Bảng 2: Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu............................................. 24 Bảng 3: Các nước trong mẫu nghiên cứu ..................................................... 30 Bảng 4: Tên biến và nguồn dữ liệu ............................................................. 32 Bảng 5: Mô tả dữ liệu .................................................................................. 34 Bảng 6: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ....... 35 Bảng 7: Tác động ngắn hạn của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển, phương pháp system GMM............................................................................................... 37 Bảng 8: Tác động ngắn hạn của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển, phương pháp system GMM (nhân tố phát triển thị trường được đo lường bằng biến Credit thay vì biến M2) ................................................................... 42 Bảng 9: Tác động dài hạn của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển ...................................... 43 Bảng 10: Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trực tiếp ở trong nước ở những nước đang phát triển sau khi loại bỏ những nước có nguồn dự trữ ngoại hối lớn................................................ 45 Bảng 11: Kiểm định quan hệ tuyến tính giữa đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trong nước ............................................................................ 47 Bảng 12: Kiểm định tác động của mức độ phát triển tài chính đến mối quan hệ của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trong nước. .......... 48
  8. Bảng 13: Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước, phương pháp Pooled OLS. .............................................................. 50 Bảng 14: Kiểm định Hausman....................................................................... 51 Bảng 15: Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước, phương pháp tác động cố định. ....................................................... 52 Bảng 16: Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước, phương pháp Difference GMM. ..................................................... 53
  9. 1 TÓM TẮT: Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của những nước đang phát triển ngày càng gia tăng mạnh mẽ, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong nước, từ đó tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển là điều rất cần thiết. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở 40 nước đang phát triển trên thế giới bằng cách sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp system GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có tác động nghịch chiều đến đầu tư trong nước.
  10. 2 1. GIỚI THIỆU Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, nhất là đối với những nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê của Hội nghị liên hiệp quốc tề về thương mại và phát triển UNCTAD, năm 2005, tỷ trọng của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của những nước đang phát triển so với toàn thế giới chiếm khoảng 15%. Từ năm 2005 – 2012, tỷ trọng này liên tục tăng lên, đến năm 2012 đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của những nước đang phát triển chiếm 30% so với thế giới. Sự gia tăng trong dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho thấy rằng trong thời gian gần đây những nước đang phát triển ngày càng tham gia mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ tác động đến đầu tư trong nước. Đầu tư trong nước lại là nhân tố quan trọng đối với tốc độ phát triển kinh tế. Do vậy, tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước là vấn đề cần được tìm hiểu, nghiên cứu. Dựa trên những kết quả nghiên cứu thực nghiệm đạt được, các nhà làm chính sách có thể đưa ra những chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt. Xét về mặt lý thuyết, các nhà nghiên cứu cho rằng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể tác động đến đầu tư trong nước thông qua hai kênh tác động: thị trường tài chính và thị trường sản xuất. Tuy nhiên, tác động này vẫn chưa rõ ràng, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể làm tăng, giảm hoặc không thay đổi hoạt động đầu tư trong nước. Vì thế, nghiên cứu thực nghiệm để xác định tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển là điều cần thiết.
  11. 3 Căn cứ vào những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển” để nghiên cứu trong luận văn của mình. Mục tiêu của luận văn là đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển trên thế giới trong khoảng thời gian gần đây. Dựa vào một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây, đặc biệt là bài nghiên cứu của tác giả Ali Al-Sadig (2013), câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: liệu rằng, đối với những nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có làm giảm đầu tư trong nước hay không? Luận văn sử dụng dữ liệu bảng của 40 nước đang phát triển trên thế giới trong khoảng thời gian từ 2005 – 2012 và phương pháp System GMM để có thể xử lý tốt vấn đề tính nội sinh của những biến nghiên cứu trong bài. Phần còn lại của luận văn gồm các phần sau: Phần 2: Tổng quan những nghiên cứu trước đây, gồm những nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước. Phần 3: Phương pháp nghiên cứu, gồm có mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Phần 4: Kết quả nghiên cứu: gồm có kết quả nghiên cứu chính và những kết quả kiểm tra độ vững. Phần 5: Kết luận.
  12. 4 2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY. 2.1. Những nghiên cứu về mặt lý thuyết. Về mặt lý thuyết, các nhà nghiên cứu cho rằng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể ảnh hưởng đến đầu tư trong nước thông qua hai kênh: thị trường tài chính và thị trường sản xuất. Đối với kênh thị trường tài chính, hai tác giả Steven và Lipsey (1992) cho rằng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ làm giảm đầu tư trong nước. Tác giả cho rằng trong thị trường vốn hoàn hảo, công ty có khả năng vay mượn để tăng vốn đầu tư ở mức lãi suất nhất định. Tức là quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của công ty không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường vốn không hoàn hảo, nếu công ty tăng tỷ số nợ quá cao, rủi ro sẽ gia tăng, dẫn đến chi phí sử dụng vốn của công ty sẽ tăng theo. Do đó, công ty bị giới hạn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư ở một mức nào đó. Khi công ty đầu tư ra nước ngoài sẽ làm giảm khả năng thực hiện các dự án đầu tư trong nước. Đối với kênh thị trường sản xuất, các nhà nghiên cứu cho rằng tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước phụ thuộc vào động cơ đầu tư ra nước ngoài của công ty. Theo Dunning (1993), có bốn động cơ để công ty thực hiện đầu tư ra nước ngoài: tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả thị trường và tìm kiếm tài sản chiến lược. Đầu tiên, đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên xảy ra khi công ty muốn đầu tư vào những thị trường có nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nước mình không có hoặc khan hiếm. Hejazi và Pauly (2003)
  13. 5 cho rằng nếu công ty đầu tư ra nước ngoài vì động cơ này sẽ không làm thay đổi đầu tư trong nước, thậm chí có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng trung gian trong nước, từ đó gia tăng đầu tư trong nước. Thứ hai, đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm thị trường nghĩa là công ty muốn gia nhập thị trường mới hoặc tránh những rào cản về thương mại như chi phí vận chuyển hoặc bảo hộ thương mại của nước chủ nhà. Công ty đầu tư ra nước ngoài vì động cơ này có thể làm tăng hoặc không tác động đến đầu tư trong nước. Cụ thể là, nếu công ty đầu tư vào những ngành dịch vụ (hoặc những ngành không có khả năng xuất khẩu) không dẫn đến việc thay thế xuất khẩu sản phẩm trong nước thì không những không làm giảm mà còn có tác động thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước thông qua thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng trung gian (Hejazi và Pauly, 2003). Nếu công ty đầu tư vào những lĩnh vực có tác động thay thế xuất khẩu thì sẽ làm giảm đầu tư trong nước. Tuy nhiên trong trường hợp này, vẫn có khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trung gian ở trong nước nên chưa chắc đầu tư trong nước sẽ giảm. Thứ ba, công ty có động cơ tìm kiếm hiệu quả thị trường do sự khác biệt về giá của những nhân tố sản xuất (như chi phí tiền lương nhân công…). Mỗi giai đoạn khác nhau trong chu trình sản xuất của công ty sẽ được xây dựng ở nơi có chi phí thấp nhất. Do vậy trong ngắn hạn, công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để tìm kiếm hiệu quả thị trường sẽ có tác động làm giảm đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trong dài hạn, công ty có thể nhập khẩu những nguyên liệu đầu vào trung gian từ những cơ sở ở nước ngoài với giá thành thấp hơn, cơ sở trong nước có thể sản xuất sản phẩm với giá thấp hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, và hoạt động đầu tư sản xuất trong nước (Herze, 2008).
  14. 6 Cuối cùng, công ty đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm tài sản chiến lược, là những tài sản không có sẵn trong nước nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Ví dụ, công ty đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thương hiệu công ty hay xây dựng mạng lưới phân phối rộng lớn nhằm mục đích tăng khả năng cạnh tranh; hoặc các cở sở ở nước ngoài của công ty sau khi tiếp thu khoa học công nghệ mới, trình độ quản lý cao của các đối tác sẽ chuyển về cho công ty mẹ, nâng cao khả năng sản xuất của công ty mẹ…Tóm lại, động cơ đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm tài sản chiến lược có ý nghĩa lớn đối với công ty, có tác động thúc đẩy hiệu quả hoạt động đầu tư trong nước của công ty. Như vậy, xét về mặt lý thuyết, dựa trên hai kênh thị trường tài chính và thị trường sản xuất, thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể làm tăng, giảm, hoặc không tác động đến đầu tư trong nước. 2.2. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm. Những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước được thực hiện dựa trên hai cấp độ dữ liệu: dữ liệu vĩ mô và dữ liệu vi mô (dữ liệu ngành, dữ liệu công ty). Các tác giả sử dụng dữ liệu vĩ mô gồm có: Feldstein (1995), Andersen và Hainaut (1998), Desai và cộng sự (2005), Soo Khoon và cộng sự (2012), Sauramo (2008), Herzer và Schrooten (2007), Ali Al- Sadig (2013).  Feldstein (1995): Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước. Feldstein (1995) sử dụng dữ liệu của 18 nước OECD trong những năm 1980 và 15 nước OECD trong những năm 1990 để kiểm định mối quan hệ
  15. 7 giữa đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trong nước. Trong bài nghiên cứu, đầu tiên tác giả đã hồi quy biến đầu tư trong nước (GDI) theo ba biến phục thuộc: tổng tiết kiệm quốc gia (Saving), đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI), đầu tư trực tiếp nước ngoài (IFDI). Kết quả cho thấy rằng, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm giảm đầu tư trong nước. Tuy nhiên, tác giả lại cho rằng biến OFDI, IFDI là những biến nội sinh bởi: “Biến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có tương quan với những biến có tác động thúc đẩy đầu tư trong nước. Một quốc gia có điều kiện đầu tư trong nước tốt sẽ thu hút nhiều vốn FDI và giảm đầu tư ra nước ngoài”. Để xử lý vấn đề này, ban đầu tác giả dự định sử dụng biến công cụ, tuy nhiên lại không thể tìm ra biến công cụ phù hợp cho biến OFDI và IFDI. Do vậy, ông đã thêm vào mô hình những biến có quan hệ với cả đầu tư trong nước (GDI) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (IFDI), đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) để giảm độ chệch của kết quả ước lượng, gồm có: biến giả xem nước đó có thuộc châu Âu hay không (E), biến quy mô đo lường bằng dân số trung bình (SIZE), biến lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng GDP trung bình (GRO). Kết quả cuối cùng của bài nghiên cứu là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng 1 đô la sẽ làm giảm 1 đô la đầu tư trong nước.  Andersen và Hainaut (1998): Đầu tư trực tiếp nước ngoài và lao động ở những nước công nghiệp Andersen và Hainaut (1998) kiểm định tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước dựa trên dữ liệu thời gian ở bốn quốc gia:
  16. 8 Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức trong giai đoạn từ những năm 1960 đến những năm 1990. Tác giả sử dụng các biến trong mô hình cũng tương tự như của Feldstein, với ba biến độc lập chính là tiết kiệm (Saving), đầu tư trực tiếp nước ngoài (IFDI), đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) và phương pháp ECM để nghiên cứu tác động trong ngắn, dài hạn. Kết quả cho thấy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm giảm đầu tư trong nước. Tuy nhiên, mức độ tác động ở mỗi quốc gia lại khác nhau, không phải là tỷ lệ 1:1 như kết quả nghiên cứu của tác giả Feldstein (1995). Cụ thể, đầu tư trong nước ở Mỹ giảm 1.08 đô la, Nhật giảm 1.32 đô la, Đức giảm 1.72 đô la, Anh giảm 0.41 đô la khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng 1 đô la. Tác động này của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Mỹ được bù trừ bởi tác động của đầu tư trực tiếp vào trong nước; trong khi ở Đức tác động cùng chiều của đầu tư trực tiếp vào trong nước lớn hơn so với tác động nghịch chiều của đầu trực tiếp ra nước ngoài.  Desai và cộng sự (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước. Dựa trên bài nghiên cứu của Feldstein (1995), Desai và cộng sự (2005) cũng thực hiện nghiên cứu khác cho các nước OECD. Tác giả đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, gồm 20 nước trong khoảng những năm 1980 và 26 nước trong khoảng những năm 1990. Kết quả nghiên cứu đạt được cũng khá tương đồng so với nghiên cứu của Feldstein (1995), đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm giảm đầu tư trong nước (1: 1.33 trong những năm 1980 và 1: 1.07 trong những năm 1990); đầu
  17. 9 tư trực tiếp nước ngoài làm tăng đầu tư trong nước (1: 1.18 trong những năm 1980).  Soo Khoon và cộng sự (2012): Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trong nước. Soo Khoon và cộng sự (2012) cũng dựa trên công trình nghiên cứu của Feldstein để thực hiện bài nghiên cứu đối với Malaysia. Các biến trong mô hình gồm có: tổng đầu tư trong nước (GDI), tổng tiết kiệm (GNS), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI). Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp ARDL vì hai lý do: dữ liệu quý nên dữ liệu thu thập được tương đối ít, gồm 47 quan sát từ quý 3 năm 1999 đến quý 1 năm 2010 và mục tiêu của tác giả là kiểm định tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) đến đầu tư trong nước (GDI) trong dài hạn. Kết quả cho thấy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài OFDI làm giảm đầu tư trong nước (tỷ lệ 1: 0.48), trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gia tăng đầu tư trong nước (tỷ lệ 1: 1.83). Từ đó tác giả cho rằng, Malaysia có thể bù trừ tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước bằng cách tăng cường thu hút vốn FDI.  Sauramo (2008): Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có làm giảm đầu tư trong nước hay không? Bằng chứng thực nghiệm ở Phần Lan. Sauramo (2008) nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở Phần Lan trong khoảng thời gian 1965 – 2006. Trong bài nghiên cứu, nhằm mục đích tập trung nghiên cứu tác động của OFDI đến đầu tư trong nước, tác giả không đưa biến đầu tư trực tiếp nước ngoài (IFDI) vào mô hình nghiên cứu như những nghiên cứu trước đó mà chỉ sử dụng các
  18. 10 biến: đầu tư trong nước (DI), tiết kiệm trong nước (S) và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI). Bên cạnh đó, để ước lượng tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tác giả sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu: phương pháp ECM và phương pháp VAR. Dữ liệu cũng được phân thành hai mức độ, đầu tiên là dữ liệu của toàn nền kinh tế, tiếp đó là dữ liệu của ngành (ngoại trừ ngành tài chính). Đầu tiên, tác giả sử dụng dữ liệu hàng năm cho toàn nền kinh tế. Kết quả ước lượng bằng phương pháp ECM cho thấy, trong dài hạn, OFDI có tác động nghịch chiều đến đầu tư trong nước theo tỷ lệ gần bằng 1:1. Trong ngắn hạn, OFDI không có tác động đến đầu tư trong nước. Khi sử dụng phương pháp VAR, kết quả cũng tương tự. Tiếp đó, tác giả sử dụng dữ liệu ngành từ 1975-2006 để có thể phân tích kỹ hơn mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trong nước ở Phần Lan. Kết quả nghiên cứu đạt được cũng tương tự như trên, OFDI làm giảm đầu tư trong nước. Do tác giả đã loại bỏ những công ty thuộc lĩnh vực tài chính ra khỏi mẫu nghiên cứu, phần lớn dữ liệu thu thập được từ lĩnh vực sản xuất nên tác giả cho rằng tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hoạt động đầu tư trong nước ở Phần Lan thực sự có ý nghĩa đối với lĩnh vực sản xuất.  Herzer và Schrooten (2007): Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trong nước. Khác với những nhà nghiên cứu trên, Herzer và Schrooten (2007) chỉ sử dụng biến dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài OFDI và biến đầu tư
  19. 11 trong nước DI trong mô hình nghiên cứu và áp dụng phương pháp đồng liên kết và phân tích nhân quả dựa trên dữ liệu thời gian để nghiên cứu ở Mỹ (1970-2003) và Đức (1971- 2004). Kết quả cho thấy, có sự khác biệt giữa hai quốc gia. Ở Mỹ, trong dài hạn, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm tăng đầu tư trong nước. Do những công ty đa quốc gia thường kết hợp sản xuất trong nước và nước ngoài nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất, từ đó thúc đẩy sản lượng đầu ra và đầu tư ở trong nước. Trong khi đó, ở Đức, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm tăng đầu tư trong nước trong ngắn hạn nhưng làm giảm đầu tư trong nước trong dài hạn. Tác giả cho rằng sự khác biệt giữa hai quốc gia này là do khác biệt về nhân tố pháp lý.  Ali Al- Sadig (2013): Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trong nước: trường hợp của những nước đang phát triển. Trong khi những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào những nước phát triển thì Ali Al - Sadig (2013) thực hiện nghiên cứu dành cho những nước đang phát triển. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho 121 nước trong khoảng thời gian từ 1990 -2010, (trong đó phần lớn là những nước đang phát triển). Tác giả hồi quy biến đầu tư trong nước (DI) theo 8 biến giải thích gồm có: dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (IFDI), dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI), biến trễ của đầu tư trong nước (DIt-1), tổng tiết kiệm quốc gia (Saving), lạm phát (INF), độ mở thương mại (Openess), tốc độ tăng trường GDP thực (RGDP), phát triển tài chính (M2/Credit). Đặc biệt, trong bài nghiên cứu tác giả đã xử lý vấn đề nội sinh của các biến giải thích trong mô hình bằng cách sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp
  20. 12 ước lượng system GMM. Biến công cụ là các biến trễ, các biến trễ sai phân của những biến nội sinh được đưa vào để ước lượng, giảm độ chệch của kết quả. Kết quả ước lượng cho thấy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm giảm đầu tư trong nước (tỷ lệ 1:0.29 trong ngắn hạn và 1: 0.73 trong dài hạn). Hơn nữa, kết quả ước lượng còn được khẳng định bằng nhiều phép kiểm tra độ vững của mô hình: loại những nước có nguồn dự trữ ngoại hối lớn ra khỏi mẫu, thêm các nhân tố đo lường rủi ro quốc gia vào mô hình ước lượng, kiểm định tính tuyến tính của mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trong nước, kiểm định tác động của mức độ phát triển tài chính đến mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trong nước, thực hiện ước lượng bằng các phương pháp khác. Kết quả sau khi kiểm tra độ vững cho thấy, OFDI thực sự có tác động làm giảm đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển. Ngoài những nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu vĩ mô trên, những nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu vi mô cũng có kết quả khác nhau.  Lipsey và Steven (1992): Quan hệ giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Lipsey và Steven (1992) sử dụng dữ liệu của 7 công ty đa quốc gia ở Mỹ trong khoảng thời gian 16 – 20 năm để nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước thông qua kênh tác động tài chính. Trong bài nghiên cứu, tác giả chia hoạt động đầu tư của mỗi công ty thành hai phần: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; dựa theo đó tác giả sẽ tiến hành thực hiện ước lượng cho từng công ty. Tức là sẽ có 14 phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2