intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

46
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế GTGT và vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong pháp luật thuế GTGT; nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT và pháp luật bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong pháp luật thuế GTGT; thực tiễn áp dụng các quy định của luật, từ đó tìm ra những vấn đề tồn tại của pháp luật thuế GTGT trong việc bảo vệ quyền lợi ích của doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HẢI HUYỀN BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HẢI HUYỀN BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng HÀ NỘI - 2014 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Bïi ThÞ H¶i HuyÒn 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA 5 TĂNG, PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng và pháp luật thuế 5 giá trị gia tăng 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế giá trị gia tăng 5 1.1.2. Vai trò của thuế giá trị gia tăng và pháp luật thuế giá trị gia tăng 6 1.1.3. Lịch sử hình thành phát triển của pháp luật thuế giá trị gia tăng 10 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế và pháp luật quản lý thuế 11 1.2.1. Khái niệm quản lý thuế 11 1.2.2. Khái niệm luật quản lý thuế và mối quan hệ đối với Luật thuế 12 giá trị gia tăng trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp 1.2.3. Cơ chế quản lý thuế 14 1.2.4. Mô hình quản lý thuế giá trị gia tăng 18 1.3. Nội dung chủ yếu của pháp luật thuế giá trị gia tăng điều 22 chỉnh quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp 4
  5. 1.3.1. Chủ thể quản lý thuế 22 1.3.2. Chủ thể nộp thuế là doanh nghiệp 23 1.3.3. Phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng 29 1.3.4. Cơ chế thực hiện thuế giá trị gia tăng 37 Chương 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ 43 GIA TĂNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 2.1. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp theo luật thuế giá trị gia tăng 43 2.1.1. Thực hiện nghĩa vụ kê khai hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 43 2.1.2. Quyền được khấu trừ thuế 52 2.1.3. Quyền được hoàn thuế giá trị gia tăng 71 2.1.4. Quản lý hóa đơn giá trị gia tăng 73 2.2. Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp theo luật quản lý thuế 78 2.2.1. Hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng 78 2.2.2. Phương thức kê khai thuế giá trị gia tăng 79 2.2.3. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng 83 2.2.4. Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp 85 2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng 93 2.3.1. Kiến nghị đối với Luật Thuế giá trị gia tăng 93 2.3.2. Kiến nghị đối với Luật Quản lý thuế 96 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 5
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GTGT : Giá trị gia tăng NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách nhà nước TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt 6
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Phân loại quy mô các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2009 26 1.2 Tiêu chí xác định doanh nghiệp lớn ở Việt Nam 26 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt động giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp với đủ mọi loại hình được tự do, tự chủ, cạnh tranh công bằng trong hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh tế đa dạng, phong phú thì chính sách thuế ngày càng đóng vai trò quan trọng. Trong thời gian qua, chính sách và cơ chế quản lý thu thuế đã có nhiều đổi mới góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Chính sách thuế là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính sách tài chính quốc gia, là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, không thể không nhắc đến Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung thuế GTGT đã được Quốc hội khóa VIII thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Luật Thuế GTGT sửa đổi, bổ sung có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và được xem như là một trong các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích nền kinh tế, củng cố nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) mà Chính phủ đề xuất. Luật thuế GTGT bao gồm các quy định điều chỉnh các quan hệ thuế GTGT, tác động vào các quan hệ thuế GTGT nhằm thiết lập và duy trì một trật tự nhất định trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT. Bằng việc điều chính quan hệ thuế GTGT bằng Luật thuế GTGT, kết hợp với Luật Quản lý thuế điều chỉnh các quan hệ trong hoạt 8
  9. động quản lý thuế, Nhà nước đảm bảo thực hiện chính sách thuế GTGT một cách hài hòa. Chính vì thế, vừa để tạo nguồn thu cho ngân sách vừa đảm bảo quyền, lợi ích của doanh nghiệp nộp thuế thì việc nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật điều chính về thuế GTGT cũng như cơ chế thực hiện Luật thuế GTGT có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá thực trạng và những giải pháp để hoàn thiện pháp luật thuế GTGT. Xuất phát từ những điều đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam". 2. Tình hình nghiên cứu Thời gian qua, thuế GTGT thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu luật, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học công bố trong lĩnh vực thuế: các công trình nghiên cứu về thuế GTGT, về pháp luật quản lý thuế, về luật thuế GTGT nhằm hoàn thiện pháp luật thuế ở nước ta. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá dựa trên góc độ quản lý Nhà nước nhằm hoàn thiện các quy định về thuế GTGT, tăng cường hiệu quả chức năng quản lý của cơ quan thuế. Tình trạng này bắt nguồn từ việc nghiên cứu trên cơ sở luật thực định chưa có sự tách biệt giữa hai bộ phận pháp luật là pháp luật quy định nội dung sắc thuế GTGT và Luật Quản lý thuế. Hơn nữa, mô hình quản lý thuế ở Việt Nam mới chuyển mô hình quản lý chuyên quản sang mô hình quản lý chủ yếu theo chức năng, kết hợp quản lý theo đối tượng và người nộp thuế (NNT) được đặt ở vị trí trung tâm trong pháp luật thuế. Vì vậy, luận văn "Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam" là một đề tài độc lập không có sự lặp lại. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra những tồn tại, hạn chế, đề xuất giải pháp khắc phục cho vấn đề "bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp". 9
  10. 3. Mục đích, lý do chọn đề tài Vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế GTGT được nghiên cứu theo mục đích sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế GTGT và vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong pháp luật thuế GTGT. - Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT và pháp luật bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong pháp luật thuế GTGT. - Thực tiễn áp dụng các quy định của luật, từ đó tìm ra những vấn đề tồn tại của pháp luật thuế GTGT trong việc bảo vệ quyền lợi ích của doanh nghiệp. - Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định trong pháp luật thuế GTGT nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả hơn quyền lợi của doanh nghiệp góp phần tăng tính khả thi của pháp luật thuế GTGT. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam được nghiên cứu theo hai phạm vi: 4.1. Về không gian Vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong pháp luật thuế GTGT diễn ra trên phạm vi toàn quốc, theo từng khu vực và đặc biệt ở những khu vực trung tâm như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí minh… Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu tình hình bảo về quyền lợi doanh nghiệp trong pháp luật thuế GTGT ở nhiều quốc gia phát triển đã đi trước mở đường cho Luật Thuế GTGT áp dụng trên phạm vi toàn cầu như Anh, Hàn Quốc, Đức, Nhật… Như vậy, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn cảnh về tình hình bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong pháp luật thuế GTGT theo pháp luật Việt Nam. 10
  11. 4.2. Về thời gian Nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong pháp luật thuế GTGT theo Luật Thuế GTGT năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT năm 2013, Luật Quản lý thuế năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế năm 2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Luận văn nghiên cứu về bảo về quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế GTGT chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: sưu tầm tài liệu, phân tích tài liệu, tổng hợp, so sánh, thống kê số liệu. Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trong các quy định pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam trong bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Luận văn trình bày một cách trung thực những ưu và nhược điểm của pháp luật hiện hành và quyền lợi của doanh nghiệp khi thi hành pháp luật thuế GTGT, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thuế GTGT nhằm cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp nộp thuế và Nhà nước, bảo vệ tối đa nhất quyền lợi của doanh nghiệp nộp thuế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng, pháp luật thuế giá trị gia tăng và quyền lợi của doanh nghiệp trong pháp luật thuế giá trị gia tăng. Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng về quyền lợi của doanh nghiệp và một số kiến nghị hoàn thiện. 11
  12. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế giá trị gia tăng 1.1.1.1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng (dưới đây viết tắt là VAT - Value Added Tax). VAT là loại thuế gián thu, đã được nhiều nước áp dụng để thay cho thuế doanh thu. Được gọi là thuế VAT vì thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất - kinh doanh, và tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Về bản chất, thuế VAT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Theo Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thuế GTGT được định nghĩa như sau: "Thuế giá trị gia tăng là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình tư sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng" [29]. 1.1.1.2. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng Thứ nhất, thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất rộng. Mọi đối tượng tồn tại trong xã hội cho dù là tổ chức hay cá nhân, là người nghèo hay người có thu nhập cao đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho nền kinh tế - xã hội. Điều này có nghĩa, mọi đối 12
  13. tượng trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, chủ thể thực tế phải trả quan trọng tới sự tác động của pháp luật thuế GTGT, đối với đời sống kinh tế, xã hội. Việc đánh thuế đối với mọi đối tượng trên phạm vi lãnh thổ thể hiện rõ nét sự công bằng của thuế đồng thời thể hiện thái độ của nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội [39, tr. 149]. Thứ hai, thuế GTGT tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đặc điểm này của thuế GTGT còn yêu cầu pháp luật điều chỉnh phải tìm ra cách thức, phương thức phù hợp, có tính khả thi để xác định chính xác phần giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế. Thứ ba, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế GTGT phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau. Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa ở trong nước, khâu nhập khẩu và lưu thông hàng nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đã xác định trước và không thay đổi các phần giá trị hàng hóa dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuế GTGT phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng phải chịu. Đây vừa là đặc điểm vừa là ưu việt của thuế GTGT so với thuế hàng hóa dịch vụ thông thường mà Việt Nam và nhiều quốc giá khác đã áp dụng trong giai đoạn trước đây [39, tr. 149]. 1.1.2. Vai trò của thuế giá trị gia tăng và pháp luật thuế giá trị gia tăng 1.1.2.1. Vai trò của thuế giá trị gia tăng - Khắc phục được nhược điểm trùng lắp "Thuế thu trên thuế" nên góp phần khuyến khích chuyên môn hóa, hợp tác hóa để nâng cao năng suất chất 13
  14. lượng, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. - Thuế GTGT được áp dụng rộng rãi với mọi tổ chức và cá nhân có tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa hoặc được cung ứng dịch vụ, thuế GTGT chỉ tính vào phần giá trị tăng thêm, không tính vào vốn nên thuế GTGT không những đảm bảo được nguồn thu cho NSNN tương ứng với số thuế doanh thu trước đây mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó để tăng thu cho NSNN. Thuế GTGT hàng năm ở các nước thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) chiếm 18,7%. Ở Việt Nam, thuế GTGT đóng góp vào NSNN liên tục tăng, đem lại 742.650 tỷ đồng, chiếm 26,08% trong tổng nguồn thu về thuế trong năm 2012 [15], Có thể thấy, thuế GTGT đóng góp phần quan trọng với tỷ lệ lớn nguồn thuế nộp vào NSNN hàng năm. Đối với nhận thức của người nộp sắc thuế này thì đây là một sắc thuế hấp dẫn hơn các sắc thuế khác vì bản chất của nó: NNT biết những gì họ phải trả và nếu họ không mua hàng hóa thì họ không phải trả tiền thuế. Do có ít tác động tiêu cực đối với tâm lý của NNT nên số thuế GTGT thu được cũng chiếm tỷ lệ cao và tốt cho tăng trưởng kinh tế hơn so với thuế khác (điển hình như thuế thu nhập). - Thuế GTGT thu cả đối với hàng hóa nhập khẩu tạo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước. - Khi áp dụng Luật thuế GTGT đã tạo cho doanh nghiệp cơ chế tự kiểm tra, hạn chế việc kinh doanh trốn thuế. Thuế GTGT đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường, tạo điều kiện để tham gia mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm lợi của thuế GTGT thì thuế GTGT cũng có mặt hạn chế nhất định bởi chi phí về quản lý thu thuế GTGT rất tốn 14
  15. kém. Thuế GTGT có ít thuế suất nên tính chất điều tiết của thuế không cao. Người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường phải chịu thuế như nhau. Thuế GTGT không đảm bảo yêu cầu công bằng trong chính sách động viên giữa người giàu và người nghèo. 1.1.2.2. Vai trò của pháp luật thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT có tầm quan trọng như vậy nên việc pháp điển hóa thuế GTGT càng có ý nghĩa sâu sắc. Hệ thống thuế của một quốc gia có nhiều sắc thuế khác nhau mà thuế GTGT là một trong số đó. Phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội ở mỗi nước và trình độ lập pháp, sự lựa chọn của các nhà làm luật khác nhau mà việc xây dựng pháp luật thuế lại khác nhau. Có nước quy định tất cả các sắc thuế trong một Bộ luật, trong đó vừa có quy định về nội dung điều chỉnh đối với các đối tượng chịu thuế vừa quy định về trình tự, thủ tục thực hiện và cơ chế quản lý, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp đối với sắc thuế đó. Có nước lại có một đạo luật riêng về nội dung từng sắc thuế và đạo luật riêng về quản lý thuế. Tuy nhiên nhìn vào bản chất khi doanh nghiệp thực thi một sắc thuế cụ thể thì doanh nghiệp cần thực hiện theo nội dung các quy định của sắc thuế cũng như các quy định về trình tự để thực hiện sắc thuế đó. Vì vậy, dù pháp luật thuế GTGT dù được xây dựng theo hình thức nào thì pháp luật thuế GTGT cũng gồm hai bộ phận: luật nội dung là luật thuế GTGT và luật hình thức là luật quản lý thuế. * Vai trò của Luật Thuế GTGT Luật thuế GTGT khuyến khích việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu và xuất khẩu thay vì luật thuế cũ khuyến khích sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, đặc biệt Luật thuế GTGT đã khuyến khích sản xuất, kinh doanh những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh: nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt Luật thuế GTGT góp phần đến công tác quản lý của doanh nghiệp tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường công tác hạch toán, kế toán và thúc 15
  16. đẩy việc mua bán hoá đơn GTGT ở các doanh nghiệp. Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập của doanh nghiệp nên những người làm công tác quản lý kinh doanh đã bắt đầu trú trọng đến công tác mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ. Thông qua việc chấp hành công tác kế toán, hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp, qua việc kê khai thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế đã giúp cơ quan chức năng và cơ quan thuế từng bước nắm được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Luật thuế GTGT có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và được xem như là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích nền kinh. góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu. Quá trình triển khai thực hiện Luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của đất nước và đã đạt được những mục tiêu đề ra khi ban hành luật là góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm nguồn thu cho NSNN. * Vai trò của Luật Quản lý thuế - Luật quản lý thuế là căn cứ để cơ quan nhà nước xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý thuế; trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ, tính chủ động của NNT được đề cao thông qua cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. - Luật quản lý thuế đã góp phần thay đổi cơ bản diện mạo công tác thu thuế, quản lý của cơ quan thuế, chuyển từ quản lý truyền thống mang tính thủ công sang phương thức quản lý hiện đại theo cơ chế NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật thuế, hỗ trợ NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. - Luật quản lý thuế tạo sự đồng bộ , nâng cao tính rõ ràng , minh bạch trong công tác hành thu ; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước , xã hội trong công tác quản lý thuế; là cơ sở pháp lý để NNT thực hiện thuế 16
  17. GTGT, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN. 1.1.3. Lịch sử hình thành phát triển của pháp luật thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT ra đời muộn trong lịch sử phát triển của thuế. Một doanh nhân người Đức, Wilhelm von Siemens đưa ra ý tưởng đầu tiên vào năm 1920. Ông đặt ra ý tưởng là đặt ra một loại thuế dựa trên phần giá trị tăng thêm ở từng giai đoạn sản xuất. Tuy nhiên phải đến khi một người Pháp là Maruice Laure, một quan chức thuế đề xướng và giúp hiện thực sắc thuế này trên thực tế. Năm 1954 thuế GTGT được áp dụng tại Pháp dưới hình thức đánh thuế vào giai đoạn sản xuất. Đến năm 1968, thuế này được nhập vào thuế lưu thông đánh vào dịch vụ và thuế địa phương đánh vào lưu thông bán lẻ thành một loại thuế thống nhất chung [42]. Từ đó đến này, thuế GTGT đã thể hiện tính ưu việt của mình nên thuế GTGT ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới dưới các tên gọi khác nhau như TVA (Pháp); VAT (Anh); Thuế hàng hóa và dịch vụ (Úc, Cannada, Singapore), Thuế tiêu dùng (Nhật Bản)… Thuế GTGT được sớm áp dụng ở Châu Âu, chỉ hơn hai mươi năm sau khi ra đời hình thức sơ khai đầu tiên, nó đã được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để gia nhập khối EC (năm 1977). Sau 80 năm, thuế GTGT phủ sóng khắp Tây Châu Âu và Mỹ La tinh. Ngày nay, Thuế GTGT được áp dụng ở 150 quốc gia và chiếm tỉ lệ 1/5 tổng nguồn thu về thuế. Tất cả các nước OECD, ngoại trừ Mỹ đều có hệ thống thuế GTGT của riêng mình [42]. Trước khi Luật Quản lý thuế được ban hành, ở nước ta các thủ tục hành chính thuế được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật. Chỉ đến khi luật quản lý thuế được ban hành ngày 29/11/2006 quy định thống nhất chính sách quản lý thuế thì pháp luật thuế GTGT mới cơ bản hoàn chỉnh, khắc phục được những hạn chế của các quy định về thủ tục hành chính, thay đổi căn bản phương thức quản lý thuế, NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế, tạo điều kiện cho NNT chấp hành tốt pháp 17
  18. luật thuế GTGT nói riêng và pháp luật thuế nói chung. Luật quản lý thuế được coi là một bước tiến quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính về quản lý thuế và các khoản phải thu nộp NSNN. Ngược lại, đối với luật nội dung: Luật thuế GTGT đã trải qua nhiều lần thay thế, sửa đổi, bổ sung. Năm 1997, Quốc hội khóa X thông qua Luật thuế GTGT thay thế cho Luật thuế doanh thu; trải qua hai lần sửa đổi, bổ sung năm 2003 và 2005, đến năm 2008, Quốc hội khóa XII thông qua Luật thuế GTGT mới và đến nay năm 2013, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII, Luật thuế GTGT một lần nữa được sửa đổi, bổ sung để ngày càng phù hợp với thực thế, đáp ứng yêu cầu với chiến lược cải cách thuế tới năm 2020. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 1.2.1. Khái niệm quản lý thuế Theo Luật quản lý thuế Trung Quốc: "Quản lý thuế là một chuỗi các hoạt động bảo đảm mục tiêu thu ngân sách nhà nước bao gồm: quản lý đăng ký thuế, quản lý sổ sách chứng từ, quản lý khai báo nộp thuế, truy thu tièn thuế, kiểm tra thuế và đảm bảo trách nhiệm pháp luật về thuế" [13, tr. 18]. Theo Điều 3 Luật Quản lý thuế hiện hành của Việt Nam liệt kê các nội dung quản lý thuế gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế [28]. Luật Quản lý thuế của Trung Quốc và Việt Nam đều đưa ra khái niệm quản lý thuế dựa trên sự liệt kê các nhiệm vụ quản lý, các hoạt động tổ chức điều hành của cơ quan thuế. 18
  19. Theo Tổng cục Thuế Latvia cho rằng: Quản lý thuế là hệ thống các quá trình có mối quan hệ chặt chẽ nhằm đảm bảo mục tiêu thu thuế đúng, đủ và công bằng trên cơ sở của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận, hồ sơ khai thuế, tính toán số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho người nộp thuế [32, tr. 25]. Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu lập pháp - Quốc hội Việt Nam năm 2011: Quản lý thuế là hoạt động quản lý hành chính trong lĩnh vực thuế. Cụ thể, quản lý thuế là việc tổ chức và điều khiển của các cơ quan có thẩm quyền đối với cá nhân, doanh nghiệp hay các chủ thể khác nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật thuế [32, tr. 25]. Cùng với sự ra đời của thuế thì quản lý ra đời như một dạng quản lý của Nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, quản lý thuế bao gồm tất cả các hoạt động của Nhà nước liên quan đến thuế như: tổ chức, điều hành thực hiện thuế, ban hành các văn bản pháp luật về thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế. 1.2.2. Khái niệm luật quản lý thuế và mối quan hệ đối với Luật thuế giá trị gia tăng trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Trên thế giới hiện nay, hệ thống pháp luật thuế ở các quốc gia có cấu trúc khác nhau. Ở nhiều quốc gia, tất cả các sắc thuế được tập hợp quy định trong một bộ luật chung về thuế, gọi là Bộ luật thuế vụ. Trong bộ luật này, cơ quan nhà lập pháp vừa quy định về nội dung cụ thể của các sắc thuế trong hệ thống thuế vừa quy định trình tự, thủ tục hành chính, cơ chế quản lý thuế và cơ chế xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp về thuế. Ở những quốc gia khác thì mỗi sắc thuế lại được quy định trong một đạo luật riêng, độc lập với nhau, các quy định về quản lý thuế được tách ra thành một đạo luật riêng, độc lập với các sắc thuế. Tuy nhiên, các quy định trong các đạo luật này tương thích với nhau. Cấu trúc này được cho là phù hợp với điều kiện kinh tế toàn cầu, nền kinh tế có nhiều biến động, vì nó cho phép nhà làm luật có thể sửa đổi các 19
  20. quy định trong đạo luật thuế dễ dàng hơn, so với việc đưa tất cả các quy định về thuế trong một bộ luật chung về thuế. Như vậy pháp luật thuế GTGT (một bộ phận của pháp luật thuế có tính độc lập tương đối) dù được xây dựng, thiết kế theo xu hướng nào thì giữa pháp luật quản lý thuế và pháp luật quy định từng sắc thuế bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau. Theo TS. Nguyễn Thị Thương Huyền: Xét về lý thuyết, pháp luật thuế bao gồm: pháp luật vật chất hay còn gọi pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục hay còn gọi là pháp luật hình thức; Trong đó pháp luật nội dung ghi nhận, phản ánh chính sách thuế, còn pháp luật thủ tục quy định các vấn đề về quản lý thuế [19, tr. 51]. Pháp luật về nội dung từng sắc thuế là cơ sở, tiền đề để xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong khi pháp luật quản lý thuế là pháp luật về tổ chức thực hiện các luật thuế, đưa luật thuế vào cuộc sống, hiện thực hóa các quy định của luật thuế. Theo cách hiểu này, pháp luật thuế GTGT được cấu thành từ hai bộ phận chính: Một là các quy định về thuế GTGT gọi là Luật thuế GTGT, hai là các quy định về quyền, nghĩa vụ của NNT, cơ quan quản lý thuế và các chủ thể liên quan đến quản lý thuế GTGT; quy định trình tự thủ tục, cách thức, phương pháp tổ chức thực hiện luật thuế GTGT. Rõ ràng, luật quản lý thuế GTGT là một bộ phận quan trọng trong pháp luật thuế GTGT ở các quốc gia, là công cụ chủ yếu được nhà nước sử dụng để thực hiện công tác quản lý thuế GTGT. Luật Thuế GTGT và Luật quản lý thuế cùng tham gia điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với NNT phát sinh trong quá trình quản lý thu, nộp các loại thuế; quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với NNT với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, quan hệ giữa NNT với các chủ thể khác có liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của NNT, ngoài ra còn quan hệ phát sinh trong nội bộ cơ quan quản lý thuế. Luật quản lý thuế có phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội phát 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0