intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ BÍCH HẰNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ BÍCH HẰNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 Người hướng dẫn khoa học: NGƯT., PGS., TS. NGUYỄN THỊ LOAN TP. HỒ CHÍ MÌNH – NĂM 2016
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trãi qua quá trình hình thành và phát triển đến thời điểm hiện tại, Agribank Gia Lai đã khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Luận văn với đề tài: “Tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai” được tác giả lựa chọn và nghiên cứu nhằm phát huy hơn những thành quả trong đầu tư tín dụng mà Chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đưa ra những giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những tồn tại còn tiềm ẩn, góp phần mở rộng hoạt động CVKHCN tại Chi nhánh trong thời gian tới cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, luận văn đã trình bày tổng quan những lý luận cơ bản về mở rộng CVKHCN tại NHTM thông qua khái niệm, đặc điểm; những chỉ tiêu đánh giá mở rộng CVKHCN tại NHTM; những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng CVKHCN; vai trò của tín dụng ngân hàng đối với KHCN. Thứ hai, luận văn đã đánh giá được thực trạng mở rộng CVKHCN tại Agribank Gia Lai, kết quả khảo sát về nguyên nhân của những hạn chế chủ yếu trong thực tế mở rộng CVKHCN tại Chi nhánh xuất phát từ Agribank Gia Lai và môi trường bên ngoài. Thứ ba, trên cơ sở những nguyên nhân của hạn chế và những định hướng mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và CVKHCN nói riêng của Agribank Gia Lai, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi góp phần mở rộng hoạt động CVKHCN đối với Agribank Gia Lai và những giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đạt đến mục tiêu mở rộng CVKHCN tại Chi nhánh trong thời gian tới.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể: Tôi tên là: Võ Thị Bích Hằng Sinh ngày 01 tháng 8 năm 1987 Quê quán: Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam Hiện đang công tác tại: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai – 05 Trần Hưng Đạo, Pleiku, Gia Lai. Là học viên cao học khóa XVI của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã số học viên: 020116140049 Cam đoan đề tài: “Tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai”. Mã số chuyên ngành: 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: NGƯT., PGS., TS. Nguyễn Thị Loan. Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2016 Tác giả: Võ Thị Bích Hằng
  5. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi kính gởi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu, các Thầy Cô Trường Đại Học Ngân hàng TP. HCM đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo NGƯT., PGS., TS. Nguyễn Thị Loan, người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những đánh giá quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, tập thể nhân viên Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai, cùng bạn bè và người thân đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn. Trân trọng! Tác giả: Võ Thị Bích Hằng
  6. MỤC LỤC Trang TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...... 1 1.1. Khái quát về cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại . 1 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại ........................................................................................................................ 1 1.1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại....... 1 1.1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại ........ 1 1.1.2. Phân loại cho vay và rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại................................................................................................... 3 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng cá nhân ..................... 6 1.1.3.1. Đối với nền kinh tế .................................................................................. 6 1.1.3.2. Đối với khách hàng cá nhân .................................................................... 6 1.1.3.3. Đối với ngân hàng ................................................................................... 7 1.2. Tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại ......................................................... 7
  7. 1.2.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại ......................................................................................... 7 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại ......................................................................................... 9 1.2.2.1. Nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng thương mại .................................. 9 1.2.2.2. Nhân tố khách quan............................................................................... 14 1.3. Sự cần thiết mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................. 16 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................. 18 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI .................................................................................................................... 19 2.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai 19 2.1.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Agribank Gia Lai............................ 19 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 19 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 20 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Gia Lai giai đoạn 2013 – 2015 .............................................................................................. 20 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn ....................................................................... 21 2.1.2.2. Hoạt động cho vay ................................................................................ 22 2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ khác ........................................................................ 24 2.1.2.4. Về lợi nhuận kinh doanh ....................................................................... 25 2.2. Thực trạng về mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai ............................................................................................ 25
  8. 2.2.1. Thực tế về cơ cấu tổ chức và quy định nội bộ về mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai ................................................... 25 2.2.1.1. Thực tế về cơ cấu tổ chức liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai ............................................................................. 25 2.2.1.2. Những quy định chủ yếu trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai .......................................................................................... 28 2.2.2. Thực tế về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai . 31 2.2.2.1. Mạng lưới hoạt động của Agribank Gia Lai trên địa bàn tỉnh .............. 31 2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân ................................ 32 2.2.2.3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, thị phần cho vay khách hàng cá nhân ............................................................................................ 33 2.2.2.4. Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân thực tế so với kế hoạch được giao ..................................................................................................................... 36 2.2.2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích vay, sản phẩm ................................................................................................................... 37 2.2.2.6. Cơ cấu nợ cần chú ý, nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai ............................................................................................... 40 2.2.2.7. Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ................................ 42 2.3. Khảo sát nguyên nhân ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai ................................................................ 43 2.3.1. Khảo sát Lãnh đạo, nhân viên tại Agribank Gia Lai và khách hàng ....... 43 2.3.1.1. Kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai .......................................................... 45 2.3.1.2. Kết quả khảo sát thông tin khách hàng cá nhân chưa/đang vay vốn tại Agribank Gia Lai ............................................................................................... 47 2.3.2. Phỏng vấn các Lãnh đạo và nhân viên có liên quan tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai............................................................................... 47
  9. 2.3.2.1. Mục đích ............................................................................................... 47 2.3.2.2. Đối tượng .............................................................................................. 48 2.3.2.3. Câu hỏi được sử dụng ........................................................................... 48 2.3.2.4. Kết quả phỏng vấn ................................................................................ 48 2.4. Đánh giá về mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai ............................................................................................. 49 2.4.1. Những kết quả ........................................................................................ 49 2.4.1.1. Mạng lưới chi nhánh được phân bổ rộng khắp trên địa bàn tỉnh Gia Lai ...................................................................................................................... 49 2.4.1.2. Thị phần cho vay khách hàng cá nhân dẫn đầu so với hệ thống các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn............................................................................ 50 2.4.1.3. Hoàn thành kế hoạch dư nợ cho vay khách hàng cá nhân hàng năm ... 50 2.4.1.4. Sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp có nhiều ưu thế ................... 50 2.4.1.5. Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân ở mức thấp ......................... 50 2.4.1.6. Lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tương đối cạnh tranh . 51 2.4.1.7. Thu từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh chủ yếu là thu lãi hoạt động cho vay khách hàng cá nhân .............................................................................. 51 2.4.2. Những hạn chế ........................................................................................ 51 2.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân còn thấp, thị phần có xu hướng giảm ................................................................................................... 52 2.4.2.2. Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân phục vụ mục đích tiêu dùng chưa có tính cạnh tranh ...................................................................................... 52 2.4.2.3. Nợ cần chú ý chiếm tỷ lệ khá cao và tăng qua các năm ....................... 52 2.4.2.4. Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay .................. 53 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................... 53
  10. 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 53 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................. 69 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI ...................... 70 3.1. Định hƣớng mở rộng hoạt động cho vay nói chung và mở rộng cho vay khách hàng cá nhân nói riêng của Agribank Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020 ............................................................................................................................ 70 3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Gia Lai ............................................................................................. 71 3.2.1. Nhóm giải pháp về sản phẩm ................................................................... 71 3.2.2. Nhóm giải pháp về marketing .................................................................. 73 3.2.2.1. Tăng cường mở rộng số lượng khách hàng cá nhân thông qua các mối quan hệ giữa ngân hàng với các tổ chức, đơn vị có liên quan ........................... 73 3.2.2.2. Xây dựng và tăng cường triển khai các chính sách marketing, chính sách hỗ trợ nhằm thu hút khách hàng ................................................................ 75 3.2.3. Nhóm giải pháp về thủ tục, nghiệp vụ ..................................................... 76 3.2.3.1. Áp dụng quy trình cho vay khách hàng cá nhân linh hoạt, phù hợp nhằm hạn chế rủi ro...................................................................................................... 76 3.2.3.2. Vận dụng chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt nhằm mang lại tính cạnh tranh ........................................................................................................... 77 3.2.4. Nhóm giải pháp về chăm sóc khách hàng ................................................ 78 3.2.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ......................................................... 79 3.2.6. Nhóm giải pháp về công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân .................................................................................................................... 81 3.2.7. Nhóm giải pháp bổ trợ ............................................................................. 83
  11. 3.2.7.1. Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động ............................................... 83 3.2.7.2. Sắp xếp, bố trí lại mạng lưới cho phù hợp ............................................ 85 3.2.7.3. Nâng cao sự phối hợp giữa ngân hàng với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội .................................................................................... 86 3.3 CÁC KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 86 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Gia Lai .................. 86 3.3.2. Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai ..................................... 87 3.3.3. Kiến nghị với Hội sở Agribank ................................................................ 88 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................. 90 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01 PHỤ LỤC 02 PHỤ LỤC 03 PHỤ LỤC 04 PHỤ LỤC 05 PHỤ LỤC 06 PHỤ LỤC 07
  12. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT NƯỚC NGOÀI Vietnam Bank for Ngân hàng nông nghiệp và Agribank Agriculture and Rural phát triển nông thôn Việt Nam Development Ngân hàng nông nghiệp và Agribank Gia Lai phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai CVKHCN Cho vay khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Đầu tư và BIDV Nam Gia Lai Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai Ngân hàng TMCP Đầu tư và BIDV Gia Lai Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai Ngân hàng TMCP Phát triển HDBank Gia Lai TP. HCM chi nhánh Gia Lai KHCN Khách hàng cá nhân NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh Ngân hàng TMCP Ngoại Vietcombank Gia Lai Thương Việt Nam chi nhánh Gia Lai Ngân hàng TMCP Công Vietinbank Gia Lai Thương Việt Nam chi nhánh Gia Lai VIP Khách hàng quan trọng Very Important Person
  13. DANH MỤC CÁC BẢNG THỨ TỰ STT TÊN BẢNG TRANG BẢNG Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá mở rộng cho vay 01 Bảng 1.1 7 khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 02 Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Agribank Gia Lai 21 03 Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Agribank Gia Lai 23 Thực tế về thu nhập từ dịch vụ tại Agribank Gia 04 Bảng 2.3 24 Lai giai đoạn 2013-2015 05 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của Agribank Gia Lai 25 Những chỉ tiêu cụ thể về hoạt động CVKHCN của 06 Bảng 2.5 26 Agribank Gia Lai giai đoạn 2013 - 2015 Những quy định chủ yếu liên quan đến hoạt động 07 Bảng 2.6 28 CVKHCN tại Agribank Gia Lai Mạng lưới của Agribank Gia Lai và các Chi nhánh 08 Bảng 2.7 31 NHTM trên địa bàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng số lượng KHCN tại Agribank 09 Bảng 2.8 32 Gia Lai và một số chi nhánh NHTM trên địa bàn Tốc độ tăng, giảm dư nợ CVKHCN, thị phần 10 Bảng 2.9 CVKHCN của Agribank Gia Lai và một số Chi 34 nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Gia Lai Bảng Tỷ lệ dự nợ CVKHCN thực tế so với kế hoạch tại 11 36 2.10 Agribank Gia Lai Bảng Dư nợ CVKHCN phân theo mục đích vay vốn, sản 12 37 2.11 phẩm tại Agribank Gia Lai Bảng Cơ cấu nợ cần chú ý, nợ xấu CVKHCN tại 13 40 2.12 Agribank Gia Lai Bảng Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 14 43 2.13 tại Agribank Gia Lai Bảng Tóm tắt kết quả khảo sát Lãnh đạo và nhân viên 15 45 2.14 tại Agribank Gia Lai Bảng Tóm tắt kết quả khảo sát thông tin KHCN đang 16 47 2.15 vay vốn tại Agribank Gia Lai Bảng So sánh thời gian giải quyết khoản vay giữa 17 63 2.16 Agribank và HDBank Những chỉ tiêu cụ thể về hoạt động CVKHCN của 18 Bảng 3.1 70 Agribank Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020
  14. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ THỨ TỰ STT NỘI DUNG TRANG BIỂU Biểu đồ 01 Tình hình huy động vốn của Agribank Gia Lai 22 2.1 Biểu đồ Thị phần CVKHCN của Agribank Gia Lai trên địa 02 35 2.2 bàn Biểu đồ Dư nợ CVKHCN thực tế so với kế hoạch tại 03 36 2.3 Agribank Gia Lai Biểu đồ Phân loại cho vay tiêu dùng theo sản phẩm năm 04 39 2.4 2015
  15. DANH MỤC SƠ ĐỒ THỨ TỰ STT NỘI DUNG TRANG SƠ ĐỒ 01 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Gia Lai 20
  16. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội của đất nước, có vị trí quốc tế quan trọng trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Ngoài ra, khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, hồ tiêu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông – lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nắm bắt được những lợi thế đó, luôn bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch của hệ thống, của ngành và phối kết hợp sự hỗ trợ của các Sở, ban ngành, địa phương, trong hai mươi lăm năm qua, khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng đủ để khẳng định sự phát triển vượt bậc của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai cả về quy mô, mạng lưới và tài sản. Chi nhánh đã đề ra những kế hoạch, chương trình hoạt động phù hợp, giúp phát huy được thế mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình, gặt hái được nhiều thành công. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Gia Lai thì Agribank Gia Lai là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu với thế mạnh trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân, luôn là người bạn thủy chung đồng hành với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã luôn tích cực triển khai các chiến lược kinh doanh hướng vào hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân, không ngừng đẩy mạnh dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, từng bước cải thiện quy trình, quy chế và chính sách cho vay phù hợp nhu cầu của người dân…Kết quả đã đạt được những thành tựu nhất định mang lại lợi nhuận đáng kể cho đơn vị mình, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm bất cập, hạn chế, đặc biệt là trước môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Chi nhánh cần tìm giải pháp khắc phục góp phần giữ vững thị phần, tăng tính cạnh tranh về các sản phẩm dịch vụ, quản trị rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân hướng đến mở
  17. rộng hoạt động này, đồng thời củng cố nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới. Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu về mở rộng tín dụng tại NHTM nhưng nghiên cứu của Luận văn này không trùng lắp với những nghiên cứu trước vì phạm vi về mở rộng tín dụng tại Agribank Gia Lai và thời gian từ năm 2013 đến 2015. Với những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học. 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Đối với đề tài nghiên cứu về tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại các NHTM đã có nhiều nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Một số công trình nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài luận văn như: - Bài viết: “Giải pháp mở rộng vốn tín dụng Ngân hàng cho phát triển nông nghiệp – nông thôn trong xu thế hội nhập” của TS. Nguyễn Văn Lâm, Tạp chí khoa học & đào tạo Ngân hàng, số 146, tháng 7/2014. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, phân tích để làm rõ những kết quả đạt được của nguồn vốn ngân hàng cho phát triển nông nghiệp – nông thôn trong thời gian từ năm 2011 đến 2013, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp – nông thôn trên phạm vi rộng cả nước để từ đó đưa ra giải pháp mở rộng vốn tín dụng ngân hàng cho khu vực này trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên bài viết chưa sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như khảo sát, phỏng vấn để ghi nhận và có thêm những đánh giá thực tế, khách quan hơn. - Bài viết: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” của TS. Vũ Văn Thực, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 19 (29), tháng 11-12/2014. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như thống kê, phân tích, tổng hợp để đánh giá khái quát thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2013, đồng thời đề ra giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này trong thời gian tới. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng chỉ là một phần
  18. trong tổng thể các mục đích của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ngoài ra, bài viết cũng chưa sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như khảo sát, phỏng vấn để ghi nhận và có thêm những đánh giá thực tế, khách quan. - Bài viết: “Giải pháp mở rộng tín dụng an toàn đối với nền kinh tế” của TS. Nguyễn Văn Hà, Tạp chí Ngân hàng, số 13, tháng 7/2013. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp để nêu lên những giải pháp quan trọng nhằm mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế đã được toàn bộ ngành Ngân hàng triển khai trong thời gian 2012-2013. Tuy nhiên những giải pháp được đề ra chỉ nhằm thực hiện mức tăng trưởng tín dụng còn lại trong 7 tháng cuối năm 2013 của toàn ngành Ngân hàng là 9% (mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành Ngân hàng đối với nền kinh tế của năm 2013 là 12%). - Tác giả Huỳnh Công Nguyên 2013 với đề tài: “Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Gia Lai”. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp để khái quát các vấn đề cơ bản về cho vay và hình thức cho vay hộ sản xuất, tác giả đi sâu vào thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2010 – 2012, từ đó đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực cho vay này. Tác giả cũng đề cập đến tình hình mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất, đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong cho vay đồng thời mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội trong hoạt động cho vay đối với đối tượng này. Tuy nhiên, luận văn chưa tiến hành khảo sát trực tiếp khách hàng, nhân viên Ngân hàng để có thêm những nhận định, đánh giá được khách quan hơn, từ đó có thêm những giải pháp cụ thể, thiết thực với Ngân hàng. - Tác giả Trịnh Thị Thanh Trúc 2013 với đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 2”. Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp và kết hợp với khảo sát sự hài lòng của KHCN đang vay vốn tại Ngân hàng
  19. TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 2 để tìm hiểu cơ sở lý thuyết về cho vay khách hàng cá nhân, phát triển cho vay khách hàng cá nhân, đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá đến phát triển hoạt động CVKHCN, những nhân tố liên quan và những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển CVKHCN. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động CVKHCN tại BIDV – Chi nhánh Sở giao dịch 2 trong giai đoạn từ 2010 – 2012, chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân. Qua đó luận văn đã đưa ra những giải pháp có tính thiết thực để phát triển hoạt động CVKHCN tại Chi nhánh trong thời gian đến. Tuy nhiên, tại phần cơ sở lý luận tác giả chưa đề cập nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CVKHCN của NHTM là từ phía khách hàng vay, ngoài ra luận văn chưa tiến hành khảo sát ý kiến nhân viên của ngân hàng để có những nhận định, đánh giá toàn diện hơn góp phần đề xuất những giải pháp có tính thiết thực. Những giá trị tham khảo được từ các công trình nghiên cứu trên, cùng với thực tế về mở rộng CVKHCN tại Agribank Gia Lai là những cơ sở quan trọng giúp em thực hiện đề tài “Tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai”. Qua thực trạng mở rộng CVKHCN kết hợp với kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý tín dụng, cán bộ tín dụng KHCN tại Agribank Gia Lai; khảo sát thông tin KHCN chưa/đang vay vốn tại Agribank Gia Lai; phỏng vấn các Lãnh đạo và nhân viên tại NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai để đánh giá nguyên nhân của những hạn chế hiện nay trong hoạt động mở rộng CVKHCN tại Chi nhánh để từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị cụ thể góp phần mở rộng CVKHCN, đồng thời hạn chế rủi ro thấp nhất khi mở rộng cho vay tại Chi nhánh. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai.
  20. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai. - Đề xuất các giải pháp góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Đánh giá như thế nào về thực trạng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai? - Giải pháp nào góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai trong thời gian tới? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai từ năm 2013 – 2015 và tiến hành phỏng vấn Lãnh đạo, nhân viên có liên quan, khảo sát khách hàng, nhân viên ngân hàng thời gian từ 01/7/2016 đến 09/9/2016. 6. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn đã sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các Lãnh đạo và nhân viên tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai để đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai. - Phương pháp khảo sát ý kiến cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng KHCN tại Agribank Gia Lai; khảo sát thông tin KHCN chưa/đang vay vốn tại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2