ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ<br />
<br />
<br />
NGUYỄN VĂN TRIỆU<br />
<br />
ĐẢNG BỘ HÀ TÂY LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH<br />
CƠ CẤU KINH TẾ (1991 - 2006)<br />
<br />
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng CSVN<br />
Mã số: 60 22 56<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đoàn Thế Hanh<br />
<br />
HÀ NỘI – 2009<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, lạc hậu, lao động thủ công là chính<br />
nên hiệu quả kinh tế thấp, tổng sản phẩm xã hội quy mô nhỏ, bình quân thu nhập<br />
đầu người rất thấp. Để xây dựng đất nước hướng tới mục tiêu dân giầu, nước<br />
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ngay từ khi tiến hành sự nghiệp đổi<br />
mới, Đảng ta đã xác định rõ phương thức là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo<br />
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội X của Đảng xác định: "... tạo<br />
bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng<br />
cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước<br />
ta ra khỏi tình trạng nước đang phát triển có thu nhập thấp". [27, tr.186]<br />
Hà Tây (cũ) là tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, phía Đông giáp Thủ<br />
đô Hà Nội, phía Đông nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh<br />
Phúc và Phú Thọ, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình. Hà Tây là vùng đất nối liền giữa<br />
miền Tây Bắc và vùng trung du Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; có<br />
địa hình đa dạng: miền núi, trung du và đồng bằng rất thuận lợi để phát triển<br />
nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Hà Tây bao bọc Thành phố Hà<br />
Nội từ phía tây xuống phía nam, nằm liền kề với vùng tam giác kinh tế trọng<br />
điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Do có điều kiện thuận lợi trên, kể từ<br />
khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân và chính quyền Hà Tây đã<br />
phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn, thách thức để thúc đẩy xây dựng phát<br />
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước khi sáp nhập vào Thành phố Hà Nội, tình<br />
hình kinh tế - xã hội của Hà Tây đã có những chuyển biến tích cực với mức tăng<br />
trưởng kinh tế khá cao; cơ cấu kinh tế xã hội chuyển dịch nhanh theo hướng<br />
công nghiệp hoá; văn hoá, giáo dục, y tế và công tác xã hội có những tiến bộ<br />
đáng kể; điều kiện sống và mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.<br />
<br />
2<br />
<br />
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, Hà Tây cũng còn nhiều hạn<br />
chế và đứng trước nhiều vấn đề nảy sinh: phát triển kinh tế chưa cao, chưa khai<br />
thác hết tiềm năng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu; chưa phát triển bền vững<br />
và đi vào chiều sâu; thu nhập bình quân đầu người thấp hơn bình quân chung cả<br />
nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tế còn<br />
nhiều hạn chế: vấn đề chuyển dịch đất nông nghiệp, phát triển các khu công<br />
nghiệp, thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao<br />
động… đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Hà Tây phải tiếp tục nghiên cứu và giải<br />
quyết trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, nghiên cứu quá<br />
trình Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1991 - 2006, từ đó<br />
rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện có ý nghĩa lý luận và<br />
thực tiễn quan trọng không chỉ đối với địa phương mà còn có giá trị tham khảo<br />
trên phạm vi cả nước.<br />
Trong khi triển khai đề tài "Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu<br />
kinh tế (1991 - 2006)" cho luận văn thạc sỹ của mình thì tỉnh Hà Tây còn là đơn<br />
vị hành chính độc lập, đến năm 2008, Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Việc Đảng<br />
bộ Hà Tây lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu<br />
kinh tế - xã hội (1991 - 2006) là một thực tế với những chủ trương, kế hoạch,<br />
giải pháp và hiệu quả cụ thể. Nay Hà Tây không còn là đơn vị hành chính độc<br />
lập, một Đảng bộ riêng nhưng vấn đề trên đã trở thành một phần lịch sử của<br />
Đảng bộ và nhân dân Hà Tây trong sự nghiệp đổi mới.<br />
Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả kiên định chọn vấn đề “Đảng bộ Hà<br />
Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006” làm đề tài luận văn thạc<br />
sỹ.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói<br />
riêng được nhiều nhà lãnh đạo, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đặc biệt<br />
quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến nhiều công trình tiêu biểu<br />
như:<br />
3<br />
<br />
- Đỗ Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,<br />
hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.<br />
- Nguyễn Sinh Cúc, Lê Mạnh Hùng, Hoàn Vĩnh Lê, Thực trạng CNH,<br />
HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1998.<br />
- Trương Thị Tiến, Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt<br />
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.<br />
- Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông<br />
thôn, Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt<br />
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.<br />
- Đặng Văn Thắng - Phạm Ngọc Dũng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công<br />
– nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng, Nxb Chính<br />
trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.<br />
- Bùi Tất Thắng, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb<br />
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.<br />
- Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và<br />
phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.<br />
- Đỗ Xuân Tuất, Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo phát triển kinh tế trang trại<br />
1986 – 2001, Luận văn Thạc sỹ khoa học lịch sử, Hà Nội, 2003.<br />
- Đỗ Quan Dũng, Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Hà Nội, 2006.<br />
Tuy nhiên, do mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu khác nhau, phần lớn các<br />
công trình nghiên cứu đều tập trung tìm hiểu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh<br />
tế trên phạm vi cả nước hoặc các vùng kinh tế. Có rất ít các công trình nghiên<br />
cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một địa phương, nhất là về quá trình<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa bàn tỉnh Hà Tây dưới góc độ lịch sử.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu:<br />
- Làm rõ quá trình Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo và tổ chức thực hiện chuyển<br />
dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1991 - 2006.<br />
- Đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của quá<br />
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Tây giai đoạn 1991 - 2006.<br />
4<br />
<br />
- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
của Đảng bộ Hà Tây.<br />
Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br />
là:<br />
Thứ nhất, Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây<br />
vận dụng đường lối của Đảng vào lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh<br />
từ 1991 – 2006.<br />
Thứ hai, Nêu bật những thành tựu chủ yếu cũng như hạn chế của quá trình<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tây.<br />
Thứ ba, Tổng kết và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Tây trong giai đoạn 1991 - 2006.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Nội dung quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1991 đến năm 2006 trên cơ sở đường lối đổi<br />
mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng tại địa phương.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu của luận văn là:<br />
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ<br />
năm 1991 đến năm 2006 (biểu hiện trên cả hai khía cạnh: lý luận và thực tiễn).<br />
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gồm: công nghiệp – thủ<br />
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh từ tháng 12/1991 (thời<br />
điểm tái lập tỉnh) đến năm 2006 (kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ<br />
XIII).<br />
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận, thế giới<br />
quan khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm,<br />
đường lối của Đảng về phát triển kinh tế, CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ đổi<br />
mới.<br />
Dưới góc độ khoa học lịch sử, phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu<br />
dựa trên phương pháp lịch sử và phương pháp logíc. Ngoài ra, còn sử dụng<br />
phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, đối chiếu, so sánh…, thông qua sự<br />
5<br />
<br />