intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Phạm Thông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

50
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc làm rõ những đặc điểm nhân thân người phạm tội và xác định được các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ VY NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI - 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ VY NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 638.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. LÊ TƯỜNG VY HÀ NỘI–2019
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂNNGƯỜI PHẠM TỘI ĐÁNH BẠC .......................................................................................................8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các mối quan hệ, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội đánh bạc ..............................................................................8 1.1.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội đánh bạc ......................................11 1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội đánh bạc ..............19 1.1.4. Các mối quan hệ của nhân thân người phạm tội đánh bạc ..........................22 1.2. Các yếu tố tác động đến việc hình thành nhân người phạm tội đánh bạc ...............................................................................................................................24 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 31 Chương 2:THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............................32 2.1. Thực trạng các đặc điểm nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................33 2.1.1. Tổng quan về tình hình nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................33 2.1.2. Thực trạng các đặc điểm của nhân thân người phạm tội đánh bạc..............36 2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ...............44 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 52 Chương 3: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI ĐÁNHBẠC TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI .................53 3.1. Dự báo tình hình nhân thân người phạm tội đánh bạc và các yếu tố tác động đến việc hình thành nhân thân người phạm tội này ...............................54 3.1.1 Dự báo tình hình nhân thân người phạm tội đánh bạc ..............................54
  4. 3.1.2. Dự báo những yếu tố tác động đến việc hình thành nhân thân người phạm tội đánh bạc ........................................................................................................54 3.2. Các giải pháp phòng ngừa tình hình người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7 từ khía cạnh nhân thân người phạm tội .......................................58 3.2.1. Hạn chế, loại trừ các yếu tố tác động tiêu cực lên việc hình thành nhân thân người phạm tội đánh bạc ............................................................................59 3.2.2. Các giải pháp khắc phục những yếu tố nhân thân tiêu cực từ phía người phạm tội đánh bạc...............................................................................................68 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 69 KẾT LUẬN ..............................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn là kiến thức của bản thân tôi có được trong quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu và thực tiễn công tác dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Tường Vy. Những nội dung của các tác giả khác đã được trích dẫn và ghi chú theo đúng quy định. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Vy
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT BLHS : Bộ luật hình sự TA : Tòa án TAND : Toà án nhân dân THPT : Trung học phổ thông HSST : Hình sự sơ thẩm
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Thống kê số vụ và số người phạm tội đánh bạc trên địa bàn 32 Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh so với tình hình tội phạm chung trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2.2: Thống kê so sánh tình hình người phạm tội đánh bạc trên địa 34 bàn Quận 7 so với địa bàn toàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019 Bảng 2.3: Thực trạng theo giới tính của nhân thân người phạm tội đánh 35 bạc trên địa bàn Quận 7, giai đoạn 2015 – 2019 Bảng 2.4: Thực trạng theo độ tuổi của nhân thân người phạm tội đánh 37 bạc giai đoạn 2015– 2019 Bảng 2.5: Thực trạng trình độ học vấn của nhân thân người phạm tội 38 đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2.6: Cơ cấu theo mục đích phạm tội 42 Biểu đồ 2.1: Số vụ phạm tội và số người phạm tội trên địa bàn Quận 7, 33 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2019 Biểu đò 2.2: Diễn biến số vụ, số bị cáo phạm tội đánh bạc trên địa bàn 34 Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2015 - 2019
  8. MỞĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hoàn thiện, có nhiều đặc điểm theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập. Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường đem lại thì còn có những yếu tố tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội và một trong số đó là vấn đề tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn cờ bạc. Tệ nạn này gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như đạo đức con người xuống cấp trầm trọng, gây tan vỡ gia đình. Đánh bạc là nguồn phát sinh nhiều loại tội phạm như: tội gây rối trật tự công cộng, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề đảm bảo trật tự an toàn công cộng đồng thời luôn hoàn thiện việc quản lý những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này. Quận 7 là một quận nội thành được thành lập theo quyết định số 03 - CP ngày 06/01/1977 của Chính phủ Việt Nam về việc thành lập quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 7 nằm ở vị trí được coi là nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Ở đây, quy tụ nhiều công trình về khoa học, giáo dục, thương mại, y tế với hàng loạt các trung tâm thương mại sầm uất. Quận 7 là nơi thu hút rất nhiều đầu tư trong và ngoài nước điển hình như khu chế xuất Tân Thuận, đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như Him Lam - Kênh Tẻ, khu đô thị Phú Mỹ Hưng… Qua nghiên cứu số liệu thống kê trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019đã xảy ra 120 vụ đánh bạc với 321 bị cáo[40]. Tuy nhiên, những số liệu trên mới chỉ phản ánh được phần nào thực trạng của tệ nạn xã hội này. Thực tế này cho thấy tội đánh bạc đang diễn biến ngày càng phức tạp và gây ra hậu quả nghiêm trong với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặc dù các cấp chính quyền đã quan tâm hết sức đến vấn đề này như: Chương trình hành động số 05 – CTr/QU ngày 05/07/2016, Thông tư 02/TT/QU ngày 30/11/2015 của Ban thường vụ Quận ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48 – 1
  9. CT/TW ngày 22/10/2010 nhằm tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 09/CP và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Chỉ thị 48 - CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chương trình hành động số 04 – Ctr- TU ngày 31/12/2010… Các ngành các cấp trên địa bàn Quận cũng quyết tâm thực hiện tốt công tác này. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhất định. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu về nhân thân người phạm tội đánh bạc để đề ra những giải pháp phòng ngừa tình hình tội đánh bạc để đề ra những giải pháp phòng ngừa là rất cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Nhân thân ngươì phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về nhân thân người phạm tội Các công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về nhân thân người phạm tội gồm: - Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. - Võ Khánh Vinh (2011), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. - Bùi Kiên Điện (2011), “Nhân thân bị can và một số khái niệm kề cận”, Tạp chí Luật học, số 6, tr.14-18; - Trần Thị Thủy (2018), Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, HV KHXH; - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2001),“Một số vấn đề về nhân thân người phạm tội”,Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, tr.46-53; - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2001), “Nhân thân người phạm tội với việc quy trách nhiệm hình sự”,Tạp chí Toà án, số 8, tr.2-7; 2
  10. - Chu Thị Quỳnh (2015), Vai trò nhân thân người phạm tội – dấu hiệu quy định trách nhiệm hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những nội dung: khái niệm nhân thân người phạm tội, phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số khái niệm khác có liên quan,vai trò của nhân thân người phạm tội trong cơ chế hành vi phạm tội, các đặc điểm của nhân thân người phạm tội … Đây là những cơ sở lý luận quan trọng và cơ bàn mà tác giả sẽ kế thừa làm nền tảng lý luận trong luận văn của mình. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về các khía cạnh đặc thù của nhân thân người phạm tội Thuộc nhóm này có các công trình nghiên cứu như: - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2005), “Vấn đề nhân thân người phạm tội trong thực tiễn quyết định hình phạt”,Tạp chí Toà án nhân dân, số 19; tr.3- 9; - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2005), “Vấn đề nhân thân người phạm tội trong thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự”,Tạp chí Tòa án nhấn dân, số 17; tr.32- 35; - Lê Văn Định (2015), “Đặc điểm nhân thân người phạm tội và phương thức thực hiện tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai”,Tạp chí kiểm sát, số 6, tr.47- 53; - Nguyễn Chí Công (2013), Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ góc độ nhân thân người phạm tội, Đại học Luật TP HCM; - Phan Ái Nhi (2016), Nhân thân người phạm tội giết người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học – HVKHXH. - Đỗ Tiến Dũng (2018), Nhân thân người phạm tội xâm phạm sỡ hữu từ thực tiễn các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ luật học, HVKHXH. - Trần Thị Liên (2018), Nhân thân người phạm tội ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, HVKHXH. 3
  11. - Nguyễn Thanh Hòa (2019), Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Luật hoc – HVKHXH. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung phân tích làm rõ vai trò của nhân thân người phạm tội trong quyết định hình phạt, trong định tội hoặc trong việc áp dụng các quy định có liên quan đến các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Một số tác giả đã đã có những nghiên cứu có hệ thống về nhân thân người phạm tội trên một địa bàn nhất định, như địa bàn tỉnh Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương…. Những tri thức, hiểu biết quan trọng của các công trình này tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu nghiên cứu về nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7. Vì vậy, tác giả sẽ vận dụng đi sâu nghiên cứu về nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là hướng nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc làm rõ những đặc điểm nhân thân người phạm tội và xác định được các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm được cụ thể như sau: Một là, những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội đánh bạc sẽ được nghiên cứu làm rõ; 4
  12. Hai là, nghiên cứu thực tế nhằm làm rõ thực tiễn các đặc điểm nhân thân người phạm tội đánh bạc và các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019; Ba là, kiến nghị việc hoàn thiện các giải pháp hạn chế, loại trừ những yếu tố tác động tiêu cực đến nhân thân người phạm tội đánh bạc và giải pháp khắc phục những yếu tố tiêu cực đến nhân thân người phạm tội đánh bạc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề nhân thân người phạm tội đánh bạc ở cả góc độ lí luận và thực tiễn là đối tượng nghiên cứu của đề tài thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Phần thực tiễn là nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội đánh bạc thuộc góc độ tội phạm học thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm trên địa bàn Quận 7. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu thống kê được tác giả thu thập trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2019. - Phạm vi về tội danh: đề tài nghiên cứu về người phạm tội đánh bạc theo quy định tại Điều 321 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và chính sách đối với người phạm tội đánh bạc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5
  13. Trong quá trình thực hiện đề tài, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu lí luận, nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hóa và cụ thể hóa được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội đánh bạc. - Phương pháp nghiên cứu lý luận, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, hệ thống, biểu đồ, diễn dịch, đối chiếu, suy luận, phương pháp lịch sử logic, phương pháp nghiên cứu tổng hợp bản án, nghiên cứu hồ sơ vụ án... được sử dụng để làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7 và các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7 giai đoạn 2015 - 2019. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phân tích, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch... được sử dụng nhằm đưa ra kiến nghị việc hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa tình hình người phạm tội đánh bạc từ góc độ nhân thân người phạm tội. - Để nghiên cứu sâu các đặc điểm nhân thân người phạm tội, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu 100 bản án, hồ sơ vụ án với 156 bị cáo là người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 đã được TA Quận 7 xét xử cũng như các số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh để phân tích, tổng hợp số liệu thể hiện các đặc trưng về nhân thân người phạm tội đánh bạc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận:Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về nhân thân người phạm tội đánh bạc, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện hơn nữa lý luận của tội phạm học nói chung và lý luận về nhân thân người phạm tội đánh bạc nói riêng. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng vào thực tiễn công tác phòng, chống tình hình tội phạm nói chung và tình hình người phạm tội đánh bạc nói riêng trên địa bàn quận 7 trong thời gian tiếp theo. 7.Kết cấu của luận văn 6
  14. Luận văn có kết cấu ba chương, cụ thể như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội đánh bạc. Chương 2. Thực trạng nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3.Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội đánh bạc từ khía cạnh nhân thân người phạm tội 7
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ĐÁNH BẠC 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các mối quan hệ, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội đánh bạc 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội đánh bạc Nhân thân người phạm tội là một phạm trù thuộc về con người được đề cập trong các ngành khoa học khác nhau như: khoa học tội phạm học, khoa học luật hình sự, khoa học điều tra tội phạm, tâm lý học tư pháp… Trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan khác có liên quan cần nắm được những vấn đề liên quan đến nhân thân người phạm tội trong quá trình tiến hành công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giáo dục và cải tạo người phạm tội. Chúng ta có thể thấy rằng, nhân thân người phạm tội là một vấn đề được nhiều ngành khoa học nghiên cứu, có góc độ tiếp cận khác nhau. Khoa học luật hình sự có một số quan điểm về nhân thân người phạm tội như sau: Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Nhân thân người phạm tội tức là có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm được hiểu là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [62,tr.130]. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: “Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ” [16]. 8
  16. Khoa học luật hình nghiên cứu nhân thân người phạm tội với tính chất là căn cứ để định tội danh, định khung hình phạt hay ta có thể hiểu là đánh giá trách nhiệm hình sự, hành vi phạm tội và quyết định biện pháp xử lý hình sự đối với người phạm tội theo luật hình sự [60, tr.193]. Nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự không bao gồm tất cả các đặc điểm sinh học, tâm lý, xã hội của người phạm tội mà là những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự. Làm rõ sự ảnh hưởng đối với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, có ý nghĩa trong việc định tội, định khung và quyết định hình phạt. Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội ở khía cạnh nghiên cứu các đặc điểm của con người phạm tội để hướng đến mục đích quan trọng nhất là phòng ngừa tội phạm và giáo dục cải tạo người phạm tội. Đó là việc xác định và làm sáng rõ đặc điểm, tính chất và mức độ tác động của đặc điểm nhân thân trong cơ chế hành vi phạm tội, mối quan hệ giữa những đặc điểm xã hội và đặc điểm sinh học của người phạm tội. Dưới góc độ tội phạm học nhân thân người phạm tội được định nghĩa là: “tổng hợp các đặc tính, dấu hiệu bản chất xã hội, tính cá biệt, không lặp lại của con người mà trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới tác động của những điều kiện, hoàn cảnh đó làm động cơ phạm tội nảy sinh” [62, tr.131]. Nhân thân người phạm tội được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu chung lại người phạm tội vẫn là một con người cụ thể. Muốn nghiên cứu nhân thân người phạm tội ta phải phân tích và làm rõ hai vấn đề cơ bản là người phạm tội là gì? và như thế nào là nhân thân người phạm tội?. Luận văn nghiên cứu nhân thân người phạm tội đánh bạc trên địa bàn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học hướng tới mục đích phòng ngừa tội phạm. Thứ nhất, người phạm tội là gì? Người phạm tội là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm [61, tr.149]. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênnin: “Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính sinh học có sự thống nhất giữa hai phương diện tự nhiên 9
  17. và xã hội”. Trong các mối quan hệ xã hội con người thể hiện bản chất của riêng mình khi tham gia. Tuy nhiên, không phải con người nào cũng thực hiện tội phạm và trở thành người phạm tội. Người phạm tội chính là con người của xã hội có những đặc điểm riêng mà người không phạm tội không có đó chính là tính nguy hiểm cho xã hội trong hành vi của họ. Con người không phải sinh ra đã trở thành người phạm tội, những đặc điểm nhân thân của con người tồn tại trong xã hội theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, mà có người trở thành người phạm tội còn người khác thì không. Những đặc điểm thuộc về nhân thân con người - sinh học, tâm lý, xã hội - nếu gặp những điều kiện, hoàn cảnh không thuận lợi của quá trình hình thành nhân cách sẽ trở thành những đặc điểm nhân thân xấu, những đặc điểm nhân thân xấu này khi gặp những tình huống bên ngoài thuận lợi sẽ dễ làm phát sinh hành vi phạm tội [4, tr.10]. Thứ hai,Những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất của người phạm tội tác động với những tình huống và hoàn cảnh khách quan đã tạo ra xử sự phạm tội của người đó là nhân thân người phạm tội. Những đặc điểm này đã được tích lũy và hình thành trong suốt quá trình sống, phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội mang tính đặc trưng, phổ biến và có vai trò quan trọng trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội. Tội phạm học nghiên cứu ở một số khía cạnh cụ thể như: Đặc điểm sinh học giới tính, độ tuổi; đặc điểm xã hội trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội, đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý hình sự… Một trong những yếu tố quan trọng tạo thành nhân thân là sự nhận thức về mặt xã hội của con người được quyết định bởi các quan hệ xã hội tạo nên như: chính trị, tư tưởng, pháp luật… Tất cả những quan hệ đó gắn liền với sự nhận thức thế giới khách quan của con người. Tội đánh bạc được quy định tại điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau: “Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ năm triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới năm triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi về tội tổ chức đánh bạc 10
  18. hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”[21].Ở Việt Nam, đánh bạc còn được coi là một tệ nạn, là những sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội . Vì vậy, nhà nước luôn phải quan tâm phòng, chống để xã hội được ổn định và phát triển. Trên cơ sở quan điểm nhân thân người phạm tội, tội đánh bạc được quy định trong luật hình sự, tác giả đưa ra khái niệm nhân thân người phạm tội đánh bạc như sau: “Nhân thân người phạm tội đánh bạc là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người và các đặc điểm, dấu hiệu này kết hợp với hoàn cảnh nhất định đã dẫn đến người đó thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc được quy định tại điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017”. 1.1.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội đánh bạc Khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội, việc tìm hiểu rõ những đặc điểm đặc trưng của người phạm tội, xác định được các yếu tố, điều kiện, môi trường hình thành các đặc điểm đó là mục đích của tội phạm học. Nhân thân người phạm tội đánh bạc có những đặc điểm riêng để phân biệt với những người phạm tội khác trong BLHS và với người không phạm tội; có thể chia thành 04 nhóm như sau: 1.1.2.1. Nhóm đặc điểm sinh học (nhân chủng học) a. Giới tính Tìm hiểu đặc điểm giới tính thuộc nhóm đặc điểm sinh học (nhân chủng học) giúp xác định được người phạm tội đánh bạc là nam hay nữ, qua đó cho thấy tình hình tội đánh bạc qua giới tính. Qua công tác nghiên cứu trong tình hình tội phạm nói chung cho thấy số lượng phạm tội giữa nam giới và nữ giới có sự khác nhau, nam giới thường phạm tội nhiều hơn so với nữ giới. Nam giới và nữ giới có những đặc trưng riêng của giới tính như: nữ giới thường ôn hòa, dịu dàng, khả năng chịu đựng tốt…; Nam giới có thể chất mạnh mẽ, thích chinh phục phái đẹp, thích thể hiện bản thân, khả năng kiềm chế sở thích không tốt và kiềm chế hành vi thấp hơn. Ngoài ra, đây là đối tượng dễ bị ảnh hưởng và bị lôi kéo bởi những thói hư, tật xấu trong xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, văn hóa phẩm đồi trụy… nên dễ hình 11
  19. thành những phẩm chất cá nhân tiêu cực, trạng thái tâm lý tiêu cực hơn so với nữ giới. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đang tồn tại trong nhiều gia đình. Đối chiếu với các đặc điểm của tội đánh bạc cho thấy tỉ lệ phạm tội đánh bạc do nam giới thực hiện nhiều hơn nữ giới. Tuy vậy, trong những năm gần đây tỷ lệ nữ giới dưới 18 tuổi phạm tội có xu hướng gia tăng do sự thay đổi vị trí, vai trò của nữ giới trong gia đình và xã hội, người phụ nữ được giải phóng khỏi công việc gia đình, tham gia nhiều vào hoạt động xã hội nên[43, tr.48]. b. Độ tuổi Độ tuổi gắn với vị trí, vai trò của con người trong xã hội, mối quan hệ của người đó tham gia, sự phát triển và hình thành nhân cách. Nghiên cứu đặc điểm lứa tuổi trong nhân thân người phạm tội đánh bạc sẽ giúp xác định được lứa tuổi nào phạm tội này nhiều nhất, lứa tuổi nào phạm tội ít nhất, từ đó xác định được biện pháp phòng ngừa cụ thể. Độ tuổi của người phạm tội đánh bạc được chia thành 4 nhóm: - Nhóm từ 14 đến dưới 18 tuổi: nhóm người này dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài do việc hạn khả năng điều khiển hành vi, kinh nghiệm sống còn ít, nhận thức tâm lý chưa đầy đủ. - Nhóm từ 18 đến dưới 30 tuổi: nhóm này so với nhóm 14 đến dưới 18 tuổi thì sự hoàn thiện về tâm sinh lý và khả năng điều khiển hành vi cao hơn, tuy nhiên lại dễ bị tác động bởi môi trường sống xung quanh do áp lực công việc và cuộc sống riêng. - Nhóm từ 30 tuổi đến dưới 45 tuổi: đây là nhóm tuổi trưởng thành và chín chắn về mọi mặt có sự ổn định về gia đình, công việc. - Nhóm trên 45 tuổi: nhóm tuổi này đã có thành tựu nhất định về công việc, cuộc sống, khó bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Mỗi nhóm tuổi của người phạm tội đánh bạc có trình độ nhận thức về thế giới khách quan, hiểu biết về pháp luật, khả năng kiểm soát hành vi của bản thân khác nhau. Nghiên cứu về độ tuổi cho phép xác định “mức độ tích cực phạm tội” và 12
  20. đặc điểm về hành vi chống đối xã hội của những người thuộc lứa tuổi khác nhau [4, tr.144]. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội đánh bạc ở khía cạnh độ tuổi cho thấy độ tuổi từ 35 đến 40 tuổi phạm tội nhiều nhất. Tuy nhóm này có sự trưởng thành và tâm sinh lý phát triển đã đầy đủtuy nhiên vẫn đang thuộc nhóm lao động trẻ của xã hội. Một bộ phận trong nhóm này nếu chưa có nghề nghiệp ổn định thì dễ nảy sinh tâm lý bi quan, chán nản sẽ dẫn đến những tiêu cực về tâm lý, rơi vào các tệ nạn xã hội, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài các đặc điểm như giới tính, độ tuổi thì các đặc điểm khác như quốc tịch, dân tộc, sức khỏe… cũng có ý nghĩa trong việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội. Các đặc điểm này có mối quan hệ mật thiết với các thuộc tính văn hóa, vị trí, vai trò… của con người trong xã hội. 1.1.2.2. Nhóm đặc điểm mang dấu hiệu xã hội Những đặc điểm mang dấu hiệu xã hội của nhân thân người phạm tội đánh bạc là những đặc điểm đặc trưng của cá nhân người phạm tội, bao gồm: Nhóm đặc điểm này bao gồm: trình độ học vấn, địa vị xã hội - nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú… a. Trình độ học vấn Học vấn là danh từ chỉ mức độ của việc học mà một con người đã đạt tới: tiểu học, trung học, đại học… Ở mỗi mức như thế, ta có thể gọi là trình độ học tập mà mỗi người đạt đến và có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của con người, khả năng ứng xử của con người đối với các mối quan hệ xã hội và hành vi phạm tội nói riêng. Thực tế, cách thức ứng xử trước những vấn đề của cuộc sống và sự kiểm soát những hành vi phạm tội của con người liên quan đến trình độ học vấn. Đa phần những người có trình độ cao thì linh hoạt hơn và ngược lại nhận thức pháp luật của những người có trình độ học vấn còn thấp, dẫn đến nguy cơ phạm tội rất cao. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của học vấn đối với từng loại tội, từng nhỏm tội khác nhau, có những nhóm tội đòi hỏi phải có trình độ nhất định như nhóm tội phạm sử dụng công 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0