Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Văn Giang (Hưng Yên) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Văn Giang lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp trên địa bàn huyện từ năm 2001 đến năm 2010. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Văn Giang (Hưng Yên) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010
- §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ----------------------- §INH V¡N LU¢N §¶NG Bé HUYÖN V¡N GIANG (H¦NG Y£N) L·NH §¹O C¤NG NGHIÖP HãA, HIÖN §¹I HãA N¤NG NGHIÖP Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 LUËN V¡N TH¹C SÜ LÞCH Sö Hµ Néi - 2015
- §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ----------------------- §INH V¡N LU¢N §¶NG Bé HUYÖN V¡N GIANG (H¦NG Y£N) L·NH §¹O C¤NG NGHIÖP HãA, HIÖN §¹I HãA N¤NG NGHIÖP Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 Chuyªn ngµnh: LÞch sö §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam M· sè: 60 22 03 15 LUËN V¡N TH¹C SÜ LÞCH Sö Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS. TS. Hoµng Hång Hµ Néi - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hoàng Hồng. Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Đinh Văn Luân
- LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ, chỉ đạo tận tình nghiêm khắc của PGS.TS Hoàng Hồng, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em xin trân trọng cảm ơn thầy cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử đã dạy em trong những năm qua. Em cũng xin trân trọng cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh chị bên Phòng Nông nghiệp huyện Văn Giang, phòng Văn thư lưu trữ huyện Văn Giang, phòng Văn thư lưu trữ tỉnh Hưng Yên, Huyện ủy Văn Giang đã tạo mọi điều kiện để em tìm hiểu thực tế địa phương, cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành Luận văn. Trong quá trình thực hiện Luận văn, do trình độ còn hạn chế, khả năng thu thập, phân tích tài liệu chưa sâu sắc nên Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn học viên. Em xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN GIANG LÃNH ĐẠO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ............................................................................................... 9 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và thực trạng nền kinh tế nông nghiệp huyện Văn Giang trước năm 2001 ......................... 9 1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Văn Giang ..... 9 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................... 9 1.1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ......................................................... 10 1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Văn Giang trước năm 2001 ....................................................................................... 13 1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang giai đoạn 2001 – 2005.................................................................... 16 1.2.1. Đường lối của Đảng và chủ trương của Đảng bộ huyện Văn Giang về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 ...................................................................................................... 16 1.2.1.1. Đường lối của Đảng ............................................................... 17 1.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Văn Giang ........................... 20 1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ........................................................... 25 1.2.2.1. Chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa .............................................................................................. 25 1.2.2.2. Chỉ đạo áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp ......................................................................................... 29 1.2.2.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp ..................................................................................... 32 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 34
- Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN GIANG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP ....... 35 TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 .................................................................. 35 2.1. Yêu cầu mới và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang............................. 35 2.1.1. Yêu cầu mới .................................................................................. 35 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Văn Giang .................................. 39 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện .............................................................. 43 2.2.1. Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ... 43 2.2.2. Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế nông nghiệp ...................................................................................................... 49 2.2.3. Tăng cường cơ giới hóa, thủy lợi hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp ....................................................................... 53 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 58 Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 60 3.1. Một số nhận xét .................................................................................. 60 3.1.1. Ưu điểm ......................................................................................... 60 3.1.2. Hạn chế.......................................................................................... 66 3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ............................................................. 68 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa KHKT : Khoa học kỹ thuật HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nxb : Nhà xuất bản UBND : Ủy ban nhân dân TW : Trung ương
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng. Việt Nam cũng như phần lớn các nước trên thế giới phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển. Ngay từ khi mới ra đời cũng như trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng luôn quan tâm coi trọng giai cấp nông dân, khẳng định vai trò nền tảng của nông nghiệp và mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp với tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, Đảng ta xác định “vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch…” [30, tr. 90]. Thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay ở nước ta cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết như: tình trạng chán ruộng của người nông dân vì thu nhập quá thấp; đất nông nghiệp manh mún; thị trường nông sản bấp bênh; giá đầu vào cao; những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm…đòi hỏi hệ thống chính sách phải tiếp tục được xây dựng đảm bảo mang lại quyền lợi thật sự cho người nông dân. Huyện Văn Giang nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên, bên bờ tả ngạn sộng Hồng và tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với tiềm năng về đất đai, con người cần cù, đoàn kết, năng động, nhiều năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh tế Văn Giang nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây lương thực, cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, thị trường trong nước và 1
- xuất khẩu. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ lực đều tăng. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp và chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, thủy sản đạt cao nhưng tính bền vững chưa cao; quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực của ngành nông nghiệp còn nhiều bất cập; diện tích vùng sản xuất tập trung, chuyên canh chưa phát triển đúng với tiềm năng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng với thế mạnh của huyện; tổ chức bộ máy về nông nghiệp ở cơ sở còn thiếu và yếu... Do vậy, nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Giang về chỉ đạo CNH, HĐH nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 là việc làm thiết thực và cấp bách. Nó không chỉ cung cấp một cái nhìn tổng thể về sự trưởng thành, lớn mạnh của huyện trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mà còn rút ra những kinh nghiệm quý báu để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trước những yêu cầu mới. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Đảng bộ huyện Văn Giang (Hưng Yên) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong tiến trình cách mạng XHCN cũng như trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Chính vì vậy, đường lối, chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề được nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. 2
- + Sách chuyên khảo: Cuốn Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta của Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, Hà Nội 1990, đây là công trình nghiên cứu đã mô tả những chuyển biến kinh tế - xã hội ở nông thôn sau thực hiện Nghị quyết 10. Trong cuốn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Hồng Vinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Đây là tác phẩm tập hợp các bài viết, tham luận của các nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn qua các vấn đề lý luận, thực tiễn, giải pháp. Cuốn Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam của Đào Duy Quát, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002. Cuốn sách đã nêu quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh nghiệm của một số nước, vùng lãnh thổ, đề cập đến những phương hướng, giải pháp cũng như bài học kinh nghiệm trong khi tiến hành, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam: con đường và bước đi của Nguyễn Kế Tuấn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006. Cuốn sách đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu rút ngắn, thực trạng thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. CuốN Văn kiện Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa do tập thể tác giả: Nguyễn Duy Hùng, Lê Minh Nghĩa. Cuốn sách là tập hợp các bản Báo cáo chính trị, các Nghị quyết TW được ban hành qua các kỳ Đại hội Đảng kể từ năm 1960 đến nay có đề cập đến vấn đề công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Cuốn Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam – 20 năm đổi mới và phát triển của Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hà, Nxb Thống Kê, năm 2006. Cuốn sách đã nêu bật được thành tựu của đất nước ta đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sau 20 năm đổi mới 1986 – 2006. 3
- Cuốn Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới của TS Lê Quang Phi, Nxn Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2007. Trong cuốn Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới (1986 - 2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011 của TS Nguyễn Ngọc Hà đã khái quát đặc điểm, tình hình chủ trương của Đảng và quá trình thực hiện đường lối về nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trước những bối cảnh, cơ hội và thách thức trong mô hình tăng trưởng kinh tế được phân tích trong cuốn sách: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới trong giai đoạn 2011 – 2020 của TS Nguyễn Thị Tố Uyên chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. Ngoài ra phải kể đến cuốn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam của Nguyễn Văn Nam chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002; Nguyễn Đình Hương, Đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1997; Trần Ngọc Bút, Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Văn Bích, Nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; Nguyễn Thiện Luân (chủ biên), Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001-2020, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001, V.v…. Những công trình trên đã nêu lên được những quan điểm chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, một vấn đề rất quan trọng mà luận văn đã kế thừa và phát huy khi nghiên cứu đề tài. 4
- + Các bài báo, công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa học, đáng chú ý là: Trần Văn Phòng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 11, tr.3 – 6, 2005; Đặng Kim Oanh, “Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8, tr.26 – 30, 2009; Nguyễn Sinh Cúc, “Tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 197, Tr.26 – 28, V.V… + Những luận án, luận văn đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ một số tỉnh về xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương như: Đặng Kim Oanh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997-2003, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2005; Lê Đình Sơn, Tỉnh uỷ Hà Tĩnh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2008; Trần Việt Dũng, Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2010; Nguyễn Tuấn Thành, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997 đến năm 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2009… Các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu và trình bày một cách đầy đủ, đi sâu có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Giang đối với CNH, HĐH nông nghiệp của huyện từ năm 2001- 2010. Chính vì vậy, đây vẫn còn là một mảng trống, là đề tài mở để tiếp tục đi sâu tìm hiểu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn sẽ nghiên cứu và giải quyết những vấn đề sau: 5
- - Nghiên cứu làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Văn Giang lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp trên địa bàn huyện từ năm 2001 đến năm 2010 - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang. - Đúc kết những kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện để tiếp tục vận dụng có hiệu quả trong thời kỳ mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp của huyện. + Trình bày khái quát quan điểm của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH nông nghiệp + Phân tích làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Văn Giang đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. + Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế; từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang trong thời gian tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu + Các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Văn Giang về CNH, HĐH nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. + Các hoạt động triển khai thực hiện chủ trương của Đảng bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: quan điểm, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, các vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Giang trong CNH, HĐH nông nghiệp gồm: Chủ trương của Đảng bộ, sự chỉ đạo của Đảng bộ trong các lĩnh vực: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp. 6
- + Về thời gian: từ năm 2001 đến năm 2010. + Không gian: địa bàn huyện Văn Giang 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Các tài liệu chủ yếu thực hiện đề tài gồm: + Các văn kiện, nghị quyết của Đảng và của Đảng bộ huyện Văn Giang liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. + Các chỉ thị, kế hoạch, các báo cáo tổng kết về nông nghiệp ở huyện Văn Giang. + Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ yếu; đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh,...v.v. 6. Đóng góp của luận văn - Thông qua việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo CNH, HĐH nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang, luận văn rút ra những kinh nghiệm thành công cũng như hạn chế, thách thức đặt ra ở địa phương giai đoạn 2001 – 2010, làm căn cứ khoa học để Đảng bộ huyện Văn Giang tham khảo, trên cơ sở đó tiếp tục lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. - Luận văn là tài liệu góp phần giáo dục truyền thống của địa phương và công tác giảng dạy lịch sử địa phương trên địa bàn huyện Văn Giang. - Luận văn được hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Giang nói riêng và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nói chung trên phương điện lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. 7. Kết cấu của luận văn 7
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Đảng bộ huyện Văn Giang lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2005 Chương 2: Đảng bộ huyện Văn Giang lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010. Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm chủ yếu 8
- Chương 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN GIANG LÃNH ĐẠO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và thực trạng nền kinh tế nông nghiệp huyện Văn Giang trước năm 2001 1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Văn Giang 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Văn Giang là huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và tây bắc giáp thành phố Hà Nội, phía nam giáp huyện Khoái Châu, huyện Văn Lâm, phía đông giáp huyện Yên Mỹ, phía tây giáp tỉnh Hà Tây cũ, có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 71,79 km2.Từ vị trí địa lý thuân lợi này cho thấy Văn Giang là nơi trao đổi kinh tế thương mại dịch vụ giữa thủ đô Hà Nội với các huyện và các tỉnh tiếp giáp Đặc điểm địa hình: Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, huyện có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do được phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm. Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê thời Tự Đức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải cao thấp khác nhau theo dạng hình sóng. Đất có địa hình cao thuộc các xã Xuân Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và thị trấn Văn Giang. Đất có địa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc. Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thời còn có tiềm năng phát triển đô thị. Khí hậu: Văn Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 230C). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng 9
- từ 250-280 .Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 15 0- 210. Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ, lượng mưa trung bình 1.575 mm, độ bốc hơi bình quân 886 mm. Độ ẩm không khí từ 80-90%. Có thể nói điều kiện khí hậu rất thuận tiện cho Văn Giang phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Thuỷ văn: Trên địa bàn huyện có sông Hồng, sông Bắc Hưng Hải và các sông nhỏ như: sông Ngưu Giang, sông Đồng Quê, sông Tam Bá Hiển chảy qua rất thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân toàn huyện. Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 71,79 km2 trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 50,32 km2 (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên); đất chuyên dùng: 12,31km2 (chiếm 17,1%); đất ở: 6,12 km2 (chiếm 8,7%), đất chưa sử dụng: 3,04 km2 (chiếm 4,2%). Tóm lại, điều kiện tự nhiên huyện Văn Giang có nhiều mặt thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng có không ít khó khăn, khắc nghiệt, tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. 1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số và lao động Huyện Văn Giang gồm 10 xã và 1 thị trấn. Năm 2009, toàn huyện có khoảng 104.397 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 1454 người/km2, tốc độ tăng trưởng dân số tương đối ổn định ở mức 1,0%/năm và đang có chiều hướng giảm dần. Chương trình phổ cập giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Số người trong độ tuổi lao động ổn định và tăng dần qua các năm. Năm 2010 là 62.638 người (chiếm khoảng 60% dân số ) [5]. UBND huyện rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho lao động, nhất là lao động nông thôn. Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng là 60,7%; lao động làm việc trong ngành nông 10
- nghiệp chiếm đa số (43.220 người, chiếm 69%). Còn lại là lao động trong ngành phi nông nghiệp, với các ngành nghề chủ yếu như: May công nghiệp, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gò hàn,... Do lao động nông nghiệp mang tính chất thời vụ nên số lượng người dư thừa nhàn rỗi thường xuyên sau mùa vụ tương đối nhiều. Do vậy, thời gian nông nhàn người nông dân về các thành phố, thị xã làm thuê. Đây cũng là bài toán đối với Đảng bộ huyện để giải quyết số lao động dư thừa bằng cách phát triển các ngành nghề, dịch vụ tại địa phương. Văn hóa-xã hội Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa được đẩy mạnh. Nếu như năm 1999 toàn huyện mới có 22 làng văn hóa và 11.050 gia đình văn hóa thì đến năm 2010 đã có 57/79 làng văn hóa, 44/45 cơ quan, đơn vị văn hóa và 20.150 gia đình văn hóa [5, tr. 5]. Các chế độ chính sách đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, đối tượng hưu trí, mất sức được chi trả kịp thời, đầy đủ. Quy mô giáo dục đào tạo trong huyện được mở rộng, đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Đến năm 2010, toàn huyện đã có 18 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 51,4% tổng số trường) [5, tr. 4]. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển. 10/11 trạm xá xã có bác sĩ. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được coi trọng. Trung tâm y tế huyện được cải tạo nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế. Bảo hiểm y tế được mở rộng… Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Hệ thống cơ vật chất kĩ thuật, hạ tầng cơ sở của huyện đã và đang được xây dựng ngày một hiện đại. Mạng lưới giao thông được cải thiện tốt hơn. Hầu hết các tuyến đường giao thông trong huyện đã được trải nhựa, bê tông, đá cấp phối và xây lát gạch nghiêng. Từ khi tái thiết lập huyện, đã đầu tư xây dựng thực hiện các dự án nâng cấp, tái tạo các tuyến đường giao thông như: 205A, 207B, 205B, 11
- các dốc đê…đầu tư 3,4 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn, trong đó ngân sách ngân sách huyện 15%, ngân sách xã 53% và nhân dân đóng góp 32%. Triển khai dự án nâng cấp cải tạo đường 207A, 207B và mặt đê sông Hồng. Được tính dầu tư hơn 7 tỷ đồng rải nhựa 7 km đường 205A. Dự án “403” Trung ương đầu tư 27 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa trạm bơm Văn Giang và kiên cố 10km kênh dẫn chính.Tập trung điều tra, khảo sát, xây dựng quy hoạch thủy lợi vùng bãi. Hoàn thành kế hoạch đắp đê, kè, trồng tre chắn sóng. Các xã đã huy động vốn xây dựng 8,1 km kênh mương kiên cố và sửa chữa, nâng cấp 3 trạm bơm. Xây dựng và tu sửa các nghĩa trang liệt sĩ. Xây mới khoa nội nhi, sửa chữa, cải tạo nhà các khoa và bổ sung trang thiết bị cho trung tâm y tế huyện. Các trạm y tế xã được nâng cấp, đầu tư thiết bị y tế cho phòng sản.Bưu điện huyện và nhiều xã đã xây dựng trạm bưu điện – văn hóa, toàn huyện có 3 tổng đài với 1.017 máy điện thoại. Lắp đặt mới thiết bị cho đài truyền thanh huyện.Chuẩn bị xây dựng mới trụ sở làm việc cơ quan Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Tình hình kinh tế Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,9%. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp-công nghiệp, xây dựng-thương mại, dịch vụ: 24%-34%- 42%. Giá trị thu trên 1ha đất canh tác: 163,8 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 38,6 triệu đồng [6, tr. 1]. Kinh tế nông nghiệp có nhiều biến chuyển tích cực. Tốc độ tăng trưởng đạt 3,4%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, giảm ngành trồng trọt. Diện tích hoa, cây cảnh, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao tăng từ 1.525,9 ha (năm 2010) lên 1.625 ha (năm 2015) [ 6, tr. 2]; Quất cảnh Văn Giang được đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường sản phẩm cây cảnh; đã hình thành vùng sản xuất hoa chất lượng cao, mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao được đầu tư đồng bộ trong nhà lưới, nhà kính. Chăn nuôi phát triển mạnh. Giá trị chăn nuôi chiếm 65% toàn ngành 12
- sản xuất nông nghiệp. Mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, toàn huyện có 232 trang trại đạt tiêu chí theo quy định [6, tr. 2]. Các ngành nghề chế biến, dịch vụ nông nghiệp tiếp tục phát triển. Công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi, khuyến nông được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tốt. Công tác phòng, chống lụt, bão, úng, bảo vệ các công trình thuỷ lợi hàng năm được đặc biệt quan tâm; thường xuyên nạo vét, giải tỏa vật cản, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa bão; công tác phát hiện và xử lý vi phạm pháp lệnh đê điều, vi phạm công trình thủy lợi được thực hiện nghiêm túc. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, được đông đảo người dân hưởng ứng tích cực. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đang trên đà phát triển. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp-xây dựng bình quân đạt 16,8%. Toàn huyện khoảng 5.200 lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp [6, tr. 2]. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 18,5%/năm. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 chợ chính và hàng chục chợ nhỏ lẻ, có 3.655 hộ kinh doanh cá thể [6, tr. 3]. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông tiếp tục được đầu tư nâng cấp. Dịch vụ bưu chính, viễn thông được mở rộng, chất lượng phục vụ được nâng lên đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Dịch vụ Internet, MyTV phát triển nhanh với tổng số 6.790 thuê bao. Doanh thu dịch vụ bưu chính tăng bình quân 13,65%/năm [6, tr. 3]. 1.1.2. Tình hình kinh tế nông nghiệp ở huyện Văn Giang trước năm 2001 Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn