Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng mô hình trung tâm đầu giá hoa tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các mô hình đấu giá hoa trên thế giới, cũng như bài học kinh nghiệm của các nước về hoạt động đấu giá hoa; đánh giá thực trạng ngành trồng hoa, thị trường tiêu thụ hoa, cây kiểng của Việt Nam; từ đó xây dựng mô hình trung tâm đấu giá hoa áp dụng tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng mô hình trung tâm đầu giá hoa tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHAN THỊ HỒNG THẮM XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUNG TÂM ĐẦU GIÁ HOA TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006
- 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VBA: Aalsmeer Flower Auction DFA: Dutch Flower Auction TFA: Tele Flower Auction MVA: Marketing & Sales Aalsmeer BI: Reliability Index Service KOA: Kopen of Afstand (Buying at distance auction) IT: Information Technology KIFA: Kunming International Flora Auction Trading Co.Ltd ITC: International Trade Centre – Trung tâm thương mại quốc tế WTO: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới ASEAN: Association of Southeast Asian Nations – Hieäp hoäi caùc quoác gia khu vöïc Ñoâng Nam AÙ ACTFA: Asian-China Trade Free Area – Khu Mậu dịch tự to ASEAN- Trung Quốc AFTA: Asian Trade Free Area – Khu Mậu dịch tự do ASEAN CEPT: Common Effective Preferential Tariff – Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
- 2 DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Một số phương thức đấu giá - thuật ngữ đấu giá. PHỤ LỤC 2: Các chỉ số hoa, các loại cây của Trung tâm đấu giá Aalsmeer (Aalsmeer Index). PHỤ LỤC 3: Quy định chung của Trung tâm đấu giá hoa Aalsmeer về hoạt động đấu giá. PHỤ LỤC 4: Chùm hình ảnh mô tả hoạt động của một phiên đấu giá tại Aalsmeer Flower Auction. PHỤ LỤC 5: Phiếu thăm dò ý kiến PHỤ LỤC 6: Danh sách các đơn vị, cá nhân,… tham gia trả lời phỏng vấn.
- 3 Lời mở đầu 1. Phần giới thiệu đề tài: Trên thế giới nhằm đối phó với rủi ro về giá cả, người ta thường sử dụng các công cụ quản lý rủi ro. Các công cụ này tồn tại dưới các hình thức chủ yếu như: thị trường giao ngay, thị trường kỳ hạn, thị trường futures và options. Tại Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các hình thức giao dịch nông sản tuy đã hình thành nhưng vẫn còn rất sơ khai. Thương mại nông sản nội địa chủ yếu dưới hình thức thị trường giao ngay hoặc sản phẩm cuối cùng (cash market). Theo đó, các cuộc giao dịch mua bán thường diễn ra trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng; hay giao dịch tại chợ các loại (đầu mối, bán buôn, bán lẻ); hoặc giao dịch tại cửa hàng, kho hàng, quầy hàng,… Nằm trong nhóm hình thức giao dịch giao ngay nhưng cao cấp hơn là hình thức đấu giá, đấu thầu. Tại Việt Nam hiện chưa có áp dụng hình thức này cho thị trường nông sản nói chung cũng như thị trường hoa tươi, cây cảnh nói riêng. Trong khi các mặt hàng này được coi là những hàng hóa chịu nhiều rủi ro về giá cả, bị tác động bởi nhiều yếu tố (tự nhiên, đặc tính hàng hóa, thời vụ,…). Vì vậy, ứng dụng mô hình đấu giá vào thị trường nông sản là một giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro do thị trường này mang lại. Với ý nghĩa thiết thực mà nó mang lại, thị trường giao dịch đấu giá hoa thực sự trở thành một kênh lưu thông hàng hóa đặc biệt mang lại lợi ích cho cả người bán lẫn người mua. Và Việt Nam, xét trên phương diện nào đó đã hội tụ những điều kiện cần thiết để hình thành một thị trường giao dịch đấu giá phục vụ riêng cho ngành hoa, cây kiểng. Cùng với xu hướng phát triển của thế giới về ngành hoa, Việt Nam nằm trong khu vực được xem là có triển vọng lớn để phát triển ngành này: khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế, xây dựng một mô hình trung tâm đấu giá hoa và cây kiểng cho Việt Nam là sự lựa chọn của tôi để thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích - Ý nghĩa của đề tài: - Nghiên cứu các mô hình đấu giá hoa trên thế giới, cũng như bài học kinh nghiệm của các nước về hoạt động đấu giá hoa;
- 4 - Đánh giá thực trạng ngành trồng hoa, thị trường tiêu thụ hoa, cây kiểng của Việt Nam; - Từ đó xây dựng mô hình trung tâm đấu giá hoa áp dụng tại Việt Nam. - Ý nghĩa đề tài thể hiện ở chỗ: tổng hợp các kiến thức cơ bản về các mô hình đấu giá hoa; từ đó xây dựng mô hình đấu giá cho thị trường hoa Việt Nam nhằm hướng tới sự phát triển lâu dài của ngành trồng hoa, cây cảnh ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử: nghiên cứu mô hình đấu giá từ nhiều quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp thăm dò, khảo sát thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp trồng và kinh doanh XNK hoa tại Việt Nam kế hợp với phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và suy luận nhằm đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hoa, cây kiểng tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: tổng thể ngành trồng hoa Việt Nam - Về thời gian: năm 2002-2005 5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu và tính mới của đề tài: - Đây là đề tài nghiên cứu về mô hình trung tâm đấu giá hoa. Từ kinh nghiệm phát triển ngành trồng hoa của một số nước trên thế giới; đồng thời từ thực trạng tình hình thị trường hoa, cây cảnh của Việt Nam, xây dựng một mô hình trung tâm đấu giá hoa áp dụng cho Việt Nam. - Tính mới mà đề tài muốn thể hiện: từ chỗ nghiên cứu thực tế ngành trồng và tiêu thụ hoa ở Việt Nam cũng như các chính sách phát triển ngành hoa của Chính phủ, đưa ra mô hình trung tâm đấu giá hoa phù hợp cho Việt Nam. Đây là mô hình hoàn toàn mới đối với ngành nông nghiệp nước nhà, cụ thể trong lĩnh vực hoa, cây kiểng. Trên cơ sở đó, nêu ra một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng mô hình đấu giá hoa cho Việt Nam: điều kiện cần và đủ cho việc trung tâm đấu giá ra đời và hoạt động có hiệu quả, xây dựng mô hình hệ thống đấu giá hoa áp dụng cho thị trường Việt Nam; đồng thời cũng nêu lên những lợi ích
- 5 mang lại cũng như thách thức Việt Nam phải đối mặt khi áp dụng mô hình hình này. 6. Bố cục đề tài như sau: Đề tài bao gồm 3 chương: - Chương 1: Giới thiệu một số mô hình đấu giá hoa phổ biến hiện nay trên thế giới. Trong đó, nêu ưu điểm và hạn chế của mỗi hình thức, từ đó rút kết ra được bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình cho Việt Nam. Trong chương này cũng nêu lên ý nghĩa và vai trò của trung tâm đấu giá đối với nông nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay và một số điều kiện cơ bản để Trung tâm đấu giá có thể ra đời và hoạt động hiệu quả. - Chương 2: Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ hoa, cây kiểng của Việt Nam hiện nay. Trong đó ngoài phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoa, có giới thiệu về tiềm năng nguồn cung cấp hoa Việt Nam, sự định hướng và phát triển ngành hoa, cây kiểng cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển ngành hoa, cây kiểng của Chính phủ. Ngoài ra, những vấn đề ngành hoa Việt Nam phải đối mặt hiện nay cũng được đề cập đến ở Chương này. - Chương 3: Xây dựng mô hình Trung tâm đấu giá hoa và cây kiểng tại Việt Nam. Sau khi nêu cơ sở cho việc thành lập trung tâm đấu giá hoa tại Việt Nam, trình bày mô hình trung tâm đấu giá với từng giai đoạn thực hiện, những khó khăn và hạn chế cũng như các điều kiện tiên quyết để thực hiện mô hình. Cuối cùng người viết có đưa ra một số kiến nghị cho từng đối tượng khác nhau.
- 6 Chương 1: Một số mô hình đấu giá trên thế giới. 1.1. Thế nào là đấu giá, phân biệt đấu giá với đấu thầu – Thị trường đấu giá: 1.1.1. Thế nào là đấu giá, phân biệt đấu giá với đấu thầu: Hành vi đấu giá (bidding) có nghĩa là người ta tham gia với nhau để đưa ra giá đấu của mình cho một món hàng nào đó mình muốn mua và người thắng cuộc là người chào giá cao nhất. Về hình thức đấu giá (Auction) nói chung, nhiều người mua có thể đấu để mua một hay nhiều món hàng được rao, giá sẽ ngày tăng lên đến khi không có ai trả giá cao hơn, khi đó người trả giá cao nhất sẽ là người thắng cuộc (Winner). Còn đấu thầu (Tender) gồm có 02 loại: loại thứ nhất: hình thức bỏ giá thấp để người mua chọn lựa gói thầu của mình tức đấu thầu bỏ giá thấp để bán hàng hóa của mình; trong khi đó ở loại thứ hai người ta bỏ giá cao để có được sản phẩm mình muốn mua. Như vậy, ta thấy ở loại đấu thầu thứ hai này tương tự như hình thức đấu giá tăng (Ascending auction). Tuy vậy, đấu thầu khác đấu giá ở chỗ: trong khi đối với đấu thầu, người mua/bán chỉ có thể bỏ giá kín duy nhất một lần, giá đó sẽ quyết định được người đó thắng hay thua. Còn đối với đấu giá tăng, người mua có thể đưa ra giá nhiều lần với mức ngày càng tăng để đấu với những người khác cùng tham gia để có được món hàng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng vì thật ra không chỉ có loại đấu giá tăng mà người ta thường áp dụng 02 xu hướng đấu giá chính. Đó là: - Đấu giá tăng (English auction/US auction hay Ascending-bid auctions) và - Đấu giá giảm (Dutch auction hay Descending-bid auctions) Trong phiên đấu giá tăng, người tham gia đấu giá sẽ tăng giá của món hàng bằng việc đưa ra giá đấu ngày càng cao đến khi chỉ còn một người đấu duy nhất còn lại và giá được trả chính là giá được đưa ra đấu cuối cùng. Loại đấu giá này là dạng “mở” và những người tham gia sẽ biết được hầu hết giá đấu hiện tại. Có nhiều biến thể so với hình thức đấu giá tăng cơ bản này chẳng hạn Reserve Price Auction, Proxy English Auction, Sealed Bid Auction ( Phụ lục 1).
- 7 Còn trong phiên đấu giá giảm, người điều khiển phiên đấu giá sẽ bắt đầu với một mức giá ban đầu cao và giảm nó dần xuống. Giá được nêu lên và tất cả những người tham gia đều được biết. Người đấu giá đầu tiên được cho là người sẵn lòng nhận món hàng tại mức giá hiện tại là người thắng cuộc. Trong khi loại thứ nhất chắc chắn sẽ làm cho tăng nhanh tốc độ giao dịch hàng hóa thông qua thị trường và tăng doanh số thì loại thứ hai lại có khuynh hướng làm chậm tốc độ giao dịch sản phẩm. Tuy nhiên, cả hai đều có điểm chung quan trọng là điều kiện cung -cầu duy trì sự quyết định giá hàng hóa tốt nhất. Ngoài hai loại trên cũng có một số loại hình đấu giá khác như: sealed-bid, simultaneous, handshake, và whispered forms of bidding,... và rất nhiều những hình thức không thông dụng khác đã được sử dụng hàng trăm năm trước đây. Việc đấu giá thường sử dụng để bán những hàng hóa người ta chưa thể xác định được chất lượng của nó. Đấu giá có thể được sử dụng cho từng món hàng đơn lẻ (simple-unit) chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ quý hiếm,… và cho những sản phẩm đồng nhất có số lượng nhiều (multi-unit) như vàng, giấy Bảo đảm ngân khố (Treasury securities). Đối với những nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì đấu giá sẽ tạo ra một khả năng đánh giá được giá trị hàng hóa mà có lẽ sẽ không được như vậy nếu trong nền kinh tế tập trung. Chúng có ích trong trường hợp hàng hóa không có một giá trị thị trường xác định hay cố định, hoặc khi người bán không chắc chắn về giá mà anh ta có. Việc chọn để bán món hàng bằng đấu giá là linh hoạt hơn đặt một mức giá cố định nào đó. Hơn nữa, nó cũng mất ít thời gian và chi phí hơn thương thảo giá (chẳng hạn như trường hợp xe hơi). Trong việc thương thảo giá cả, mỗi giá chào (offer price) và giá chào đối lập (reverse price) được xem xét một cách riêng biệt, nhưng trong đấu giá những giá đấu cạnh tranh được chào một cách đồng thời. Thực tế là người ta có thể đem ra đấu giá bất cứ thứ gì chẳng hạn như đất đai, chứng khoán, rượu, hoa, cá, xe hơi, hợp đồng xây dựng, cổ phần cầm cố hay những hợp đồng xây dựng cầu. Đặc điểm chung của chúng là giá trị của mỗi món hàng khác nhau đủ để ngăn ngừa việc tạo giá xác thực và trực tiếp. Như vậy, một cách đơn giản, đấu giá là phương pháp dựa trên sự canh tranh. Nó là sự trong sáng của thị trường: một người bán mong ước có càng nhiều tiền càng
- 8 tốt, và người mua chỉ muốn trả số tiền cần thiết càng ít càng tốt. Phiên đấu giá tạo sự thuận lợi đơn giản trong việc xác định giá cả dựa trên thị trường. Hiệu quả của nó ở ý nghĩa là việc đấu giá thường đảm bảo về nguồn hàng mang đến cho những ai trả giá chúng cao nhất và cũng bảo đảm người bán nhận được sự đánh giá tổng hợp về giá trị món hàng. Một đặc tính duy có ở đấu giá, đó là giá cả không được tạo ra bởi người bán mà từ những người đấu giá. Mặt khác, những người bán là người tạo ra các luật lệ bằng việc chọn loại đấu giá sử dụng. Một đặc điểm khác không giống những phương pháp bán hàng khác là người điều khiển phiên đấu giá không sở hữu hàng hóa nhưng hành động như là một trung gian cho những người sở hữu và muốn bán nó. Thông thường người mua biết nhiều hơn người bán về giá trị của món hàng. Tóm lại, các chuyên gia thống nhất có 04 loại đấu giá một phía (one-sided auction): English auction, Dutch auction, First-Price sealed-bid auction và Vickrey (uniform second-price). Một khó khăn là thiếu sự nhất quán trong tên gọi các hình thức thực hiện. Có những hình thức khác nhau nhưng lại mang tên gọi như nhau và ngược lại. Hiện trên thế giới có một số hình thức đấu giá mang nhiều tên gọi khác nhau (Phụ lục 1). Vậy hình thức đấu giá nào là tốt nhất? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tốc độ đôi khi cũng rất quan trọng. Nếu bán hoa hay cá tươi hay bất cứ sản phẩm khác cần đưa ra thị trường nhanh chóng, thì việc đấu giá mất vài tuần hay vài giờ không phải là giải pháp tốt. Trong vài phiên đấu giá, người mua phải có mặt và thật bất tiện nếu đấu giá diễn ra tại New York và người mua lại đang ở Tokyo. Những trường hợp khác nhau sẽ cho những câu trả lời khác nhau. Đấu giá cũng có những hạn chế, đó là thành ngữ "Winners curse" được biết một cách thông dụng như là một hiện tượng khi một người thắng cuộc “may mắn” trả tiền nhiều hơn cho một món hàng mà nó lẽ ra đáng giá ít hơn. Người thắng cuộc trong đấu giá phải đối mặt với sự thừa nhận ngỡ ngàng là sự đánh giá món hàng đó của họ là cao hơn sự đánh giá của những người khác. 1.1.2. Thị trường đấu giá (auction market) : Có thể hiểu một cách đơn giản đây là nơi mà các giao dịch mua bán hàng hóa đang diễn ra thông qua hình thức đấu giá.
- 9 - Về đặc điểm: cũng giống như thị trường khác là nó cũng hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường. - Chức năng: quan trọng nhất của nó là tạo sự tiện lợi hay nói cách khác là trung gian giao dịch giữa người bán và người mua; là nơi chia sẻ thông tin, giáo dục, hay là nơi diễn ra những gắn kết mang tính xã hội, gia đình. Ngoài ra, nó còn có các chức năng khác như duy trì tiêu chuẩn về chất lượng và bao bì, sự vận chuyển và thanh toán. Có nghĩa nó hỗ trợ cho người mua các dịch vụ như chọn lọc, xếp loại, đóng gói và vận chuyển hàng hóa. - Cấu trúc thị trường: tùy theo mỗi hoàn cảnh, điều kiện và chính sách của từng thị trường sẽ có cơ cấu thị trường khác nhau. Có ba hình thức cơ cấu chính là: (i)- hợp tác xã hay do những người trồng làm chủ, (ii)-Công ty cổ phần hay tư nhân, (iii)-Công ty nhà nước. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào thì thị trường cũng được quản lý bởi một Ban giám đốc mà sẽ quyết định mức độ thành công cũng như sự hoạt động hiệu quả của thị trường này. Về quy mô thị trường thì cũng tùy tính chất, đặc điểm và điều kiện của mỗi vùng/quốc gia mà xây dựng thị trường có quy mô phù hợp. Để bắt đầu, thị trường cần tiền vốn ban đầu để xây dựng và vận hành. Vốn này có thể lấy từ tiền bán cổ phần, vốn góp từ các nhà đầu tư, vốn vay,…Sau khi đi vào hoạt động doanh thu có được từ phí trung gian và các dịch vụ. 1.2. Sự ra đời của hệ thống đấu giá hoa lớn nhất thế giới: Như đã đề cập ở trên, đấu giá đều có thể sử dụng cho bất kỳ loại hàng hóa, sản phẩm nào. Và sản phẩm Hoa cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Người ta bắt đầu đấu giá hoa từ rất sớm, khoảng cuối thế kỷ 19 với những phiên đấu giá ban đầu chủ yếu cho rau và hoa. Dần dần hình thức này đã lan rộng ra ở nhiều mặt hàng khác như cá, hàng nông sản,... Với những loại hàng hóa này có đặc tính là thay đổi thường xuyên, mang tính thời vụ, dễ hư hỏng, đồng nhất và bán với số lượng nhiều đơn vị,…do vậy, người ta thường chỉ sử dụng hình thức đấu giá theo kiểu Hà Lan (Dutch Auction), tức đấu giá giảm thông qua một công cụ duy nhất là đồng hồ điện tử. Hà Lan được coi là tiên phong trong lĩnh vực đấu giá hoa và cây trồng chậu. Hiện nay, các trung tâm đấu giá hoa lớn nhất, nhì thế giới đều nằm tại đây.
- 10 Vào đầu thế kỷ 20, những người trồng hoa ở Aalsmeer liên kết lại như một hình thức hợp tác xã để đối phó lại với những thế lực trung gian. Điều này làm nền tảng cho 02 trung tâm đấu giá ra đời tại vùng đất nhỏ bé nằm phía Tây Hà Lan, gần sân bay Amsterdam. Vào ngày 4/12/1911, nơi đấu giá đầu tiên được ra đời tại một tiệm cafe mang tên “Flowerlove”, chủ yếu tổ chức đấu giá hoa xuất khẩu. Vào tháng 01/1912, nơi đấu giá khác mang tên “Central Aalsmeer Auction (CAV)” bắt đầu hoạt động cũng là một tiệm cafe tại Aalsmeer. Cả hai nơi đấu giá này phát triển rất nhanh với doanh thu không chênh lệch nhau là mấy. Năm 1918, CAV là nơi đấu giá đầu tiên đạt doanh số năm là một triệu guilder (tức 560.000$). Năm 1971, Flowerlove đạt doanh thu 107 triệu guilder (60 triệu dola) và CAV đạt 113 triệu guilder (gần 65 triệu dola). Đây cũng là năm hoạt động cuối cùng của cả hai nơi đấu giá. Hai tổ chức đấu giá trên đã hợp nhất vào ngày 6/3/1968. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục hoạt động tương đối độc lập. Sau 04 năm chuẩn bị, Aalsmeer Flower Auction (AFA) đã ra đời. Hầu hết những người trồng hoa khi đến với sự sát nhập này, nhận ra rằng tương lai phát triển của họ chỉ có thể là tại nơi khu liên hợp mới này và chính tại đây với những phòng ốc đầy đủ cho sự mở rộng những năm sắp tới. Sự liên kết này cũng được hối thúc bởi sự bãi bỏ những rào cản hạn chế sự trồng trọt và sự tăng trưởng nhảy vọt của cây và hoa xuất khẩu trong năm 1960. Trong suốt 03 năm đầu chỉ có hoa cắt cành được đấu giá. Và đa số chúng được đưa đến từ nước khác như Tây Ban Nha, Pháp và Ý. Một trong những biện pháp đầu tiên của Ban điều hành Trung tâm đấu giá hoa Aalsmeer là sự cho phép nhập khẩu hoa dưới những điều kiện nhất định. Một sự kiện quan trọng vào năm 1972 là sự hoàn tất khu liên hợp đấu giá khổng lồ đặt gần tòa nhà trước đây của Flowerlove. Trong khu liên hợp này, tất cả cơ sở vật chất cho việc đấu giá, kho bãi, qui trình và logistic được tập trung lại với nhau. Một năm sau, một cở sở chuyên xử lý việc giao dịch cây trồng chậu đồng bộ ra đời. Và đến năm 1980 một trung tâm Cash and carry gọi là “Cultra”, đây là một cách mua sắm mà theo đó người mua tự lấy hàng đi sau khi trả tiền mặt. Ở đây, người bán sỉ sẽ phục vụ những người mua hàng nhỏ.
- 11 Kết quả của sự tăng trưởng của trung tâm đấu giá hoa Aalsmeer chính là sự kiện năm 1985, Hà Lan là quốc gia xuất khẩu hoa đứng đầu trên thế giới. Điều này giải thích cho việc hầu như các ngành thương mại hoa thế giới đều được kiểm soát thông qua hình thức đấu giá tại Hà Lan: giá cả, đóng gói, phân phối và kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này xuất hiện dấu hiệu cho thấy những quốc gia khác như Israel, Tây Ban Nha, Kenya, Tanzania, Ecuador và Colombia đã bắt đầu sản xuất hoa với dự định sẽ giao dịch chủ yếu thông qua Hà Lan để kiếm ngoại tệ mạnh và để được kết nối với mạng lưới phân phối này. Sự phát triển này làm cho đấu giá hoa Aalsmeer trở thành một trung tâm quốc tế cho cung và cầu sản phẩm hoa. 1.3. Giới thiệu và phân biệt một số hình thức đấu giá hoa phổ biến trên thế giới: Về nguyên tắc chung, việc đấu giá hoa và cây cảnh được diễn ra chủ yếu thông qua một hay nhiều đồng hồ điện tử có đánh số thứ tự từ 1-100. Khi phiên đấu giá bắt đầu người điều khiển đấu giá sẽ nhấn nút cho đồng hồ chạy từ 100 đi xuống, đồng hồ chỉ dừng lại nếu có người mua nào muốn mua tại mức giá đó và họ bấm nút dừng trên bàn phím tại chỗ của họ. Lúc này, người thắng cuộc sẽ sở hữu số hoa đó sau khi được người điều khiển đấu giá xác nhận lại những thông tin đầy đủ. Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện tại mỗi quốc gia, mỗi vùng mà việc sử dụng mô hình đấu giá, cách thức đấu giá có sự khác nhau. Các mô hình này tại mỗi nơi cũng thay đổi theo thời gian và ngày càng phát triển thích nghi với xu thế toàn cầu. Dựa vào tính chất, đặc điểm của từng loại có thể chia thành 03 loại hình thức đấu giá hoa, cây cảnh chủ yếu sau: - Hình thức đấu giá hoa truyền thống theo kiểu Hà Lan (Tranditional Dutch Flower Auction). - Hình thức kết hợp giữa đấu giá truyền thống với ứng dụng IT (VBA, UFG, KIFA,OTA,…). - Hình thức đấu giá điện tử trực tuyến trên mạng (TFA, AUCNET,…). Ba hình thức này về bản chất vẫn dựa trên nền tảng đấu giá kiểu Hà Lan. Hiện nay, trường phái thứ hai và ba đang được sử dụng chủ yếu trên thế giới. Đó cũng chính là tất yếu của tính thời đại công nghệ thông tin phát triển tốc độ chóng mặt như hiện nay. Riêng loại thứ nhất là dạng sơ khai ngày nay không còn phù hợp nữa.
- 12 Dưới đây sẽ lần lượt đi vào giới thiệu từng loại hình thức cụ thể. 1.3.1. Dutch flower auction truyền thống (DFA): Đây là nền tảng cho hầu hết đấu giá các mặt hàng nông sản, hoa, cây cảnh, cá,… * Nguyên nhân ra đời: Loại đấu giá này được áp dụng tại Hà Lan để bán hoa. Người ta cho rằng Dutch auction được phát minh như là một cổ máy bán hàng bởi vì Napoleon đã cho đánh thuế lên đấu giá và hình thức này không được xếp vào hình thức đấu giá. Mặt khác, đấu giá hoa do những người trồng hoa liên kết lại thành hợp tác xã nhằm chống lại lực lượng trung gian (chủ yếu là thương lái). * Cấu trúc tài chính – thị trường: Là một hợp tác xã những người trồng và cũng chính họ là chủ sở hữu thị trường, Ban Giám đốc được chọn ra từ những người trồng có đủ năng lực. Do vậy, vốn cũng do chính từ những người trồng này góp với nhau tạo lập thị trường đấu giá (hay trung tâm đấu giá). Doanh thu có được từ phí hoa hồng từ người bán không phải là thành viên của trung tâm, từ phí giao dịch, phí dịch vụ,… lấy từ người mua. * Chính sách quản lý - điều hành: Các thành viên bắt buộc phải bán sản phẩm của mình thông qua đấu giá. Ngược lại, việc đấu giá cũng đảm bảo toàn bộ sản phẩm của các thành viên trong hợp tác xã được bán hết. Hệ thống hợp tác xã này là lý tưởng ở chỗ nó làm giảm sự cạnh tranh giữa những người trồng hoa và kết quả là làm tăng sự chia sẻ kiến thức giữa họ. Việc chia xẻ kiến thức về kỹ năng trồng tốt nhất sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm mang lại lợi ích cho đôi bên. Tuy nhiên đối với loại hệ thống này, người trồng ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người mua, điều này làm hạn chế sự đánh giá chính xác các dấu hiệu của thị trường và sự định hướng hiện tại. Do đó, họ phải lệ thuộc vào trung tâm đấu giá cho những thông tin này. * Pháp lý điều chỉnh: Các thành viên hợp tác xã được bầu ra sẽ đưa ra các chính sách, các quy định về hoạt động và quản lý của trung tâm đấu giá cũng như những điều lệ mà các người trồng thành viên, không thành viên và người mua phải tuân thủ. Chính phủ sẽ không can thiệp vào các chính sách này mà chỉ đưa ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho trung tâm này phát triển. * Phương thức tổ chức – quy trình đấu giá: Là kiểu đấu giá giảm diễn ra tại một nơi cố định nào đó (phòng đấu giá): người tổ chức đấu giá sẽ bắt đầu với một
- 13 mức giá rất cao, cao hơn giá trị cao nhất, giảm một cách đều đặn. Người nhấn nút dừng đầu tiên có nghĩa anh ta đã sẵn sàng trả tiền cho món hàng đó với mức giá hiện tại. Thông thường người điều khiển đấu giá (Auctioneer) sử dụng một đồng hồ và đồng hồ này sẽ nhích dần xuống đến khi người đấu giá bấm ngưng nó. * Ưu điểm và hạn chế của hình thức Dutch flower auction truyền thống: i/ Ưu điểm: - Ra đời từ rất lâu và rõ ràng nó thể hiện tính rất hiệu quả của hệ thống. Bằng chứng là hiện nay, mọi hình thức đấu giá áp dụng cho hoa cắt cành và chậu cây đều sử dụng mô hình đấu giá kiểu Hà Lan. Nó là nền tảng, là cái nôi cho các tổ chức giao dịch bằng hình thức đấu giá hoa tươi trên thế giới. - Hệ thống đấu giá rất hiệu quả trong việc xác định giá với khoảng 1000 giao dịch một giờ. - Cung cấp cho người mua và người bán những lợi ích như: giảm chi phí tìm kiếm, sự liên lạc hiệu quả, có thể định rõ được loại sản phẩm biến đổi thường xuyên là hoa tươi, cây cảnh; nó cũng làm giảm chi phí thương lượng mà việc thương lượng này thường chỉ có ở sản phẩm không chuẩn mực và không thường xuyên. Ở đây cũng không có sự mặc cả, bằng việc cho đồng hồ quay ở tốc độ cao, sẽ khuyến khích sự cạnh tranh giữa người mua. Nó cũng lập một thời gian cố định cho đồng hồ để kết thúc giao dịch (hoặc là đồng hồ đến số 0). - Việc xác định giá và dịch vụ cung ứng đều thực hiện bên trong phòng đấu giá cho phép chuyển giao nhanh chóng một số lượng lớn hoa từ người bán đến người mua. - Với vai trò như là trung gian đứng giữa người mua và người bán đứng ra hòa giải, giải quyết tranh chấp làm giảm bớt sự rủi ro về lợi dụng cơ hội giữa người mua và người bán. ii/ Hạn chế: của mô hình đấu giá truyền thống ở chỗ: - Từ bản thân bộ máy đấu giá và từ chính những người đứng đầu khi mà các chính sách quản lý của họ có xu hướng ưu tiên cho những người trồng hơn là mua. Thể hiện ở chỗ thứ nhất đồng hồ luôn chạy ở tốc độ cao, khiến người mua không đủ thời gian suy nghĩ lâu để quyết định giá, thường dẫn đến giá đưa ra cao. Thứ hai, chi phí giao dịch dành cho người mua thường ưu tiên những giao dịch lô nhỏ. Điều này ngăn không cho người ta mua toàn bộ lô hàng mà không có cạnh tranh. Điều
- 14 này sẽ làm gia tăng tính phức tạp và tăng sự cạnh tranh cho người mua. Ngoài ra, sự kém minh bạch về bản tóm tắt hàng hóa, thông tin không hoàn hảo chỉ vì quyền lợi của người trồng. - Một bất lợi khác là người tham gia đấu giá phải có mặt tại đúng vị trí (sàn đấu giá) và đúng giờ để đấu giá một loại sản phẩm nào đó, do vậy rất bất tiện cho những người từ nơi xa; và vì chỉ có mặt tại một nơi duy nhất họ không thể biết được giá cả ở những thị trường khác đồng thời. - Đấu giá ngày càng mở rộng qui mô thì cũng đối mặt với những vấn đề như: cơ sở điều kiện vật chất giới hạn, chi phí đầu tư để mở rộng rất cao, nạn kẹt xe tại những buổi tổ chức đấu giá,… - Hệ thống hoạt động chậm do sự ghép chung quá trình đấu giá với qui trình cung ứng dịch vụ. Từ những bất lợi nói trên cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin, ngành công nghiệp hoa giao dịch qua hình thức đấu giá buộc phải đổi mới. Đó là sự xuất hiện hàng loạt thử nghiệm những mô hình đấu giá mới có vận dụng công nghệ thông tin, chẳng hạn mô hình Video auction, The sample based auction, Buying at distance auction (BADA), TFA,…. Đối với Việt Nam chúng ta khi lần đầu tiên áp dụng mô hình này để giao dịch mua bán hoa, sẽ có nhiều thuận lợi ở chỗ: đây là mô hình đơn giản nhất do tính sơ khai của nó, do vậy, sẽ dễ dàng mang đến sự thích nghi cho các đối tượng tham gia. Về tính hạn chế của mô hình truyền thống là người đấu giá phải có mặt tại sàn nói trên tuy vậy, tỏ ra tương đối phù hợp với Việt Nam vì tính chất cơ cấu thị trường tại Việt Nam còn nhỏ hẹp, đơn giản, chủ yếu là hình thức chợ, siêu thị. Do vậy, việc hình thành một trung tâm cố định để tập trung người mua, người bán lại với nhau sẽ thuận tiện hơn cho cả đôi bên trong giai đoạn ban sơ này. Ngoài ra, mô hình truyền thống này sẽ thích hợp với thời gian đầu khi mới thành lập và tại Việt Nam việc ứng dụng IT chưa nhiều, nhất là với các đối tượng chủ yếu là người nông dân, thương lái nông sản,…việc ứng dụng quá nhiều IT sẽ mang đến nhiều khó khăn cho họ. Ngoài ra, thị trường Việt Nam không phải là thị trường cao cấp, cho nên chưa cần thiết ứng dụng nhiều IT sẽ đẩy chi phí lên cao không cần thiết trong giai đoạn hiện nay, mà chỉ nên
- 15 đầu tư mạnh sau khi thị trường đã đi vào hoạt động ổn định, dần dần từng bước nâng cấp thị trường lên. 1.3.2. Hình thức kết hợp giữa đấu giá truyền thống DFA với IT: 1.3.3.1 Video auctioning: * Nguyên nhân ra đời: để khắc phục những nhược điểm của hình thức đấu giá truyền thống, thị trường đấu giá Hà lan cho ra đời một thử nghiệm mới nhằm tìm cách tách phần logistics ra khỏi phần quyết định giá. Đó là cách đấu giá sử dụng băng video được thử nghiệm tại Flower auction Holland (BVH) năm 1992. Nó thay đổi không đáng kể so với qui trình đấu giá đồng hồ nguyên gốc. Một trong 03 đồng hồ đấu giá sẽ được thay bằng màn hình video để giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm thật cũng được đưa ra dưới đồng hồ nhằm duy trì qui trình logistics đang có. * Vì hình thức này cũng do chính những thành viên của trung tâm đấu giá nói trên sáng tạo ra nhằm mang đến nhiều tiện lợi hơn cho hoạt động đấu giá nên về Cấu trúc tài chính - thị trường, Phương thức tổ chức, Chính sách quản lý - điều hành, Pháp lý điều chỉnh vẫn không khác so với hình thức thứ nhất, chỉ thay đổi về cách thức của quy trình đấu giá. Cụ thể như sau: * Qui trình đấu giá: Hàng hóa được đưa vào đấu giá sẽ được chụp hình và đưa vào máy tính đấu giá. Những máy tính này sẽ chuyển hình ảnh này đưa ra màn hình tại nơi đấu giá, người mua có thể đấu giá dựa trên hình ảnh sản phẩm. Người mua cũng có thể đấu giá và xem sản phẩm cũng như hình ảnh của đồng hồ trên màn hình máy tính trong phòng đấu giá cá nhân của họ. Người điều khiển đấu giá hy vọng với phương pháp đấu giá bằng video từ xa này sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn cho cho người mua bằng cách cho phép họ truy cập vào máy tính tại văn phòng của họ để đặt hàng, mua bán và biết những thông tin tóm tắt về sản phẩm,… Tuy nhiên, nhân viên đấu giá cho rằng người mua thường có khuynh hướng chọn sản phẩm của nhóm người trồng đặc trưng hơn là xem xét kỹ lưỡng sản phẩm và lựa thêm người trồng mới. Cho thấy, uy tín đóng một vai trò rất quan trọng trong giao dịch qua đấu giá. Hình thức này tương tự Tele flower auction (TFA) nhưng chỉ khác là nó vẫn có sự liên hệ chặt chẽ giữa đấu giá tại sàn và thông qua mà hình vi tính, trong khi TFA
- 16 thì chỉ áp dụng đấu giá thông qua hệ thống máy tính, không có tại sàn. Việc gắn chặt đấu giá sàn và qua màn hình đã cho thấy nhiều bất cập. * Ưu điểm và hạn chế: i/ Ưu điểm: - Ra đời nhằm tách phần logistics ra khỏi quá trình quyết định giá trong phiên đấu giá. - Cho phép người mua giao dịch bên ngoài hội trường đấu giá. ii/ Hạn chế: - Phản ứng của người mua đối với hình thức này là tiêu cực. Đó là do: hệ thống giao dịch dựa trên đấu giá đồng hồ và màn hình sản phẩm không cung cấp những hiệu quả mới cho họ; - Chất lượng của những gì hiển thị trên màn hình là nghèo nàn nên việc không tham gia trực tiếp tại phòng đấu giá sẽ bất lợi về thông tin sản phẩm. Giao dịch tại sàn giúp họ (những người mua chuyên nghiệp) có thể quan sát lẫn nhau và biết được phản ứng của những người mua khác dành cho những mức giá cụ thể. - Việc trao đổi mang tính chất xã hội và trao đổi thông tin trở nên khó khăn hơn khi giao dịch chỉ qua màn hình. Vì vậy, do những hạn chế nói trên, mô hình này đã sớm kết thúc từ khi đưa ra thử nghiệm chỉ trong vòng 01 năm. Tuy vậy, trong mô hình đang hoạt động hiện nay của mình, trung tâm đấu giá hoa Aalsmeer (Hà Lan) vẫn duy trì có cải tiến ứng dụng nói trên, tức đưa hình ảnh cũng như những thông tin liên quan về sản phẩm lên cùng một màn hình có đồng hồ điện tử. Như vậy sẽ tiện lợi hơn cho người mua theo dõi. Vì vậy, chúng ta cũng có thể đưa hình ảnh thực của sản phẩm hoa/cây cảnh lên màn hình kèm với những thông tin cần thiết bên cạnh hình ảnh đồng hồ điện tử đấu giá để người đấu giá tiện theo dõi và chọn lựa sản phẩm hoa của mình. 1.3.3.2 The sample based auction: * Nguyên nhân ra đời: Tương tự như hình thức trên, trong sự cố gắng cải tiến qui trình đấu giá truyền thống bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống đấu giá, năm 1994, trung tâm đấu giá Aalsmeer (Hà Lan) đã cho ra đời một hình thức
- 17 đấu giá dựa trên mẫu (Sample based auction) để giao dịch những sản phẩm cây trồng chậu. * Qui trình đấu giá: Trong phiên đấu giá, những người trồng sẽ gửi một mẫu sản phẩm đến phòng đấu giá cùng với những thông tin về số lượng sản phẩm có sẵn. Trong suốt buổi đấu giá, những mẫu sản phẩm này sẽ được giới thiệu cho người mua. Người mua sẽ đấu giá và đưa ra những yêu cầu về đóng gói và giao hàng. Sau đó, người trồng sẽ đóng gói sản phẩm theo yêu cầu và giao đến khu vực của người mua ở trung tâm đấu giá hay tại kho của người mua. Công nghệ thông tin sơ khai ban đầu đã sử dụng chương trình “trao đổi dữ liệu điện tử - EDI” (electronic data interchange) phục vụ cho việc liên kết trao đổi tất cả thông tin cần thiết giữa người trồng, người mua và trung tâm đấu giá. Điều này làm giảm thời gian mà một sản phẩm được trao tay, gia tăng chất lượng và giảm chi phí đóng gói. Ở đây, trung tâm đấu giá, người trồng và người mua mong đợi những lợi ích khác nhau. Trước tiên, bằng việc tách logistics ra khỏi phần đấu giá, người trồng và trung tâm đấu giá hy vọng số lượng giao dịch mỗi giờ sẽ tăng lên. Thực tế thì số lượng giao dịch lại giảm do người mua phải qui định điều kiện giao hàng. Trung tâm đấu giá hy vọng 45% chậu cây được giao dịch nhưng chỉ có 10% được giao dịch bằng cách này. Vì vậy, phương pháp đấu giá này được coi là không hiệu quả trong việc giảm khối lượng lưu kho tại trung tâm đấu giá. * Ưu điểm và hạn chế: i/ Ưu điểm: Đây là sự cải tiến thứ hai có ứng dụng IT vào Dutch Flower Auction truyền thống sau Video auctioning. Nó nhằm mang lại sự giảm thời gian lưu thông của một sản phẩm, tăng chất lượng và giảm toàn bộ chi phí đóng gói và sự hư hỏng hàng hóa. ii/ Hạn chế: Tuy nhiên, có nhiều lý do phương pháp này không thành công: - Thứ nhất, không có sự thay đổi trong việc khuyến khích người mua và người trồng tham gia thị trường này. Người trồng không nhận được thêm tiền hoa hồng từ việc thay đổi thói quen đóng gói và giao hàng để phù hợp với yêu cầu khách hàng.
- 18 - Thứ hai, người trồng nhận thấy họ chịu mức giá thấp khi việc đấu giá diễn ra chậm. Điều này sẽ tăng rủi ro cho hệ thống khi người trồng sẽ chẻ những sản phẩm giống nhau thành những lô mẫu khác nhau nhằm có được giá cao hơn. - Thứ ba, những quy định của đấu giá không thay đổi để khuyến khích người mua bằng việc hỗ trợ giao dịch trên những lô lớn, thay vì đấu giá duy trì những quy định ưu tiên những giao dịch trên lô nhỏ. Vì vậy, không có đủ số lượng những người trồng và người mua để làm thị trường đấu giá dựa trên mẫu có thể sống được và có hiệu quả như một phương tiện giao dịch. Tuy những hạn chế nói trên rút ra từ thị trường Hà Lan trong giai đoạn đã hoạt động hơn hai mươi lăm năm của thị trường hoa nước này, ta thấy chúng có thể là sự thích hợp đối với thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi mà các cơ sở cung cấp hoa trồng, nhà vườn đa số không có sự tập trung, phân tán. Thêm nữa, do địa hình địa lý Việt Nam chủ yếu là dài nên đường vận chuyển dài mang đến sự bất tiện khi di chuyển hoa từ vùng này sang vùng khác. Cho nên việc sử dụng mô hình đấu giá có mẫu này nên được nghiên cứu xem xét áp dụng vào trung tâm đấu giá tại Việt Nam. Phần này sẽ được phân tích sâu hơn ở Chương 3. 1.3.3.3 Buying at distance auction (BADA) hay “Kopen of Afstand” (KOA): * Nguyên nhân ra đời: Dựa trên hình thức đấu giá Video auctioning, một lần nữa Flower auction Holland cho ra đời một thử nghiệm mới “Đấu giá mua hàng từ xa - Buying at distance auction” vào tháng 6/1996. * Miêu tả quy trình như sau: người mua có thể kết nối modem máy tính cá nhân của họ với một vài cái đồng hồ tại các phòng đấu giá, bằng cách sử dụng phần mềm và hệ thống ISDN kết nối với máy tính tại sàn đấu giá. Trên màn hình máy tính của mình, người mua có thể click vào hay mở ra bất kỳ cửa sổ tương ứng với mỗi đồng hồ đấu giá đang hoạt động. Những người mua KOA này sẽ cạnh tranh đồng thời với những người đấu giá tại sàn. Hình thức này khi bắt đầu chỉ với 6 đồng hồ và 16 người mua. Trong năm 1997 tăng lên 60 người mua. * Ưu điểm của hình thức này là:
- 19 - Người mua có thể tìm kiếm nguồn cung cấp dữ liệu sản phẩm hay về người trồng tại máy tính của mình. Do vậy, từ nhà hay văn phòng của mình họ có thể tham gia đấu giá đang diễn ra tại sàn. - Chi phí nhân sự thấp hơn (do một người có thể tham gia đấu tại nhiều sàn đấu giá cùng lúc trên màn hình vi tính thay vì phải có nhiều người chia ra đến tận mỗi sàn đấu giá), tiết kiệm được chi phí di chuyển. * Hạn chế: những người mua từ xa này khó có thể nắm bắt được thông tin tình trạng thị trường (market state information) mà chỉ những người có mặt trực tiếp tại sàn mới có. Tuy vậy, mô hình này được đưa ra thử nghiệm từ 1996 đến nay vẫn tồn tại với quy mô ngày phát triển cho thấy tính hoạt động hiệu quả của nó mang lại nhiều tiện lợi hơn cho cả hai phía người mua và người trồng. Do có nhiều tính chất ưu việt khi được sử dụng trong điều kiện tình hình thương mại điện tử ngày càng phát triển như hiện nay, hình thức này nếu áp dụng kết hợp với hình thức đấu giá truyền thống sẽ mang lại những tiện ích đáng kể. Khi người dân Việt Nam ngày càng thành thạo với máy tính thì việc áp dụng hình thức này mang đến rất nhiều thuận lợi do tiết kiệm chi phí đi lại, ngồi tại chỗ vẫn có thể theo dõi và tham gia đấu giá như tại sàn, hay có thể tham gia đấu giá nhiều sản phẩm cùng lúc (chứ không phải chỉ một đối với đấu giá tại sàn). 1.3.3. Các loại hình thức đấu giá điện tử trực tuyến trên mạng (e-auction): 1.3.3.1 Tele flower auction (TFA): * Nguồn gốc ra đời của hình thức này như sau: Từ năm 1993, xuất hiện một sự tranh cãi trong nền công nghiệp hoa Hà Lan về sự gia tăng lượng hoa nhập khẩu vào trung tâm đấu giá Hà lan cũng như về việc áp dụng công nghệ thông tin trong ngành này. Sau cuộc trưng cầu dân ý thì tháng 9/1994 những người đứng đầu Trung tâm đấu giá quyết định ban hành lệnh cấm những người trồng từ nước ngoài tham gia đấu giá tại Hà Lan. Điều này đã góp phần đưa đến sự ra đời của Tele flower auction (TFA). Sự thay thế này có nguồn gốc từ một trong những tổ chức nhập khẩu lớn nhất về hoa cắt cành - East African Flowers (EAF). Họ chuyên cung cấp hoa từ Đông Phi (Kenia, Tanzania, Uganda). EAF được thành lập năm 1984 đặt tại tỉnh Aalsmeer. Việc cấm hoa nhập khẩu được đấu giá tại Hà Lan đã đe dọa sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn