Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - Phạm Văn Hiệu
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, đồng thời phân tích tác động của hai loại rủi ro này đến sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - Phạm Văn Hiệu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN HIỆU TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN HIỆU TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Văn Hiệu – là học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên ngành Tài Chính, Khoa Tài Chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Chữ ký PHẠM VĂN HIỆU
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu và các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục đồ thị Tóm tắt – Abstract 1. Giới thiệu...................................................................................................... 1 1.1. Sự phát triển song hành giữa hệ thống ngân hàng và mô hình quản lý rủi ro tại các NHTM tại Việt Nam ................................................................ 1 1.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu .......................................................................... 4 2. Khung lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm .......................................... 9 2.1. Mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ............ 9 2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng ............................................................................................... 11 3. Mô hình kinh tế lượng và dữ liệu ............................................................ 15 3.1. Mô hình kinh tế lượng ........................................................................... 15 3.1.1. Mô hình GMM kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản ........................................................................................... 15 3.1.2. Mô hình PVAR kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong trường hợp có độ trễ ................................................ 16 3.1.3. Mô hình GMM kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng................................... 17 3.1.4. Mô hình PVAR kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng trong trường hợp có độ trễ ........................................................................................................... 18
- 3.2. Dữ liệu ................................................................................................... 19 3.2.1. Nguồn dữ liệu ........................................................................................ 19 3.2.2. Mô tả thống kê ....................................................................................... 19 3.2.3. Ma trận hệ số tương quan ...................................................................... 23 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................. 24 4.1. Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ......................... 24 4.1.1. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản: Mô hình GMM ..................................................................................................... 24 4.1.2. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có độ trễ: Mô hình PVAR..................................................................................................... 27 4.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng ............................................................................................... 28 4.2.1. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng: Mô hình GMM .................................................................... 28 4.2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng có độ trễ: Mô hình PVAR .................................................... 33 5. Kết luận và hàm ý chính sách .................................................................. 35 Tài liệu tham khảo
- DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng RRTK Rủi ro thanh khoản QLRR Quản lý rủi ro car Tỷ lệ an toàn vốn cr Rủi ro tín dụng roe ROE nim NIM ligap Thiếu hụt thanh khoản roa ROA size Quy mô ngân hàng li Tính thanh khoản loangr Tăng trưởng dư nợ crisis Yếu tố khủng hoảng loan Tỷ lệ cho vay effi Hiệu quả hoạt động diver Đa dạng thu nhập inf Tỷ lệ lạm phát gdpgr Tăng trưởng GPD
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến được sử dụng. Bảng 3.2: Các giá trị thống kê mô tả của các biến được sử dụng Bảng 4.1: Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD (mô hình GMM) Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD có độ trễ (mô hình PVAR) Bảng 4.3: Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng (mô hình GMM) Bảng 4.4: Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng có độ trễ (mô hình PVAR) DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Đồ thị biểu diễn thương quan theo từng cặp biến số
- TÓM TẮT Lý do chọn đề tài: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra một loạt các thất bại nặng nề của thị trường tài chính nói chung và hầu hết các ngân hàng trên thế giới nói riêng, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Sự thiết hụt thanh khoản và vỡ nợ hàng loạt của các khoản cấp tín dụng dưới chuẩn là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt. Theo đó, bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn của các NHTM tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, đồng thời phân tích tác động của hai loại rủi ro này đến sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp GMM trong việc phân tích tương quan đồng thời và phương pháp PVAR trong việc phân tích tương quan có độ trễ. Kết quả nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không có tương quan đồng thời hoặc tương quan có xét độ trễ. Tuy nhiên, cả hai loại rủi ro đồng thời có tác động đến sự ổn định của ngân hàng và tác động này là loại tác động có độ trễ. Kết luận và hàm ý: Những phát hiện này cung cấp cho các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng rõ hơn về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, và sự tác động của hai loại rủi ro này tới sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng đóng góp cho những nỗ lực điều tiết nhằm tăng cường quản lý đồng thời cả rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, hướng đến mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững.
- ABSTRACT Reason for writing: The global financial crisis has caused a series of heavy failures of the financial market and many banks around the world, and the banking system in Vietnam is also affected sinificantly. The lack of liquidity and the subprime loan default is one of the key reasons for these failures. This paper is conducted for investigating the cause of banking instability in Vietnam. Problem: Analysing the relationship between liquidity risk and credit risk, and its impact on bank instability. Method: The thesis uses quantitative methods, using GMM method in reciprocal contemporaneous analysis and PVAR approach in lagged relationship analysis. Results: Liquidity risk and credit risk have no reciprocal contemporaneous or time- lagged relationship. However, both risks separately influence bank stability and this interaction is time-lagged type. Conclusion: These findings provide managers in the banking sector with a better understanding of liquidity risk and credit risk, and the impact of these risks on bank stability. Besides, my results also contribute to the regulatory efforts to enhance the simultaneous management of liquidity risk and credit risk, aiming at stable and sustainable development.
- 1 1. Giới thiệu. 1.1. Sự phát triển song hành giữa hệ thống ngân hàng và mô hình quản lý rủi ro tại các NHTM tại Việt Nam. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam từ năm 1954 đến nay có thể chia thành 04 giai đoạn và được tóm tắt như sau: giai đoạn 1951-1975, giai đoạn 1975-1985, giai đoạn 1985-1990 và giai đoạn 1990 đến nay. Giai đoạn sơ khai từ năm 1951 – 1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam với nhiệm vụ chính là phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ, và thực hiện chính sách tín dụng nhằm phát triển hoạt động sản xuất. Ngày 21/01/1960, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến giai đoạn hai (sau 1975), Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Nam được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước. Giai đoạn ba (1986-1990) là giai đoạn chuẩn bị cho công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, nhằm đảm bảo hệ thống này phát triển một cách căn bản và toàn diện. Điển hình là từ tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời bao gồm Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính. Từ thời điểm này, hệ thống tài chính Việt Nam chuyển mình từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Cụ thể, NHNN Việt Nam phụ trách cấp một, thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính cấp hai (bao gồm Ngân hàng cổ phần, liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân và Công ty tài chính) sẽ giữ nhiệm vụ lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân.
- 2 Giai đoạn từ 1990 đến nay chủ yếu thể hiện nỗ lực thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng hai cấp gần hơn với mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng trên thế giới. Theo đó, Luật NHNN 2010 đã có một số thay đổi quan trọng so với Luật NHNN 1997, làm rõ hơn địa vị pháp lý của NHNN, đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của NHNN với tư cách là Ngân hàng Trung ương, thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọng của một Ngân hàng Trung ương là thực thi chính sách tiền tệ và giám sát an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Sau thời điểm này, khi đã xây dựng một nấc thang pháp lý cao hơn, Luật các TCTD đã tạo môi trường pháp lý mới cho sự phát triển của các ngân hàng. Các NHTM mở rộng đối tượng phục vụ cho mọi thành phần kinh tế, thực hiện mở rộng thị trường với nhiều nghiệp vụ Ngân hàng mới bước đầu được triển khai như nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá, tài trợ bán hàng trả góp, đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua cổ phần các doanh nghiệp, cấp tín dụng tiêu dùng… Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, các NHTM dần dần tăng tính độc lập tương đối cho các chi nhánh, mạnh dạn đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, bước đầu tạo lập các công ty con triển khai các nghiệp vụ mới theo định hướng của NHNN. Hiện tại, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng khung pháp lý đảm bảo mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhiệm vụ phát triển bền vững lại càng khó khăn hơn. Không chỉ tại Việt nam, những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), là một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế, đã được Liên Hiệp Quốc đề ra và thực hiện từ năm 2015 đến năm 2030. Để đảm bảo những mục tiêu này được thực hiện một cách hiệu quả, công tác quản trị rủi ro cần được nghiên cứu, phân tích, đánh giá gắn với yếu tố hội nhập cũng như phát hiện các vấn đề và đề xuất giải pháp kịp thời. Theo đó, những loại rủi ro phát sinh đối với các NHTM Việt Nam bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động là đối tượng chủ yếu trong công tác quản trị rủi ro. Mỗi loại rủi ro đều có
