intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Cộng đồng người Stiêng ở miền Đông Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hòa (1967-1975)

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Cộng đồng người Stiêng ở miền Đông Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hòa (1967-1975)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu chính sách về kinh tế, chính trị và giáo dục mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã ban hành và thực thi đối với người Stiêng và tác động của các chính sách đó trong đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Stiêng ở miền Đông Nam Bộ giai đoạn 1967-1975.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Cộng đồng người Stiêng ở miền Đông Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hòa (1967-1975)

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THANH HUY CỘNG ĐỒNG NGƢỜI STIÊNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA (1967-1975) N N T ẠC Ĩ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8229013 BÌN DƢƠNG – 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THANH HUY CỘNG ĐỒNG NGƢỜI STIÊNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA (1967-1975) N N T ẠC Ĩ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8229013 NGƢỜ ƢỚNG D N OA ỌC TS. LÊ QUANG H U BÌN DƢƠNG – 2019
  3. LỜ CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tƣ liệu xác thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Nguyễn Thanh Huy
  4. LỜI CẢM ƠN Đƣợc tham gia và hoàn thành khoá học đào tạo Thạc sỹ (2016 -2018), tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban giám hiệu Trƣờng trung học cơ sở Long Bình, Ban chủ nhiệm Khoa Sử, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, lãnh đạo Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, cùng quý thầy cô Khoa Sử. Để hoàn thành luận án, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ về tƣ liệu của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, Thƣ viện Tỉnh Bình Dƣơng, Thƣ viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thƣ viện trƣờng đại học Thủ Dầu Một. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Quang Hậu - ngƣời Thầy đã tạo điều kiện và tận tình hƣớng dẫn trong quá trình thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ kịp thời cho tôi hoàn thành tốt khoá học. Bình Dƣơng, tháng 03 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thanh Huy
  5. MỤC LỤC LỜ CAM ĐOAN……………………………………………………………….ii LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………..iii 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................... 8 3.1. Mục đích .......................................................................................................... 8 3.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 9 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 9 5.1. Nguồn tài liệu .................................................................................................. 9 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................ 10 7. Bố cục .............................................................................................................. 11 C ƢƠNG 1......................................................................................................... 12 TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƢỜI STIÊNG...................................... 12 Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ................................................................................ 12 1.1. Vài nét về lịch sử cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ........... 12 1.1.1. Lịch sử tộc người........................................................................................ 12 1.1.2. Tên các nhóm địa phương .......................................................................... 15 1.1.3. Dân cư, tổ chức xã hội, tôn giáo và văn hóa ............................................. 16 1.1.4. Điều kiện kinh tế và đời sống ..................................................................... 18 1.2. Cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ thời chống Pháp (1946- 1954) và Việt Nam Cộng hòa (1955-1963) ........................................................ 20 1.2.1. Thời chống Pháp (1946-1954) ................................................................... 20 1.2.2. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1963).......................................... 24 C ƢƠNG 2......................................................................................................... 30 CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ................ 30
  6. ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI STIÊNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ...... 30 (1967-1975) .......................................................................................................... 30 2.1. Hoàn cảnh lịch sử miền Nam Việt Nam sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ đến trƣớc năm 1967 ..................................................................... 30 2.2. Chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ (1967-1975) ............................................. 34 C ƢƠNG 3......................................................................................................... 58 TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA (1967-1975) ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI STIÊNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ................................................................................................ 58 3.1. Sự chuyển biến về kinh tế - văn hóa của cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ (1967-1975) ................................................................................. 58 3.2. Sự chuyển biến về chính trị của cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ (1967-1975) ........................................................................................... 64 3.3. Đặc điểm về chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ (1967-1975) ........................... 69 KẾT LU N ......................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 77 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 87
  7. 1. Lý do chọn đề tài Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nƣớc, ngày nay gồm các tỉnh: Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây - Tây Nam giáp với đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông - Đông Nam giáp với Biển Đông và phía Bắc & Đông Bắc giáp với Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung Bộ. Theo số liệu năm 2011 của Tổng cục thống kê, dân số của vùng Đông Nam Bộ là “14.890.800 ngƣời trên một diện tích 23.597,9 km², mật độ dân số là 631 ngƣời/km²”. Với điều kiện thuận lợi về nguồn rừng khá phong phú, lƣợng đất đai canh tác nông nghiệp tƣơng đối nhiều. Ngoài ra, vùng đất này nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, có lƣợng mƣa dồi dào và ít thiên tai. Thế nên, từ thời tiền sử cho đến ngày nay đây là nơi định cƣ và sinh sống của khá nhiều tộc ngƣời khác nhau. Cùng với ngƣời Kinh, ngƣời Hoa thì ngƣời Stiêng đã định cƣ sinh sống trên vùng đất này từ lâu đời. Họ đƣợc xem nhƣ một trong những hậu duệ còn sót lại của vƣơng quốc Phù Nam, cƣ trú tập trung ở Bình Phƣớc và một số vùng ở tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dƣơng. Từ khi triều đình nhà Nguyễn đặt chủ quyền trên đất Đông Nam Bộ nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung, đã dành sự quan tâm đến vấn đề các dân tộc thiểu số. Sau khi thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ dựng nên chính thể Việt Nam Cộng hòa ở Miền Nam nhằm chia cắt lâu dài nƣớc ta. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa quan tâm đặc biệt đến miền Đông Nam Bộ - nơi mang ý nghĩa về mặt chiến lƣợc an ninh quốc phòng rất quan trọng. Địa bàn tập trung nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, quản lí đƣợc họ sẽ chia cắt mối quan hệ với lực lƣợng cách mạng đi đến ổn định an ninh quốc phòng cũng nhƣ tạo nguồn lực phát triển kinh tế của quốc gia. Do vậy, các chính quyền Việt Nam ở miền Nam qua các giai đoạn đã thành lập các cơ quan phụ trách vấn đề về dân tộc thiểu số. Thực hiện các biện pháp mị dân, gây chia rẽ giữa ngƣời Kinh với đồng bào dân tộc thiểu số. Với mục đích là nhằm lôi kéo, dụ dỗ, tập hợp, tổ chức và sử dụng đồng bào các dân tộc thiểu số Đông Nam bộ trở thành lực lƣợng tin cậy nơi tiền đồn chống cộng, bảo vệ từ xa cho thủ đô Sài Gòn. Ở miền Đông Nam Bộ - dân tộc 1
  8. Stiêng có dân số đông thứ ba trong các sắc tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khmer, vùng cƣ trú của họ cũng thƣờng khó kiểm soát, lực lƣợng cách mạng dễ thâm nhập và trú ẩn. Nên trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở vùng Đông Nam Bộ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1963) dành sự quan tâm đặc biệt đến dân tộc Stiêng. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực thi chính sách dân tộc hóa đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó có ngƣời Stiêng. Do ý chí chủ quan, thiếu sự nghiên cứu một cách bài bản nên chính sách đối với các dân tộc thiểu số của chính quyền Ngô Đình Diệm vấp phải sai lầm nghiêm trọng. Gây nên sự giao động trong xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm cả ngƣời Stiêng. Các chính quyền thời quân quản (1964-1967) vẫn tiếp tục quan tâm và giải quyết vấn đề dân tộc, đặc biệt đối với ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ. Dù thi hành nhiều chính sách khách nhau đối với ngƣời Stiêng nhƣng do những sai lầm nhất định nên một thời kì dài chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn (1964-1967) vẫn không kiểm soát đƣợc vùng đất của ngƣời Stiêng. Bƣớc sang Đệ nhị Việt nam Cộng hòa (1967-1975), để đáp ứng mục tiêu về chính trị quân sự lẫn phát triển kinh tế. Đặc biệt, mục tiêu cấp thiết nhất của cuộc chiến tranh “giành dân, lấn đất” giữa chính quyền Nguyễn Văn Thiệu với lực lƣợng cách mạng miền Nam. Rút kinh nghiệm từ những thất bại thời Ngô Đình Diệm, Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã cân nhắc, tìm hiểu nhiều và sâu sắc về các dân tộc thiểu số; trong đó có ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ, nhằm đề ra những chính sách mới phù hợp đối với tộc ngƣời này. Trải qua một thời gian dài trong lịch sử chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) đã áp dụng những chính sách nào đối với ngƣời Stiêng? Những chính sách đó khi đƣợc thực hiện đã tác động ra sao với ngƣời Stiêng? Việc thực hiện chính sách dân tộc mang lại những tác động tiêu cực lẫn tích cực. Những đổi thay về kinh tế, giáo dục do các chính này đem lại đã tác động nhƣ thế nào đến thái độ chính trị của họ đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đối với lực lƣợng cách mạng miền Nam? Có hay không sự phân hóa thái độ chính trị trong cộng đồng ngƣời Stiêng miền Đông Nam Bộ đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1967-1975)? Trả lời đƣợc những câu hỏi đó không chỉ có ý nghĩa khoa học trong việc nhìn nhận 2
  9. lại quá khứ mà còn mang một ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ngày nay, trong quá trình phát triển đất nƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nƣớc ta đang tập trung phát huy mọi tiềm lực của các thành phần dân tộc trong quốc gia. Ngƣời Stiêng với bề dày lịch sử và văn hóa trên vùng đất Đông Nam Bộ, với các tiềm năng về kinh tế luôn đƣợc xem nhƣ một nguồn lực phát triển quan trọng. Cho nên, việc tìm hiểu và nghiên cứu một cách sâu sắc về những chính sách mà các chính quyền ngày trƣớc áp dụng đối với ngƣời Stiêng rất quan trọng. Từ sự nghiên cứu này, sẽ đúc kết đƣợc những kinh nghiệm giúp cho các nhà quản lý trong việc hoạch định và thi hành chính sách dân tộc ở các địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hòa (1967-1975)” để làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cho đến nay, những nghiên cứu về ngƣời Stiêng miền Đông Nam Bộ còn rất hạn chế. Dƣới thời phong kiến, các dân tộc thiểu số ở miền Nam đƣợc chính quyền nhà Nguyễn gọi với danh xƣng “Mọi” hoặc ngƣời “Thƣợng”. Nguồn tài liệu duy nhất nhắc đến các dân tộc thiểu số Nam Bộ nằm trong Sách “Đại Nam nhất thống chí” có nhắc đến vua Minh Mạng ban các họ nhƣ Điểu, Mạn, Ngƣu… cho các thổ dân ở huyện Phƣớc Long, Phƣớc Bình, tỉnh Biên Hòa. Những ghi chép ít ỏi đó chỉ cho ta biết khái quát về một vài nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên, và phía Bắc của Đông Nam Bộ, trong đó có dân tộc Stiêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu có thể chia thành hai giai đoạn: dƣới thời Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, từ sau năm 1975 đến nay. Để đáp ứng cho nhu cầu cai trị và khai thác tài nguyên trên địa bàn Đông Nam Bộ, Thực dân Pháp đã có những nghiên cứu về ngƣời Stiêng: Theo chân chính quyền thực dân Pháp, các nhà truyền giáo và những nhà thám hiểm có mặt ở vùng rừng núi Stiêng, nơi đầu của sông Bé và sông Đồng Nai. Trong đó, tác giả Taber nhắc đến địa danh Xƣơng Tinh Thành và ghi chú là 3
  10. nƣớc Stieng trong bản đồ An Nam đại quốc họa đồ. Đến năm 1887, H. Azemar trong tác phẩm Dictionnaire Stieng có nhắc đến ngƣời Stiêng Brolam. Đây đƣợc xem là công trình đầu tiên về ngƣời Stiêng của ngƣời Pháp. Trong đó, tác giả cung cấp những tƣ liệu quý về ngôn ngữ và xã hội của ngƣời Stiêng. Đồng thời, tác giả đã ghi lại khá nhiều tƣ liệu về cảnh quan, phong tục của ngƣời Stiêng và vùng stiêng vào khoảng cuối thế kỉ XIX. Trong công trình Coutumier Stieng đƣợc công bố vào năm 1951 của Gerber là một trong những bài viết có nhiều giá trị về ngƣời Stiêng. Ông từng là đại diện của chính quyền ở Bù Đốp nên biết khá nhiều về vùng có ngƣời Stiêng sinh sống, hiểu rõ các luật tục và tập quán pháp của tộc ngƣời này. Ngoài hai công trình trên, trong thời Pháp còn có các tác giả ngƣời Pháp viết về ngƣời Stiêng nhƣ De Barthelemy, Raulin, Bourotte…Những bài viết liên quan đến vùng Stiêng và ngƣời Stiêng sinh sống. Kế thừa các công trình của ngƣời Pháp, các tác giả ngƣời Mỹ cũng tiến hành khảo sát, nghiên cứu ngƣời Stiêng nhằm tìm ra những đặc điểm để cố vấn cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện chính sách đối với tộc ngƣời này. So với ngƣời Pháp, những nghiên cứu của ngƣời Mỹ đối với ngƣời Stiêng chƣa có gì mới, do đặc thù tìm hiểu để phục vụ về mặt chính trị nên các công trình nghiên cứu chỉ miêu tả về cảnh quan, khái quát về vùng Stiêng và ngƣời Stiêng. Trong đó, có thể kể đến tác phẩm Minority groups in the Repulic of Viet Nam của chính quyền Mỹ đặt hàng. Trong thời gian trƣớc ngày giải phóng 1975, các công trình nghiên cứu về ngƣời Stiêng bằng tiếng việt còn hạn chế về số lƣợng lẫn nội dung. Chủ yếu chỉ giới thiệu về phong tục, tập quán và xã hội của ngƣời Stiêng. Chƣa có một công trình hoàn chỉnh bằng tiếng Việt về các vấn đề kinh tế - xã hội của ngƣời Stiêng. Tình hình nghiên cứu về ngƣời Stiêng từ sau năm 1975 có nhiều thay đổi tích cực. Nhiều công trình, bài viết ra đời, có thể kể đến một số công trình, tác phẩm sau: Năm 1985, Ban dân tộc và Ban tôn giáo của tỉnh Sông Bé cùng Viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất bản “Vấn đề dân tộc ở Sông Bé”, 4
  11. nhà xuất bản tổng hợp Sông Bé. Công trình đã trình bày những vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ít ngƣời, đặc biệt là ngƣời Stiêng đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Giáo sƣ Mạc Đƣờng với bài “Lịch sử phát triển xã hội và đời sống các dân tộc” trong cuốn “Địa chí tỉnh Sông Bé”, nhà xuất bản tổng hợp Sông Bé, năm 1991. Đã đề cập đến các đặc điểm kinh tế - xã hội của ngƣời Stiêng cũng nhƣ các dân tộc miền núi khác trên địa bàn tỉnh Sông Bé. Tạp chí Xƣa & Nay số 69B xuất bản 11-1999, Phó giáo sƣ, tiến sĩ Phan An với bài “Bình Phƣớc 100 năm trƣớc” và “Quá trình diên cách tỉnh Bình Phƣớc” của Nguyễn Đình Tƣ đã khái quát địa bàn sinh sống, thể trạng, tính tình và khả năng của ngƣời Stiêng. Phạm Công Tâm với luận án tiến sĩ triết học “Đổi mới và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng và Bình Phƣớc”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001. Luận án đã trình bày toàn bộ các dân tộc thiểu số cũng nhƣ đánh giá về tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn hai tỉnh Bình Dƣơng và Bình Phƣớc. Đối với tỉnh Bình Phƣớc vấn đề dân tộc Stiêng đƣợc trình bày sâu sắc qua các thời kì từ kháng chiến chống xâm lƣợc đến quá trình xây dựng cuộc sống hiện đại. Năm 2004, Bộ tƣ lệnh Quân khu 7 và Tỉnh ủy lâm Đồng đã tiến hành hội thảo khoa học và cho xuất bản kỷ yếu “Vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong chiến tranh giải phóng (1945- 1975)”, nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2004. Ấn phẩm đã tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu thuộc các khía cạnh khác nhau nhƣ đặc điểm của dân tộc thiểu số vùng Đông Nam Bộ, hoạt động kháng chiến chống xâm lƣợc, vai trò của đồng bào dân tộc trong chiến tranh giải phóng đất nƣớc, trong đó có đề cập đến ngƣời Stiêng. Tiến sĩ Nguyễn Thành Đức với ấn phẩm “Múa dân gian các dân tộc Mạ, Stiêng, chơro”, Nhà xuất bản dân tộc (2004). Ấn phẩm đã giới thiệu về ba dân tộc bản địa ở vùng Đông Nam Bộ, cho chúng tôi cái nhìn sâu sắc về các điệu múa truyền thống của ngƣời Mạ, Stiêng, Chơro. 5
  12. Phó giáo sƣ, tiến sĩ Phan An với chuyên khảo “Hệ thống xã hội tộc của ngƣời Stiêng ở Việt Nam (từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1975)”, nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Chuyên khảo đã trình bày tổng quan toàn bộ những vấn đề đối với ngƣời Stiêng nhƣ tên gọi, địa bàn cƣ trú, hoạt động kinh tế chính, vấn đề sở hữu đất đai. Đặc biệt, chuyên khảo còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về hệ thống xã hội của tộc ngƣời này. Tạp chí Di sản văn hóa số 1 (30)-2010 phát hành, tác giả Phạm Hữu Hiếu và Đinh Nho Dƣơng với bài “Cấu trúc và những quan niệm về nhà ở của ngƣời Stiêng ở tỉnh Bình Phƣớc”. Bài viết đã giới thiệu về những khác biệt cơ bản về cấu trúc nhà cũng nhƣ quan niệm khi xây dựng nhà ở của hai nhánh ngƣời Stiêng ở Bình Phƣớc. Phó giáo sƣ, tiến sĩ Lê Khắc Cƣờng với bài “Hệ thống chữ viết tiếng Stiêng và vấn đề xây dựng từ điển đối chiếu Việt - Stiêng, Stiêng - Việt” trong Tạp chí Khoa học xã hội, Viện phát triển Bền vững vùng Nam Bộ số 03 (139) năm 2010. Bài viết đã khái quát quá trình hình thành hệ thống chữ viết riêng của ngƣời Stiêng, cách xây dựng chữ viết Stiêng mới và từ điển đối chiếu Việt - Stiêng, Stiêng - Việt. Năm 2011, Tiến sĩ Trần Văn Ánh (chủ nhiệm) với báo cáo khoa học “Đời sống văn hóa ngƣời Xtiêng tỉnh Bình Phƣớc” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bản. Công trình đã đề cập đến những biến đổi trong đời sống văn hóa của ngƣời Stiêng ở Bình Phƣớc và đề ra một số giải pháp để bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Stiêng. Năm 2013, Từ Thị Thơ với luận văn cao học “Khảo sát văn học dân gian Stiêng”, Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong công trình này, tác giả đã khái quát những nét cơ bản của tộc ngƣời Stiêng về tên gọi, địa bàn sinh sống và hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả trình bày về những đặc trƣng cơ bản của văn học dân gian Stiêng cũng nhƣ vai trò, ý nghĩa và thực trạng của văn học Stiêng ngày nay. Năm 2015, Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phƣớc đã cho xuất bản “Địa chí tỉnh Bình Phƣớc” gồm 2 tập. Bộ sách cung cấp hệ thống dữ liệu về tỉnh 6
  13. Bình Phƣớc, địa bàn cƣ trú chính của ngƣời Stiêng. Đồng thời, bộ sách giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan hơn về tộc ngƣời Stiêng qua các thời kì sinh sống ở Bình Phƣớc. Ngô Văn Lệ, Huỳnh Ngọc Thu và Ngô Thị Phƣơng Lan với cuốn “Tri thức bản địa của các tộc ngƣời thiểu số ở Đông Nam Bộ trong tiến trình phát triển xã hội ở Việt Nam”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, năm 2016. Công trình nghiên cứu đề cập đến tri thức bản địa của ngƣời Stiêng, vai trò và động thái của tri thức bản địa trong lịch sử phát triển của tộc ngƣời Stiêng, đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy tri thức bản địa cho ngƣời Stiêng. Ngô Thị Phƣơng Lan với bài “Sinh kế của các tộc ngƣời thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer ở Bình Phƣớc trong bối cảnh phát triển hiện nay” trong công trình “Sinh kế tộc ngƣời trong bối cảnh Việt Nam đƣơng đại” của nhà xuất bản Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2017. Bài viết trình bày những tác động từ chính sách kinh tế dẫn đến thay đổi về sinh kế của ngƣời Stiêng ở Bình Phƣớc. Đồng thời, bài viết còn khái quát trong bối cảnh hiện nay khi thực hiện các chính sách đối với ngƣời Stiêng cần chú ý đến khả năng thích nghi của họ. Huỳnh Ngọc Thu có bài “Hoạt động kinh tế của các tộc ngƣời thiểu số ở Đông Nam Bộ truyền thống và biến đổi” trong công trình “Sinh kế tộc ngƣời trong bối cảnh Việt Nam đƣơng đại” của nhà xuất bản Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2017. Bài viết trình bày hoạt động kinh tế truyền thống của ngƣời Stiêng nhƣ: khai thác tự nhiên từ rừng, sản xuất nông nghiệp và các nghề thủ công. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ trƣớc và từ sau năm 1975 cho đến nay đã giúp cho chúng tôi nhiều hiểu biết mới, tiếp cận và khảo sát tƣơng đối đầy đủ về một bức tranh tổng thể về cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ qua các thời kỳ lịch sử, tạo điều kiện để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học trƣớc, đề tài “Cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hòa (1967-1975)” tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau: 7
  14. Một là, chính sách của chính quyền Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa đối với ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ giai đoạn 1967-1975. Hai là, quá trình thực thi các chính sách về kinh tế, chính trị và giáo dục; kết quả các chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ giai đoạn 1967-1975. Ba là, nhận xét những ảnh hƣởng, tác động do chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng (1967-1975) đến đời sống ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ. Chỉ ra đặc điểm, bản chất chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với ngƣời Stiêng trong giai đoạn lịch sử này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu chính sách về kinh tế, chính trị và giáo dục mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã ban hành và thực thi đối với ngƣời Stiêng và tác động của các chính sách đó trong đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ giai đoạn 1967-1975. 3.2. Nhiệm vụ Thu thập và xử lí nguồn tƣ liệu lƣu trữ về nội dung các biện pháp do chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành và áp dụng cho ngƣời Stiêng miền Đông Nam Bộ giai đoạn 1967-1975. Phục dựng bức tranh tổng thể, có hệ thống về các chính sách kinh tế, chính trị và giáo dục mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa áp dụng đối với ngƣời Stiêng giai đoạn 1967-1975. Luận giải những tác động của các chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của ngƣời Stiêng miền Đông Nam Bộ giai đoạn 1967-1975. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài “Cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hòa (1967-1975)” là một đề tài có phạm vi rộng lớn. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ và để đảm bảo yêu cầu khoa học, chúng tôi chỉ chọn một 8
  15. mảng trong đề tài này là nghiên cứu về các chính sách về kinh tế, chính trị và giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) thi hành đối với ngƣời Stiêng; tác động và đặc điểm các chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) đã ban hành và thực thi đối với ngƣời Stiêng miền Đông Nam Bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) thi hành đối với cộng đồng ngƣời Stiêng ở các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ, bao gồm: Bình Long, Phƣớc Long, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Long Khánh theo địa giới hành chính của Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975). Tuy nhiên, đề tài tập trung khảo sát và nghiên cứu chủ yếu về chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) thi hành ngƣời Stiêng ở Bình Long và Phƣớc Long - đây là địa bàn đông dân cƣ và cƣ trú chính của ngƣời Stiêng. Về thời gian: từ ngày 1 tháng 11 năm 1967 khi thành lập nền Đệ nhị Cộng Hòa dựa trên Hiến pháp tháng 4 năm 1967 và cuộc bầu cử tháng 9 năm 1967 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 - ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu thành văn quan trọng đƣợc sử dụng trong luận văn là tƣ liệu lƣu trữ từ các phông lƣu trữ tại Trung tâm lƣu trữ quốc gia II (TP HCM) gồm: Phông Thủ tƣớng Việt Nam Cộng hòa (1954-1975) Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất cộng hòa (1954-1963) Phông Phủ Tổng thống Đệ nhị cộng hòa (1967-1975) Phông Bộ phát triển Sắc tộc (1957-1975) Phông Tƣ liệu Các phông hồ sơ lƣu trữ bao gồm các văn bản Luật, Nghị định, Sắc lệnh, các báo cáo, Tờ trình, Phúc trình, Bƣu điệp về vấn đề ngƣời Stiêng, việc thi hành chính sách đối với ngƣời Stiêng miền Đông Nam Bộ. Một nguồn tƣ liệu khác để nghiên cứu luận văn đƣợc khai thác từ thƣ viện tỉnh Bình Dƣơng, thƣ viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thƣ viện Đại học 9
  16. Thủ Dầu Một gồm: các sách, báo, tạp chí viết về ngƣời Stiêng nhƣ về địa bàn định cƣ, hoạt động kinh tế, quan hệ văn hóa - xã hội. Đồng thời, có những tƣ liệu của Măt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam về vấn đề các dân tộc thiểu số Miền Đông Nam Bộ để tác giả luận văn tập hợp những quan điểm, cách nhìn nhận đa chiều về vấn đề ngƣời Stiêng ở Việt Nam giai đoạn 1967-1975. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Về phƣơng pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phƣơng pháp biện chứng của nền sử học Mác xít. Đây phƣơng pháp luận chủ đạo định hƣớng tiếp cận đề tài nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Về phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là phƣơng pháp cơ bản để thực hiện đề tài. Ngoài ra, luận văn sử dụng các phƣơng pháp liên ngành nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh và khảo sát thực địa để giải quyết các vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống các chính sách về kinh tế, chính trị và giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối với dân tộc Stiêng ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1967-1975; từ đó đánh giá ảnh hƣởng, tác động của các chính sách trên đến đời sống ngƣời Stiêng miền Đông Nam Bộ. Thông qua sự nghiên cứu này, luận văn mong muốn góp phần làm sáng tỏ một góc khuất của lịch sử miền Đông Nam Bộ trong dòng chảy của lịch sử dân tộc liên quan đến vai trò, vị trí của cộng đồng ngƣời Stiêng thời Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1967-1975. Rõ ràng là các chính sách mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành và thực thi ở miền Đông Nam Bộ là nhằm phục vụ cho mục tiêu chống cộng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, những thủ đoạn mị dân dù rất tinh vi và xảo quyệt cũng không thể làm xoay chuyển tinh thần dân tộc, lòng yêu nƣớc của cộng đồng dân tộc Stiêng ở miền Đông Nam Bộ. Và trong một chừng mực nhất định có thể khẳng định đồng bào dân tộc Stiêng miền Đông Nam Bộ cũng có những đóng góp quan trọng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, dẫn đến chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975. 10
  17. Ngoài ra, nghiên cứu và tìm hiểu về quá khứ của cộng đồng ngƣời Stiêng miền Đông Nam Bộ trong những chặng đƣờng lịch sử đã qua cũng là một việc làm hữu ích, thiết thực góp phần vào việc xây dựng những chính sách mới nhằm phát triển bền vững cộng đồng ngƣời Stiêng miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1 Tổng quan về cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ Chƣơng 2 Chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ (1967-1975) Chƣơng 3 Tác động từ chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) đối với cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ 11
  18. C ƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƢỜI STIÊNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 1.1. Vài nét về lịch sử cộng đồng ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ 1.1.1. Lịch sử tộc người Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xƣa miền Đông Nam Bộ trở thành điểm tụ cƣ lâu đời của các tộc ngƣời nhƣ Mạ, Stiêng, Chơ Ro. Để phục vụ nhu cầu cai trị và khai thác tài nguyên thiên nhiên, thực dân Pháp tiến hành nhiều nghiên cứu trên lĩnh vực khảo cổ. Ngày nay, việc phát hiện hệ thống di tích đất đắp hình tròn trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc từ những năm 30 của thế kỷ XX, mà theo nhà nghiên cứu Louis Malleret nhận định là những pháo đài Mọi. Cùng sự ra đời hàng loạt các công trình về tộc ngƣời Stiêng do các tác giả ngƣời Pháp nghiên cứu: “Taber (1838), Bathelemy (1904), Azémar (1887), Raulin (1936), Maitre (1912)” [5, tr.30]. Qua đó, các nhà khoa học khẳng định: “từ thời kì Đá mới đến thời kì Đồ đồng ở miền Nam Đông Dƣơng” [5, tr.30], trong đó miền Đông Nam Bộ đƣợc xem là nơi cƣ trú chính của cộng đồng cƣ dân cổ đại, thuộc ngữ hệ Môn - Khmer tƣơng ứng với tiếng nói của dân tộc Stiêng hiện nay. Theo Giáo sƣ Mạc Đƣờng trong tác phẩm “Địa chí tỉnh Sông Bé” nhận xét: “Trƣớc thế kỉ XVII, khi lối canh tác ruộng nƣớc và vƣờn tƣợc chƣa xuất hiện nhiều ở miền Đông Nam Bộ và chƣa có sự hiện diện của cƣ dân ngƣời Việt thì vùng cƣ trú của ngƣời Stiêng ở lƣu vực sông Sài Gòn và sông Bé” [18, tr.269]. Theo Phan An trong công trình “Hệ thống xã hội tộc ngƣời Stiêng ở Việt Nam (từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1975)” nhận định: “Ngƣời Stiêng vốn là một nhóm ngƣời từ phía Bắc di chuyển xuống phía Nam bán đảo Đông Dƣơng. Có lẽ ngƣời Stiêng đã định cƣ ở miền Nam Tây Nguyên từ những thế kỉ trƣớc công nguyên” [1, tr.47]. Một số truyền thuyết ở phía Bắc Bình Phƣớc có nhắc đến vị thủy tổ của ngƣời Stiêng là “Diêng”. Tác phẩm “Địa chí tỉnh Sông Bé” có đề cập: “Vị tổ này rất giỏi về việc làm rẫy, săn bắt, rèn vũ khí và làm các bẫy bắt thú rừng” [18, tr.269]. Bên cạnh đó, ở vùng Bù Đốp còn có huyền thoại về vị tổ của họ khá chi tiết và cụ thể hơn: “Sôtiêng - vị tổ của ngƣời Stiêng ngày nay - có hai ngƣời em 12
  19. gái và ông ta đắp núi Bà Đen và núi Bà Rá cho hai ngƣời em mình ở” [18, tr.269]. Ngoài ra, ở thị xã Phƣớc Long tỉnh Bình Phƣớc ngày nay còn lƣu truyền một số truyền thuyết về các cuộc xung đột trong nội bộ ngƣời Stiêng “mà những thác nƣớc nổi tiếng trên dòng sông Đak Glung là trung tâm của những xung đột đó” [18, tr.269]. Thông qua những truyền thuyết và huyền thoại về nguồn cội của ngƣời Stiêng, về những xung đột do vấn đề lƣơng thực và nƣớc uống. Có nhận định rằng: “thời gian xuất hiện những xung đột trên diễn ra vào giai đoạn phát triển cao của tộc ngƣời này, việc tranh chấp các vùng đất thiên nhiên có sẵn lƣơng thực và thực phẩm đã trở thành một vấn đề quyết định đối với đời sống của các nhóm địa phƣơng ngƣời Stiêng” [24, tr.29]. Đồng thời, có thể đoán định ngƣời Stiêng chính là một nhóm cƣ dân thuộc cộng đồng cƣ dân cổ đại, đã định cƣ lâu đời trên mảnh đất miền Đông Nam Bộ. Trong quá trình định cƣ sinh sống ở miền Đông Nam Bộ, xã hội ngƣời Stiêng diễn ra sự phân hóa giàu nghèo. Ngƣời Stiêng có điều kiện tiếp xúc với các cƣ dân láng giềng, “việc tiếp xúc diễn ra từ khá sớm và chủ yếu với ngƣời Chăm, ngƣời Khơme.”[18, tr.271]. Đã góp phần định hình địa bàn cƣ trú chính của ngƣời Stiêng ở miền Đông Nam Bộ một cách rõ nét. Phía Bắc giáp với ngƣời Mơ nông, phía Nam giáp với ngƣời Kinh ngƣời Khơme ở phía Tây và ngƣời Mạ và Cơho ở phía Đông. Hiện nay, tập trung đông nhất trên địa bàn huyện Hớn Quản, huyện Bù Gia Mập và thị xã Phƣớc Long thuộc tỉnh Bình Phƣớc. Ngoài ra, còn một bộ phận ngƣời Stiêng sinh sống ở Đồng Nai, Tây Ninh và Bình Dƣơng. Bƣớc sang thế kỉ thứ II-III, địa vực cƣ trú của ngƣời Stiêng đƣợc mở rộng, nhƣng chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ. Từ thế kỉ VI-VII, nơi định cƣ của ngƣời Stiêng trở thành vùng đệm giữa vƣơng quốc Chân Lạp và Chiêm Thành. Đến thế kỉ X trở đi, tộc ngƣời ngƣời Stiêng trở nên hùng mạnh và ảnh hƣởng lớn trên miền Đông Nam Bộ với danh xƣng “Vƣơng quốc Stiêng”. Từ thế kỉ XII trở đi, vùng Stiêng chịu sự cai trị của ngƣời Chăm trong nhiều thế kỷ liền. Do tiềm lực quốc gia hạn chế ngƣời Chăm đã không thể trực tiếp cai trị, nên ngƣời Stiêng vẫn duy trì lãnh thổ của mình cũng nhƣ những cơ cấu xã hội truyền thống. Trong suốt thế kỉ XVII-XVIII ngƣời Stiêng ở miền 13
  20. Đông Nam Bộ có điều kiện tiếp xúc thƣờng xuyên với các dân tộc anh em. Các di dân ngƣời Kinh, ngƣời Khơme đến khẩn hoang lập làng sống xen kẽ với ngƣời Stiêng ở Đồng Xoài, Hớn Quản….. Mối quan hệ giữa cƣ dân ngƣời Kinh, ngƣời Khơme đối với ngƣời Stiêng diễn ra thuận thảo với nhau. Năm 1802, nhà Nguyễn đƣợc thành lập trên một lãnh thổ rộng lớn, với nhiều dân tộc thiểu số. Dƣới thời vua Minh Mạng, cho “thành lập bộ máy hành chính ở miền rừng núi thuộc đất Đồng Nai - Gia Định, Minh Mạng cho lập tỉnh Biên Hòa, cho ngƣời chiêu dụ các dân tộc ít ngƣời đặt lỵ sở, biên hộ tịch và thu thuế. Lúc ấy vùng đất phía Tây Bắc huyện Phƣớc Bình thuộc 4 thủ: Tân Định, Tân Lợi, Tân Bình và Tân Thuận và có 81 sách đồng bào các dân tộc ích ngƣời mà ở đây có thể là ngƣời Stiêng” [45, tr.35]. Dù xác lập bộ máy đặc trách nhƣng việc cai trị của nhà Nguyễn đối với ngƣời Stiêng vẫn chƣa chặt chẽ. Từ nữa sau thế kỉ XIX, các nhà thám hiểm và truyền giáo Phƣơng Tây đến vùng Stiêng để khảo sát và tiến hành các hoạt động truyền giáo. Sau đó, thực dân Pháp xâm lƣợc và thi hành nhiều chính sách nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên. Những chính sách này đã gây nên nhiều tác động lớn, ảnh hƣởng sâu sắc đến ngƣời Stiêng. Nổi bật nhất là chính sách cƣớp đoạt đất đai ngƣời Stiêng để lập đồn điền, làm vùng cƣ trú và lãnh thổ của họ bị thu hẹp nhanh chóng. Sự kiện này, gây nên làn sóng căm hận và kháng cự mạnh mẽ trong cộng đồng ngƣời Stiêng. Ngay khi Pháp thất bại, đế quốc Mỹ nhanh chóng can thiệp vào Việt Nam. Chính thể Việt Nam Cộng hòa ra đời, thực hiện chiêu bài mị dân, lôi kéo và cƣỡng ép đồng bào dân tộc thiểu số vào các khu dinh điền, ấp chiến lƣợc nhằm kiềm kẹp, tách đồng bào ra khỏi phong trào cách mạng. Dƣới thời Việt Nam Cộng hòa, ngƣời Stiêng tập trung sinh sống ở các tỉnh Bình Long, Phƣớc Long, phía Bắc Tây Ninh. Bên cạnh đó, họ còn định cƣ sinh sống rải rác ở tỉnh Lâm Đồng, Long Khánh theo kinh tế mới. Để ngăn cản sự giúp đỡ của đồng bào dân tộc đối với cách mạng, quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa liên tục dội bom, rải chất độc hóa học điôxin xuống vùng Đông Nam Bộ, gây hậu quả nặng nề đối với đời sống ngƣời Stiêng. Dù gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhƣng ngƣời Stiêng có 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2