intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Yên Mô (Ninh Bình) thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng giai đoạn 2001 - 2015, luận văn rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng những năm qua để Đảng bộ huyện vận dụng thực hiện thắng lợi công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Yên Mô (Ninh Bình) thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ ĐINH THỊ MAI ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ (NINH BÌNH) THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ ĐINH THỊ MAI ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ (NINH BÌNH) THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Hồng Hải Hà Nội - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn dựa trên kiến thức lý luận về xây dựng Đảng và qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn quá trình xây dựng Đảng của địa phương, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Hồng Hải. Các số liệu được trình bày có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả luận văn Đinh Thị Mai
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới người thầy hướng dẫn TS.Trần Hồng Hải, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt thời gian tôi tiến hành nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo và đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và nhân viên Kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ tỉnh Ninh Bình, Kho lưu trữ Văn phòng Huyện ủy, Ban tổ chức của huyện Yên Mô đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khai thác và tìm kiếm tư liệu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khoá học. Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Đinh Thị Mai
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................6 6. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................7 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................7 Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2001 - 2005) .....................................................................................8 1.1. Các nhân tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô.8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................8 1.1.2.Thực trạng công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Yên Mô trước năm 2001 ...........................................................................................................................10 1.2. Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm 2001 - 2005 ......................................................................................................14 1.2.1. Chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô về công tác xây dựng Đảng ...............................................................................14 1.2.1.1. Chủ trương của Đảng ..................................................................................14 1.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô..................16 1.2.2. Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương ......................................................................................................................21 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................38 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2006 - 2015) .....................39 2.1. Đảng bộ huyện Yên Mô lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm 2006 - 2010 ...........................................................................................39 2.1.1. Đảng bộ huyện Yên Mô vận dụng chủ trương của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong hoạch định chủ trương về công tác xây dựng Đảng ..........39 2.1.1.1. Chủ trương của Đảng ..................................................................................39
  6. 2.1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô ....................40 2.1.2. Quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương ..................................................................................................43 2.2. Đảng bộ huyện Yên Mô đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm 2011 - 2015 ................................................................................57 2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Yên Mô về công tác xây dựng đảng........57 2.2.1.1. Chủ trương của Đảng .................................................................................57 2.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô..................59 2.2.2. Đảng bộ huyện Yên Mô đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương ..................................................................................................62 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................75 Chƣơng 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU .........77 3.1. Nhận xét chung .................................................................................................77 3.1.1. Về những thành tựu cơ bản...........................................................................77 3.1.2. Về những hạn chế chủ yếu ............................................................................84 3.2. Một số kinh nghiệm ..........................................................................................87 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................97 KẾT LUẬN ..............................................................................................................98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................100 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban Chấp hành BTV Ban Thường vụ CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng nhân dân Nxb Nhà xuất bản TCCSĐ Tổ chức cơ sở Đảng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TSVM Trong sạch vững mạnh TW Trung ương UBKT Uỷ ban kiểm tra UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX đã trải qua nhiều bước thăng trầm, và đã có bước phát triển mang tính cách mạng, đột biến. Đó là sự kiện dân tộc ta đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước. Bước vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã từng bước đưa đất nước đi lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” hội nhập với cộng đồng quốc tế. Đó là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, đặc biệt phải kể đến tác động tích cực từ những thành quả đạt được trong công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Tổng kết quá trình lãnh đạo, một trong những bài học kinh nghiệm xuyêt suốt của cách mạng Việt Nam, đó là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Và để có được đường lối lãnh đạo đúng đắn đó, vấn đề có ý nghĩa then chốt là Đảng cần phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực tiễn cho thấy càng đi vào đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh nước ta mở cửa, hội nhập càng cần có sự lãnh đạo của Đảng và coi trọng công tác xây dựng Đảng để nắm bắt thời cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng của nước ta trong những năm gần đây đang đứng trước nhiều yêu cầu, đòi hỏi mới. Dưới tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường đã xuất hiện tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động nhằm vào Đảng. Do đó, tăng cường công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay vừa là yêu cầu bức thiết của thực tiễn tiến trình xây dựng và bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước, đồng thời là đòi hỏi cấp bách đặt ra trong quá trình phát triển và hội nhập. 1
  9. Huyện Yên Mô thuộc tỉnh Ninh Bình được tái lập năm 1996, vốn là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Yên Mô đang ngày đêm ra sức lao động, với tinh thần cần cù, đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của thời đại và lịch sử để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Hòa nhập trong công cuộc đổi mới đất nước, huyện Yên Mô hơn 10 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội. Đánh giá về những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Mô trong việc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội những năm qua, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ XVII có đoạn viết: “kinh tế liên tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững” [6, tr. 12]. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều khó khăn và tồn tại cần khắc phục. Những thành tựu đã đạt được cùng với những tồn tại của Đảng bộ huyện Yên Mô trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn từ 2001 đến 2015 cũng gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng. Mặt khác, nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng là đồng thời đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với tình hình thực hiện ở các địa phương khác trên cả nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Yên Mô trong thời gian tới chính là một trong những mục đích quan trọng mà đề tài hướng đến. Từ những nhận thức ở trên tôi đã chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Yên Mô (Ninh Bình) thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015” làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một nhiệm vụ quan trọng mang tính then chốt trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Chủ trương, đường lối về xây dựng Đảng của Đảng ta luôn luôn được đề cập đến trong các kì Đại hội. Để thấy được vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, từ trước tới nay đã có không ít công 2
  10. trình nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu là: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề lý luận chung về công tác xây dựng Đảng theo chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đáng chú ý là các tác phẩm: Mấy vấn đề về xây dựng chỉnh đốn Đảng, của Lê Đức Bình, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Những nhiệm vụ cấp bách của công tác xây dựng Đảng, của Lê Đức Thọ, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1986; Xây dựng Đảng về tổ chức (tập 1), của Ngô Đức Tĩnh (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; Xây dựng Đảng vững mạnh thời kỳ đổi mới đất nước, của Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Đức Thịnh, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2000; Một số vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở, của PGS.TS Phan Xuân Biên (Chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Chủ biên), 2005; Đổi mới công tác kiểm tra, kỉ luật nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, của Nguyễn Thị Doan (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006; Xây dựng Đảng rèn luyện đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đại tá, TS. Phạm Gia Đức, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003; Đảng Cộng sản Việt Nam 70 năm xây dựng và trưởng thành, của Lê Khả Phiêu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đảng Cộng sản Việt Nam những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, của GS.TS Mạch Quang Thắng, Nhà xuất bản Lao động, 2007; Xây dựng chỉnh đốn Đảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của GS.TS Nguyễn Phú Trọng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Đề cương bài giảng xây dựng Đảng (dành cho hệ cao cấp lý luận chính trị), của Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị hành chính, Hà Nội, 2011. Thứ hai, các bài báo, công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa học như của Nguyễn Vũ Cân: “Ngăn chặn đẩy lùi tệ quan liêu, thạm nhũng - biện pháp quan trọng tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngang tầm nhiệm vụ”, Tạp chí Cộng sản, số 1, tr. 60-63, 2006; Dương Trung Ý: “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8, tr. 43-46, 2006; Nguyễn Đức Hạt: “Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ then chốt tạo 3
  11. chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5, tr. 30-34, 2006; Hiền Lương: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, tr. 30- 33, 2006; Lý Thị Bích Hồng: “Quán triệt quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng, lý luận trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, tr. 44-46 , 2005; bài “Tổng quan hội thảo về nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12, tr. 63-66, 2004; bài “Đổi mới và chỉnh đốn Đảng đồng bộ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, phương thức lãnh đạo”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2+3, tr. 3-4, 2005. Thứ ba, một số luận án, luận văn. Đáng chú ý là các luận án, luận văn của các tác giả: Nguyễn Danh Lợi, Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu IV từ tháng 11-1946 đến tháng 7-1954, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2012; Nguyễn Thị Thu Hương, Đảng lãnh đạo thực hiện công tác tư tưởng thời kỳ 1986 - 2000, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội, 2001; Đoàn Thị Khánh Hà, Đảng bộ thành phố Việt Trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng thời kỳ 1996 - 2000, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội, 2002; Nguyễn Thị Lan Phương, Quá trình củng cố và phát triển tổ chức cơ sở Đảng của Đảng bộ thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong thời kỳ 1991 - 2000, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội, 2002; Ngô Thị Lan Hương, Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội, 2012. Mặt khác, đề cập đến công tác xây dựng Đảng ở Ninh Bình hiện nay không thể không kể đến một số cuốn sách như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (tập 1) và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (tập 2) do BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình biên soạn. Ở Yên Mô, Ban Tuyên giáo Huyện ủy cũng phối hợp với các địa phương cho ra đời các cuốn lịch sử Đảng bộ xã và Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Mô (giai đoạn 1930 - 2005). Những công trình nghiên cứu kể trên đã nêu lên một cách tổng quát những vấn đề cơ bản, cốt cán của công tác xây dựng Đảng của cả nước cũng như của nhiều tỉnh, nhiều huyện qua những thời kỳ khác nhau, song chưa có một công trình nghiên 4
  12. cứu riêng biệt nào trình bày một cách đầy đủ quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong giai đoạn 2001 - 2015 mà chủ yếu mới được đề cập đến trong các báo cáo của Huyện ủy, Ban Tuyên giáo và các ban ngành có liên quan. Những báo cáo đó là nguồn tài liệu quan trọng cung cấp cơ sở lý luận, tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng giai đoạn 2001 - 2015, luận văn rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng những năm qua để Đảng bộ huyện vận dụng thực hiện thắng lợi công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Trình bày các yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Yên Mô. - Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ huyện thực hiện các nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng ở địa phương trong những năm 2001 - 2015. - Rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô trong những năm 2001 - 2015. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô (Ninh Bình) thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 trên cơ sở những chủ trương, kế hoạch, giải pháp của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Luận văn tìm hiểu chủ trương về xây dựng Đảng của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô qua các kỳ Đại hội. Từ đó tìm hiểu quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương trên các phương diện: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Từ những thành tựu và hạn chế của công tác xây dựng Đảng ở Yên Mô (giai đoạn (2001 - 2015)) để rút ra những bài 5
  13. học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác xây dựng Đảng ở Yên Mô những năm về sau. - Thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2015. - Không gian: Trên địa bàn huyện Yên Mô. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản. Những chủ trương, đường lối về xây dựng Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam 5.2. Nguồn tài liệu - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin và Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng. - Các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X, XI, XII; Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII, XIV, XV, XVI, XVII. - Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo, tạp chí có liên quan do các cơ sở nghiên cứu khoa học có uy tín công bố. - Nguồn tư liệu chính của luận văn là các Nghị quyết Đại hội, Hội nghị của tỉnh Ninh Bình, Huyện ủy Yên Mô, các Chương trình hành động, báo cáo tổng kết hàng năm của Đảng bộ huyện Yên Mô. Đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất giúp tác giả nắm chắc và trình bày có hệ thống những chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ và quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở Đảng bộ. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử nói chung, các chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Cụ thể, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp như: phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, mô tả, so sánh số liệu, đặc biệt là sự kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để làm rõ nội dung cần nghiên cứu. 6
  14. 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô về xây dựng Đảng trong những năm 2001 - 2015. Dựng lại quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015. - Nêu lên những nhận xét về thành tựu, hạn chế của công tác xây dựng Đảng ở huyện Yên Mô từ năm 2001 đến năm 2015. - Nêu lên một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng làm bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện ở những năm tiếp theo. - Luận văn khi hoàn thành có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, đảng viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nghiên cứu vấn đề thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô từ năm 2001 đến năm 2015. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục làm ba chương: Chương 1: Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2005. Chương 2: Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2006 đến năm 2015. Chương 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu 7
  15. Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2001 – 2005) 1.1. Các nhân tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội * Điều kiện tự nhiên Huyện Yên Mô nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Bình. Phía Đông giáp huyện Kim Sơn. Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư và huyện Yên Khánh, được ngăn cách bởi sông Vạc. Phía Tây giáp thành phố Tam Điệp, phía Nam giáp huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hoá), được ngăn cách bởi dãy núi Tam Điệp. Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đường 59 chạy dọc huyện từ Bình Sơn đến Lợi Hoà dài 18km; đường Mùa Thu nối Yên Mô với thành phố Tam Điệp, thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn) và một số con đường mới được xây dựng tạo thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá và xây dựng quốc phòng phục vụ công cuộc bảo vệ đất nước khi có chiến tranh xảy ra. Bên cạnh đó là hệ thống sông ngòi nằm rải đều trong huyện. Sông Vạc, sông Ghềnh, kênh đào nhà Lê chảy dọc huyện từ Bắc xuống Nam và thông ra biển. Sông Bút cùng sông Trinh Nữ nối liền với sông Tống Giang đi Thanh Hoá, khu 4. Với hệ thống đường bộ, đường thủy này các phương tiện giao thông có thể di chuyển đến nhiều nơi trong và ngoài tỉnh một cách dễ dàng. Địa hình của huyện Yên Mô không bằng phẳng, có vùng đồng mầu mùa, vùng đồng chiêm trũng và vùng bán sơn địa. Yên Mô nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Do địa hình ngăn cách nên có những đặc điểm khí hậu riêng. Dãy núi Tam Điệp nằm ở phía Nam chắn gió mùa Đông Bắc mùa đông tràn về nên nhiệt độ xuống thấp đột ngột, tạo nên hiện tượng khô hanh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Về mùa hè, gió Tây Nam từ miền trung (khu IV cũ) tràn sang rất nóng, có ngày nhiệt độ lên đến 39-400C. Vào những tháng cuối mùa hè, đầu mùa thu nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng đột biến 8
  16. kèm theo giông bão, nước từ trên rừng núi và nước mưa tại chỗ hợp lại dâng cao gây lũ lụt. *Điều kiện kinh tế - xã hội Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Yên Mô trước năm 2001 tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn mới. Theo báo cáo của BCH Đảng bộ huyện Yên Mô tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ XIV (11/2000), trong nông nghiệp, bình quân lương thực đầu người đã tăng từ 569kg (năm 1996) lên 628kg (năm 1999); sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, giá trị tiểu thủ công nghiệp bình quân 4 năm (1996 – 1999) đạt 33,2 tỷ đồng, tăng 8,6%/năm [2, tr. 6]. Dịch vụ có bước phát triển, chất lượng dịch vụ tăng lên. Giá trị dịch vụ bình quân hàng năm tăng 11,9%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng từ 11,4% (năm 1998) lên 12,1% (năm 1999), nông nghiệp giảm từ 77,9% (năm 1998) xuống còn 76,7% (năm 1999) [2, tr. 7]. Yên Mô là một trong những huyện có mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục phát triển. Về giáo dục, 100% số trẻ em trong độ tuổi vào tiểu học, THPT hàng năm đạt từ 55-65%; 100% số xã, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS; có 6 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia (Mầm non: 2; Tiểu học: 1; THCS: 3). Về y tế, trên địa bàn huyện hiện có 1 bệnh viện đa khoa, 11 trạm y tế xã và nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, đại lý bán thuốc phục vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hàng năm đã khám và điều trị cho hàng chục nghìn lượt người, đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, thực hiện nếp sống văn minh được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc. Các chính sách xã hội, chính sách đối với người có công, thực hiện mục tiêu giảm nghèo được triển khai kịp thời, đúng đối tượng, có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 16,2% (năm 1996) xuống còn 5,4% (năm 2000). Các xã phần lớn đều đã có nhà văn hóa khang trang, phục vụ cho nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Về mặt xã hội: Tính đến năm 2002, dân số trung bình của huyện Yên Mô là 178 256 người, “trong đó có khoảng 20% dân số theo đạo công giáo” [7, tr. 13]. Cư dân trong huyện sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, tuy nhiên bên cạnh đó Yên 9
  17. Mô còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống như: nghề mộc ở Côi Trì, nề ở Bình Hải, dệt vải, làm thảm ở Nộn Khê, đan chài lưới ở Yên Lâm, đan lát mây tre ở Yên Phú, làm bún ở Khánh Dương, làm gạch ở Yên Phong, Khánh Thịnh… nhiều sản phẩm của Yên Mô có tiếng trong nước. Tình hình tôn giáo ở huyện Yên Mô trước năm 2001 về cơ bản là ổn định, nhìn chung không xảy ra các hiện tượng phức tạp. Trên địa bàn huyện có 2 loại tôn giáo đang hoạt động là đạo Phật và đạo Thiên chúa. Một bộ phận giáo dân đạo Thiên chúa đã tham gia vào tổ chức cơ sở Đảng, phát huy được tính tiên phong của đảng viên trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Như vậy, trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa – xã hội của cư dân Yên Mô có sự phát triển khá. Thu nhập và đời sống của đa số dân cư trước năm 2001 đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Đặc điểm nổi trội của con người Yên Mô là truyền thống lao động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học, tinh thần đoàn kết, giàu lòng nhân ái, mến khách và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa – xã hội. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 1.1.2. Thực trạng công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Yên Mô trước năm 2001 Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Ninh Bình, ngày 10/8/1948, Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ nhất đã được tổ chức tại đình Đông (Côi Trì - Yên Mỹ). Tại thời điểm này toàn Đảng bộ có hơn 2000 đảng viên. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ huyện (khoá I) gồm 9 uỷ viên. Đồng chí Lê Văn Dung được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. Đến tháng 8/1948, ở Yên Mô các xã đều thành lập được chi bộ Đảng. Trong đó, “xã Đại Đồng 286 đảng viên, xã Thanh Bình 293 đảng viên, xã Yên Mạc 171 đảng viên, xã Hà Trung 214 đảng viên” [7, tr. 58]. Từ cuối năm 1956, cùng với cả nước, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 BCHTW Đảng (khoá II), Huyện uỷ Yên Mô đã chỉ đạo các cấp các ngành tiến hành sửa sai trong cải cách ruộng đất. Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng càng được Đảng bộ quan tâm. Công tác kiểm tra, giữ gìn kỉ luật trong Đảng được tăng cường. Cũng trong năm này có 23 đảng viên bị xử lý kỷ luật, 17 đảng viên bị cảnh cáo, 6 đảng viên bị khai trừ ra khỏi tổ chức Đảng. Trung tuần tháng 10/1961, Đảng 10
  18. bộ huyện Yên Mô họp Đại hội lần thứ VI, đồng chí Lương Văn Nhân được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. Thực hiện Nghị quyết số 19 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 40 của Ban Bí thư TW Đảng, từ quý I năm 1963, “Đảng bộ huyện Yên Mô triển khai cuộc vận động xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng viên 4 tốt” [7, tr. 121]. Sau một năm thực hiện cuộc vận động, chất lượng đảng viên và TCCSĐ tăng lên rõ rệt. Toàn huyện có 16 TCCSĐ, 80% đạt tiêu chuẩn bốn tốt; 85,6% số đảng viên đạt tiêu chuẩn bốn tốt. Trong 4 năm 1961-1964, toàn Đảng bộ kết nạp 915 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ lên 4 203 đồng chí. Tháng 6/1967, Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ IX được tổ chức thành công. Năm 1969, thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị về tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đảng bộ huyện đã tiến hành cuộc vận động thực hiện Chỉ thị 192 của Ban Bí thư TW nhằm nâng cao nhận thức chính trị, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, làm trong sạch TCCSĐ ngay từ cơ sở. Sau gần một năm thực hiện đã đạt được kết quả như sau: toàn Đảng bộ có 80% số TCCSĐ; 92% số đảng viên đạt tiêu chuẩn 4 tốt. Đảng bộ đã ngăn chặn, xử lý nghiêm hàng chục vụ việc sai trái của cán bộ, đảng viên; xử lý kỉ luật một số cấp uỷ, đảng viên bị vi phạm Điều lệ Đảng. Trong 3 năm 1969 - 1971, toàn Đảng bộ cử hơn 280 đảng viên đi chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đồng thời kết nạp thêm 370 đảng viên mới. Thời kỳ 1977 – 1994 là thời kỳ hợp nhất giữa huyện Yên Mô và 9 xã phía Bắc huyện Yên Khánh. Lúc này tên huyện Yên Mô được chuyển gọi là huyện Tam Điệp. Thời kỳ này Huyện uỷ vẫn tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn các cấp uỷ cơ sở về số lượng, nâng cao về chất lượng. Đồng thời, các cấp uỷ Đảng cũng từng bước bổ sung, hoàn thiện quy chế hoạt động, tích cực đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo. Ngày 9/11/1982, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tam Điệp lần thứ II đã được khai mạc. Đại hội đã đánh giá, kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội 4 năm (1977 – 1980) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (1981 – 1985). Trước những diễn biến phức tạp của kinh tế và đời sống trong nước, công tác xây dựng Đảng được tăng cường. Trong cả nhiệm kỳ, Đảng bộ đã tổ chức nhiều lớp tập huấn để tạo sự chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Phong trào xây dựng chi, Đảng bộ 11
  19. trong sạch vững mạnh được tiếp tục phát triển, đồng thời tập trung của cố các chi bộ yếu kém. Kết quả là đã “giảm số chi Đảng bộ yếu kém từ 6% xuống còn 4,2% và tăng số chi, Đảng bộ trong sạch vững mạnh từ 82% (năm 1981) lên 87% (năm 1985) [7, tr. 176]. Công tác cán bộ cũng được kiện toàn từ huyện đến cơ sở. Sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tam Điệp lần thứ III (từ 15 đến 20/1/1986) với 144 đại biểu, là Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới. Với tinh thần tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã tiến hành kiểm điểm nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ khóa II và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của nhiệm kỳ 1986 – 1990. Thực hiện Chỉ thị 16 của Ban Bí thư TW Đảng, Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị, công tác xây dựng Đảng của huyện Tam Điệp tập trung chủ yếu vào khâu then chốt nhất là “làm trong sạch Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng” [7, tr. 193]. Ngày 4/7/1994, Chính phủ ra Nghị định số 59/CP về việc tách 9 xã thuộc huyện Yên Khánh trước đây hợp nhất với huyện Yên Mô (năm 1977) nay trở về thành lập lại huyện Yên Khánh và đổi tên huyện Tam Điệp thành huyện Yên Mô. Ngày 20/7/1994, Tỉnh ủy Ninh Bình ra Quyết định số 125-QĐ/TU thành lập BCH Đảng bộ (lâm thời) huyện Yên Mô gồm 24 ủy viên. Đồng chí Bùi Văn Phượng được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy. Sau khi tái lập đến cuối năm 1995, toàn Đảng bộ huyện có “4 682 đảng viên, bằng 4,68% dân số. Trong đó có 1 792 đảng viên hưu trí, mất sức chiếm 38%; 694 đảng viên nữ bằng 14,8%; 44 đảng viên gốc giáo bằng 0,9% đang sinh hoạt ở 52 TCCSĐ” [1, tr. 10]. Thực hiện Nghị quyết TW3 về đổi mới và chỉnh đốn công tác xây dựng Đảng, đến cuối năm 1995 chất lượng đảng viên đã thay đổi rõ rệt. Các đảng viên tham gia sinh hoạt đầy đủ hơn, ý thức chấp hành Nghị quyết, chấp hành nguyên tắc Đảng tốt hơn, số đông đảng viên xếp loại đủ tư cách. Số đảng viên không đủ tư cách phải đưa ra khỏi Đảng rất ít. Bản báo cáo về phân loại đảng viên ngày 27/5/1995 của Huyện uỷ đã cho thấy rõ chất lượng của đội ngũ đảng viên của Đảng bộ cụ thể như sau: trong tổng số 4 682 đồng chí, đảng viên đủ tư cách chiếm 69,7%; đủ tư cách có mặt còn hạn chế 26,9%; vi phạm tư cách 2,3%; không đủ tư 12
  20. cách phải đưa ra khỏi Đảng 1,1%. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra Đảng cũng được cấp uỷ hết sức coi trọng, tiến hành thường xuyên. Từ năm 1991 đến năm 1995 đã có 5 658 lượt đảng viên được kiểm tra. Trong đó có 63% đảng viên phấn đấu tốt; 23% đảng viên phấn đấu có mặt còn hạn chế; 14% đảng viên có vi phạm. Qua kiểm tra đã phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm, làm rõ các trường hợp có đơn thư khiếu tố (trong nhiệm kỳ đã xử lý kỷ luật bằng các hình thức 712 trường hợp, trong đó khai trừ ra khỏi Đảng 40 trường hợp) [1, tr. 11]. Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy về “Tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp”, ngày 20/3/1996, tại hội trường huyện, Huyện ủy đã tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII với sự hiện diện của hơn 150 đại biểu của 53 TCCSĐ, đại diện cho 4 682 đảng viên toàn Đảng bộ. Với tinh thần “Đoàn kết, dân chủ, kỉ cương”, Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Đảng bộ trong những năm 1991 – 1995, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ 1996 – 2000. Về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ tập trung mọi cố gắng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới và tạo tiến bộ về công tác xây dựng Đảng về cả tư tưởng, tổ chức cán bộ, chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng” [7, tr. 237]. Xác định công tác xây dựng Đảng là then chốt, nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của cán bộ Đảng từ huyện đến cơ sở, huyện Yên Mô đã chú ý mở các lớp tập huấn và khóa học lý luận sơ cấp cho các Bí thư chi bộ cơ sở, cử cán bộ đi học lớp lý luận trung cấp, cao cấp và lớp quản lý Nhà nước. Đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở được kiện toàn và sắp xếp lại. Việc củng cố TCCSĐ và giáo dục, quản lý đảng viên cơ sở đạt kết quả tương đối tốt. Ở nhiệm kỳ này công tác phát triển Đảng cũng thu được những kết quả tích cực. Nếu như năm 1996 toàn huyện có 4 772 đảng viên sinh hoạt tại 51 TCCSĐ, năm 1997 có 4 790 đảng viên thì năm 1998 đã tăng lên tới 4 916 đảng viên sinh hoạt ở 49 TCCSĐ. Số TCCSĐ xếp loại TSVM hàng năm đều đạt trên 80%. Về cơ bản đã khắc phục được những cơ sở Đảng yếu kém. Từ năm 1996 đến năm 2000, Đảng bộ huyện Yên Mô liên tục được BTV Tỉnh uỷ công nhận là Đảng bộ TSVM. Như vậy, trước năm 2001, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cùng với những nỗ lực, quyết tâm của toàn thể đảng viên và nhân dân trong huyện, Đảng bộ huyện Yên Mô đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận trong công tác xây dựng 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2