- 3 phương thức tiếp cận và quản trị đặc thù, đặc biệt là đối với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Đối với quản lý rủi ro tín dụng, các giải pháp quản lý rủi ro được các NHTM áp dụng nhằm mục đích giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới ngưỡng an toàn 3%. Cụ thể là tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém, thúc đẩy sáp nhập, mua lại đồng thời mua lại nợ xấu của các NHTM thông qua Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC), góp phần giảm thiểu rủi ro do nợ xấu gây ra. Giải pháp trên không những khắc phục hậu quả của sự đổ vỡ hệ thống mà còn tạo điều kiện để minh bạch hóa các giao dịch gắn với nợ xấu trong các NHTM. Nghị quyết 42/2017/QH2014 về xử lý nợ xấu của Quốc hội mới thông qua cũng đã xác định về lộ trình xử lý nợ xấu kể từ ngày 15/08/2017. Bên cạnh đó, rủi ro thanh khoản của NHTM Việt Nam được giảm thiểu nhờ các cố gắng của NHNN trong việc khuyến khích ngân hàng lớn hỗ trợ ngân hàng nhỏ. Những dấu hiệu đánh giá việc cải thiện rủi ro thanh khoản thể hiện ở việc không xuất hiện các cuộc chạy đua lãi suất huy động công khai và không có dấu hiệu suy giảm tiền gửi kể cả tại các ngân hàng tái cấu trúc bắt buộc. Thực tế, thời gian qua, NHNN đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn và tạo khung pháp lý quản lý rủi ro thanh khoản, điển hình là Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng thiếu hụt thanh khoản của các NHTM. Tóm lại, việc quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại từng NHTM đã được NHNN ngày càng quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện thông qua việc NHNN đã liên tục cập nhật và hoàn thiện khung pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các NHTM theo hướng ngày một chi tiết và tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Dựa trên yêu cầu của NHNN, hầu hết các NHTM hiện nay đều đã ban hành các quy định về quản lý hai loại rủi ro này áp dụng thống nhất
- 4 trong nội bộ ngân hàng. Đồng thời, các NHTM cũng đã xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, và tuân thủ chặt chẽ những chỉ tiêu thanh khoản mà NHNN yêu cầu. Những điều này đã góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro thanh khoản tại từng NHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM nói chung. Mặt khác, đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN, hoạt động này ngày càng được hoàn thiện cả về mặt pháp lý lẫn thực tế thực hiện. Theo đó, không chỉ là sự cập nhật, thay đổi, bổ sung những văn bản điều chỉnh với hoạt động này, mà phương pháp thanh tra, giám sát cũng từng bước được chuyển đổi từ truyền thống (giám sát tuân thủ) sang phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro. Quy trình giám sát ngân hàng cũng đã được nghiên cứu, xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới. 1.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã dẫn đến những thất bại với những tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, một sự chú ý đặc biệt đến hậu quả liên quan đến sự bất ổn về mặt tài chính trong nền kinh tế đã hình thành (Agnello và Sousa, 2012). Hơn nữa, trong một môi trường đặc trưng bởi khía cạnh thị trường không hoàn hảo, thì rõ ràng điều đó trở nên bắt buộc nhằm bảo vệ người gửi tiền chống lại những thất bại trong hệ thống ngân hàng (Dewatripont và Tirole, 1994). Do đó, hệ thống ngân hàng cần phải xác định rõ nguyên nhân trong việc các ngân hàng sụp đổ. Mặt khác, các ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro tài chính. Theo Cecchetti và Schoenholtz (2011), những rủi ro tài chính này bao gồm một tình huống những người gửi tiền sẽ rút tiền gửi ngay lập tức (rủi ro thanh khoản), người vay sẽ không trả nợ đúng hạn (rủi ro tín dụng), lãi suất sẽ thay đổi (rủi ro lãi suất), hệ thống máy tính của ngân hàng sẽ bị lỗi hoặc những tòa nhà của họ bị hư hỏng (rủi ro hoạt động). Tuy nhiên, trong số các rủi ro này thì rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không chỉ là những rủi ro nghiêm trọng nhất các ngân hàng phải đối mặt, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng khác và gây ra vỡ nợ hàng loạt.
- 5 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng là gì? Những giả thuyết cổ điển kinh tế học vi mô trong lĩnh vực ngân hàng ủng hộ quan điểm cho rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng liên kết chặt chẽ với nhau. Cả hai mô hình tổ chức ngành trong hệ thống ngân hàng (industrial organization models of banking), chẳng hạn như mô hình Monti-Klein và quan điểm trung gian tài chính theo nghiên cứu của (Diamond và Dybvig, 1983; Bryant, 1980), cho thấy rằng cấu trúc tài sản và nợ của ngân hàng gần như được kết nối chặt chẽ, đặc biệt có liên quan đến việc rút tiền và sự vỡ nợ của bên đi vay. Ngân hàng đóng vai trò là một trung gian tài chính, họ tạo ra tính thanh khoản trong nền kinh tế, đối với cân đối nội bảng họ thường thực hiện thông qua việc tài trợ cho các dự án, đối với ngoại bảng thì họ mở các hạn mức tín dụng cho bên đi vay (Holmstrom và Tirole, 1998; Kashyap và cộng sự, 2002). Dựa trên những mô hình này, một bài nghiên cứu gần đây đã thực hiện tập trung vào mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản - rủi ro tín dụng và những tác động của chúng đến sự ổn định của ngân hàng (Acharya và Mora, 2013; Acharya và Viswanathan, 2011; Acharya và cộng sự, 2010; Cai và Thakor, 2008; Gatev và cộng sự, 2009; Goldstein và Pauzner, 2005; Gorton và Metrick, 2011; He và Xiong, 2012a,b; Imbierowicz và Rauch, 2014; Wagner, 2007). Bằng chứng kinh điển từ sự sụp đổ của các ngân hàng trong suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ủng hộ cho các kết quả lý thuyết và thực nghiệm này. Dermine (1986) cho rằng rủi ro thanh khoản được xem là chi phí làm giảm lợi nhuận, một khoản vay vỡ nợ làm tăng rủi ro thanh khoản bởi vì sự suy giảm dòng tiền vào và những khoản khấu hao mà nó gây ra. Vì vậy, dựa vào tài liệu nghiên cứu này, rủi ro thanh khoản và rủi ro vỡ nợ có mối tương quan cùng chiều. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn khủng hoảng, ngân hàng đã dịch chuyển từ rủi ro các khách hàng rút tiền gửi (hay thậm chí là trong trường hợp bank runs, khách hàng rút tiền hàng loạt) sang rủi ro suy kiệt các nguồn tài trợ khác, đặc biệt là từ thị trường liên ngân hàng (Borio, 2010; Huang và Ratnovski, 2011). Mặt khác, dựa vào sự bất cân xứng thông tin trên thị trường cho vay, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng
- 6 (Heider và cộng sự, 2009). Do đó, bài nghiên cứu đã cho thấy rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đã phối hợp đồng thời và gây ra sự sụp đổ của nhiều ngân hàng. Trong bối cảnh này, các vấn đề thanh khoản, thậm chí sự tự khuếch đại tác động giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, dường như đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm trầm trọng thêm sự thất bại tại các ngân hàng. Từ những sự kiện này, bài nghiên cứu cho thấy sự quan trọng trong việc xem xét ảnh hưởng qua lại giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Hơn nữa, những nhà nghiên cứu gồm Acharya và Mora (2013), Acharya và cộng sự (2016), Brunnermeier và cộng sự (2009), Calomiris và cộng sự (2015), Distinguin và cộng sự (2013), Imbierowicz và Rauch (2014) và Vazquez và Federico (2015) cho rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng được quản lý đồng thời. Theo các công trình nghiên cứu của Tirole (2011), Acharya và cộng sự (2011) đề xuất điều tiết thanh khoản một cách độc lập. Tuy nhiên, khi các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào thị trường liên ngân hàng, việc yêu cầu về vốn có thể được hiểu là một biện pháp thận trọng đối với cả rủi ro thanh khoản và rủi ro mất khả năng thanh toán. Ngay cả khi các bài nghiên cứu của He và Xiong (2012), Hieider và cộng sự (2009), Acharya và Viswanathan (2011) đã cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tương tác một cách đồng thời và ảnh hưởng đến sự ổn định của các ngân hàng, ngoài ra bài nghiên cứu thực nghiệm này còn cho thấy cách thức rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của ngân hàng. Bài nghiên cứu của Imbierowicz và Rauch (2014) cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cùng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, và trong bài nghiên cứu của Vazquez và Federico (2015) đã chứng minh tác động tương tự đối với các ngân hàng, dẫn đến kết luận rằng có một độ nhạy cảm đồng thời đối với rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng – thứ sẽ khuếch đại những khó khăn của ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, bài báo cáo này cung cấp một cách tiếp cận thông qua Phương pháp thực nghiệm vấn đề trên tại hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.
- 7 Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng thông qua việc xem xét một khoảng thời gian mẫu, kéo dài từ cuộc đại khủng hoảng gần đây. Một trong những vấn đề là động lực của bài nghiên cứu này là kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, cũng như cách thức hai loại rủi ro này ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng. Trong bước đầu tiên, bài nghiên cứu điều tra xem có mối quan hệ qua lại nào giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng hay không và nếu có thì mối quan hệ này là cùng chiếu hay ngược chiều. Dựa trên kết quả đầu tiên, bài nghiên cứu này tiến hành kiểm nghiệm trong bước thứ hai nếu rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tác động cùng nhau hoặc riêng lẻ vào sự bất ổn của ngân hàng. Sự khan hiếm các bài nghiên cứu phân tích tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định tại các ngân hàng Việt Nam trong cuộc khủng hoảng tài chính đã đặt ra vấn đề về hành vi của họ. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng rủi ro thanh khoản và/hoặc rủi ro tín dụng là yếu tố quyết định sự ổn định của ngân hàng, nhưng hoàn toàn không đề cập nhiều đến tác động chu kỳ của các loại rủi ro này. Vì vậy, việc tiến hành bài nghiên cứu này được thực hiện vì nhiều lý do. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam rất biến động, điều này có thể làm tăng sự lo ngại về sự ổn định của hệ thống tài chính, và đặc biệt là tăng trưởng tín dụng thường tăng cao hơn sau khi xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính (Crowley, 2008). Thứ hai, các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng thu hút những nhà đầu tư trên toàn thế giới do tọa lạc tại vị trí chiến lược tại vùng Đông Nam Á. Thứ ba, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thay đổi, và đặc biệt ngày càng màu mỡ và nhạy cảm trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ 22/03/2018, làm cho Việt Nam trở thành vùng trũng thu hút đầu tư, do đó nếu không có chính sách phù hợp, kịp thời thì rất dễ mất cơ hội phát triển hoặc tệ hơn là nền kinh tế trở nên bất ổn. Do đó, việc phân tích tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với sự ổn định của các ngân hàng tại Việt Nam là một yêu cầu cấp bách.
- 8 Theo quan điểm về vai trò quan trọng của các ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam, điều quan trọng là duy trì sự ổn định tại các ngân hàng. Mặc dù, cuộc tranh luận đang diễn ra về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa sự rủi ro và sự ổn định, tuy nhiên không có bất cứ một nghiên cứu thực nghiệm nào tiến hành kiểm tra sự tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của các ngân hàng tại Việt Nam. Sự đóng góp khiêm tốn của bài nghiên cứu là nằm ở việc cung cấp cho các ông chủ ngân hàng một số công cụ mà thông qua đó, tính ổn định của ngân hàng có thể được quản lý hiệu quả hơn thông qua các nhân viên giám sát trong lĩnh vực rủi ro tính dụng và rủi ro thanh khoản. Theo đó, các nhà quản lý của ngân hàng có thể tận dụng lợi thế của việc nhận ra các khiếm khuyết và từ đó cố gắng điều chỉnh lại các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự trong tương lai. Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau: ● Phần 2: Trình bày tổng quan ngắn gọn về tài liệu tham khảo. ● Phần 3: Phác thảo về phương pháp xây dựng mô hình kinh tế lượng và mô tả data đã khảo sát. ● Phần 4: Báo cáo và thảo luận về kết quả thực nghiệm. ● Phần 5: Trình bày kết luận về báo cáo này và một số hàm ý trong chính sách.
- 9 2. Khung lý thuyết và bằng chứng thực nhiệm. 2.1. Mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Theo Dermine (1986), rủi ro thanh khoản được xem là chi phí làm giảm lợi nhuận. Một khoản vay vỡ nợ làm tăng rủi ro thanh khoản do dòng tiền vào bị giảm và sự khấu hao mà nó gây ra. Dựa vào lý thuyết trung gian tài chính (theo nghiên cứu của Bryant (1980), Diamond và Dybvig (1983)) và phương pháp tổ chức ngành đối với ngân hàng (theo nghiên cứu của Prisman và cộng sự (1986)), tồn tại một mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Theo các công trình nghiên cứu của (Samartin, 2003; Iyer và Puri, 2012) dựa vào những mô hình này, họ cho thấy rằng tài sản rủi ro của ngân hàng cũng chính là thứ gây ra những cú sốc tại các ngân hàng đó. Dựa vào các mô hình này, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan cùng chiều và góp phần vào sự bất ổn của ngân hàng. Diamond và Rajan (2005) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Họ làm rõ rằng nếu có quá nhiều dự án được tài trợ bằng vốn vay thì ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền. Do đó, những người gửi tiền này sẽ đòi lại tiền nếu họ thấy rằng những tài sản này bị xấu đi, hay nói cách khác là các tài sản bị giảm giá trị. Điều này hàm ý rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tiến triển một cách đồng thời. Ngân hàng sẽ sử dụng tất cả các khoản tiền vay và tính thanh khoản toàn hàng bị suy giảm. Kết quả là rủi ro tín dụng cao hơn sẽ đi kèm với việc rủi ro thanh khoản cao hơn do nhu cầu của những người gửi tiền. Các công ty tài chính gia tăng các khoản nợ, thứ phải bị gia hạn liên tục và được sử dụng để tài trợ cho các tài sản khi ngày càng nhiều khoản nợ tại hệ thống ngân hàng, dẫn đến một rủi ro đáng lo ngại hơn: Bên gửi tiền rút tiền ồ ạt (Acharya và Viswanathan (2011)). Nikomara và cộng sự (2013) nghiên cứu mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, tại các NHNN trong giai đoạn từ 2005 – 2012. Họ kết luận rằng có một mối tương quan mạnh và cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
- 10 Về phía các nhà nghiên cứu Ejoh và cộng sự (2014), họ xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với xác suất vỡ nợ tại các ngân hàng Nigeria. Nghiên cứu này bao gồm First Bank of Nigeria Plc và được thực hiện bởi dạng nghiên cứu thực nghiệm, dạng nghiên cứu mà các bảng câu hỏi được đặt ra cho một mẫu 08 người trả lời. Họ thấy rằng tồn tại một sự tương quan dương giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Imbierowicz và Rauch (2014) kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Mỹ. Nghiên cứu của họ bao gồm một mẫu tất cả các NHTM tại Mỹ trong giai đoạn từ 1998-2010. Họ đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, nhưng không thể hiện mối quan hệ đối ứng giữa hai loại rủi ro này. Louati và cộng sự (2015) đã kiểm tra và so sánh hành vi của các ngân hàng Hồi giáo và conventional bank trong mối liên hệ đến tỷ lệ an toàn vốn CAR. Các tác giả sử dụng dữ liệu từ 12 quốc gia MENA và Đông Nam Á trong giai đoạn 2005- 2012. Họ cho thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa tỷ lệ thanh khoản và rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng. Laidroo (2016) nghiên cứu sự khác biệt về tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nước ngoài và các yếu tố quyết định trong việc so sánh các ngân hàng nước ngoài này với các ngân hàng tư nhân trong nước. Nghiên cứu bao gồm một mẫu dữ liệu, với dữ liệu gồm các ngân hàng miền Trung và miền Đông Liên minh Châu Âu trong suốt giai đoạn từ 2004-2012. Những tác giả cho thấy rằng vốn ngân hàng vẫn là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng tín dụng đối với nhóm ngân hàng tư nhân nội địa trong giai đoạn nền kinh tế bình ổn, trong khi khả năng thanh khoản của ngân hàng thì có tầm quan trọng hơn đối với các ngân hàng nội địa trong nước trong suốt giai đoạn khủng hoảng. Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã thảo luận ở trên, giả thuyết cần kiểm chứng liên quan đến sự tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là: H1. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa rủi ro thanh khoản vả rủi ro tín dụng.
- 11 H2. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan hệ cùng chiều, tức là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm. 2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng. Theo những nghiên cứu trước đây của Meyer và Pfifer (1970), Martin (1977), Espahbodi (1991), Kolari và cộng sự (2002) đã cho thấy rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng chủ yếu là do không đủ vốn, không đủ thu nhập và phải gồng gánh các khoản vay thuộc các danh mục đáng quan ngại và các khoản vỡ nợ. Tương tự, theo các bài nghiên cứu gần đây của Cole và White (2012), DeYoung và Torna (2013) thấy rằng hoạt động ngân hàng đầu tư quá mức, vốn chủ sở hữu thấp, mang nặng tính tập trung và điều kiện kinh tế vĩ mô xấu đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng làm tăng xác suất vỡ nợ của các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính. Họ thấy rằng rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của ngân hàng, nhưng phần lớn họ lại phớt lờ rủi ro thanh khoản. Brunnermeier và cộng sự (2009) cho rằng việc tăng mức vốn yêu cầu có thể đồng thời quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Theo Ratnovski (2013), vấn đề tái cấp vốn tại các ngân hàng có thể là do các yếu tố liên quan đến vấn đề thanh toán. Điều này đưa ra sự kết hợp đồng thời giữa các yêu cầu về thanh khoản và minh bạch về khả năng thanh toán sẽ giải quyết vấn đề tái cấp vốn của các ngân hàng. Mặt khác, Calomiris và cộng sự (2015) phát triển một lý thuyết về yêu cầu thanh khoản của ngân hàng, khi mà họ cho thấy rằng các ngân hàng nên quản lý phía tài sản hơn là về vốn. Đối với họ, các ngân hàng nên nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản cao hơn sẽ cho phép họ đối mặt với rủi ro thanh khoản và quản lý giám sát tốt hơn những rủi ro đó. Tuy nhiên, sự tương tác giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn