Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Việt Nam - Vương quốc Anh (1973 - 2004)
lượt xem 31
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Việt Nam - Vương quốc Anh (1973 - 2004) tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Vương quốc Anh từ 1973 đến 1990 và từ 1991 đến 2004. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những cơ hội, thách thức và triển vọng của quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Việt Nam - Vương quốc Anh (1973 - 2004)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Hồng Hạnh Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA (Asean Free Trade Area) : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN DFID (Department for International Development) : Bộ Hợp tác phát triển quốc tế. EU (European Union) : Liên minh Châu Âu. FDI (Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp của nước ngoài. GSP (Generalized System of Preferences) : Hệ thống ưu đãi thuế quan chung. NGO (Non-Government Organization) : Tổ chức phi chính phủ. ODA (Official Development Aid) : Viện trợ phát triển chính thức. UK (United Kingdom) : Vương quốc Anh. WB (World Bank) : Ngân hàng thế giới. WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới.
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ hợp tác để phát triển là xu thế hiện nay của thế giới, cũng là nhu cầu của các quốc gia. Các nền kinh tế, dù ở trình độ nào, đều phải tiến đến nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau. Quan hệ giữa các nước lớn từ sau chiến tranh lạnh đến nay chứa đựng những yếu tố phức tạp khó lường, cục diện thế giới vừa mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh sẽ tồn tại trong thời gian dài. Có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng trong sâu xa quan hệ giữa họ vẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột và có ảnh hưởng hết sức to lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của thế giới. Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ đường lối đối ngoại của nước ta là: “Chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [56, tr.38]. Việc cải thiện và thiết lập quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị - kinh tế hàng đầu của thế giới trở thành một đòi hỏi tất yếu và cấp bách của hoạt động đối ngoại Việt Nam. Nó cho phép đồng thời phát triển quan hệ với các đối tác có thực lực và tiềm năng lớn trên nhiều lĩnh vực, từ đây có thể tranh thủ thu hút vốn đầu tư, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đáp ứng yêu cầu nhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài đã nhiều năm của Việt Nam, phá thế bị bao vây cấm vận, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Đường lối ngoại giao nhất quán đó không chỉ được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong quan hệ với các nước trong khu vực mà còn vận dụng trong quan hệ với các nước phát triển thuộc Liên hiệp Châu Âu (EU), trong đó có Vương quốc Anh. Vương quốc Anh có một vai trò đặc biệt trong EU. Từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Vương quốc Anh đã có những thay đổi đối với Châu Âu. Sự thay đổi mang tính bước ngoặt của Vương quốc Anh thể hiện ở Hội nghị thương đỉnh Anh – Pháp ở Saint Malo (12/1998), hai nước đã đưa ra sáng kiến thành lập lực lượng quân sự riêng của Châu Âu. Sáng kiến này đã trở thành tiền đề cho việc hình thành chính sách an ninh và phòng thủ chung của EU. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, trước xu thế phát triển của thế giới lấy kinh tế làm trung tâm và xu thế toàn cầu hoá, EU nói chung và Vương quốc Anh nói riêng bắt đầu nhận thấy khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có một tiềm năng hợp tác to lớn trong nhiều lĩnh vực. Trong tầm nhìn của mình, Vương quốc Anh xem Việt Nam là một thị trường mới mẻ đầy hấp dẫn với dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, có học thức, đất nước lại đang chuyển mình trong quá trình cải cách mở cửa, hội nhập…. Rõ ràng đối với Vương quốc Anh, đây là một thị trường đầu tư, một địa chỉ hợp tác đầy hứa hẹn. Với sự hiểu biết đó, Vương quốc Anh đã cùng với Việt Nam có những bước đi chắc chắn trong quá trình hợp tác. Về phía Việt Nam, đối với Vương quốc Anh, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ toàn diện với Vương quốc Anh, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, lẫn văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật, để có nhiều điều kiện trong việc tranh thủ nguồn vốn, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của Vương quốc Anh. Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn nhằm khắc phục khó khăn, từng bước gạt bỏ mọi trở ngại để cho mối quan hệ giữa hai bên ngày càng có hiệu quả cao.
- Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam với Vương quốc Anh không chỉ mang ý nghĩa khoa học, mà còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đối ngoại của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm, thấy được những khó khăn vướng mắc trong quá khứ, để có những chủ trương chính sách đúng và có giải pháp phù hợp nhằm phát huy thành tựu, thúc đẩy quan hệ hợp tác có hiệu quả lớn trong hiện tại và tương lai. Từ trước tới nay, việc nghiên cứu mối quan hệ này của các nhà nghiên cứu Lịch sử Việt Nam hầu như chưa có. Nhu cầu phát triển đất nước đặt ra nhiệm vụ cần phải tiếp cận các vấn đề liên quan đến quá trình hội nhập quốc tế và khu vực mang tính lợi ích của Việt Nam một cách khách quan, tổng quát trên những cơ sở khoa học thực sự, góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh ngày càng phát triển. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, cùng với việc hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh (1973 – 2004)” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu này. Trong bước chuyển giao thế kỷ, tình hình quốc tế và khu vực có những chuyển biến mới, đòi hỏi hai nước cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giao lưu hữu nghị, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hoà bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới. 2. Lịch sử vấn đề Theo hiểu biết của chúng tôi, đến nay hầu như chưa có công trình nào của các nhà khoa học nghiên cứu về quan hệ của Việt Nam với Vương quốc Anh, nhưng đã có một số sách xuất bản đề cập đến vấn đề quan hệ Việt Nam
- – Vương quốc Anh trên lĩnh vực kinh tế được lồng ghép trong mối quan hệ chung của khu vực EU và thế giới. Ở trong nước, có một số công trình tiêu biểu như: “Quan hệ Việt Nam – Liên minh Châu Âu” của tác giả Trần Thị Kim Dung, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000; “Thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI” của Bùi Huy Khoát (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, 2001; Luận án “Quan hệ Việt Nam – Liên hiệp Châu Âu (1990 – 2004)” của tác giả Hoàng Thị Như Ý, Đại học Sư phạm, TP Hồ Chí Minh, 2006; “Việt Nam và các nước Tây Bắc Âu trong tình hình mới, Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc” của tác giả Nguyễn Dy Niên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; “Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn, TS Nguyễn Văn Du, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006; “Các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ quốc tế với Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NXB Thông tấn; “Quan hệ EU – ASEAN trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. ASEAN những vấn đề và xu hướng” của Bùi Huy Khoát, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; “ASEM V – cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập Á – Âu” của Hoàng Lan Hoa, NXB Lý luận chính trị; “Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút FDI ở Việt Nam” của Mai Ngọc Cường (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; “Hợp tác Á – Âu và vai trò của Việt Nam” của Nguyễn Duy Quý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; “Hợp tác ASEAN – EU: Tình hình và triển vọng. ASEAN những vấn đề và xu hướng” của Nguyễn Thu Mỹ, NXB Khoa học xã hội, 1997; “Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; “Thế giới sau chiến tranh lạnh và Châu Á – Thái Bình Dương trong “Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc”” của Trần Quang
- Cơ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; “Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995…. Nhiều bài nghiên cứu viết về mối quan hệ Việt Nam – vương quốc Anh cũng được đăng tải trên các tạp chí, các báo như: “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Anh” của Nguyên Thành, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/5/2002; “Quan hệ Việt – Anh phát triển” của Phong Hương, Tuần báo Quốc tế, số 44, 1996; “Mở rộng quan hệ Việt – Anh” của Hồng Phúc, Tuần báo Quốc tế, số 16, 1996; “Tương lai mở rộng hợp tác Việt – Anh”, Báo Nhân dân, 28/7/1993; “30 năm phát triển quan hệ Việt Nam – Anh quốc” của Bùi Việt Hưng, Nghiên cứu Châu Âu, 2004; “Hợp tác đầu tư thương mại Việt – Anh trong những năm gần đây” của Hoàng Xuân Hoà, Nghiên cứu quốc tế, số 34; “Viện trợ phát triển chính thức của Anh cho Việt Nam” của Hoàng Xuân Hoà, Nghiên cứu quốc tế, số 54; hoặc được lồng ghép trong mối quan hệ chung của khu vực EU và thế giới như: “Quan hệ Việt Nam – EU”, Thông tấn xã Việt Nam, 2003; “Thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế giữa EU và Việt Nam” của Trần Nguyễn Tuyên, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2004; “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên minh Châu Âu: Hiện trạng và triển vọng” của Nguyễn Quang Thuấn, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2004; “Tổng quan về hợp tác Việt Nam – EU năm 2002” của Đỗ Thị Lan Phương, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2002; “Trước thềm ASEM V, nhìn lại thực trạng và triển vọng quan hệ hợp tác EU – ASEAN” của Ngô Minh Oanh, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2004; “Vị thế của Việt Nam trong quan hệ hợp tác kinh tế EU – ASEAN” của Mai Hồng Nhung, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2004; “Việt Nam trong tiến trình hợp tác ASEM” của Nguyễn Văn Lịch, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2004; “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU” của Nguyễn Thị Như Hà, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2001; “Quan hệ Việt Nam – Châu Âu” của Hoàng Hải, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 1996, số 7;
- “Thương mại Việt Nam – EU: phát triển bền chặt”, Báo Đầu tư, 2/4/1998; “Hợp tác Việt Nam – EU ngày càng mở rộng”, Báo Nhân dân, 11/2/1995; “Quan hệ thương mại Việt Nam – EU thời gian gần đây”, Báo Ngoại thương, 1997; “Quan hệ Việt Nam – EU”, Báo Ngoại thương, 1996; “ASEM: Những thành tựu và vấn đề” của Bùi Huy Khoát, Nghiên cứu Châu Âu, 2004; “Chiến lược Châu Á mới của EU và vai trò của ASEM” của Bùi Huy Khoát, Nghiên cứu Châu Âu, 2003; “Đông Nam Á trong chiến lược Châu Á mới của Liên hiệp Châu Âu” của Bùi Huy Khoát, Nghiên cứu Châu Âu, 2005, số 62; “EU – ASEAN: Những quan hệ đang được thúc đẩy” của Bùi Huy Khoát, Nghiên cứu Châu Âu, 1995, số 3; “Việt Nam – Châu Âu: Một số vấn đề về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” của Bùi Nhật Quang, Nghiên cứu Châu Âu, 1995, số 3; “Tiếp tục hỗ trợ Việt Nam: WB, Anh, Thụy Điển, Hà Lan”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2003; “ASEAN - Một đối tác chiến lược của Liên minh Châu Âu” của Đặng Minh Đức, Nghiên cứu Châu Âu, 2003; “Đầu tư của Liên minh Châu Âu tại Việt Nam”, Nghiên cứu Châu Âu, 1996, số 6; “Tình hình chính trị - xã hội của EU hiện nay (2001 – 2005) và những tác động đến Việt Nam” của Đinh Công Tuấn, Nghiên cứu Châu Âu, 2005, số 62; “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển từ 1980 đến nay: Xu hướng vận động và các vấn đề cần giải quyết” của Đỗ Đức Bình, Những vấn đề kinh tế thế giới, 1997, số 46; “Quan hệ thương mại và đầu tư EU – Châu Á” của Đỗ Đức Mạnh, Nghiên cứu Châu Âu, 1995, số 4 & 5; “Mấy vấn đề về vốn ODA vào Việt Nam của các nước Tây Bắc Âu” của Hoàng Hải, Nghiên cứu Châu Âu, 1996, số 6; “EU và chiến lược đầu tư vào các nước trong khu vực và Việt Nam” của Kim Ngọc, Nghiên cứu Châu Âu, 1995, số 1; “Việt Nam – EU: Hợp tác kinh tế và thương mại” của Kim Ngọc, Những vấn đề kinh tế thế giới, 1996, số 4; “Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vị trí của Châu Âu còn thấp nhưng đầy hứa hẹn” của Lê Mạnh Tuấn, Nghiên cứu Châu
- Âu, 1995, số 1; “Toàn cầu hoá kinh tế - Một số tác động tới quá trình liên kết kinh tế EU – ASEAN” của Nguyễn An Hà, Nghiên cứu Châu Âu, 2003; “Quan hệ Việt Nam – EU năm 1997: Bước tiến vững chắc” của Nguyễn Đăng Quế, Tuần báo quốc tế, 1997, số 42 và 52; “Tiến trình hợp tác Á – Âu và sự tham gia của Việt Nam” của Nguyễn Quang Thuấn, Nghiên cứu quốc tế, 2004, số 59; “Vài nét về quan hệ EU - Việt Nam” của Nguyễn Thu Hà, Nghiên cứu Châu Âu, 1996, số 3; “Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hoá: Quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và thế giới” của Phạm Đức Dương, Nghiên cứu Đông Nam Á, 1994, số 4; “Bối cảnh quốc tế mới và những vấn đề kinh tế EU – ASEAN” của Trần Đình Thiên, Những vấn đề kinh tế thế giới, 2005, số 114; “Viện trợ phát triển chính thức của EU cho khu vực Đông Nam Á” của Trần Hoàng Mai, Nghiên cứu Châu Âu, 1996, số 1; “Năm 1997 - Một bước tiến mới vững chắc trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU” của Trần Thị Kim Dung, Nghiên cứu Châu Âu, 1998; “Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU” của Từ Thanh Thủy, Những vấn đề kinh tế thế giới, 1998, số 1; “Tăng cường hợp tác Á – Âu về đầu tư”, VN Express, 2003…. Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu sau đây: Các văn kiện của Đảng, Nhà nước XHCN Việt Nam, các Hiệp định, văn bản ký kết giữa hai nước, số liệu của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch đầu tư, Cục Thống kê, các tài liệu liên quan đến quan hệ Việt Nam – vương quốc Anh lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia II – TP.HCM, các bài viết đăng tải trên tạp chí như Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu Châu Âu, những vấn đề kinh tế thế giới…, và các bài đăng trên các báo như Thông tấn xã, Nhân dân, Tuần tin tức, Tuần báo quốc tế, Đầu tư, Sài Gòn Giải phóng…, các trang web của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam như: website của Đảng Cộng sản Việt Nam (www.cpv.org.vn), Quốc hội Việt Nam (www.na.gov.vn), Bộ Văn hoá –
- Thông tin (www.cinet.vnn.vn), Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (www.moste.gov.vn), Bộ Ngoại giao Việt Nam (www.mofa.gov.vn), Tổng Cục thống kê (www.gso.gov.vn), Bộ Thương mại (www.mot.gov.vn).... Ở ngoài nước, tiêu biểu như: Brian B., Coping with Contagion: Europe and the Asian Financial Crisis, Asian Survey, May/June; Dent C.M., The European Union and East Asia: Geo – Economic Diplomacy and Crisis Management, Global Change: The Impact of Asia in the 21st Century, Macmillan, London; Dent C.M., The European Union and East Asia: An Economic Relationship, Routledge, London; Foreign Investment in Southest Asia…. Nhìn chung, tài liệu về đề tài này là tương đối nhưng không tập trung, những số liệu trích dẫn từ các nguồn nhiều lúc có sự chênh lệch, gây không ít khó khăn trong quá trình tập hợp và phân loại tài liệu với khả năng có hạn của người thực hiện đề tài. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế như là những cơ sở lý luận cho nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng hai phương pháp chuyên ngành, đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp liên ngành như phương pháp nghiên cứu kinh tế, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế … và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, thống kê. Dựa vào phương pháp lịch sử, luận văn dựng lại toàn bộ quá trình lịch sử quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh qua những sự kiện, dấu mốc và các giai đoạn phát triển đa dạng của mối quan hệ dưới tác động của tình hình thế giới,
- khu vực và sự phát triển, đổi mới chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở của bức tranh lịch sử toàn cảnh, phương pháp logic vạch ra bản chất của mối quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh nhằm rút ra những đặc điểm, chiều hướng phát triển của mối quan hệ này. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: + Về phạm vi thời gian, giới hạn đề tài này chủ yếu từ năm 1973 đến năm 2004. Tuy nhiên để làm rõ hơn mối quan hệ này, chúng tôi có đề cập đến quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh giai đoạn trước năm 1973. + Về nội dung, đề tài đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh giai đoạn 1973 – 2004 trên một số lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hoá – giáo dục, khoa học kỹ thuật… * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam – Vương quốc Anh trong bối cảnh của tình hình thế giới và khu vực, sự điều chỉnh chiến lược, sách lược, biện pháp cụ thể trong chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn xem xét mối quan hệ này dưới góc độ Việt Nam với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và chủ thể của đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với Vương quốc Anh. 5. Đóng góp của luận văn - Trên cơ sở phân tích và so sánh những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng phục dựng lại bức tranh toàn cảnh quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh từ năm 1973 đến năm 2004 trên các lĩnh vực hợp tác với những khó khăn trở ngại, các vấn đề đã gặp phải trong phát triển quan hệ thời gian qua. - Rút ra những nhận xét, bài học kinh nghiệm, dự báo những cơ hội và thách thức, nêu lên triển vọng và xu thế phát triển của quan hệ hợp tác giữa
- hai nước, từ đó đề xuất hướng giải quyết để thúc đẩy các quan hệ này trong bối cảnh vượt qua tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển ổn định, bền vững trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. - Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Lịch sử, Quan hệ quốc tế…. 6. Bố cục luận văn Luận văn gồm: phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính được triển khai qua ba chương: - Chương 1: Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh từ năm 1973 đến năm 1990. - Chương 2: Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh từ năm 1991 đến năm 2004. - Chương 3: Những cơ hội, thách thức và triển vọng của quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh những thập niên đầu thế kỷ XXI.
- Chương 1: QUAN HỆ VIỆT NAM – VƯƠNG QUỐC ANH TỪ NĂM 1973 ĐẾN 1990 1.1. Khái quát về quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh trước năm 1973 1.1.1. Đôi nét về Vương quốc Anh Vương quốc Anh (UK) nằm ở Bắc Đại Tây Dương, phía Tây Châu Âu, được thành lập năm 1801, chiếm phần lớn quần đảo Anh. Đảo lớn nhất là Great Britain gồm England, Scotland và Wales. Kế theo là đảo Ailen mà phía bắc thuộc UK và phía nam là nước Cộng hoà Ailen. Ngoài ra còn có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ khác. Vương quốc Anh có khí hậu biển thất thường, nhưng nhìn chung khí hậu ôn hoà với nhiệt độ trung bình ít khi quá 320C và âm dưới 100C. Vương quốc Anh có diện tích 243.000 km2, với số dân 59,756 triệu người, đa số theo đạo Tin Lành (Anh giáo), nói tiếng Anh, và có thủ đô Luân Đôn. Quốc khánh của Vương quốc Anh là ngày 11/6, kỷ niệm chính thức ngày sinh Nữ hoàng Elizabeth II. Vương quốc Anh theo chế độ quân chủ lập hiến, nguyên thủ quốc gia nay là Nữ hoàng Elizabeth II, đồng thời là nguyên thủ quốc gia của nhiều nước trong khối thịnh vượng chung do Vương quốc Anh đứng đầu. Quốc hội Anh có hai viện, Hạ viện gọi là House of Commons và Thượng viện là House of Lords. Nền chính trị là dân chủ nghị viện đa đảng, luôn luôn do hai đảng lớn là Đảng Bảo thủ và Công đảng thay nhau cầm quyền từ 150 năm nay. Kinh tế Anh chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Chính sách kinh tế là tự do hoá thị trường, khuyến khích hoạt động kinh doanh thông qua các biện pháp như tư nhân hoá và cải cách thuế, duy trì tăng trưởng trên cơ sở thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư. Vương
- quốc Anh đứng thứ tư thế giới về GDP (sau Mỹ, Nhật, Đức), đứng thứ năm về thương mại quốc tế (5,4%) và thứ ba về dịch vụ (chiếm 6,8%). Một số kết quả khả quan trong phát triển kinh tế, đó là duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước EU, thất nghiệp giảm mạnh, lạm phát thấp…. Thương mại của Vương quốc Anh luôn đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế, đứng thứ tư về xuất khẩu và dịch vụ của thế giới, đạt 5,1% thương mại thế giới [243]. Vương quốc Anh cũng là nước có nhiều tiềm năng về công nghệ cao, là một trong những cường quốc thương mại và trung tâm tài chính lớn trên thế giới, là một trong các nền kinh tế lớn nhất Tây Âu. Nông nghiệp có trình độ cơ giới cao. Nước Anh có trữ lượng lớn về dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá, các sản phẩm năng lượng thô chiếm 10% GDP. Các ngành dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ kinh doanh khác cũng chiếm tỷ lệ lớn trong GDP [260]. Trong quá khứ, Vương quốc Anh là đế quốc có nhiều thuộc địa, hiện Vương quốc Anh vẫn là nước đứng đầu Khối thịnh vượng chung gồm 48 nước và còn nhiều ảnh hưởng đến các nước thuộc địa, phụ thuộc cũ. Vương quốc Anh là thành viên quan trọng trong khối NATO, thành viên trong EU. Vương quốc Anh có quan hệ ngoại giao với 165 nước. Vị trí của Vương quốc Anh là cường quốc thương mại và nằm giữa hệ thống các liên minh như Liên hiệp Châu Âu, NATO, Liên Hiệp quốc, Khối thịnh vượng chung và G8, đồng thời tiếp tục hợp tác chặt chẽ với hai bờ Đại Tây Dương nhằm xây dựng một Châu Âu ổn định hơn, an toàn hơn [243]. Từ cuối năm 1997, chính phủ Anh đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động hội nhập do EU và vấn đề về việc Vương quốc Anh gia nhập Liên minh tiền tệ Châu Âu (EMU) chỉ là thời gian [71, tr.35].
- Trong quá trình thực hiện chính sách thương mại quốc tế, chính phủ Anh đã thiết lập một hệ thống các ban xúc tiến xuất khẩu. Chính nhờ hệ thống này mà hầu hết các doanh nghiệp của Vương quốc Anh đều thu thập được một cách chính xác các thông tin về sự biến động thị trường, giá cả, thiết lập được mạng lưới buôn bán xuyên quốc gia. Một trong những sáng kiến mới của chính phủ Anh trong việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại quốc tế là thu hút các nhà lãnh đạo các công ty, tập đoàn lớn của Vương quốc Anh tham gia vào các hoạt động kinh tế đối ngoại. Các đối tác thương mại hàng đầu của Vương quốc Anh từ trước tới nay vẫn là các nước thành viên trong EU với tỷ trọng chiếm 55% toàn bộ xuất khẩu. Các bạn hàng thương mại chính của Vương quốc Anh trong khối nước này vẫn là Đức, Pháp và Hà Lan. Khối lượng mậu dịch của Vương quốc Anh với các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng thường xuyên đạt mức tăng trưởng khá cao và ổn định, chủ yếu do xuất khẩu của Vương quốc Anh tăng, giai đoạn 1995 – 2000 tăng bình quân đạt hơn 20% [71, tr.38, 39]. Viện trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Aid) được coi là một trong những phương tiện quan trọng của chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh, là yếu tố quan trọng để phát huy vai trò quốc tế của Vương quốc Anh. Hơn nữa, Vương quốc Anh còn coi viện trợ kinh tế là công cụ chủ chốt để giành vị trí, ảnh hưởng của mình trong xã hội quốc tế và phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Vương quốc Anh. Với những chính sách và phương thức mới về hợp tác phát triển được thực hiện từ sau năm 1997, tỷ lệ ODA trong tổng thu nhập quốc dân (GNP) của Vương quốc Anh đã tăng lên đáng kể. Năm 1998, Vương quốc Anh dành 2,315 tỷ bảng Anh (tương đương với 3,7 tỷ USD) cho nguồn vốn ODA, chiếm 0,27% GNP. Và đến năm 2001, Vương quốc Anh đã tăng mức ODA lên tới 3,22 tỷ bảng Anh (tương đương với 5,15 tỷ USD), chiếm 0,3% GNP
- của Vương quốc Anh, trong đó 71% dành cho các chương trình ODA song phương tại những nước nghèo, có thu nhập thấp. Đồng thời, chính phủ Anh cam kết sẽ tăng chi nguồn vốn ODA nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển. Theo Bộ Hợp tác phát triển quốc tế (DFID – Department for International Development), ngân sách dành cho ODA sẽ tăng bình quân trên 8%/năm, đưa ODA ở Vương quốc Anh từ mức 3,4 tỷ bảng Anh trong giai đoạn 2002 – 2003 lên gần 4,6 tỷ bảng Anh trong giai đoạn 2005 – 2006 (xem phụ lục 2, bảng 1, tr.98) [72, tr.25]. Vương quốc Anh đang đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và khu vực Á. Đây là khu vực Vương quốc Anh có nhu cầu củng cố vai trò và vị trí của mình. Năm 1973, Vương quốc Anh gia nhập EEC (nay là Liên hiệp Châu Âu – EU), và thiết lập quan hệ ngoại giao với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam, một thị trường đầu tư đầy hấp dẫn. 1.1.2. Khái quát về quan hệ Việt nam – Vương quốc Anh trước năm 1973 Quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Vương quốc Anh: Năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945), thế nước vô cùng khó khăn, Việt Nam bị đe dọa bởi các thế lực ngoại bang. Vương quốc Anh mang danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân Nhật (6/9/1945). Thực dân Pháp tìm cách trở lại cai trị nước ta. Tuy nhiên thời thế lúc bấy giờ đã khác, đứng trước các thế lực ngoại bang là một xứ Đông Dương đã nhận thức được sức mạnh của chính mình và quyết tâm đứng lên giành độc lập. Với Việt Nam, đường lối đối ngoại của chính phủ cũng là ước nguyện của hàng triệu dân quyết “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [116, tr.4] như trong bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945. Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và bản Hiệp định Geneva, đánh dấu sự chấm hết của Pháp sau gần một thập kỷ đô hộ, giải
- phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa cách mạng Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống nhất đất nước, “Thắng lợi mới làm cho tình hình nước ta đổi mới tức là từ chiến tranh chuyển sang hoà bình. Nhưng để giành lấy hoà bình toàn diện và lâu dài, chúng ta cần phải ra sức đấu tranh…. Nhiệm vụ chung của chúng ta hiện nay là: thi hành đúng đắn Hiệp định đình chiến, đấu tranh để giữ gìn và củng cố hoà bình, để thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc” [115, tr.339]. Vì vậy, sau khi giành được chính quyền và tuyên bố độc lập, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quan tâm sâu sắc đến việc đề cao vị trí của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, giành thế hợp pháp cho chính quyền mới, tranh thủ sự công nhận quốc tế. Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ (1954 – 1975), chỉ tập trung toàn bộ sức người, sức của và mọi chính sách cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tranh thủ mọi sự giúp đỡ quốc tế về chính trị và vật chất cho sự nghiệp này, vì thế, Việt Nam chưa có sự hoạch định chính sách rõ ràng và cụ thể đối với Vương quốc Anh, chỉ có mối quan hệ song phương giữa Việt Nam Cộng hoà (chính quyền miền Nam Việt Nam) với Vương quốc Anh. Quan hệ Việt Nam Cộng hoà – Vương quốc Anh: * Về ngoại giao: có thể điểm qua các sự kiện như chuyến thăm Vương quốc Anh của ông Lê Văn Đồng (1957) [203], phái đoàn Việt Nam Cộng hoà sang Vương quốc Anh để quan sát về kinh tế, thương mại (1958, 1959) [199, 200], Việt Nam Cộng hoà tham dự triển lãm tiểu công nghệ tại London (Vương quốc Anh) (1959) [201, tr.2] - triển lãm không những là một dịp tốt để giới thiệu với dân chúng của Vương quốc Anh đồ thủ công nghệ Việt Nam, mà còn có ý nghĩa làm tăng cường mối giao hảo giữa Việt Nam Cộng hoà và Vương quốc Anh.
- Về phía Vương quốc Anh, phải kể đến chuyến thăm Việt Nam Cộng hoà của Hầu tước Lord Reading (1956 – 1957) [204], ông Raymond Woodward - đại diện cho Liên đoàn kỹ nghệ Anh (Federation of British Industries) sang viếng thăm Việt Nam Cộng hoà với mục đích khảo sát tình hình kinh tế và thương mại của Việt Nam Cộng hoà (1957) [194], Đài Vô tuyến truyền hình BBC - một cơ quan do chính phủ Anh trợ cấp sang Việt Nam Cộng hoà quay phim về các thực hiện của chính phủ Việt Nam Cộng hoà trong mọi ngành hoạt động quốc gia để chiếu trong chương trình Panorama của đài BBC giúp phổ biến sự hiểu biết Việt Nam Cộng hoà tại Vương quốc Anh (8/1959) [196], phái đoàn Nghị sĩ Anh viếng thăm Việt Nam Cộng hoà (1959) [195], ông J.K.Thompson – Giám đốc Văn phòng viện trợ Kế hoạch Colombo tới thăm Việt Nam Cộng hoà (1960) [197], Thứ trưởng thương mại Anh - nghị sĩ Erroll sang viếng thăm Việt Nam Cộng hoà (1961) với mục đích nghiên cứu với chính phủ Việt Nam Cộng hoà các phương pháp tăng cường giao dịch thương mại giữa Việt Nam Cộng hoà và Vương quốc Anh, chuyến thăm Việt Nam Cộng hoà của ông Lord Bridges - Chủ tịch Hội đồng Văn hoá Anh (British Council) (1961), ông R.A.Nottage - Viện trưởng Viện Hành chính Hoàng gia Anh qua thăm Học viện Quốc gia Hành chính Việt Nam (1961) [198, tr.77, 100, 103], đặc biệt chuyến thăm Việt Nam Cộng hoà của Thứ trưởng ngoại giao Anh – Kershaw (1970) - trở về Luân Đôn sau chuyến thăm Việt Nam Cộng hoà, Thứ trưởng ngoại giao Anh đã thúc giục các kỹ nghệ gia Anh nên quan tâm hơn về việc giao thương với Việt Nam Cộng hoà, bởi vì theo Thứ trưởng ngoại giao Anh, Việt Nam Cộng hoà có thể trở thành một thị trường rất quan trọng trong tương lai [206, tr.4].
- * Trong quan hệ thương mại: Từ năm 1960 – 1962, Việt Nam Cộng hoà xuất khẩu một số mặt hàng là cao su, trà và nhập khẩu của Vương quốc Anh hàng tiêu dùng, phụ tùng thay thế và nguyên liệu sản xuất [xem phụ lục 2, bảng 2 & 3, tr.98, 99]. Năm 1960, việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Cộng hoà sang Vương quốc Anh bắt đầu phát triển, và qua năm 1962, lại phát triển thêm nữa, nhờ thị trường Anh tiêu thụ cao su của Việt Nam Cộng hoà nhiều hơn (5.573 tấn, trị giá 128 triệu đồng năm 1960, 12.840 tấn, trị giá 231 triệu đồng năm 1961 và 13.287 tấn, trị giá 254 triệu đồng năm 1962). Trà của Việt Nam Cộng hoà bán qua Vương quốc Anh cũng càng ngày càng nhiều: 28 triệu đồng năm 1960, 46 triệu đồng năm 1961 và 52 triệu đồng năm 1962 [202, tr.14]. Về hàng nhập khẩu từ Vương quốc Anh, Việt Nam Cộng hoà nhập giấy và công phẩm bằng giấy nhiều hơn mọi năm: 20 triệu đồng năm 1962 so với 4 triệu đồng năm 1961 và 1960 [202, tr.26]. + Những cơ sở kinh tế lớn nhất của Vương quốc Anh tại miền Nam Việt Nam gồm có: Hai nhà Ngân hàng “The Chartered Bank” và “The Honkong and Shanghai Banking Corporation”. Hai cơ sở tín dụng này giúp một phần quan trọng vào các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Việt Nam Cộng hoà và cũng góp phần vào các công cuộc phát triển kỹ nghệ của Việt Nam Cộng hoà. Cả hai đều thuộc về một tổ hợp ngân hàng thiết lập vào năm 1961 với sự tham gia của các ngân hàng Việt Nam Cộng hoà và ngoại quốc khác, nhằm mục đích thúc đẩy công cuộc kỹ nghệ hoá ở miền Nam Việt Nam. Công ty Shell Việt Nam, trong đó vốn của Vương quốc Anh chiếm phần lớn. Công ty này đứng hàng đầu về cung cấp sản phẩm dầu hoả cho Việt Nam Cộng hoà, tiếp liệu 64% tổng số nhu cầu của Việt Nam Cộng hoà. Công ty Shell Việt Nam đã cùng với công ty Esso ký kết với chính phủ Việt Nam
- Cộng hoà một khế ước vào tháng 4/1962 để xây dựng một nhà máy lọc dầu gần Nha Trang. Hãng thuốc điếu MIC, với 50% vốn của Vương quốc Anh, mỗi tháng sản xuất 150 triệu điếu thuốc. Công ty này còn góp phần vào việc phát triển trồng thuốc lá Virginia ở miền Trung và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Ngoài ra, có nhiều công ty lớn khác của Vương quốc Anh có đặt chi điếm ở miền Nam Việt Nam hoặc do các hãng Việt Nam hoặc Pháp làm đại diện tại Việt Nam Cộng hoà. Vương quốc Anh không cấp viện trợ kinh tế cho Việt Nam Cộng hoà, nhưng có một số chuyên viên Anh giúp Việt Nam Cộng hoà trong khuôn khổ Kế hoạch Colombo [202, tr.14, 26]. Năm 1970, hãng Mranders Tam (Vương quốc Anh) đề nghị dự án xây nhà máy phân bón tại Vũng Tàu với hình thức đầu tư quốc doanh [207, tr.14]. * Về chính sách viện trợ: Viện trợ của Vương quốc Anh cho Việt Nam Cộng hoà từ năm 1964 – 1969 là trên 7 triệu Mỹ kim, năm 1970 là 908.020 Mỹ kim, năm 1971 là 391.000 Mỹ kim và 408.595 Mỹ kim trong năm 1972. Trong năm 1961, Vương quốc Anh gửi một phái bộ cố vấn về hành chính và chính trị qua Việt Nam Cộng hoà do Sir Robert Thompson lãnh đạo [206, tr.158]. Ngày 21/12/1972, một thoả ước giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Cộng hoà được ký kết theo đó chính phủ Anh thuận cấp cho Việt Nam Cộng hoà một tín dụng không lời 1 triệu Anh kim (tương đương 2.400.000 Mỹ kim) để tài trợ các dự án điện nước [206, tr.147]. * Về lĩnh vực y tế: Từ năm 1966, Vương quốc Anh gửi một phái bộ y tế sang giúp bệnh viện Nhi Đồng ở Sài Gòn gồm bác sĩ chuyên khoa và y tá [205, tr.10].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 200 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 198 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn