intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ bàn giao công trình xây dựng của nhà thầu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhận diện các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án của nhà thầu; nhận diện các hậu quả do việc chậm trễ tiến độ hoàn thành dự án mà nhà thầu thi công phải gánh chịu; khuyến nghị các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của các nhân tố gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ bàn giao công trình xây dựng của nhà thầu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- HỒ VĂN TRỰC NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẬM TRỂ TIẾN ĐỘ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÔNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA NHÀ THẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số ngành: 60580208 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- HỒ VĂN TRỰC NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẬM TRỂ TIẾN ĐỘ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÔNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA NHÀ THẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số ngành: 60580208 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Hồ Văn Trực
  4. ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức của Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Quang Phú - người hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, những cá nhân đã nhiệt tình đóng góp ý kiến trong quá trình khảo sát phỏng vấn và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn này. Học viên thực hiện Luận văn Hồ Văn Trực
  5. iii TÓM TẮT Tiến độ xây dựng là một tiêu chí quan trọng dẫn đến sự thành công của dự án xây dựng. Có rất nhiều nghiên cứu về sự chậm trễ tiến độ trong dự án xây dựng và có rất nhiều được nguyên nhân chỉ ra việc chậm trễ tiến độ. Thường ( Khi) nói đến chậm trễ tiến độ, người ta thường nghĩ đến nguyên nhân chính là do nhà thầu thi công. Tuy nhiên có nhiều yếu tố nằm ngoài kiểm soát của nhà thầu (được xem là nguyên nhân khách quan) làm cho nhà thầu chậm bàn giao công trình như đã cam kết. Vì vậy, luận văn này đi sâu vào nghiên cứu về những nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ bàn giao công trình của nhà thầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ những nghiên cứu trước đây và qua việc nghiên cứu thực tế từ việc phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã đưa ra 30 nguyên nhân làm nhà thầu chậm trễ việc bàn giao công trình và 8 hậu quả thiệt hại mà nhà thầu phải gánh chịu. Thông qua phương pháp phân tích khám phá, kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhóm nhân tố và 10 yếu tố làm nhà thầu chậm trễ việc bàn giao công trình. Kỹ thuật phân tích cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định mô hình nhân quả (nguyên nhân – hậu quả). Với những kết quả có được, luận văn đề xuất một số những giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các nhân tố gây chậm trễ nhà thầu
  6. iv ABSTRACT Constructive progress is an important criteria leading to the success of the building project. There are many studies about the delay in the progress of construction projects and many causes show the delay of progress. When it comes to delay, people often think of the main reasons are due to the contractors. However there are many factors beyond the control of the contractors (considered objective reasons) make them deliver the works slower what they promised. The thesis research the causes make delay to delivery of the works of the contractors in the area of Ho Chi Minh City. From previous research and through interviewed the experts in the field of construction in the city of Ho Chi Minh, the study came up with thirty reasons make the contractors delay the handover works and eight consequences of the damage that contractors incurred. Through analytical and discovery method, research results show that there are three groups of factors and ten elements make delay to delivery of the works of the contractors Technical analysis linear structure SEM was used to test the model of causality (cause - aftereffect). With the results obtained, the thesis propose some solution to minimize the impact of the factors that delay for the construction contractor, help contractors minimize delay the delivery of the works.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xi Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề: ..................................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết và lý do hình thành đề tài nghiên cứu : ................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................. 3 1.5. Kết quả mong đợi của nghiên cứu: ................................................................ 3 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................... 4 2.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: ............................................ 4 2.1 Phương pháp luận................................................................................................ 4 2.1.1.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:.................................................... 4 2.1.1.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. ............................................. 5 2.1.1.3 Nhóm phương pháp toán học. ....................................................................... 5 2.2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu ............................................... 5 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 5 2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: ................................................................... 6 2.3. Quy trình nghiên cứu: Được mô tả tóm tắt theo sơ đồ dưới đây: ................ 15 2.4. Quy trình thu thập số liệu: Được mô tả tóm tắt theo sơ đồ dưới đây: ......... 16 Chương 3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU............................... 17 3.1. Những hướng nghiên cứu chính của vấn đề cần đề cập đã được thực hiện. 17 3.1.1 Nghiên cứu của nước ngoài ....................................................................... 17
  8. vi 3.1.2 Nghiên cứu trong nước: ............................................................................. 18 3.2. Tổng quan lý thuyết nghiên cứu ................................................................... 18 3.2.1 Các khái niệm ................................................................................................. 18 3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao công trình xây dựng hoàn thành. .................................................................................................................... 21 3.2.3 Hậu quả tất yếu của việc chậm trễ tiến độ bàn giao công trình xây dựng hoàn thành mà nhà thầu phải gánh chịu.............................................................. 22 3.3. Các nhân tố nguyên nhân khách quan và hậu quả khả dĩ dùng trong nghiên cứu. ............................................................................................................... 22 3.3.1 Các nhân tố / nguyên nhân khách quan làm nhà thầu chậm trễ tiến độ bàn giao công trình hoàn thành. ................................................................................ 23 3.3.2 Các hậu quả chính. ....................................................................................... 24 Chương 4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................... 25 4.1. Khảo sát thử nghiệm. ................................................................................... 25 4.2. Khảo sát đại trà. ............................................................................................ 30 4.2.1. Thông tin chung về kết quả khảo sát............................................................. 33 4.2.1.1 Số năm kinh nghiệm: .................................................................................. 33 4.2.1.2 Vị trí–chức danh công việc hiện tại ............................................................ 34 4.2.1.3 Vai trò –cương vị làm việc .......................................................................... 35 4.2.2. Xếp hạng các nhóm nguyên nhân theo giá trị MEAN .................................. 36 4.2.2.1. Xếp hạng Nhóm nguyên nhân do Chủ đầu tư theo giá trị MEAN ............. 36 4.2.2.2. Xếp hạng Nhóm nguyên nhân từ nhà thầu phụ theo giá trị MEAN. ......... 37 4.2.2.3. Xếp hạng Nhóm nguyên nhân từ đơn vị tư vấn có liên quan theo giá trị MEAN. ....................................................................................................... 37 4.2.2.4. Xếp hạng Nhóm nguyên nhân từ vật liệu theo giá trị MEAN. ................. 38 4.2.2.5. Xếp hạng Nhóm nguyên nhân do lao động và thiết bị theo giá trị MEAN.38 4.2.2.6. Xếp hạng Nhóm nguyên nhân từ Hợp đồng theo giá trị MEAN. .............. 38 4.2.2.7. Xếp hạng Nhóm nguyên nhân Môi trường xây dựng theo giá trị MEAN. 38 4.2.3. Xếp hạng Nhận định các hậu quả có thể xảy ra theo giá trị MEAN. ............ 39 4.2.4. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo .................................................................. 39
  9. vii 4.2.4.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhóm nguyên nhân do chủ đầu tư :........ 40 4.2.4.2 Phân tích số liệu nhóm liên quan đến nhà thầu phụ:................................... 41 4. 2.4.3 Phân tích số liệu nhóm đơn vị tư vấn có liên quan: ................................... 41 4.2.4.4 Phân tích số liệu nhóm liên quan vật liệu: ................................................. 42 4.2.4.5 Phân tích số liệu nhóm liên quan lao động và thiết bị: .............................. 42 4.2.4.6 Phân tích số liệu nhóm liên quan Hợp đồng: ............................................. 43 4.2.4.7 Phân tích số liệu nhóm liên quan môi trường xây dựng: ............................ 43 4.3. Phân tích số liệu nhóm liên quan hậu quả: ................................................... 44 4.4. Phân tích Khám phá (EFA) .......................................................................... 44 4.4.1 Phân tích Khám phá (EFA) đối nhóm Nguyên nhân ..................................... 45 4.4.1.1. EFA giai đoạn 1. ........................................................................................ 45 4.4.1.2. EFA giai đoạn 2. ........................................................................................ 48 4.4.1.3. EFA giai đoạn 3. ........................................................................................ 50 4.4.1.4. EFA giai đoạn 4. ........................................................................................ 52 4.4.1.5. EFA giai đoạn 6. ........................................................................................ 54 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Nhóm các Hậu quả: .............................. 55 4.4.2.1. (EFA) Nhóm các Hậu quả giai đoạn 1. ...................................................... 55 4.4.2.2. (EFA) Nhóm các Hậu quả giai đoạn 2. ...................................................... 57 4.5. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)............................................................ 60 4.5.1. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) giai đoạn 1. ......................................... 60 4.5.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) giai đoạn 2. ......................................... 61 4.6. Phân tích tương quan Pearson. ..................................................................... 61 4.7. Xây dựng mô hình SEM............................................................................... 62 Chương 5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY CHẬM TRỄ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH CỦA NHÀ THẦU ................................................................................................ 69 5.1. Các giải pháp giảm thiểu nguyên nhân chậm trễ bàn giao công trình của nhà thầu trong giai đoạn thi công ........................................................................ 69 5.2. Mức độ hiệu quả của các giải pháp .............................................................. 72 5.3. Xếp hạng các giải pháp cải thiện theo giá trị Mean ..................................... 74
  10. viii Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 77 6.1. Những kết quả đạt được của luận văn .......................................................... 77 6.2. Hạn chế của luận văn ................................................................................... 77 6.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 79
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: mô tả phương pháp nghiên cứu .................................................................6 Bảng 4. 1 mô tả vai trò của các cá nhân được khảo sát ............................................25 Bảng 4. 2 Mô tả chức danh của các cá nhân được khảo sát ......................................25 Bảng 4. 3 Mô tả số năm kinh nghiệm của các cá nhân được khảo sát ......................26 Bảng 4. 4 Hệ số Cronbach’s Alpha ...........................................................................26 Bảng 4. 5 Tổng hợp các biến nhân tố dùng để khảo sát..........................................28 Bảng 4. 6 Mô tả mã hóa dữ liệu các yếu tố khảo sát đại trà ....................................31 Bảng 4. 7 kết quả khảo sát số năm kinh nghiệm .......................................................33 Bảng 4. 8 kết quả khảo sát đại trà chức danh ............................................................34 Bảng 4. 9 Bảng mô tả kết quả vai trò - cương vị cá nhân được khảo sát..................35 Bảng 4. 10 Xếp hạng Nhóm nguyên nhân do Chủ đầu tư ........................................36 Bảng 4. 11 Xếp hạng Nhóm nguyên nhân từ đơn vị tư vấn có liên quan .................37 Bảng 4. 12 Xếp hạng Nhóm nguyên nhân từ đơn vị thầu phụ ..................................37 Bảng 4. 13 Xếp hạng Nhóm nguyên nhân từ nhân từ vật liệu ..................................38 Bảng 4. 14 Xếp hạng Nhóm nguyên nhân do lao động và thiết bị ...........................38 Bảng 4. 15 Xếp hạng Nhóm nguyên nhân từ Hợp đồng ...........................................38 Bảng 4. 16 Xếp hạng Nhóm nguyên nhân từ Môi trường xây dựng ........................38 Bảng 4. 17 Xếp hạng Nhóm hậu quả ........................................................................39 Bảng 4. 18 Hệ số Cronbach's Alpha Nhóm liên quan đến chủ đầu tư ......................40 Bảng 4. 19 Hệ số Cronbach's Alpha Nhóm liên quan đến nhóm nhà thầu phụ .....41 Bảng 4. 20 Hệ số Cronbach's Alpha Nhóm liên quan đến nhóm đơn vị tư vấn ......41 Bảng 4. 21 Hệ số Cronbach's Alpha Nhóm liên quan đến nhóm vật liệu ................42 Bảng 4. 22 Hệ số Cronbach's Alpha liên quan đến nhóm lao động và thiết bị ........42 Bảng 4. 23 Hệ số Cronbach's Alpha liên quan đến nhóm hợp đồng.........................43 Bảng 4. 24 Hệ số Cronbach's Alpha Nhóm liên quan đến môi trường xây dựng .....43 Bảng 4. 25 Hệ số Cronbach's Alpha Nhóm liên quan đến hậu quả ..........................44 Bảng 4. 26 Các nhóm nhân tố mới sau khi phân tích khám phá ...............................58
  12. x Bảng 4. 27 Bảng tương quan giữa các giá trị MEAN của các nhân tố mới khám phá ...................................................................................................................................62 Bảng 4. 28 Các chi số đo lường của mô hình SEM cải tiến .....................................64 Bảng 4. 29 Các hệ số chuẩn hóa ...............................................................................66 Bảng 4. 30 Các chỉ số đo lường kiểm định Bootstrap .............................................67 Bảng 4. 31 Giá trị sai lệch trọng số hồi qui đã chuẩn hóa ........................................67 Bảng 5. 1 Kết quả khảo sát........................................................................................72 Bảng 5. 2 Mô tả chức vụ tham gia trong dự án .........................................................73 Bảng 5. 3 Xếp hạng các giải pháp giảm thiểu nguyên nhân chậm trễ theo ..............74
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1 Các yếu tố & quan hệ phổ biến trong mô hình SEM. ...............................12 Hình 2. 2 Quan hệ cấu trúc và đo lường trong mô hình SEM đơn giản ...................13 Hình 2. 3 Quy trình nghiên cứu ................................................................................15 Hình 2. 4 Sơ đồ quy trình thu thập số liệu ................................................................16 Hình 4. 1 Biểu đồ tỉ lệ số năm kinh nghiệm các cá nhân được khảo sát. .................34 Hình 4. 2 Biểu đồ tỉ lệ mô tả chức danh các cá nhân được khảo sát. .......................35 Hình 4. 3 Biểu đồ tỉ lệ mô tả cương vị làm việc của các cá nhân được khảo sát......36 Hình 4. 4 Mô hình CFA giai đoạn 1 .........................................................................60 Hình 4. 5 Mô hình CFA giai đoạn 2 .........................................................................61 Hình 4. 6 Hình mô hình SEM. ..................................................................................62 Hình 4. 7 Mô hình SEM 2. ........................................................................................63 Hình 4. 8 Mô hình SEM thứ 3...................................................................................64 Hình 4. 9 Mô hình SEM cuối cùng ...........................................................................65 Hình 4. 10 Mô hình kiểm định Bootstrap .................................................................67 Hình 5. 1 Biểu đồ Kết quả khảo sát ..........................................................................73 Hình 5. 2 Biểu đồ mô tả chức vụ tham gia trong dự án ............................................74
  14. 1 Chương 1.GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đặt vấn đề: Chậm trễ là một trong những vấn đề lớn nhất thường xảy ra tại các dự án xây dựng. Như đã biết các dự án chậm tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng làm tăng chi phí, lãng phí nhiều nguồn lực của xã hội. Nguyên nhân việc chậm tiến độ trong thi công do nhiều nguyên nhân khác nhau nhiều yếu tố gây ra như: các nguyên nhân do chủ đầu tư, do tư vấn thiết kế, do bộ phận gia công, do bộ phận thi công, hoặc do các nguyên nhân khách quan khác ví dụ như:  Tổng công ty cổ phần Sông Hồng vừa bị loại khỏi Dự án Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) do dính lỗi chuyển nhượng thầu trái phép.[18]  Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tiến hành chấm dứt hợp đồng đối với Công ty cổ phần Phú Đức là nhà thầu thi công đoạn Km917 - Km921 + 25 thuộc Gói thầu số 9 (Km917 - Km921 + 025), Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Cây Chanh - Cầu 38, tỉnh Bình Phước nguyên nhân do không huy động đủ nhân sự, máy móc thiết bị theo cam kết dẫn đến tiến độ thi công chậm trễ; không nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của nhà thầu về công tác đảm bảo an toàn giao thông gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.[18]  Chủ đầu tư thay đổi công năng và điều chỉnh thiết kế và nhà thầu tự ý làm sai thiết kế làm công trình sập nhà 4 tầng ở Bình Dương do cột tầng 1 không đủ khả năng chịu lực.[19]  Chủ đầu tư dự án không thanh toán tiền cho nhà thầu làm công trình chậm tiến độ.[20]  Việc chậm trễ gây ra nhiều hệ lụy, có nhiều tình huống dỡ khóc dỡ cười như vợ chồng ly hôn vì dự án chung cư chậm tiến độ.[21]. Ngoài ra không chỉ riêng các dự án "treo" chậm tiến độ" mà ngay cả các dự án đang trong giai đoạn thi công cũng chậm trễ kéo dài. Tình trạng các dự án căn hộ đình trệ vì thiếu vốn, dẫn tới chậm hoàn thiện, trì
  15. 2 hoãn thời gian bàn giao và rớt giá mạnh tại TP HCM không phải là hiếm. 1.2. Tính cấp thiết và lý do hình thành đề tài nghiên cứu : "Thiếu vốn", "vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng" là một cụm từ phổ biến được các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý dùng để mô tả nguyên nhân khách quan của việc chậm trễ tiến độ. Thực sự chỉ có hai nguyên nhân khách quan nêu trên hay còn những nguyên nhân khách quan nào khác góp phần vào tình trạng chậm trễ tiến độ các dự án trên địa bàn TP.HCM (nói riêng) và tại các tỉnh thành của Việt Nam (nói chung)? Hậu quả trực tiếp và gián tiếp của nguyên nhân này ? Theo mỗi chủ đầu tư, mỗi cơ quan quản lý thường đưa ra các lý giải theo cảm nhận chủ quan chủ họ. Thường việc chậm trễ tiến độ người ta nghĩ đến nguyên nhân đầu tiên là do năng lực của nhà thầu là chính sau đó người ta mới xét đến các nguyên nhân khác tiếp theo. Tuy nhiên đối với nhà thầu thi công thì việc chậm trễ là do các nguyên nhân khách quan không mong muốn và ngoài khả năng kiểm soát của nhà thầu. Vậy như thế nào là nguyên nhân khách quan là một vấn đề thường xảy ra tranh cãi khi xảy ra việc chậm trễ. Ở góc độ là nhà thầu thì việc luôn đưa ra các lý do nhằm chứng minh các nguyên nhân khách quan. Vậy các lý do đó là gì ?. Để tránh được cách nhận định kiểu "chủ quan", vấn đề cấp thiết là cần có những nghiên cứu, phân tích một cách khoa học về nguyên nhân và hậu quả của việc chậm trễ tiến độ hoàn thành dự án. Những giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, hạn chế sự chậm trễ tiến độ này chỉ có thể được xây dựng dựa trên kết quả của những nghiên cứu, phân tích một cách khoa học. Do đó đề tài: “Nghiên cứu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ bàn giao công trình xây dựng của nhà thầu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: - Khuyến nghị các giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế việc chậm trễ tiến độ hoàn thành và bàn giao dự án. Mục tiêu cụ thể:
  16. 3 - Nhận diện các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án của nhà thầu. - Nhận diện các hậu quả do việc chậm trễ tiến độ hoàn thành dự án mà nhà thầu thi công phải gánh chịu. - Khuyến nghị các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của các nhân tố gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này được tập trung vào các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp sử dụng vốn ngoài ngân sách, vốn tư nhân tại địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2010-2015 . Quan điểm phân tích dưới góc độ nhà thầu. 1.5. Kết quả mong đợi của nghiên cứu: - Kết quả của các nghiên cứu trước đây của các tác giả là cơ sở khoa học để nghiên cứu vận dụng vào việc nghiên cứu khám phá nguyên nhân và hậu quả của việc chậm trễ tiến độ hoàn thành bàn giao dự án xây dựng tại TP.HCM trong qua đoạn vừa qua (2011-2015), trên cơ sở kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các thành tựu của các nghiên cứu trước đây; Từ đó xây dựng kiểm soát rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra, nhằm giúp các công trình có thể hoàn thành đúng tiến độ đề ra và giảm thiểu hậu quả ảnh hưởng.
  17. 4 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 2.1 Phương pháp luận 2.1.1.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là nhóm các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy lôgic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết.  Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: - Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện. Nó còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. - Phương pháp tổng hợp lý thuyết là phương pháp liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.  Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: - Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có chung dấu hiệu bản chất hoặc cùng hướng phát triển. - Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết của ta về đối tượng được toàn diện và sâu sắc hơn.  Phương pháp mô hình hóa : Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng khoa học bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng. (chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể, dùng cái cụ thể để trở lại nghiên cứu cái trừu tượng).  Phương pháp giả thuyết :
  18. 5 Là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó.  Phương pháp lịch sử. Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có nhằm phát hiện các xu hướng, các trường phái nghiên cứu, từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu (lịch sử nghiên cứu vấn đề). 2.1.1.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.  Phương pháp quan sát khoa học: Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng bằng cách tri giác một cách hệ thống đối tượng và các nhân tố có liên quan.  Phương pháp điều tra: Là phương pháp khảo sát 1 nhóm đối tượng trên 1 diện rộng nhất định nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu.  Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu khoa học trong đó nhà nghiên cứu dùng lý luận để xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.  Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp trong đó người nghiên cứu sử dụng trí tuệ của đội ngũ những người có trình độ cao, am hiểu sâu về lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm, xin ý kiến đánh giá, nhận xét của họ về vấn đề nghiên cứu hoặc định hướng cho người nghiên cứu. 2.1.1.3 Nhóm phương pháp toán học. Dùng tư duy logic toán học để xây dựng logic nghiên cứu. Dùng Toán học thống kê như là công cụ để xử lý các tài liệu thu được. 2.2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu:
  19. 6 Bảng 2. 1: mô tả phương pháp nghiên cứu MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng Phương pháp phân tích và tổng hợp đến tiến độ hoàn thành dự án. kinh nghiệm; kết hợp với phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi. - Nhận diện các hậu quả khả dĩ do Phương pháp phân tích và tổng hợp việc chậm trễ tiến độ hoàn thành dự kinh nghiệm; kết hợp với phương án. pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi. - Khuyến nghị các giải pháp phòng Phương pháp phân tích, tổng hợp kết ngừa, giảm thiểu tác hại của các nhân quả điều tra, kết hợp với lý thuyết về tố gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn quản lý xây dựng, tài chính. thành dự án. 2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. - Dữ liệu sơ cấp về tình hình thực hiện dự án, ... thu thập từ các nguồn chính thống như Tổng cục thống kê, Cục Thống kê TP.HCM, Sở KH-ĐT TP.HCM, .v.v. - Dữ liệu sơ cấp về nguyên nhân chậm trễ hoàn thành dự án xây dựng: thu thập bằng phương pháp khảo sát thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Kích cỡ mẫu nghiên cứu. Theo công thức của Cohran (1977) Số lượng mẫu ít nhất theo tính toán là 43 mẫu. trong đó: + t là giá trị phân phối chuẩn (Laplace-Gauss) tương ứng với độ tin cậy anpha chọn là 0,025, tra bảng được t = 1.96. + p là xác suất thành công.
  20. 7 + q = 1- p : là xác suất không thành công. + d là mức độ chấp nhận sai số của trung bình mẫu. + Chọn p = q = 0.5 (do chưa có nghiên cứu tương tự trước đây về vấn đề này); + Chọn d = 0.03x5 = 0.15 (dùng thang Likert 5 điểm); Giả định tỷ lệ trả lời bản câu hỏi là 65%, trong đó tỷ lệ bảng câu hỏi hợp lệ là 90%, số bản câu hỏi cần thu thập được là = 43 / 0,65 / 0,9 = 73,5 bản. Tóm lại, số bản câu hỏi chọn phát hành ít nhất là 80 bản. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.  Phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương pháp được sử dụng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp mới ít biến hơn nhưng chúng có ý nghĩa hơn và vẫn đại diện được cho tập biến ban đầu. EFA được dùng để khám phá các nhân tố nằm ẩn sau các biến quan sát hoặc để giảm thiểu dữ liệu (Hair et al, 1998). Trong phân tích EFA, các thông số sau cần được quan tâm để đảm bảo sự phù hợp của dữ liệu: Phương pháp trích xuất và phép quay: Theo Gerbing & Anderson (1988) sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring (PAF) với phép quay Promax sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn phương pháp trích Principal Component với phép quay Varimax trích (Nguyễn Khánh Duy, 2009), đồng thời cũng phù hợp cho mục đích phân tích cấu trúc tuyến tính SEM ở phần sau. KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là chỉ số dùng để xem xét sự phù hợp của phân tích nhân tố. Trị số này lớn hơn 0.5 thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với dữ liệu (Trọng and Ngọc, 2008). Bartlett’s Test of Sphericity: là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Sig 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0.4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2