Luận văn Thạc sĩ Kinh tế tài chính: Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn sau năm 2020. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế tài chính: Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ
- NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------o0o-------- HUỲNH THU HIỀN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ U N ÁN TI N S INH T HÀ NỘI – 2020
- NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------o0o-------- HUỲNH THU HIỀN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201 U N ÁN TI N S INH T Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. TỐNG THIỆN PHƢỚC 2. PGS.TS. NGUYỄN THÙY DƢƠNG HÀ NỘI – 2020
- i ỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi và chƣa đƣợc công bố trên bất cứ phƣơng tiện thông tin nào. Tình hình, hệ thống số liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Huỳnh Thu Hiền
- ii ỜI CẢM ƠN Với tình cảm và lòng biết ơn chân thành, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến: - Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Khoa sau đại học, Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận án. - Quý Thầy, Cô giáo Học viện ngân hàng đã truyền đạt cho tôi kiến thức chuyên môn, phƣơng pháp nghiên cứu trong suốt khoá học, nghiên cứu và hoàn thiện luận án. - Quý Thầy, Cô trong hội đồng chấm chuyên đề, luận án cơ sở cũng nhƣ luận án cấp học viện đã góp ý nhiều ý kiến quý báu giúp em hoàn thiện luận án. - Các chuyên gia từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn phòng nông thôn mới đã đóng góp ý kiến, cũng cấp số liệu về những vấn đề trong luận án. - Khoa Tài chính – Ngân hàng và Trƣờng Đại học Tài chính kế toán Quảng Ngãi đã tạo điều kiện về vật chất, thời gian và động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại Học viện Ngân hàng. - Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến hai cô giáo hƣớng dẫn luận án là TS. Tống Thiện Phƣớc và PGS.TS Nguyễn Thuỳ Dƣơng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt qúa trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. - Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp tôi vƣợt qua những khó khăn để hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Huỳnh Thu Hiền
- iii MỤC ỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU N VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................................................................................. 26 1.1. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ..................................... 26 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về xây dựng nông thôn mới ......................................... 26 1.1.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới ................................................................ 29 1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...................... 33 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng ................................................ 33 1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ......................................................................... 38 1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới ................. 42 1.2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới ....................................................................................................... 43 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI..................................................................................... 51 1.3.1. Các nhân tố từ phía cơ quan, tổ chức hỗ trợ .................................................. 51 1.3.2. Các nhân tố từ phía ngân hàng ....................................................................... 53 1.3.3. Các nhân tố từ phía khách hàng ..................................................................... 55 1.4. KINH NGHIỆM VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI, MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC CHO CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ ....................................................................... 56 1.4.1. Kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới của một số nƣớc trên thế giới ................................................................................................. 56 1.4.2. Kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới của một số tỉnh tại Việt Nam ................................................................................................. 65 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Nam Trung Bộ ......................................... 68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................... 71 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ ............................. 72
- iv 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ ................................................................................................... 72 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ .......................................... 72 2.1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới Nam Trung Bộ giai đoạn 2014- 2019 . 75 2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 .............. 100 2.2.1. Tình hình cấp tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại các tổ chức tín dụng khu vực Nam Trung Bộ .......................................................................... 100 2.2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019............................................................................ 109 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ. ........................................... 137 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................... 137 2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 141 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2....................................................................................... 151 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ ........................... 152 3.1. ĐỊNH HƢỚNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ ........................................................................................................... 152 3.2. ĐỊNH HƢỚNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NAM TRUNG BỘ................................................................ 156 3.2.1. Cơ hội và thách thức đối với tín dụng ngân hàng trong xây dựng nông thôn mới Nam Trung Bộ ................................................................................................ 156 3.2.2. Định hƣớng về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới Nam Trung Bộ ................................................................................................................ 160 3.3. GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ ........................................................ 164 3.3.1. Đa dạng hoá các hình thức cho vay phù hợp với đặc thù cấp tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới................................... 164
- v 3.3.2. Ngân hàng linh hoạt thực hiện yêu cầu đảm bảo tiền vay cho khách hàng . 167 3.3.3. Tuân thủ nghiêm túc thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng, tăng cƣờng giám sát sau khi cho vay ....................................................................................................... 168 3.3.4. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức hội, đoàn thể ở cơ sở ........................................................................................................ 169 3.3.5. Chú trọng phát triển mạng lƣới TCTD trong cấp tín dụng cho xây dựng nông thôn mới ................................................................................................................. 171 3.3.6. Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn phù hợp với điều kiện sản xuất của khách hàng vay vốn. ......................................................................................................... 172 3.3.7. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đảm bảo cho vay đúng đối tƣợng đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và các tổ chức kinh tế tham gia hoạt động nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. ................................................................. 174 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 176 3.4.1. Đối với Chính Phủ........................................................................................ 176 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ...................................................................... 182 3.4.3. Đối với Sở, ban, ngành và chính quyền địa phƣơng .................................... 184 3.4.4. Đối với khách hàng vay vốn ........................................................................ 189 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3....................................................................................... 192 K T LU N ........................................................................................................... 193
- vi CÁC TỪ VI T TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GDP Tổng sản phẩm quốc dân HĐND Hội đồng nhân dân HSX Hộ sản xuất HTX Hợp tác xã HSBC Ngân hàng Hồng Kông và Thƣợng Hải KT-XH Kinh tế - xã hội NGO Tổ chức phi chính phủ địa phƣơng NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NTM Nông thôn mới NSNN Ngân sách nhà nƣớc ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QTDND Quỹ tín dụng nhân dân RCCs Các tổ chức ngân hàng chính thức RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TSĐB Tài sản đảm bảo TCTD Tổ chức tín dụng TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô TYM Tổ chức tài chính VM TNHH 1 thành viên Tình thƣơng
- vii TW Trung ƣơng UBND Uỷ ban nhân dân UNY Đồng nhân dân tệ USD Đồng Đô la Mỹ XDNTM Xây dựng nông thôn mới
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019 .................................................................................................. 77 Bảng 2.2: Kết quả đạt từng tiêu chí đến năm 2019 chia theo các vùng ................... 79 Bảng 2.3: Mức đạt tiêu chí bình quân/xã của các vùng giai đoạn 2010 – 2019 ...... 81 Bảng 2.4: Kết quả đạt nhóm tiêu chí Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019 ............................................................. 83 Bảng 2.5: Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 ............................... 85 Bảng 2.6: Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 ...................... 91 Bảng 2.7: Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Văn hoá – xã hội – môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 ...................... 95 Bảng 2.8: Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 ........................................ 99 Bảng 2.9: Các tổ chức cung cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn khu vực Nam Trung Bộ ................................................................................................................ 100 Bảng 2.10: Nguồn vốn tín dụng tham gia XDNTM các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2016 – 2019 ............................................................................................................. 110 Bảng 2.11: Dƣ nợ tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 ................................................................................................... 112 Bảng 2.12: Số lƣợng khách hàng đƣợc cấp tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 .................................................................. 114 Bảng 2.13: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại NHCSXH và Agribank Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 .......................................................................................... 117 Bảng 2.14: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 ..................................................................................... 120 Bảng 2.15: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại Agribank các tỉnh Nam Trung Bộ, ................................................................................................... 121
- ix Bảng 2.16: Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng vay vốn tại NHNo&PTNT và NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 .................................................................. 124 Bảng 2.17: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 ............................................................................................................ 126 Bảng 2.18: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại NHo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019 ............................................................................................................. 127 Bảng 2.19: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay tại NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019 ............................................................................................. 130 Bảng 2.20: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay tại Agribank Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019 ............................................................................................. 133 Bảng 2.21: Nợ quá hạn, nợ khoanh đối với xây dựng NTM tại NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019............................................................................ 135 Bảng 2.22: Nợ xấu tín dụng đối với xây dựng NTM tại NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 ..................................................................................... 136 Bảng 2.23: Tổng hợp kết quả xây dựng nông thôn mới các vùng trog cả nƣớc đến năm 2019 ................................................................................................................ 138
- x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % thực tế đạt nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội XDNTM so với kế hoạch của các tỉnh Nam Trung Bộ ................................................................. 86 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % thực hiện đạt nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong XDNTM so với kế hoạch của các tỉnh Nam Trung Bộ............................................. 92 Biểu đồ 2.3: Dƣ nợ tín dụng của NHCSXH và NHNo&PTNT các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019 ....................................................................................... 113 Biểu đồ 2.4: Số lƣợng khách hàng đƣợc cấp tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT, 2014 – 2019 ................................................................................... 115 Biểu đồ 2.5: Dƣ nợ bình quân khách hàng đƣợc cấp TD tại NHCSXH và NHNo&PTNT các tỉnh NTB, 2014 – 2019 ............................................................ 116 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % dƣ nợ theo mục đích sử dụng vốn ......................................... 117 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % dƣ nợ theo thời hạn của NHCSXH & Agribank các tỉnh Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019............................................................................ 125 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 ............................................................................................................. 126 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn của NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 ................................................................................................ 128 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay của NHCSXH Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 ............................................................................................................. 131 Biểu đồ 2.11: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay của Agribank Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 ............................................................................................................. 132 Biểu đồ 2.12: Bình quân số tiêu chí/xã của các vùng trong cả nƣớc đến năm 2019 ...... 139
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nông dân chiếm phần lớn dân số của cả nƣớc. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tính đến năm 2018, dân số Việt Nam đạt trên 90 triệu ngƣời với khoảng 65% sống ở khu vực nông thôn, nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập trong đó sản xuất nông nghiệp đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, khu vực này còn yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn mà chủ yếu là nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chƣa phát huy hết lợi thế và nguồn lực cho phát triển. Chính điều này đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Nhận thức đƣợc vấn đề này, trên cơ sở nghị quyết 26- NQ/TW, thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 thay thế cho quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010. Đây là một chƣơng trình khung toàn diện nhất để cộng đồng chung sức xây dựng một nông thôn mới hiện đại nhằm tạo ra những giá trị mới của nông thôn Việt Nam. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có tổng diện tích đất tự nhiên 4,45 triệu ha chiếm 13,2% diện tích cả nƣớc trong đó, đất nông nghiệp có 3,67 triệu ha chiếm 82,47% tổng diện tích đất nông nghiệp; toàn vùng có trên 1.300 km bờ biển, nhiều cảng biển, đƣờng giao thông, đƣờng sắt, đƣờng hàng không nối liền với các vùng khác trong cả nƣớc và quốc tế, có tài nguyên đất đai và khí hậu đa dạng, phong phú,… là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai thực hiện chƣơng trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, vùng chỉ có 378/825 xã chiếm 45,82% đã đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thấp hơn so với mức đạt chuẩn của cả nƣớc (50,8%), chỉ cao hơn Tây Nguyên (37,73%) và miền núi phía Bắc (26,45%). Kết quả
- 2 thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới chƣa đồng đều giữa các tỉnh trong vùng, mặc dù điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội giữa các địa bàn không quá khác biệt. Một số tỉnh đến nay mới chỉ đạt dƣới 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận) và số tiêu chí bình quân/ xã đạt dƣới 15 tiêu chí. Nhiều tiêu chí liên quan trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân còn đạt rất thấp nhƣ tiêu chí về thu nhập (60,6%), hộ nghèo ( 61,3%), tổ chức sản xuất (70,3%). Những tồn tại, yếu kém trong quá trình xây dựng nông thôn mới của vùng trong thời gian vừa qua có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan cũng nhƣ chủ quan nhƣ: hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, yếu kém; khả năng tổ chức sản xuất của một bộ phận dân cƣ ở vùng sâu, vùng xa chƣa phù hợp, ngƣời nông dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít, thiếu nhạy bén với kinh tế thị trƣờng, năng lực cạnh tranh còn khá thấp dẫn tới việc liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ gặp phải nhiều khó khăn, bất cập; chính sách giảm đói nghèo những năm qua có nhiều khiếm khuyết dẫn đến tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu ý chí vƣơn lên thoát nghèo của một bộ phận ngƣời nghèo, một số khoản cho vay theo chƣơng trình kinh tế, tín dụng của Chính phủ ở nông thôn hiệu quả còn thấp; chính sách cho vay của ngân hàng chƣa gắn kết chặt chẽ với các chính sách của địa phƣơng… Bên cạnh đó, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, hàng năm thƣờng xảy ra nhiều trận bão lũ lớn, hạn hán kéo dài phá huỷ nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội; khả năng liên kết tạo thế mạnh của vùng còn manh mún, các tỉnh tự đầu tƣ, xây dựng và phát triển theo hƣớng chủ quan của mỗi địa phƣơng, tạo nên sự dàn trải, phân tán, nhỏ lẻ, tự phát, tính chuyên môn thấp dẫn đến thế mạnh của từng tỉnh bị lu mờ, chƣa có sự hợp tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa năm nhà làm cho hoạt động nông nghiệp ẩn chứa nhiều rủi ro. Những điều này đã làm cho các tổ chức tín dụng trong vùng dè dặt trong việc cấp tín dụng tại thị trƣờng nông thôn. Hiện dƣ nợ cho vay đối với xây dựng nông thôn mới vẫn chủ yếu tập trung ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội (chiếm 88,9% so với dƣ nợ tín dụng xây dựng nông thôn mới của vùng), một trong những yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng nơi đây vẫn chƣa bắt
- 3 kịp với nhiều khu vực khác của cả nƣớc. Chính vì vậy, đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để ngƣời dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, trở thành điểm tựa vững chắc trong phát triển kinh tế góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ là một vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ” để làm đề tài nghiên cứu sinh. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Tín dụng ngân hàng có tầm quan trọng rất lớn đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới. Do đó, vấn đề này đã đƣợc nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp và nền nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm và thu nhập cho trƣớc hết khoảng 65% dân cƣ, nhƣng những năm trƣớc đây nông nghiệp, nông thôn, nông dân chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng đƣa vào lĩnh vực nông nghiệp, đến khu vực nông thôn và ngƣời nông dân còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngƣời dân. Vấn đề tam nông cũng nhƣ xây dựng nông thôn mới chỉ mới đƣợc triển khai mạnh mẽ từ năm 2010 đến nay với nhiều chính sách có hiệu quả tích cực. Trong những giải pháp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân thì hoạt động hỗ trợ vốn của ngân hàng đã có dấu hiệu tích cực từ một số văn bản Nhà nƣớc về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách cũng nhƣ giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế ở các vùng nông nghiệp, nông thôn phát triển. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng luôn nhấn mạnh việc “đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Nhằm tạo hành lang pháp lý khai thông nguồn vốn tín dụng vào thị trƣờng tài chính nông thôn, ngày 30/3/1999 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Với chính sách này, dòng vốn tín dụng đã đƣợc đầu tƣ
- 4 vào khu vực nông nghiệp, nông thôn mạnh mẽ hơn, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, đảm bảo an sinh xã hội…Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho chính sách này không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nghị định 41/2010/NĐ-CP (Nghị định 41) ra đời năm 2010 thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Nghị định 41 có hiệu lực đã bổ sung đƣợc những khiếm khuyết của Quyết định 67, NHNN đẩy mạnh hơn nữa dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, Nghị định 41 vẫn còn một số bất cập nhƣ: nguồn vốn tài trợ cho các hộ vay còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, số lƣợng các tổ chức tham gia cấp tín dụng còn quá ít, chƣa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ hiệu quả với các hộ sản xuất quy mô lớn… Vì thế, ngày 9/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP (Nghị định 55) thay thế, bổ sung cho Nghị định 41. Theo đó, Nghị định 55/CP đã khắc phục những hạn chế của Nghị định 41/CP nhƣ: mở rộng đối tƣợng đƣợc vay vốn, số tiền cấp tín dụng cho các hộ vay hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đƣợc tăng lên, thủ tục vay vốn…. Đẩy mạnh nguồn lực vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu công nghệ 4.0, Nghị định 116/2018/NĐ-CP đƣợc ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55 nhằm nới lỏng nút thắt về giới hạn vốn, tài sản đảm bảo, đối tƣợng vay… khuyến khích nhiều tổ chức tín dụng tham gia phục vụ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. 2.1. Ở nƣớc ngoài Theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực tín dụng cho khu vực nông thôn, điển hình phải kể đến các nghiên cứu của Lynette Ong (2012), Hoda, A. & Terway, P. (2015), Narayanamoorthy và Alli (2015), Kim, Young – Chul (2004), … Dƣới đây là một số nghiên cứu điển hình của học giả nƣớc ngoài về tín dụng nông nghiệp, nông thôn các quốc gia trên thế giới có điều kiện tự nhiên, kinh tế cũng nhƣ nền nông nghiệp với nhiều nét tƣơng đồng với Việt Nam.
- 5 Lynette Ong (2012) trong nghiên cứu “Thịnh vượng hay diệt vong: hệ thống tín dụng và tài chính ở nông thôn Trung Quốc” đƣợc xuất bản bởi Trƣờng Đại học Báo chí Ithaca. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nêu ra các vấn đề trong tín dụng nông nghiệp của Trung Quốc, đã chỉ ra sự mất cân đối giữa hệ thống tín dụng cấp trung ƣơng và cơ sở. Trong giai đoạn từ 1985 đến 2004, Hợp tác xã tín dụng nông thôn (RCCs) là các tổ chức ngân hàng chính thức của Trung Quốc chủ yếu để phục vụ ngƣời dân nông thôn. Việc thiếu tổ chức tiết kiệm thay thế và kênh đầu tƣ đã biến RCCs thành sự lựa chọn tiết kiệm rất phổ biến ở nông thôn Trung Quốc. Chức năng của hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc là hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp của hộ nông dân. Tuy nhiên, theo thống kê toàn quốc về danh mục cho vay của hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc thì tỷ lệ cho vay hộ nông dân chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp tại nông thôn. Do đó, chính phủ Trung Quốc cần phải có những động thái tích cực để cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng nông thôn Trung Quốc đảm bảo hệ thống tín dụng và tài chính ở nông thôn Trung Quốc có thể phát triển thịnh vƣợng. Hoda, A. & Terway, P. (2015), trong nghiên cứu “Đánh giá chính sách tín dụng cho nông nghiệp ở Ấn Độ” đƣợc xuất bản trong Cuốn sách Tôn giáo kinh tế Ấn Độ. Ấn Độ là một nƣớc mà dân số chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đi sâu phân tích thể chế tín dụng ở khu vực nông thôn Ấn Độ, đặc biệt là hỗ trợ hoạt động nông nghiệp, đánh giá biện pháp đƣợc thực hiện trong nhiều năm và đã phát hiện ra rằng hoạt động để tăng cƣờng tín dụng nông nghiệp có hiệu quả nhƣ mở một số lƣợng lớn chi nhánh ngân hàng thƣơng mại ở nông thôn, cho vay lĩnh vực ƣu tiên với 18% cho nông nghiệp, sử dụng thẻ tín dụng Kisan, đã làm tỷ trọng tín dụng trong nông nghiệp tăng một cách ấn tƣợng. Narayanamoorthy và Alli (2015), trong bài báo “Những bí ẩn xung quanh dự án đầu tư tín dụng nông thôn của Ấn Độ”, đƣợc đăng trên trang Tài chính và Ngân hàng của Tạp chí Kinh tế toàn cầu Ấn Độ. Trong bài báo này, tác giả đã kiểm chứng đƣợc mối quan hệ tự nhiên giữa tín dụng nông thôn với tăng trƣởng GDP nông nghiệp, đồng thời đƣa ra nhận định về thực trạng tín dụng nông thôn của Ấn Độ. Rất nhiều nông dân tham
- 6 gia tín dụng nông thôn không những không thu đƣợc lợi nhuận mà trở nên khó khăn hơn khi phải gánh thêm chi phí vốn vay bởi khoản tín dụng nông nghiệp ngƣời dân nhận, không đƣợc sử dụng đúng mục đích. Qua nghiên cứu, tác giả đã đề xuất ba chính sách mà Chính phủ Ấn Độ có thể thực hiện để đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp của đất nƣớc là phải tăng mức cho vay nông nghiệp gấp đôi trong thời gian 3 năm liên tiếp; thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo cho nông dân và có chính sách hỗ trợ lãi suất cho những đối tƣợng không thuộc diện xoá đói giảm nghèo. Kim, Young – Chul (2004), trong nghiên cứu “Nâng cao hệ thống tài chính nông nghiệp: vai trò thay đổi của hợp tác xã nông nghiệp ở Hàn Quốc”, đƣợc đăng trên Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Konkuk, Seoul, Hàn Quốc. Hàn Quốc với ngành nông nghiệp đƣợc đặc trƣng bởi các trang trại nhỏ chủ yếu dành cho trồng lúa, sản xuất trồng trọt chiếm 69,7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và 30,3% đến từ động vật và các sản phẩm nông nghiệp khác. Nhƣng trong giai đoạn 1970 – 2002, ngành nông nghiệp đã bị tụt lại phía sau so với tăng trƣởng của các ngành khác. Trong nghiên cứu này, thông qua đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Hàn Quốc, tác giả đã cung cấp thông tin giá trị về những nổ lực và sáng kiến của Hàn Quốc trong việc cải thiện hệ thống tài chính nông nghiệp. Hàng loạt chính sách đã đƣợc đƣa ra nhằm kích thích tăng trƣởng trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hàn Quốc nhƣ: tăng cƣờng tính linh hoạt của thị trƣờng vốn thông qua việc cải thiện dịch vụ, kỹ thuật ngân hàng, cải cách hƣớng tới một hệ thống ngân hàng phục vụ cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; nâng cao hiệu quả quản lý thông qua hệ thống đánh giá và tăng cƣờng hệ thống giám sát tín dụng, trong đó thiết lập một hệ thống tín dụng giám sát hiệu quả đƣợc xem là giải pháp thành công nhất trong giai đoạn này. Hệ thống tín dụng giám sát này chính là hệ thống hợp tác xã nông nghiệp của Hàn Quốc, với cơ chế hai tầng đa chức năng, đã đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩn nghèo đói bằng cách tăng cung tín dụng hợp tác xã nông nghiệp trong giai đoạn đầu phát triển. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 2.2.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Phạm Đi (2016), sách “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay: nghiên
- 7 cứu vùng duyên hải Nam Trung Bộ” đƣợc xuất bản tại nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Cuốn sách này đã đƣợc tác giả viết thành 3 chƣơng theo hƣớng khái quát một số vấn đề lý luận – thực tiễn về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về xây dựng nông thôn mới, sau đó, tác giả đã trình bày việc tìm hiểu, nghiên cứu về việc xây dựng nông thôn mới của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2014, sử dụng phƣơng pháp khảo sát ngƣời dân ở một số địa phƣơng để đánh giá nhận thức của ngƣời dân về xây dựng nông thôn mới của vùng, phát hiện những khó khăn, vấn đề mới phát sinh, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đƣa ra hệ thống giải pháp gồm giải pháp chung mang tầm vĩ mô và nhóm giải pháp cụ thể mang tầm vi mô gắn với từng nhóm vấn đề theo Bộ tiêu chí quốc gia nhằm thực hiện tốt chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới. Đây là một tài liệu khá toàn diện về xây dựng nông thôn mới về lý luận cũng nhƣ nghiên cứu thực tế tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tuy nhiên thời gian nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới của tác giả theo các Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Văn phòng điều phối chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2014), “Sổ tay xây dựng nông thôn mới”. Nội dung của cuốn sổ tay này tổng hợp những vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới nhƣ: lý do phải xây dựng nông thôn mới, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới, tổ chức thực hiện, xây dựng nông thôn mới từng thôn, xóm, giới thiệu bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 sửa đổi bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; nội dung xây dựng nông thôn mới và trình tự các bƣớc triển khai xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; một số cơ chế chính sách trong xây dựng nông thôn mới. Tài liệu này đã trình bày, hƣớng dẫn các vấn đề trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tƣớng về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Do đó, đến thời điểm hiện
- 8 tại, khi Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 thay thế QĐ 800 và Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 thay thế cho QĐ 491 về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, vì vậy tài liệu này có giá trị tham khảo một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng nông thôn mới. Trần Minh Yến (2013), “Xây dựng nông thôn mới – Khảo sát và đánh giá” đƣợc xuất bản tại nhà xuất bản khoa học và xã hội. Trong tài liệu này, nhóm tác giả thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã khái quát các vấn đề lý luận về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới nhƣ khái niệm, chức năng, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc về phát triển nông thôn; tiến hành khảo sát thí điểm về xây dựng nông thôn mới tại 3 xã là xã Tân Thịnh (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), xã Tam Phƣớc (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) với thời gian nghiên cứu từ 2009 đến 2011. Qua đó đánh gía đƣợc những thành công cũng nhƣ hạn chế trong bƣớc đầu của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Từ những kết luận đƣợc rút ra trong quá trình khảo sát đánh giá thực tế, cùng với cơ hội và thách thức đặt ra trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhóm tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị để thực hiện xây dựng trong những năm tiếp theo và đƣợc mở rộng trên phạm vi cả nƣớc nhƣ: công tác quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới, vốn đầu tƣ và cơ cấu vốn đầu tƣ, gắn vai trò của hội, các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới, Bộ tiêu chí nông thôn mới cần điều chỉnh cho phù hợp với vùng, miền,…Đây là tài liệu đƣợc thực hiện nghiên cứu khi chƣơng trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới mới bắt đầu đƣợc triển khai thực hiện thí điểm tại một số vùng trong cả nƣớc. Nguyễn Văn Hùng (2015), “Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh”, luận án tiến sĩ đƣợc bảo vệ thành công tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn