Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991
lượt xem 21
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 bao gồm những nội dung về quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991; quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa từ 1975 đến 1991.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MANG VIÊN NGỌC UYÊN QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN GIAI ĐOẠN 1975 - 1991 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MANG VIÊN NGỌC UYÊN QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN GIAI ĐOẠN 1975 - 1991 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Mang Viên Ngọc Uyên
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học cùng các thầy cô Khoa Lịch Sử. Đăc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ, thầy đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn em từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân đã hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho tôi trong suốt thời gian hoc tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn!!!
- 1 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ...................................................................................................................1 BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TỪ 1975 ĐẾN 1991 .........................12 1.1 Quan hệ chính trị.............................................................................................12 1.1.1 Những cơ sở của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .......12 1.1.2 Thành tựu trong quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .23 1.2 Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .....................................37 1.2.1 Khái quát mối quan hệ kinh tế Ấn Độ - Đông Nam Á ............................38 1.2.2 Thành tựu trong quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991. ...40 Tiểu kết chương 1......................................................................................................67 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ 1975 ĐẾN 1991 ..................................................................................................69 2.1 Những cơ sở của quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ từ 1975 đến 1991 .....70 2.1.1 Mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước. ................................70 2.1.2 Hai nước có nhiều điểm tương đồng, gần gũi. ........................................70 2.1.3 Xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa quan hệ giữa các nước ngày càng được mở rộng. ............................................................................................................71 2.1.4 Tầm quan trọng của nhau trong chiến lược phát triển mỗi nước. ...........72 2.2 Quan hệ giữa hai Nhà nước, Chính phủ .........................................................74 2.3 Quan hệ giữa Đảng Cộng sản, các tổ chức xã hội Việt Nam với các đảng phái hàng đầu và các tổ chức xã hội, nhân dân Ấn Độ................................................88 2.4 Nhận xét mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực chính trị từ 1975 đến 1991 ................................................91 2.4.1 Quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam ......................................................92
- 2 2.4.2 Nhận xét quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .......................................................................93 Tiểu kết chương 2....................................................................................................100 CHƯƠNG 3: QUAN HỆ ẤN DỘ - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ, VĂN HÓA TỪ 1975 ĐẾN 1991 ......................................................................103 3.1 Quan hệ về kinh tế ........................................................................................103 3.1.1 Quan hệ thương mại - đầu tư .................................................................103 3.1.2 Sự giúp đỡ của Chính phủ Ấn Độ đối với Việt Nam. ..........................108 3.2 Quan hệ văn hoá, giáo dục ............................................................................110 3.2.1 Quan hệ về văn hoá ...............................................................................110 3.2.2 Quan hệ về giáo dục ..............................................................................113 3.3 Nhận xét quan hệ kinh tế - văn hóa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 ....................................................................114 3.3.1 Quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ - Việt Nam ........................................115 3.3.2 Nhận xét quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 ..................................................116 Tiểu kết chương 3....................................................................................................124 KẾT LUẬN .............................................................................................................126 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................132 PHỤ LỤC ................................................................................................................139
- 3 BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CHOGM Hội nghị nguyên thủ cấp cao Khối thịnh vượng chung COMECON: Hội đồng tương trợ kinh tế FICCI: Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ FIEO: Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ICC: Trung tâm Văn hóa Ấn Độ ICCR: Hội đồng quan hệ văn hóa Ấn Độ ITEC: Hợp tác kỹ thuật và kinh tế Ấn Độ NAM Phong trào Không liên kết NIIT: Công ty giáo dục máy tính toàn cầu OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ONGC: Tổng công ty dầu mỏ và khí tự nhiên UNCTAD : Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNICEF: Qũy Nhi đồng thế giới USD: Đô la Mỹ
- 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Đất nước Ấn Độ, nhìn dọc theo hướng Bắc - Nam, từ dãy núi Hymalaya, được ví như "lâu đài tuyết" hay "bông sen trắng vĩ đại", quốc gia nổi trội nhất của khu vực Nam Á cả về lịch sử cũng như tiềm năng kinh tế. Ấn Độ là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại. Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng sâu rộng trên phần lớn khu vực Đông Nam Á, theo nhận xét của ông G.Coedes trong cuốn "Lịch sử cổ đại các quốc gia Ấn hoá viễn Đông" thì từ đây bắt đầu sự lan toả của một nền văn hoá có tổ chức, dựa trên quan niệm Hindu về vương quyền, được xác định đặc trưng bằng sự tôn thờ Phật giáo. Ấn Độ là một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt, nằm đúng trên đoạn cuối của đường trung tuyến lục địa Á - Âu. Với vị trí này, Ấn Độ có thể được coi là một trục trung chuyển giữa hai lục địa nói riêng và giữa phương Đông và phương Tây nói chung. Phần mũi đất nhô ra Ấn Độ Dương trông giống như một bệ phóng hướng ra đại dương và ra 2 hướng Đông - Tây, nhưng đồng thời khi cần, nó cũng có thể là tấm lá chắn che chở cho cả vùng Nam và Trung Á. Ấn Độ là một đất nước có địa hình mở ra đại dương: ngoại trừ phần đất nằm kẹt sâu phía sau Bangladesh, thì biên giới Ấn Độ có tới gần 2/3 chiều dài tiếp giáp với biển. Ở phía Bắc Ấn Độ có một loạt dãy núi, trong đó có dãy Hymalaya cao nhất thế giới, án ngữ như một mái nhà che chắn. Với địa hình như vậy, người ta còn cho rằng cần phải xem xét Ấn Độ trong bối cảnh địa lý của một tiểu lục địa Ấn Độ độc lập, tức là một tiểu lục địa có khả năng tự cấp tự túc không phụ thuộc vào bên ngoài. Tiểu lục địa này bao gồm các nước: Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Buhtan, Pakistan. Xét về mặt địa lí địa chính trị, với phía Tây - Bắc, Bắc và Đông - Bắc được che chắn bởi các dãy núi non hiểm trở, phía Đông - Nam, Nam và Tây - Nam tiếp giáp với đại dương bao la, khu vực tiểu lục địa Ấn Độ này được người ta ví như một hòn đảo. [2, tr. 228 - 232 - 233]
- 5 Chính sự gần gũi về mặt địa lí đã tạo mối liên hệ lâu đời giữa quốc gia Nam Á này với khu vực Đông Nam Á cả về lịch sử văn hóa và thương mại, trở thành những người bạn láng giềng thân thiết, đối tác thương mại đáng tin cậy. Tuy nhiên, do những biến cố lớn của lịch sử đã đặt mối quan hệ Ấn Độ với các quốc gia khu vực Đông Nam Á trước những sóng gió, thử thách và chông gai, tạo nên những nốt trầm trong lịch sử quan hệ, tiêu biểu nhất là giai đoạn 1975 - 1991. Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 dưới tác động của Chiến tranh lạnh, đã không tìm được tiếng nói chung khi cả hai khác biệt nhau cả về xu thế chính trị và chính sách phát triển kinh tế, do vậy có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử quan hệ của cả hai phía. Tình trạng này bắt đầu có xu hướng tiến triển tốt đẹp khi Chiến tranh lạnh bắt đầu đến hồi kết đó là những năm cuối của thập kỷ 80, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây kí kết các hiệp ước nhân nhượng lẫn nhau để cùng phát triển kinh tế và xu hướng đối thoại hợp tác thay cho đối đầu trở thành xu hướng chủ đạo trong chính sách ngoại giao của các nước. Cũng từ bước ngoặc này đánh dấu một trang mới tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao Ấn Độ - ASEAN khi cả hai đã đánh giá đúng tiềm năng vị thế của mỗi bên trong chiến lược phát triển của nhau. Điều đặc biệt, trong lịch sử quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á bên cạnh những ảnh hưởng xấu do yếu tố khách quan tác động, vẫn tồn tại mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, thủy chung vượt qua bao thác ghềnh để viết tiếp những trang vàng trong lịch sử quan hệ song phương, đó là tình bạn Ấn Độ - Việt Nam. Trong nền chính trị quốc tế, quan hệ song phương giữa các quốc gia được quy định bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm cả vị trí địa chính trị, yếu tố lịch sử, sự tương đồng về văn hóa – xã hội, những tương đồng về quan điểm chính trị - kinh tế, những tư tưởng về xây dựng đất nước và những tình huống ngẫu nhiên không thấy trước được ở khu vực, tư duy về tính thiết thực chính trị và mức độ hội nhập của các nước vào bối cảnh quốc tế chung. Hai nước Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, có những mối gắn kết và tương đồng về lịch sử và văn
- 6 hóa và là những người bạn thân thiết của nhau trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Hai nước còn có những quan điểm tương đồng về các vấn đề khu vực và quốc tế, nhất là về các vấn đề an ninh và phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Ấn Độ là một nước lớn ở Châu Á, có uy tín lớn, vai trò quan trọng trong phong trào Không liên kết và trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là một vấn đề cần thiết và quan trọng nhằm phục vụ cho việc đề ra chính sách đối ngoại của chúng ta và cho sự phát triển của mối quan hệ lâu dài giữa hai nước. Nhất là việc tìm hiểu quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 là nhằm làm rõ mối quan hệ hai nước dưới sự tác động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực chính trị và kinh tế giáo dục. Từ đó, có cái nhìn toàn diện hơn, góp phần đánh giá đúng đắn hơn mối quan hệ hai nước Việt Nam - Ấn Độ trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử. Với mục đích đó, qua việc tìm hiểu đề tài, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu một mối quan hệ quan trọng của nước ta là quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ. Đó là lý do mà tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay, lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu, đề cập đến dưới nhiều góc độ, phạm vi, đánh giá khác nhau. - Đinh Trung Kiên (1993): Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (1945 - 1975) (Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội). Nội dung luận án trình bày tương đối hệ thống mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong 30 năm (1945 - 1975). Luận án tập trung trình bày về các mối quan hệ chính trị, ngoại giao còn các quan hệ về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật mới đề cập một cách khái quát. - Đinh Trung Kiên (1995): “Ấn Độ hôm qua và hôm nay”. Nxb Chính trị quốc gia. Nội dung giới thiệu những nét khái quát về đất nước và con người Ấn Độ:
- 7 Về lịch sử, những giá trị văn hoá truyền thống, quá trình xây dựng nước cộng hoà Ấn Độ, chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam. - Vũ Dương Ninh (chủ biên) (1995): Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nội dung chủ yếu của công trình là nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ nên quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chỉ được trình bày một cách khái quát từ khi hai nước có quan hệ đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. - Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (chủ biên) (1997): Ấn Độ xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nội dung của công trình là giới thiệu một cách khái quát về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Ấn Độ xưa và nay. Dù vậy, trong phần thứ tư, chương II (từ trang 303 - 348) các tác giả cũng trình bày khái quát về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ thời kỳ lịch sử cổ trung đại cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX. - Đỗ Đức Định (1999),“50 năm kinh tế Ấn Độ”, Nxb Thế giới ấn hành năm 1999 đã tổng kết 50 năm phát triển kinh tế của Ấn Độ: Cuộc cách mạng xanh, cách mạng trắng, công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng chính sách ngoại thương, đầu tư nước ngoài, công nghiệp, khoa học công nghệ và nông nghiệp, kinh tế đối ngoại… - Trần Thị Lý (chủ biên) (2002), “Sự điều chỉnh chính sách của cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000”, Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách đã trình bày một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách cải cách kinh tế và chính sách đối ngoại của cộng hoà Ấn Độ cũng như những thành tựu mà Ấn Độ đạt được sau 10 năm điều chỉnh chính sách. - Hoàng Thị Điệp (2006), “Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ 1986 – 2004”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Sử học. Nội dung của luận án là khái quát những điểm tương đồng quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trước năm 1986, tác giả phân tích quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ giữa thập niên 80 trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, hợp tác an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hoá và khoa học - kỹ thuật từ năm 1986 đến năm 2004. Từ đó, tác giả rút ra những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đồng thời nêu lên một
- 8 số kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước. - Nguyễn Thị Phương Hảo (2005 ), “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 1991 - 2000”, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn sau khi trình bày một cách khái quát về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trước 1991 đã đi sâu vào trình bày quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật, an ninh - quốc phòng từ 1991 - 2001. Như vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; nhưng, có thể do mục đích, nhu cầu nghiên cứu, họ chỉ đề cập đến giai đoạn này hay giai đoạn khác, khía cạnh này hay khía cạnh khác của mối quan hệ mà chưa có một công trình nào nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn từ 1975 đến 1991 trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Nhưng, có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đây đã giúp chúng tôi rất nhiều về mặt tư liệu cũng như một số nhận định. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: thời gian được xác định là từ 1975 đến 1991. Đây là thời gian mà ở Đông Nam Á có những biến động phức tạp, nhất là vấn đề Campuchia (1979 - 1991). - Về mặt không gian: được giới hạn chủ yếu là ở Việt Nam và Ấn Độ, bên cạnh đó chúng tôi đặt trong mối quan hệ với ASEAN để làm rõ chính sách của Ấn Độ với Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng từ 1975 đến 1991. - Về mặt nội dung: tìm hiểu mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991 đặt trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ với ASEAN, tập trung quan hệ hai nước trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá - giáo dục. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ quốc tế để xem xét, đánh giá vấn đề cũng như đánh giá tư liệu; nhìn nhận các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ biện chứng. Đề tài vận dụng những quan điểm cơ bản về đối ngoại, quan điểm của Đảng và Nhà
- 9 nước Việt Nam về tình hình thế giới, về hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại mới, đây là nguồn cung cấp căn cứ lý luận, định hướng tư tưởng và khoa học để thực hiện đề tài. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử để khôi phục lại bức tranh sinh động trong quan hệ giữa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991. Tác giả sử dụng phương pháp lôgic để lí giải những yếu tố thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam, khái quát được những vấn đề trong quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong sự tác động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp liên ngành như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề quốc tế; phương pháp khu vực học nghiên cứu mối quan hệ giữa Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á và sử dụng những kiến thức địa chính trị, địa văn hóa, địa kinh tế nhằm tìm hiểu rõ nguồn gốc của các vấn đề liên quan đến quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. 5. Nguồn tư liệu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chính sau đây: - Văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước Việt Nam có liên quan đến quan hệ hai nước; tư liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam... Đây là nguồn tài liệu gốc. Nguồn tài liệu này phong phú, có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài. - Các công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu Việt Nam, Ấn Độ có liên quan đến đề tài được công bố trên các sách, tạp chí, báo, kỷ yếu các cuộc Hội thảo khoa học về quan hệ hai nước bằng tiếng Việt, Anh. Nguồn tài liệu này cũng khá phong phú. Nó có ý nghĩa quan trọng, không chỉ cung cấp tư liệu mà còn gợi mở nhiều vấn đề để chúng tôi đi sâu nghiên cứu. - Các luận án, luận văn nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Đây là nguồn tư liệu mà chúng tôi không chỉ kế thừa một nguồn tư liệu phong phú, tin cậy
- 10 mà còn cả những nhận định khoa học. - Báo chí ở Việt Nam (Bản tin TTX, Báo Nhân dân, Quốc tế…) - Tư liệu trên internet (trang Web Bộ Ngoại giao Việt Nam). Nguồn tư liệu này cũng khá phong phú. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và tư liệu có chọn lọc thu thập được từ nhiều nguồn, công trình này có một số đóng góp chính sau đây: 1. Thông qua công trình nghiên cứu góp phần dựng lại một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể, chân thực về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991. 2. Có nhiều công trình liên quan đến đề tài nhưng chưa có công trình nào xem xét một cách toàn diện mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991, đặc biệt là xem xét mối quan hệ hai nước đặt trên mối quan hệ của Ấn Độ với ASEAN. Do đó công trình đưa đến một cái nhìn toàn diện mối quan hệ song phương trong mối quan hệ tổng thể khu vực. Đồng thời, công trình nghiên cứu cũng đưa ra những kết luận mới về quan hệ của Ấn Độ - Đông Nam Á giai đoạn 1975 - 1991 mặc dù chịu nhiều tác động từ tình hình thế giới và khu vực nhưng không vì thế mà hoàn toàn đóng băng, nốt trầm trong quan hệ thời kỳ này. 3. Những nhận xét, kết luận được rút ra, có thể góp phần giúp các cơ quan chức năng tham khảo trong việc đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Từ đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự hợp tác thắng lợi của đối tác chiến lược quan trọng, người bạn đặc biệt đã được thử thách qua thời gian. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc làm 3 chương: Chương 1: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 Tác giả phân tích quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật. Tuy quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN giai đoạn này
- 11 mờ nhạt do mỗi bên lựa chọn con đường phát triển khác nhau nhất là chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh nhưng một xu thế không thể đảo ngược là truyền thống quan hệ lâu đời và xuất phát từ những yêu cầu khách quan của lịch sử, yêu cầu phát triển nội tại mỗi quốc gia mà cuối cùng xu hướng hợp tác kinh tế, văn hóa – khoa học cũng đạt được những thành tựu. Chương 2: Quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991 Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991 là sự tiếp nối mối quan hệ truyền thống tốt đẹp mà hai Nhà nước, Chính phủ và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp. Mục đích làm rõ mối quan hệ chính trị tốt đẹp hai nước đã đạt được trong thời gian này, tác giả đã đặt quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN để nhìn nhận đúng đắn hơn về mối quan hệ hai nước dù chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài nhưng quan hệ hai nước phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước. Chương 3: Quan hệ kinh tế, văn hóa – giáo dục giữa Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991. Song song với những thành tựu về quan hệ chính trị, giai đoạn này quan hệ Ấn Độ – Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa – giáo dục. Đó là sự giúp đỡ về vật chất của Ấn Độ giúp Việt Nam khôi phục và phát triển kinh tế, quan hệ hợp tác và đầu tư bước đầu được khởi động tuy còn khá khiêm tốn. Các chương trình trao đổi hợp tác văn hóa – giáo dục giúp hai nước thêm hiểu nhau và thắt chặt tình đoàn kết. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra nhận xét những thành tựu hai nước đã đạt đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ 1975 đến 1991, nhất là đặt trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kỳ này.
- 12 CHƯƠNG 1 QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TỪ 1975 ĐẾN 1991 1.1 Quan hệ chính trị 1.1.1 Những cơ sở của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 1.1.1.1 Quan hệ lâu đời Ấn Độ - Đông Nam Á Cùng với văn minh Trung Hoa, nền văn minh Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các quốc gia châu Á, nhất là các nước khu vực Đông Nam Á bao gồm ảnh hưởng của Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo cũng như ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ (tiếng Pali và Sanskrit). Ấn Độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành nhà nước cổ đại Đông Nam Á. Cư dân Đông Nam Á ở những vùng thung lũng và đồng bằng, do yêu cầu phải chinh phục thiên nhiên để trồng lúa nước (như làm thủy lợi), họ buộc phải liên minh với nhau. Liên minh ấy ngày càng rộng lớn hơn, chặt chẽ hơn và dần dần trở thành những tổ chức tiền quốc gia vững mạnh. Và giữa các tổ chức tiền quốc gia ấy có sự giao lưu thương mại với nhau trong khu vực cũng như mở rộng hoạt động thương mại các thương nhân ngoại quốc, với Ấn Độ là một ví dụ tiêu biểu. Lúc bấy giờ, để phục vụ cho nhu cầu của các hoàng đế Đông và Tây, của các tầng lớp giàu có, việc buôn bán những sản phẩm quý như hương liệu, châu ngọc, tơ lụa…giữa Nam Á và Châu Âu ngày càng tấp nập. Các nhà buôn Ấn Độ đã đến vùng phía đông sông Hằng, tức là Đông Nam Á mua hương liệu, gia vị, long não, xạ hương, gỗ mun…để mang đi bán ở các vùng Tiểu Á, Ba Tư, La Mã. Ngoài ra, chính sự giàu có của khu vực Đông Nam Á là điểm đến thu hút đối với thương nhân người Ấn. Trong sử thi Ramayana, họ gọi khu vực Đông Nam Á là Suvarnabhumi (đất vàng), Suvarnadvipa (đảo vàng), Narikeladvipa (Hòn đảo của dừa), Karpuradvipa (đảo long não), và Yavodvipa (đảo lúa mạch). Chính vì thế đã nảy sinh mối quan hệ giao lưu Ấn Độ - Đông Nam Á. Và cũng chính sự có mặt của cư dân Ấn Độ ở đây mà bản thân các bộ lạc, các liên minh bộ lạc Đông Nam Á có điều kiện liên kết với nhau, tạo ra một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự ra đời của một
- 13 loạt các nhà nước sơ khai Đông Nam Á. Có thể nói, sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á có ảnh hưởng không nhỏ của văn hóa Ấn Độ. Khác với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ dễ dàng được tiếp nhận ở Đông Nam Á, quá trình Ấn Độ mở rộng văn hóa trong khu vực Đông Nam Á được thực hiện bằng biện pháp hòa bình, không phải là sự cưỡng bức hay ách đô hộ. Chính vì vậy, đối với các quốc gia Đông Nam Á, việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, hay nói một cách chính xác hơn, sự giao lưu văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á gần như là tự nhiên. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á được thể hiện ở rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh, ảnh hưởng đó khá toàn diện và sâu sắc. Trước hết, đó là sự phổ biến của chữ viết Pali - Sanscrit ở rất nhiều quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan…Thêm nữa, hàng loạt các từ Ấn Độ cũng đã được du nhập vào ngôn ngữ các nước Đông Nam Á như vào tiếng Melayu (ngôn ngữ quốc gia của bốn nước Đông Nam Á hiện nay là Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore), tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Thái…Trong tiếng Việt chẳng hạn, một số từ chỉ cây cối (như “mít”, “lài”) và một loạt từ thuộc về Phật giáo (“Bụt”, “Bồ đề”, “Bồ tát”, “Phù đồ”…) đều có gốc từ Ấn Độ. Về phương diện văn học, hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata được truyền sang nhiều vùng Đông Nam Á, và thậm chí ở một số nơi, chẳng hạn ở đảo Java (Indonesia), dựa theo cốt truyện gốc này, người ta đã tạo ra những biến thể khác tương tự. Sự thâm nhập của hai bộ sử thi Ấn Độ vừa nêu vào Java sâu đến mức cư dân địa phương đã không biết chúng có nguồn gốc Ấn Độ, họ vẫn quan niệm đó là của chính họ. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ được thể hiện rất rõ nét ở các đền tháp, chùa chiền được xây dựng ở khắp Đông Nam Á, mà tiêu biểu hơn cả là quần thể kiến trúc Ăngco Vat (Campuchia), hệ thống các tháp ở Campuchia, chùa Burobudur (Indonesia), Thạt Luổng (Lào). Đối với các công trình kiến trúc đồ sộ này, ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độ rất đậm đà: đó là kiến trúc Hindu giáo (Ăngco Vat, tháp Champa) và kiến trúc Phật giáo (Burobudur, Thạt Luổng).
- 14 Qua những kết quả khai quật được của ngành khảo cổ cũng là một minh chứng cho thấy sự tương tác giữa Ấn Độ - Đông Nam Á. Trên cao nguyên Korat (Thái Lan), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chuỗi hạt đá, thủy tinh thuộc các thiên niên kỷ trước Công nguyên; một số đồ tạo tác, gốm các loại tìm thấy ở Madhya Pradesh, Gilmanuk Bali, Prajekan thuộc đảo Java (Indonesia) và Đông Sơn (Việt Nam). Một loại vàng lá mỏng của Ấn Độ tìm thấy ở Arikadmedu, trung tâm thương mại quan trọng Ấn Độ - La Mã. Tại Óc Eo (Việt Nam) các nhà khảo cổ đã tìm thấy các chuỗi hạt màu, con dấu với chữ viết tiếng Phạn. Nhưng ảnh hưởng có thể coi là rõ rệt nhất, đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á là việc phổ biến đạo Phật và đạo Bà la môn giáo. Các tôn giáo này, đặc biệt là đạo Phật, có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản địa Đông Nam Á. Một số quốc gia sau này Phật giáo trở thành quốc giáo. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở chính trị - xã hội. Nhiều nhà nước Đông Nam Á được hình thành trong thời kỳ này tuân theo mô hình chính trị - xã hội kiểu Ấn Độ, trong đó nhà nước Champa, một trong những vương quốc cổ đại ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á là một ví dụ điển hình. Có thể nói, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được người Champa áp dụng triệt để. Những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở lĩnh vực thương mại. Trước hết như đã nói, thương gia Ấn Độ đến các vùng ở Đông Nam Á để mua hương liệu, gia vị…Hoạt động có tính chất thương mại này của họ đã góp phần thúc đẩy kinh tế Đông Nam Á phát triển, đồng thời từ Ấn Độ các nhà truyền đạo cũng theo các thuyền buôn để vào Đông Nam Á truyền đạo, văn hóa Ấn Độ theo đó du nhập vào Đông Nam Á. Một thực tế là không chỉ người Ấn Độ đến Đông Nam Á mà bản thân những người Đông Nam Á cũng đến Ấn Độ với mục đích thương mại và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ. Theo ghi chép trong sử thi Ramayana thì Java và Sumatra có thể là nơi ở của nữ thần Sita. Sử học Hàng hải đã tìm thấy bằng chứng về sự giao thương của người
- 15 Đông Nam Á cổ với toàn bộ vùng biển Ấn Độ Dương có niên đại khoảng 1000 năm TCN. Người Andhra và Orrissa đã thúc đẩy hoạt động giao lưu hàng hải với những người Đông Dương đặc biệt Mauryas và Andhras khuyến khích di dân đến quần đảo Indonesia và các vùng lân cận. Người ta tin rằng cách đây khoảng 600 năm, các vị vua Saka của Gujrat ra khơi và đã đến bờ biển phía tây đảo Java.[55,tr 2] Theo nhà sử học Sridharan, "Đây là làn sóng đầu tiên của những người dân từ bờ biển phía tây của Ấn Độ đã đến Java và đóng góp lớn trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á. Cả hai tộc người Dravidian và người Aryan đã có tiếp xúc với người dân của khu vực Đông Á. Triều đại Kalinga đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy di cư tới Đông Nam Á. Các nhà sử học tin rằng điều này đánh dấu sự khởi đầu của quá trình ảnh hưởng của "Hindu" trong khu vực. Hòn đảo Bali cho đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng đậm nét văn hóa Hindu. Rõ ràng là trước khi có sự xuất hiện của thương nhân Ả Rập ở Ấn Độ Dương, các thương nhân Ấn Độ đã chiếm độc quyền thương mại trong vùng biển Ấn Độ Dương. Thời kỳ đầu Cholas với sức mạnh hải quân của mình họ đã ngăn chặn sự can thiệp của người Ả Rập vào khu vực Đông Nam Á. Sau đó, Cholas suy yếu dần và sự suy đồi của đế quốc Sri Vijaya tạo ra một khoảng trống trong thương mại ở bên ngoài, người Ả Rập đã can thiệp và cạnh tranh có hiệu quả với người Trung Quốc. Lúc này các thương nhân Ả Rập trên những chiếc thuyền buồm chất đầy hàng hóa buôn bán tấp nập ở cả phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, điều này đã không làm suy yếu ảnh hưởng nền văn hóa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. Học giả nổi tiếng Abdul Rachman người Indonesia cho rằng: “Từ Ấn Độ, các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Phật giáo đã đến Indonesia, sau đó trộn lẫn với các niềm tin bản địa để trở thành một nét đặc trưng văn hóa Indonesia. Trong thời gian dài quá trình thích ứng, hợp nhất và phát triển ở Indonesia đã tạo nên một nét văn hóa - tôn giáo riêng như đền, miếu, các lễ nghi…”[56, tr 4] Chính vì thế một học giả người Indonesia, Soedjate Djiwandono, trích lời Tổng thống Sukarno rằng:
- 16 “ Máu trong mỗi tĩnh mạch của tôi đang chảy là máu của tổ tiên Ấn Độ; văn hóa chúng tôi có được thông qua những ảnh hưởng của Ấn Độ. Hai ngàn năm trước, người dân từ quốc gia của bạn đến Jawadvipa và Suvarnadvipa trong tinh thần của tình huynh đệ. Chúng tôi học được cách tôn thờ các vị thần và văn hóa mà ngay cả ngày hôm nay phần lớn là giống hệt với của nước bạn”. [56] Tuy nhiên, trong quá trình đón nhận các yếu tố văn hóa Ấn Độ, các nước Đông Nam Á tiếp nhận một cách chủ động, chọn lọc và có sáng tạo riêng. Do vậy, mặc dù mang đậm nét dấu tích văn hóa Ấn Độ nhưng chỉ là sự tiếp nhận có chọn lọc, đồng thời trên nền tảng văn hóa Ấn Độ cư dân bản địa cũng có những sáng tạo độc đáo dựa vào những yếu tố phù hợp với đặc trưng phong tục tập quán, cư dân Đông Nam Á. Trong một công trình nghiên cứu của mình, sử gia nổi tiếng người Pháp, Fernand Braudel khi nhận định về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á ông coi đây như "cuộc đàm phán lớn nhất của tất cả các nền kinh tế thế giới". Qua những phân tích ở trên có thể nói chính sự gần gũi, ảnh hưởng đậm nét yếu tố văn hóa Ấn Độ là một yếu tố thuận lợi để Ấn Độ phát triển quan hệ mọi mặt với khu vực Đông Nam Á. 1.1.1.2 Sự gần gũi về địa lý và sự phát triển kinh tế năng động của khu vực Đông Nam Á. Sự giao lưu tiếp xúc giữa Ấn Độ - Đông Nam Á hình thành từ rất sớm do vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi. Đông Nam Á có vị trí chiến lược trên bản đồ chính trị, quân sự và kinh tế của thế giới do nằm ở ngã tư đường nối các khu vực Đông Bắc Á, Nam Á, Châu Úc, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Ấn Độ không những có chung đường biên giới phần đất liền với Mianmar mà về khoảng cách địa lí, Ấn Độ cũng rất gần với các quốc gia Đông Nam Á khác như: nếu tính từ Coco Island, quần đảo Nicobar ở Vịnh Bengal thuộc Ấn Độ thì chỉ cách đảo Sumatra của Indonesia 163 km, cách Thái Lan là 450 km và cách Malaysia là 700 km và thực tế là ở mũi phía nam Ấn Độ có nhiều tuyến đường biển
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn