Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trong nhiều nghiên cứu trước, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối quan hệ này có sự khác biệt ở cả mặt không gian và thời gian. Tại Việt Nam những nghiên cứu về đề tài này còn hạn chế về số lượng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. LÊ ĐẠT CHÍ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Đạt Chí cùng sự giúp đỡ của các thầy/cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Các số liệu nêu trong đề tài là trung thực, xuất phát từ quá trình thu thập dữ liệu của tác giả. Mọi trích dẫn nguồn được trích lược cụ thể, rõ ràng. Những kết luận khoa học của đề tài chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Phương
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 1.7. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 5 1.8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 7 2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 7 2.1.1. Nội dung lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng .................................... 7 2.1.2. Nội dung lý thuyết về hiệu quả tài chính ........................................... 10 2.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp ....................................................................... 13 2.2.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và hiệu quả tài chính ......................................................................................... 13 2.2. 2. Mô hình nghiên cứu giả thuyết đề xuất ............................................ 15 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 20
- 3. 1. Thực hiện nghiên cứu ................................................................................... 20 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................... 21 3.1.2. Nghiên cứu chính thức....................................................................... 21 3.1.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa EVA và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ....................................................... 21 3.1.3.1. Phương trình kinh tế xác lập mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ............. 21 3.1.3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính ......... 22 3.1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 25 3.1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................ 25 3.1.4.2. Dữ liệu phân tích .................................................................... 26 3.1.4.3. Mã hóa các biến ..................................................................... 27 3.1.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................. 27 3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................. 27 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 29 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................... 29 4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .............................................................. 30 4.2.1. Phân tích hồi quy tương quan ............................................................ 30 4.2.2. Phân tích hồi quy ............................................................................... 31 4.2.2.1. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa EVA và ROE .. 31 4.2.2.2. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa EVA và ROA.. 35 4.2.2.3. Kết quả phân tích hồi quy giữa EVA và YOEA .................... 39 4.2.2.4. Kết quả phân tích hồi quy giữa EVA và LDR ....................... 44 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 50 5.1. Thảo luận kết quả .......................................................................................... 50 5.2. Kiến nghị một số giải pháp............................................................................ 52
- 5.2.1. Những biện pháp làm tăng giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .................................................................................. 52 5.2.2. Những biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu thông qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng ..................................................... 54 5.2.3. Những biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi của tài sản thông qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng ................................................................... 55 5.2.4. Những biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi của tài sản có phát sinh lãi thông qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng ........................................... 56 5.2.5. Những biện pháp làm giảm dư nợ cho vay trên tổng vốn huy thông qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng ..................................................... 57 5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo .................. 58 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 DY Tỷ suất cổ tức trên giá cổ phiếu 3 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 4 EBITDA Lợi nhuận trước thuế với lãi vay và khấu hao tài sản 5 EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 6 EVA Giá trị kinh tế gia tăng 7 FCFF Dòng tiền tự do của công ty 8 IRR Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ 9 LDR Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi 10 NHNN Ngân hàng Nhà nước 11 NHTM Ngân hàng thương mại 12 NHTW Ngân hàng trung ương 13 NOPAT Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế 14 P/E Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu 15 ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản 16 ROCE Lợi nhuận trên vốn đã có 17 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 18 ROI Lợi nhuận trên vốn đầu tư 19 RONW Lợi nhuận trên giá trị thuần 20 ROS Lợi nhuận trên doanh thu 21 TC Tổng vốn đầu tư 22 VCSH Vốn chủ sở hữu 23 WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền 24 YOEA Tỷ suất sinh lợi của tài sản có chia lãi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Giả thuyết và kỳ vọng các biến trong mô hình nghiên cứu .......................... 18 Bảng 3.1: Danh sách 15 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017 ................................................................................. 25 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến phân tích trong mô hình ............................... 29 Bảng 4.2: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình ......................... 30 Bảng 4.3: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và ROE ........................................... 31 Bảng 4.4: Bảng phân tích Anovarb ................................................................................ 32 Bản 4.5: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và ROE ............................................ 32 Bảng 4.6: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và ROA ........................................... 35 Bảng 4.7: Bảng phân tích Anovarb ................................................................................ 36 Bản 4.8: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và ROA ........................................... 36 Bảng 4.9: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và YOEA ........................................ 40 Bảng 4.10: Kết quả phân tích Anovarb.......................................................................... 40 Bảng 4.11: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và YOEA ..................................... 41 Bảng 4.12: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và LDR ......................................... 44 Bảng 4.13: Kết quả phân tích Anovarb.......................................................................... 44 Bảng 4.14: Bảng hệ số mô hình hồi quy của EVA và LDR ......................................... 45 Bảng 4.15: Số liệu phân tích tương quan, hồi quy, hệ số xác định của mô hình .......... 48 Bảng 4.16: Bảng tổng hợp các kiểm định của giả thuyết.............................................. 48 Bảng 5.1: Kết quả phân tích mối quan hệ giữa EVA và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại qua một số nghiên cứu ...................................................................... 51
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 16 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 20 Biểu đồ 4.1: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc ROE và biến độc lập EVA ............... 33 Biểu đồ 4.2: Đồ thị giá trị dự báo ROE do ảnh hưởng của EVA.................................. 34 Biểu đồ 4.3: Đồ thị phân tán phần dư của ROE ............................................................ 35 Biểu đồ 4.4: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc ROA và biến độc lập EVA .............. 38 Biểu đồ 4.5: Đồ thị giá trị dự báo ROA do ảnh hưởng của EVA ................................. 39 Biểu đồ 4.6: Đồ thị phân tán phần dư của ROA ........................................................... 39 Biểu đồ 4.7: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc YOEA và biến độc lập EVA ............ 42 Biểu đồ 4.8: Đồ thị giá trị dự báo YOEA do ảnh hưởng của EVA .............................. 43 Biểu đồ 4.9: Đồ thị phân tán phần dư của YOEA ......................................................... 43 Biểu đồ 4.10: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc LDR và biến độc lập EVA ............. 45 Biểu đồ 4.11: Đồ thị giá trị dự báo LDR do ảnh hưởng của EVA................................ 46 Biểu đồ 4.12: Đồ thị phân tán phần dư của LDR .......................................................... 46
- TÓM TẮT a) Đề tài luận văn thạc sĩ: “Tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” Tiếng Việt: b) Nội dung Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Hiệu quả tài chính trong thời gian vừa qua đã trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả tài chính và mỗi tiêu chí lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trong nhiều nghiên cứu trước, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối quan hệ này có sự khác biệt ở cả mặt không gian và thời gian. Tại Việt Nam những nghiên cứu về đề tài này còn hạn chế về số lượng. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, kỹ thuật phân tích định lượng số liệu thứ cấp thu thập được từ thị trường chứng khoán Việt Nam của các ngân hàng thương mại để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Đề tài cho biết giá trị kinh tế gia tăng có mối quan hệ đồng biến với các chỉ tiêu tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không giống nhau. Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại, những nhà nghiên cứu và sinh viên chuyên ngành tài chính – ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng một lần nữa khẳng định, có sự không đồng nhất sự tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính tại các ngành, lĩnh vực và giai đoạn khác nhau. c) Từ khóa: Giá trị kinh tế; hiệu quả; tác động; tăng trưởng; ngân hàng.
- English: a) Title: “The impact of economic value added on the financial efficiency of commercial banks in Vietnam” b) Abstract: Reason for writing: Financial efficiency in recent years has become an important criteria to assess the existence of a bank in an international competitive environment. However, today there are many criteria to evaluate financial performance and each criterion has different advantages and disadvantages. Problem: This study was conducted to understand the relationship between added economic value and financial efficiency at commercial banks in Vietnam. In previous studies, the research results have shown that this relationship is different in both space and time. In Vietnam, the researchs about this topic are still limited in quality. Methods: This is using group discussion methods, expert consultation methods, techniques for quantitative analysis of secondary data collected from Vietnam's stock market by commercial banks to accomplish research objectives. Results:The thesis shows that the added economic value has a positive relationship with the financial indicators at commercial banks in Vietnam. However, the impact level is not the same. Conclusion: The results of this study are significant for managers at commercial banks, researchers, finance and banking faculty students. Research results also once again confirm that there is a heterogeneity of the impact of added economic value on financial efficiency in different fields, sectors and stages. c) Keywords: Economic value; effective; impact; growth; bank.
- 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã chủ động hội nhập, mở rộng giao thương quốc tế với nhiều quốc gia, khu vực kinh tế trên thế giới. Các ngân hàng thương mại Việt Nam với vai trò là một định chế, trung gian tài chính đã có những sự tăng trưởng vượt bậc. Doanh thu của các ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Hiện nay, bên cạnh các ngân hàng thương mại do Nhà nước quản lý, hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài cũng không ngừng được phát triển. Quy mô toàn hệ thống thị trường các ngân hàng thương mại ở Việt Nam dần được mở rộng. Trên thị trường, các ngân hàng thương mại Việt Nam phân cấp thành nhiều nhóm ngân hàng theo quy mô với các loại hình nhỏ, vừa, lớn và siêu lớn. Các ngân hàng này cạnh tranh với nhau, liên kết với nhau tạo thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng trong môi trường mới này. Các ngân hàng có năng lực cạnh tranh yếu sẽ dần được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn. Điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng hoạt động hiệu quả mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng. Trong môi trường cạnh tranh và đòi hỏi của hội nhập như hiện nay, hệ thống ngân hàng không những phải duy trì được sự ổn định trong hoạt động của mình mà còn phải có khả năng gia tăng cạnh tranh đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các định chế tài chính khác. Để làm được điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại không ngừng phải tăng cường hiệu quả hoạt động của mình.
- 2 Hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại được đánh giá thông qua rất nhiều tiêu chí như doanh thu, lợi nhuận, khả năng huy động vốn, tỷ suất sinh lời, tính thanh khoản, khả năng quản lý nợ xấu và quản trị doanh nghiệp…Mỗi tiêu chí đánh giá lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy, các nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải lựa chọn một hoặc một vài tiêu chí đánh giá phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng. Trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại có một tiêu chí đánh giá tổng thể hiệu quả hoạt động tài chính và đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Đó là, tiêu chí đánh giá thông qua giá trị kinh tế tăng thêm trong các hệ thống ngân hàng. Giá trị kinh tế gia tăng (EVA- Economic Value Added) là một chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả doanh nghiệp mang tính tổng hợp, toàn diện và cho đến kết quả cuối cùng của mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp là tối ưu hóa giá trị tài sản sở hữu của cổ đông. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển hoạt động kinh doanh và năng lực quản lý đã thúc đẩy nhu cầu của các cá nhân và tổ chức là phải xây dựng một phương pháp đo lường tài chính có cấu trúc và hiệu quả hơn. Theo bài báo của Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh quốc (CIMA), xu hướng mới nhất để đo lường hiệu quả doanh nghiệp từ năm 1992, đó là nhiều công ty gặp khó khăn trong việc thực hiện các khuôn khổ đo lường. Các vấn đề từ những năm 1990 vẫn còn có tác động đến tận ngày nay để xác định các biến đo lường, cách truy cập dữ liệu, v.v. Đo lường hiệu quả tài chính được cho là có tầm quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thành công chiến lược của một tổ chức. Kết quả đo lường hiệu quả tài chính sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các quy trình, ra quyết định hiệu quả dù ở cấp độ hoạt động hay chiến lược. Những năm gần đây, nhiều quốc gia đã phát triển một cách tiếp cận mới để đánh giá hiệu quả của các ngân hàng. Đó là giá trị kinh tế gia tăng (EVA). Thuật ngữ EVA (Giá trị kinh tế gia tăng) ban đầu được hình thành bởi dịch vụ quản lý Stern Stewart vào năm 1989. Sau đó khái niệm này đã được sử dụng phổ biến bởi G. Bannet Steward, III, đối tác quản lý của Stern Stewart & CO vào năm 1991. Kể
- 3 từ đó, hơn 300 công ty đã thông qua và ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế trên thế giới. Khái niệm về EVA là một cách tiếp cận tương đối mới để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Không giống như các biện pháp đánh giá hiệu quả công ty thông thường, yêu cầu phân tích so sánh với các công ty tương tự trong ngành, thì phương pháp EVA có thể xác định ở trong bản thân một đơn vị. Trong khi các nhà quản lý thường tập trung các biện pháp làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp thì những nhà cổ đông, những người nắm giữ cổ phần mong muốn làm tăng giá trị cổ đông. Thu nhập ròng, mặc dù là một chỉ tiêu quan trọng nhưng không phải là một thước đo thực sự của giá trị cổ đông. Giá trị kinh tế tăng thêm đo lường hiệu quả của một công ty với tỷ lệ trên chi phí vốn, trừ đi giá trị của cổ đông thực tế. Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” để tìm hiểu những khái niệm quan trọng, cách thức đo lường, những ưu nhược điểm và điều kiện để áp dụng phương pháp EVA. Qua đó rút ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược hoạt động tại đơn vị. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp đo lường giá trị kinh tế gia tăng (EVA) đã được triển khai từ những năm 1990. Trong những năm vừa qua, việc ứng dụng phương pháp đo lường EVA đã trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực và rộng khắp nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu không có sự trùng lặp, sự tác động của giá trị kinh tế tăng thêm và hiệu quả tài chính cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát của luận văn, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
- 4 Thứ nhất: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thứ ba: Đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Qua đó, nâng cao hiệu quả hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của luận văn, nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả thu thập dữ liệu của 15 ngân hàng thương mại hiện đang đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017, theo đó 04 câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra: (1) Yếu tố nào tác động đến giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam? (2) Có sự tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không? (3) Có mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại hay không? (4) Những biện pháp nào làm tăng giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố cấu thành giá trị kinh tế gia tăng và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bằng việc thu thập thông tin thứ cấp của ngân hàng thương mại Việt Nam có đăng ký trên thị trường chứng khoán đã công bố. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở những ngân hàng thương mại có đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Về mặt không gian, lựa chọn một số các ngân hàng thương mại ở Việt Nam không phân biệt đăng ký trên sàn chứng khoán Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài chỉ nghiên cứu cấu trúc đo lường giá trị
- 5 kinh tế gia tăng và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính. Thời gian thực hiện thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2008 - 2017. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: Học viên sử dụng phương pháp định tính, kết hợp sử dụng các phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn sâu để kiểm định lại các khái niệm có liên quan đến cấu trúc giá trị kinh tế giá tăng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu chính thức: Học viên thu thập số liệu thứ cấp trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các số liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu của luận văn là xác định mối tương quan giữa các yếu tố, hệ số hồi quy mô hình tuyến tính để xem xét mối quan hệ giữa các biến. Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng các thông tin thứ cấp thu thập được trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các phân tích trên SPSS 16 như: Thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính. Bên cạnh đó, học viên sử dụng các kỹ thuật phân tích, so sánh đánh giá, ước lượng về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 1.7. Ý nghĩa của đề tài Trước những biến động không ngừng của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Vấn đề quản trị tài chính tại ngân hàng thương mại ngày càng trở nên khó khăn. Hiện nay, có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại không hề đơn giản. Phương pháp đo lường giá trị kinh tế gia tăng có những ưu điểm nhất định khi đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại đã được triển khai và phát huy hiệu quả.
- 6 Với quá trình nghiên cứu nghiêm túc các số liệu thu thập thứ cấp thực tế, nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính tại các ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh nói chung biết được các yếu tố nào hình thành nên giá trị kinh tế gia tăng và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính. Nghiên cứu này cũng có những nội dung nhận định, so sánh, đánh giá kết quả nghiên cứu biện với các nghiên cứu trước. Từ đó, đưa ra các chiến lược nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn. 1.8. Cấu trúc của luận văn Luận văn được chia làm năm chương: Chương 1 Phần mở đầu Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3 Phương pháp nghiên cứu Chương 4 Kết quả nghiên cứu Chương 5 Kết luận và kiến nghị
- 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương này, học viên giới thiệu các khái niệm liên quan đến nghiên cứu gồm: Những khái niệm và cấu trúc về các bộ phận cấu thành giá trị kinh tế gia tăng, những tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại, lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại. Tiếp theo đó, dựa trên cơ sở lý thuyết đã tổng hợp học viên đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Nội dung lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng Theo định nghĩa của Công ty Stern Stewart: “Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn”. (Công ty Stern Stewart, 1992) Tính toán EVA Cơ sở xác định EVA : EVA = NOPAT – (TC x WACC) - EVA: Được tính bằng lợi nhuận thuần sau thuế và trước chi phí tài chính (NOPAT - Net operating profit after tax) trừ chi phí sử dụng vốn bình quân của tất cả các tài sản kinh doanh được sử dụng vào việc tạo ra lợi nhuận. - NOPAT (Net Operating Profit after tax): Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay x ( 1- thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp). - TC: (Total capital): Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài sản bình quân trên bảng cân đối kế toán. - WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn (bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu). Ưu điểm nổi bật nhất của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác. Qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực sự các khoản lợi nhuận được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông trong một thời kỳ nhất định. Các thước đo tài chính khác thường không tính tới loại chi phí này. Thứ
- 8 hai, khi xác định EVA đòi hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế khắc phục được hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính toán. Vì vậy, khi tính toán EVA cần phải dựa trên quan điểm kinh tế coi tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánh theo cơ sở tiền tệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cấu trúc của EVA NOPAT (Lợi nhuận thuần sau thuế): Là khối lượng lợi nhuận một công ty tạo ra nếu như không có các khoản nợ và không có tài sản tài chính. NOPAT thường được sử dụng trong tính toán giá trị gia tăng (EVA). Nó được tính như sau: NOPAT = Thu nhập hoạt động x (1 - Thuế suất). NOPAT là một cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả hoạt động cho các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính và nó không bao gồm các khoản tiết kiệm thuế mà nhiều công ty nhận được do các khoản nợ hiện tại. Bên cạnh việc cung cấp cho các nhà phân tích một thước đo về hiệu quả hoạt động cốt lõi mà không có sự ảnh hưởng của các khoản nợ. Các nhà phân tích thực hiện các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) còn sử dụng lợi nhuận thuần sau thuế để định giá cho các thương vụ giao dịch. Họ sử dụng chỉ tiêu này để tính toán dòng tiền tự do của công ty (FCFF), bằng với lợi nhuận sau thuế sau khi loại trừ thuế và trừ đi những thay đổi trong vốn lưu động. Họ cũng sử dụng nó để tính dòng tiền tự do của công ty (FCFF), bằng lợi nhuận sau thuế trừ đi vốn. Cả hai chỉ tiêu chủ yếu được các nhà phân tích sử dụng để tìm kiếm các mục tiêu mua lại, vì nguồn tài chính của người thâu tóm sẽ thay thế các nguồn lực tài chính hiện tại. Một cách khác để tính lợi nhuận ròng sau thuế là thu nhập ròng cộng với chi phí lãi ròng sau thuế, hoặc thu nhập ròng cộng với chi phí lãi ròng, nhân với một, trừ đi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. WACC (Chi phí vốn bình quân gia quyền): Là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng. WACC được doanh nghiệp xác định dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng.
- 9 Vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn cổ phần thường, vốn chủ sở hữu, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính toán như sau: WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc) Trong đó: Re = Chi phí sử dụng vốn cổ phần. Rd = Chi phí sử dụng nợ. E = Giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần. D = Giá trị thị trường của tổng nợ của doanh nghiệp. V = Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp. Tc = Thuế thu nhập doanh nghiệp.. Nói rộng hơn, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ dù bằng vốn chủ sở hữu hay bằng các khoản nợ thì chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn bình quân của các khoản tài trợ của doanh nghiệp. Bằng việc tính toán chỉ số chi phí sử dụng vốn bình quân, chúng ta biết được doanh nghiệp phải tốn bao nhiều chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các dự án có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Còn nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết chấu sẽ đòi hỏi một tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đó và ngược lại. Chi phí sử dụng vốn bình quân có thể thay đổi trong các giai đoạn khác nhau do cấu trúc vốn và chi phí sử dụng các nguồn vốn thường không cố định. TC (Vốn đầu tư): Là tổng hợp các loại chi phí để đạt được mục đích đầu tư, thông qua xây dựng nhà xưởng mua sắm máy móc thiết bị, do đối tượng của đầu tư rất phức tạp, nên tính chất của đầu tư vốn cũng rất đa dạng, do đó cần phải phân loại vốn đầu tư để phản ánh được mọi mặt hoạt động của đầu tư, thấy được quan hệ tỷ lệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 832 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn