intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quốc hội Hoa Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm ra quy luật hình thành và phát triển của Quốc hội Hoa Kỳ; bản chất, nguồn gốc và điều kiện tạo ra sức mạnh của Quốc hội; vị trí, vai trò của Quốc hội trong nền chính trị Mỹ; mối quan hệ giữa Quốc hội với các ngành quyền lực khác và các đảng phái chính trị, nhóm lợi ích trong Nhà nước Mỹ; quy trình lập pháp; hoạt động nghị trường; những nét đặc thù, ưu điểm, nhược điểm của Quốc hội và những thách thức đối với Quốc hội Hoa Kỳ trong hiện tại và tương lai; kinh nghiệm và triết lý của người Mỹ về Quốc hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quốc hội Hoa Kỳ

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --- *** --- NGUYỄN QUỐC VĂN QUỐC HỘI HOA KỲ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MÃ SỐ: 60101 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn: PGS, TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG Hà Nội, 2005
  2. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1: Cơ sở hình thành Quốc hội Hoa Kỳ. 6 1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội. 6 1.2. Cuộc cách mạng Mỹ với sự ra đời của các tổ chức đại diện 11 đầu tiên và Quốc hội hợp bang. 1.3. Cơ sở tư tưởng chính trị pháp lý. 21 1.4. Sự kế thừa di sản thiết chế đại nghị của Anh thời Trung cổ 37 và kinh nghiệm qua thời kỳ thuộc địa. Kết luận 44 Chương 2: Vị trí, vai trò và địa vị pháp lý của Quốc hội Hoa 46 Kỳ 2.1. Vị trí, vai trò của Quốc hội trong nền chính trị Hoa Kỳ. 46 2.2. Chức năng đại diện của Quốc hội Hoa Kỳ. 50 2.3. Quyền hạn của Quốc hội Hoa Kỳ. 55 2.4. Sự hạn chế quyền lực của Quốc hội Hoa Kỳ. 72 2.5. Mối quan hệ của Quốc hội với các đảng phái chính trị. 81 Kết luận 85 Chương 3: Cơ cấu tổ chức và hoạt động lập pháp của Quốc hội 87 Hoa Kỳ. 3.1. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội Hoa Kỳ. 87 3.2. Hoạt động lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ. 108 3.3. Các nhóm lợi ích và vận động hành lang. 124 Kết luận 130 Kết luận chung. 133 Danh mục tài liệu tham khảo 140 Phụ lục.
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên rất cần lý luận và kinh nghiệm xây dựng Nhà nước pháp quyền của các nước trên thế giới. Với tinh thần cầu thị, chúng ta học tập không phải để sao chép máy móc mà tìm ra và vận dụng những hạt nhân hợp lý trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước tư sản vào hoàn cảnh Việt Nam, để xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Hiện nay, chúng ta đang mong muốn xây dựng một Quốc hội mạnh theo đúng tinh thần của Hiến pháp 1992 với việc dần dần chuyên nghiệp hoá hoạt động của Quốc hội, đổi mới quy trình làm luật, đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Yêu cầu làm luật và số lượng luật thông qua ngày càng lớn do đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu của nhân dân. Điều này thúc đẩy Quốc hội phải thực hiện đúng chức năng, xác lập được cơ chế, quy trình làm việc khách quan, khoa học để đảm bảo chất lượng và số lượng các đạo luật ban hành. Quốc hội Hoa Kỳ với lịch sử tiến hoá hơn 200 năm có vai trò rất hùng mạnh và thực quyền, có đặc trưng lưỡng viện, luôn phù hợp với quá khứ và hiện tại của bản thân nước Mỹ, với hoạt động hết sức chuyên nghiệp và hiệu quả, đáng để chúng ta nghiên cứu. Hình thức chính thể Cộng hoà Tổng thống lần đầu tiên trong lịch sử thế giới được thiết lập ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XVIII cũng là mô hình áp dụng mạnh mẽ và điển hình nhất học thuyết phân quyền trong tổ chức quyền lực Nhà nước. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng khuôn mẫu tổ chức quyền lực của Quốc hội Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, như PGS.TS Nguyễn Đăng Dung và PGS.TS Bùi Xuân Đức nhận xét tại giáo trình Luật Hiến pháp các nước tư bản: “ loại hình này được áp dụng một cách tương đối phổ biến ở các nước tư bản châu Mỹ, mà khuôn mẫu của nó là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” [13]. 1
  4. Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hoá quan hệ và đã ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước “Việt Nam mở rộng giao lưu hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng cùng có lợi” [32]. Việc tìm hiểu bộ máy Nhà nước Hoa Kỳ cũng như pháp luật Hoa Kỳ là công việc rất cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, vì khi giao lưu với đối tác nào, ta phải hiểu về đối tác đó. Nhất là hiện nay, “kinh tế thị trường luôn luôn thúc đẩy những tìm tòi về chính trị, bắt buộc chính trị phải thích ứng với đòi hỏi của phát triển kinh tế. Chính trị ở đây không thể bảo thủ mà là chính trị của sự phát triển” [77; 192]. Ngoài ra, khi nghiên cứu các định chế Nhà nước Hoa Kỳ là chúng ta đã tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và qua đó thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiến triển theo hướng có lợi cho hai nước, cho khu vực và quốc tế. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn Quốc hội Hoa Kỳ làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu. Với cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi năm và tiếp đó là chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam , việc nghiên cứu, tìm hiểu về chế độ Cộng hoà Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ nói chung và Quốc hội Hoa Kỳ nói riêng chưa được giới nghiên cứu Luật học của Việt Nam quan tâm nhiều. Sau khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về Nhà nước Mỹ đã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, đề tài về Quốc hội Hoa Kỳ còn rất mới, chưa có công trình nào trong nước nghiên cứu toàn diện và đầy đủ. Và hiện nay, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và Văn phòng Quốc hội vẫn là những nơi nghiên cứu chính đối với đề tài này. Thời gian qua, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã xuất bản các cuốn sách Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới, của TS Vũ Hồng Anh, năm 2001; Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay, của 2
  5. Giáo sư Hồ Văn Thông, năm 1998; Chính trị của chủ nghĩa Tư bản của TS Nguyễn Đăng Thành, năm 2002; một số cuốn sách do các tác giả Việt Nam dịch như Quốc hội và các thành viên, Trần Xuân Danh và đồng sự dịch năm 2002, Khái quát về chính quyền Mỹ do TS Trần Thị Thái Hà và đồng sự dịch năm 1999, Khái quát lịch sử nước Mỹ do Nguyễn Chiến và đồng sự dịch năm 2000, Lịch sử mới của nước Mỹ do Diệu Hương và đồng sự dịch năm 2002, Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ do Lê Linh Lan và đồng sự dịch năm 2000, Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh do Trần Văn Tuỵ và đồng sự dịch năm 2002. Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào do Bùi Ngọc Anh và đồng sự dịch năm 2003. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội đã xuất bản cuốn Sự hạn chế quyền lực Nhà nước, của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, năm 2005. Nhà xuất bản Thế giới đã xuất bản các cuốn: Hình thức của các Nhà nước đương đại, của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, năm 2004; Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào do Nguyễn Cảnh Bình dịch, năm 2003. Nhà xuất bản Văn hoá thông tin xuất bản cuốn Lịch sử nước Mỹ do Lê Minh Đức và đồng sự dịch năm 1994; cuốn Bốn hai đời Tổng thống Hoa Kỳ do Hội khoa học lịch sử Việt Nam dịch năm 1998. Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn Ai chỉ huy Quốc hội ( sự thật về Quốc hội Mỹ) , do Anh Thư dịch, năm 2001. Các học giả Việt Nam cũng công bố một số công trình nghiên cứu về chính trị và chính quyền Mỹ như Luật Hiến pháp đối chiếu của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung; Hệ thống chính trị Mỹ do TS. Vũ Đăng Hinh chủ biên; Hoa Kỳ - Tiến trình văn hoá chính trị do PGS.TS Đỗ Lộc Diệp chủ biên; Thể chế chính trị thế giới đương đại do PGS.TS Dương Xuân Ngọc chủ biên; Tư tưởng phân chia quyền lực Nhà nước với việc tổ chức bộ máy Nhà nước ở một số nước của TS Nguyễn Thị Hồi; Hai mươi năm tham quan nước Mỹ của tác giả Phi Bằng. Một số luận án, luận văn viết về chế độ Tổng thống Hoa Kỳ như Luận văn Thạc sỹ luật học “ Hệ thống kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp Mỹ” của tác giả Nguyễn Thị Hiền, năm 1998; Luận văn Thạc sỹ Luật học “ Chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển” của tác 3
  6. giả Nguyễn Tất Đạt, năm 2004; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Học viện Quan hệ quốc tế, Bộ ngoại giao, năm 2000, “ Chính trị nội bộ Mỹ: cơ cấu và tác động đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại” do ThS Nguyễn Thu Hằng chủ biên; Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Hoàng Trung Nghĩa, chuyên ngành Quốc tế học với đề tài “ Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ” năm 1998; Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trương Thị Thuỳ Dung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001, với đề tài “ Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ “. Ngoài ra, có một số bài viết liên quan ít nhiều đến Quốc hội Mỹ đăng trên các tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Việt - Mỹ, Luật học, Dân chủ và Pháp luật, Nghiên cứu Lập pháp... Các tác phẩm, công trình khoa học và các bài viết về nền chính trị và chế độ cộng hoà Tổng thống Hoa Kỳ đã cho chúng ta cái nhìn khái quát về Nhà nước Mỹ trên nhiều phương diện. Tại Mỹ, “những người viết về Quốc hội Mỹ có thể dựa vào nhiều nguồn, một sự phong phú gây bối rối. Các nghiên cứu về Quốc hội tạo nên một khối lượng văn chương chính trị cực lớn” [70; 14]. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, toàn diện và mang tính lý luận về Quốc hội Hoa Kỳ . Đặc biệt, chưa có tác giả Việt Nam nào có tác phẩm nghiên cứu chuyên biệt về đề tài Quốc hội Hoa Kỳ. Từ tình hình và lý do đó, tác giả đã tiếp thu và kế thừa các kết quả nghiên cứu trên và mạnh dạn tiếp cận nghiên cứu tương đối toàn diện về Quốc hội Hoa Kỳ , từ lịch sử hình thành, bản chất và nguồn gốc tạo ra sức mạnh của Quốc hội , sự hạn chế quyền lực của Quốc hội, hoạt động nghị trường và tính chuyên nghiệp của Quốc hội, những nhược điểm của Quốc hội, xu hướng phát triển và những thách thức đối với Quốc hội Hoa Kỳ . 3. Mục đích nghiên cứu Tìm ra quy luật hình thành và phát triển của Quốc hội Hoa Kỳ; bản chất, nguồn gốc và điều kiện tạo ra sức mạnh của Quốc hội; vị trí, vai trò của Quốc hội trong nền chính trị Mỹ; mối quan hệ giữa Quốc hội với các ngành quyền lực khác và các đảng phái chính trị, nhóm lợi ích trong Nhà nước Mỹ; quy trình lập pháp; hoạt động nghị trường; những nét đặc thù, ưu điểm, nhược 4
  7. điểm của Quốc hội và những thách thức đối với Quốc hội Hoa Kỳ trong hiện tại và tương lai; kinh nghiệm và triết lý của người Mỹ về Quốc hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là Quốc hội trong chế độ Cộng hoà Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trên cơ sở lịch sử phát triển và Hiến pháp Hoa Kỳ . - Phạm vi nghiên cứu: Dừng lại ở những nét căn bản của Quốc hội trung ương Hoa Kỳ với mối quan hệ theo chiều ngang giữa Quốc hội trung ương với các cơ quan quyền lực và thiết chế chính trị trung ương. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin; dựa trên các học thuyết và tư tưởng chính trị - pháp lý. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp chứng minh, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp để xem xét, đánh giá các tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp phân tích: Luận văn phân tích cơ sở hình thành, vị trí, chức năng, địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, các mối quan hệ bên trong, bên ngoài và hoạt động của Quốc hội Hoa Kỳ . + Phương pháp tổng hợp: Luận văn tổng hợp lịch sử hình thành và phát triển, vai trò và địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của quốc hội Hoa Kỳ trong sự hình thành và phát triển của chế độ Cộng hoà Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ để từ đó rút ra bản chất, phát hiện ưu điểm, hạn chế, thách thức và đánh giá xu hướng phát triển của Quốc hội Hoa Kỳ . + Phương pháp so sánh: Luận văn chú trọng so sánh Quốc hội Hoa Kỳ với Nghị viện Anh quốc và Nghị viện một số nước tư sản trên một số phương diện cơ bản. 6. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở hình thành Quốc hội Hoa Kỳ . 5
  8. Chương 2: Vị trí, vai trò và địa vị pháp lý của Quốc hội Hoa Kỳ. Chương 3: Cơ cấu tổ chức và hoạt động lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUỐC HỘI HOA KỲ 1.1. CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI Lục địa châu Mỹ được các nhà thám hiểm hàng hải người châu Âu, đặc biệt là Christophe Colombus, người Ý, khám phá từ cuối thế kỷ 15. Trước đó, thổ dân của vùng đất mênh mông hoang dã này là giống người "da đỏ", tổng số không quá vài chục vạn, thuộc nhiều bộ lạc biệt lập, sống bằng nghề trồng tỉa, hái lượm, đánh cá và săn bắn thô sơ, thích nghi với việc khai thác nguồn lợi thiên nhiên. "Căn cứ vào kết qủa nghiên cứu của các nhà nhân chủng học, khảo cổ học, sử học thì người da đỏ vốn từ châu Á thiên di sang khoảng 25.000 năm. Họ vượt qua eo biển Bering và Alatka, rồi từ đó tràn vào Bắc Mỹ" [60;40]. Những bộ lạc người da đỏ đã sống trên những vùng phì nhiêu ở Bắc Mỹ, họ đã trải qua những thời kỳ phát triển với những trình độ khác nhau. Nhưng nói chung, họ còn sống đang trong giai đoạn bộ lạc, đất đai sở hữu chung. Việc bầu cử dân chủ công bằng đã tuyển lựa những thủ lĩnh có tài và khả năng đoàn kết bộ lạc chống lại sự xâm lược của những kẻ đến cướp bóc. Vùng đất Bắc Mỹ khi đó bị coi như vùng đất vô chủ nên các nước thực dân châu Âu tìm cách xâm chiếm: + Người Tây Ban Nha là thực dân đầu tiên đặt chân đến Bắc Mỹ, đầu tiên họ đến Phloriđa và giữa thế kỷ 16, họ đi sâu vào lục địa châu Mỹ qua Carolina tiến đến bờ sông Mitxixipi rồi sau đó vào vùng Techdat năm 1635. + Đầu thế kỷ 16, người Pháp bắt đầu xâm lược vùng đất này. Họ xây dựng cơ sở ở Canađa, và năm 1540, đặt thương điếm đầu tiên bên bờ sông Hutson. Sau đó tiến vào vùng đất thuộc tiểu bang New York (ngày nay), thành lập vùng đất Ludiana thuộc Pháp vào thế kỷ 17. 6
  9. + Hồi đó, Hà Lan là nước thực dân có tiềm lực. Ngay từ thế kỷ 17, Công ty Đông Ấn Hà đã sang Bắc Mỹ và mở mang công cuộc khai hoá. Năm 1614, trên vùng đất New York, người Hà Lan đã thành lập đất New Amxtecđam. Họ xây dựng cứ điểm trên vùng châu thổ các sông Hutson, Đolaoa và buôn bán da thú, thuốc lá - Bắc Mỹ trở thành nơi buôn bán quan trọng của Hà Lan. Những người nô lệ đầu tiên bị thực dân Hà Lan chở sang vào năm 1619 và không lâu sau, việc buôn bán nô lệ ra đời. + Cuối những năm 30 của thế kỷ 17, Thụy Điển cũng tham gia công cuộc xâm thực này. Họ xây dựng nên vùng đất Thụy Điển mới nằm ở giữa thác của con sông Trenton và núi Henlopen. Nhưng người Hà Lan đã đánh bại người Thụy Điển vào năm 1655. Tuy vậy, công cuộc xâm thực của Anh là mạnh mẽ và có hiệu quả hơn cả. Đặc biệt vào đầu thế kỷ 17. Năm 1607, nhóm di dân người Anh đầu tiên, 105 người, đặt chân lên đất Mỹ. Họ vượt biển Đại Tây Dương, cập bến tại địa bàn bang Virginia ngày nay và đặt tên khu định cư của họ là Jamestown, theo tên vua nước Anh hồi ấy là James. Cuộc đấu tranh gay gắt trong nước Anh trước cách mạng 1640 là nguyên nhân tạo nên một làn sóng di cư rộng lớn ra nước ngoài tìm đất sống. Họ ra đi vì cuộc sống kinh tế, vì tư tưởng bất đồng giữa tín đồ Thanh giáo và Anh giáo, cũng có trường hợp vì muốn tìm một cuộc sống mới thoả mãn niềm khao khát về một miền đất lạ. Những người di thực chủ yếu vẫn là nông dân mất đất và dân nghèo thành thị không còn cách sinh sống trên đất Anh. Nền chính trị chuyên chế ở Anh hồi thế kỷ 17 cũng làm cho công cuộc di dân Anh mạnh mẽ hơn. Cả những người trong tầng lớp tư sản, quý tộc chống đối cũng rời bỏ nước Anh đi khẩn thực. Những cuộc di thực của người Anh đến Bắc Mỹ mạnh mẽ vào những năm 20 của thế kỷ 18, khi chính sách tước đoạt ruộng đất ở Anh của giai cấp tư sản, quý tộc đã lên tới đỉnh điểm. Tất cả những yếu tố trên làm cho cơ sở xã hội của Anh ở Bắc Mỹ rộng hơn, mạnh hơn các quốc gia khác, có xu hướng phát triển thành một xã hội hoàn chỉnh. 7
  10. Đến năm 1752 (tức là khoảng 150 năm sau khi những người Anh đầu tiên di dân sang Mỹ), thì 13 đơn vị hành chính đã được hình thành dọc bờ biển phía Đông và đó là 13 thuộc địa của Anh. Tuy cách thức tổ chức và quy chế mỗi thuộc địa có khác nhau về chi tiết nhưng tất cả đều thuộc quyền cai quản của vua nước Anh và có chung đặc điểm là: mang tính tự quản cao, tuân theo pháp luật của Anh quốc và sự quản lý của Chính phủ Anh, coi như một bộ phận tách từ chính quốc ra hoặc do một công ty thương mại của chính quốc lập nên. Bộ máy quản lý xã hội thuộc địa thì một số do vua Anh chỉ định, một số do người định cư bầu lên và được vua Anh thừa nhận. Như vậy, mặc dù Anh quốc đến sau Tây Ban Nha và một số nước khác, nhưng đã xác lập được 13 thuộc địa trên vùng đất Bắc Mỹ, đặc biệt sau cuộc chiến tranh bảy năm giữa Anh và Pháp nhằm giành giật đất đai ở Bắc Mỹ (1757 - 1763), với thất bại của mình "Pháp không còn mẩu đất nào trên lục địa Bắc Mỹ, một nước Anh thắng trận với một nước Tây Ban Nha rất yếu" [23; 67]. Mười ba bang nguyên khai này là tiền đề vật chất tự nhiên để hình thành quốc gia Hoa Kỳ sau này. Nguyên nhân chính làm cho người Anh thắng lợi trong công cuộc xâm lược là Anh quốc có thể chế chính trị pháp lý tiến bộ hơn các nước khác nên hùng mạnh hơn và có dã tâm chiếm vùng Tân thế giới làm thuộc địa. Và quan trọng hơn là tính ưu thắng của nền kinh tế - xã hội nước Anh lúc bấy giờ. Vào thế kỷ 17 - 18, nước Anh đã vượt qua các nước khác về phát triển kinh tế; đặc biệt là kinh tế hàng hải, điều kiện đó làm cho nước Anh chiếm ưu thế trong công cuộc bành chướng ở Bắc Mỹ. Tư sản thương nghiệp Anh chuyên chở hàng hoá của Anh tới châu Mỹ và từ châu Mỹ mang về những nguyên liệu đang cần cho một nền công nghiệp phát triển, như công nghiệp đóng tàu biển. Sự phát triển của các ngành công nghiệp mẫu quốc và vai trò to lớn của tư bản thương nghiệp Anh cùng với sự trù phú về tài nguyên thiên nhiên khiến cho nền kinh tế của thuộc địa Bắc Mỹ phát triển rất mạnh mẽ. Những ngành công nghiệp nặng như khai thác mỏ, luyện sắt thép đều tăng tiến; công 8
  11. nghiệp dệt vải, dệt len, nghề thuộc da, đóng giày cũng phát triển; công nghiệp nấu rượu được mở mang, không chỉ phục vụ cho nội địa mà còn là hàng buôn bán có lợi và đổi lấy nô lệ da đen tận châu Phi. Ngành thương nghiệp ở 13 bang thuộc địa cùng với công nghiệp, nông nghiệp sản xuất hàng hoá đã phát triển. Đặc biệt thương nghiệp phát triển ở New England. Ngành buôn bán da lông thú, đánh cá, khai thác gỗ, thuốc lá, lúa mì, chàm của Bắc Mỹ đều chiếm vị trí quan trọng, giá trị xuất khẩu không ngừng tăng với việc buôn bán không chỉ với chính quốc mà còn trực tiếp với Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Tây Ấn... Như vậy, thời kỳ này, các thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ đã hình thành một nền kinh tế phát triển toàn diện, có khả năng tự chủ và cạnh tranh với mẫu quốc, đây là cơ sở kinh tế căn bản nhất cho sự hình thành một quốc gia, dân tộc Mỹ trong tương lai và là động lực trực tiếp cho cuộc cách mạng Mỹ. Về mặt xã hội, trước tiên, do người châu Âu tìm ra châu Mỹ nên người đến định cư ở các thuộc địa này chủ yếu là người châu Âu, nhưng người Anh là đông đảo nhất: "Phần lớn dân định cư tới Mỹ vào thế kỷ 17 là người Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan, Thụy Điển và Đức, một số tín đồ Tin lành Pháp, và các nhóm rải rác người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý" [43; 40]. Cũng trong thời gian này, do vẫn còn duy trì chế độ nô lệ, nên người định cư còn bao gồm số lượng lớn công nhân nô lệ được mang từ châu Phi đến "Số nô lệ ở 13 bang thuộc địa vào năm 1770 đã có tới 462.000 người, có bang như nam Carolinna chiếm 60% cư dân,Virginia chiếm 40% cư dân" [60; 44]. Chúng ta có thể xem bảng thống kê số người di cư đến vùng Bắc Mỹ đến năm 1780 Đơn vị: (nghìn người) Nhập cư Nhập cư Tổng số trước năm 1700 từ năm 1700 - 1780 Từ châu Âu 395 438 833 9
  12. Từ châu Phi 344 1.303 1.647 Tổng số 739 1.741 2.480 (Nguồn: [24]) Như vậy, thời kỳ này, người định cư chỉ gồm người châu Âu - chủ yếu là người Anh và người nô lệ châu Phi, chưa có người châu Á và châu Úc, vì vậy, các yếu tố chính trị, pháp lý, văn hoá của Bắc Mỹ chịu ảnh hưởng của châu Âu là chủ yếu mà đặc biệt là của Anh quốc. Nghiên cứu đặc điểm này giúp ta giải thích vì sao các định chế pháp lý của Nhà nước Hoa Kỳ sau này lại có những nét giống với Anh quốc cũng như giúp ta hiểu thêm về cuộc đấu tranh để xây dựng chính quyền liên bang giữa các bang có chế độ nô lệ và các bang không có chế độ nô lệ. Về lý do và động cơ của những người nhập cư thời kỳ đầu tại Bắc Mỹ có thể khái quát như sau: Những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng đã tạo ra làn sóng người phải rời bỏ lục địa châu Âu đến vùng đất Bắc Mỹ để lánh nạn và thoát khỏi cảnh nghèo đói do sự đàn áp của Chính phủ cùng nạn chiếm đất vắng mặt gây ra; do đói kém, thất nghiệp, nợ nần phải từ bỏ quê hương, tổ quốc tìm kế mưu sinh; do bị đàn áp tôn giáo, truy bức chính trị, áp chế tư tưởng, chán ghét nền cai trị độc tài của vua chúa và trật tự phong kiến, muốn rút chạy khỏi châu Âu để tìm sự tự do, mong muốn được hành đạo, truyền đạo và thể hiện các ý tưởng chính trị vì một xã hội mới công bằng tốt đẹp hơn; do được kích thích bởi lòng ham thích phiêu lưu, tham vọng làm giàu hay mong muốn được sống tự do theo lòng tin của mình, một bộ phận thuộc tầng lớp tư sản như nhà buôn, chủ tàu và giáo sỹ ở miền Bắc, quý tộc điền địa ở miền Nam đã đến, định cư tại vùng đất Bắc Mỹ và trở thành trụ cột cho những tổ chức hành chính sơ khai được thành lập và sinh hoạt theo những nguyên tắc mà châu Âu chưa hề biết đến. Đặc điểm tâm lý của cư dân Bắc Mỹ thời kỳ đầu là: Tinh thần lạc quan, năng động, ý chí tự lập vươn lên; khát khao tự do, muốn thoát khỏi những ràng buộc về chính trị, tư tưởng, tôn giáo của châu Âu, nhất là của Anh quốc. 10
  13. Mong muốn thiết lập một xã hội mới thịnh vượng và bắt đầu hình thành ý thức về vùng lãnh thổ riêng. Cư dân Bắc Mỹ là dân di thực, vốn thích sống tự do ở những vùng đất hoang, họ không có thói quen kính trọng vua Anh. Họ không có quyền cử đại biểu trong nghị viện Anh nên họ cũng cho rằng mình không có nghĩa vụ nộp thuế. Những nguồn gốc khác nhau làm cho họ không thể nào quen với trật tự của nước Anh. Ý thức cao về sự bình đẳng, công bằng và giá trị cá nhân, một bộ phận chủ đồn điền, các nhà kinh doanh, trí thức tư sản cũng có xu hướng dân chủ. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người định cư mang tâm lý tiêu cực như chủ nghĩa cá nhân, tính tự do thái quá, ham muốn vật chất vô hạn độ và luôn cạnh tranh. Đây là kết quả của cuộc mưu sinh vất vả để chiến thắng số phận. Như vậy, sau một thời gian dài di thực, những người dân Bắc Mỹ có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau đã trở thành một khối cộng đồng ổn định, dựa trên cơ sở cộng đồng về lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế, cấu tạo tâm lý. và ngôn ngữ. Do đó, trên thực tế, một dân tộc đã hình thành ở Bắc Mỹ với những điều kiện vững chắc của nó. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho một quan hệ xã hội mới là điều không thể tránh khỏi. Cơ sở kinh tế, thành phần xã hội, động cơ và đặc điểm tâm lý của những người đến định cư ở Bắc Mỹ đòi hỏi tất yếu phải có các tổ chức đại diện, các diễn đàn đầu tiên của nhân dân 13 bang nguyên khai trên vùng đất Bắc Mỹ. 1.2. CUỘC CÁCH MẠNG MỸ VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN ĐẦU TIÊN VÀ QUỐC HỘI HỢP BANG. * Nguyên nhân của cuộc cách mạng Mỹ: Sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng tự chủ của công thương nghiệp thuộc địa không tránh khỏi mâu thuẫn với chính quốc. Khả năng cạnh tranh về kinh tế dẫn đến việc can thiệp của chính quốc nhằm hạn chế sự phát triển của công nghiệp thuộc địa. Lo sợ xu hướng ly khai của thuộc địa sẽ làm mất đi những nguồn lợi đã từng khống chế, chính phủ Anh tìm mọi cách ngăn chặn sự phát triển công thương nghiệp Bắc Mỹ, muốn các thuộc địa chỉ là thị trường tiêu 11
  14. thụ hàng hoá của chính quốc và là vùng cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho Anh. Do vậy, nhiều đạo luật ban hành nhằm cấm phát triển công thương nghiệp thuộc địa. Năm 1750, "đạo luật về sắt" cấm xây dựng nhà máy cán sắt thép, xưởng rèn lớn, lò nấu thép. Chính phủ Anh còn ngăn cấm Bắc Mỹ buôn bán với các nước khác cũng như các thuộc địa với nhau. Chính sách thuế khoá ngày càng gây khó khăn lớn cho sản xuất công nghiệp và thương nghiệp ở Bắc Mỹ. Giai cấp địa chủ tư sản, tư sản công thương nghiệp thuộc địa bất mãn trước trở lực do sự cạnh tranh của tư sản chính quốc gây nên. Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa thuộc địa và chính quốc, giữa đòi hỏi phát triển lực lượng sản xuất của Bắc Mỹ và sự ngăn cản phi lý của chính quyền Anh sẽ dẫn tới cuộc đấu tranh quyết liệt. Đặc biệt, sau khi chiến thắng Pháp trong cuộc chiến tranh bẩy năm, lũng đoạn hoàn toàn vùng đất Bắc Mỹ, Anh càng tăng cường chế độ cai trị chuyên chế đối với thuộc địa này. Vào năm 1764, các sắc luật về thuế đánh vào hàng nhập cảng, về việc cấm thuộc địa phát hành tiền tệ đã làm cho mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa càng thêm gay gắt. Nhân dân Bắc Mỹ càng bất bình hơn khi chính phủ Anh đặt ra thuế tem (Stemp act) đánh vào các kiện hàng nhập khẩu. Thuế tem đụng chạm đến mọi hoạt động kinh doanh và ngay cả đối với các loại văn hoá phẩm, gây nên mối công phẫn lớn. Ngòi lửa đấu tranh đầu tiên bùng lên Ở Boxton, thủ phủ của bang Massachusettsts và dấy lên khắp cả nước. Đặc biệt sự kiện "chè Boxton" với việc dân Bắc Mỹ với ý thức về quyền tự chủ đã tẩy chay chè của nước Anh nhập vào với giá hạ là ngọn lửa trực tiếp của cuộc chiến tranh giành độc lập cho Bắc Mỹ mà thực chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, một cuộc cách mạng mang tính chất đấu tranh cho tự do. Những phần tử tư sản, địa chủ có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn với chính quốc ý thức cao về sự bình đẳng và giá trị cá nhân đã hình thành tư tưởng đối lập với chính quyền Anh và tiên phong trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, đại diện là George Washington (1732-1799) và Thomas Jefferson (1743- 1826)... 12
  15. * Các tổ chức đại diện đầu tiên: Nhằm phản kháng các chính sách nghiệt ngã của chính quốc đối với thuộc địa và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu giành độc lập để thực hiện lý tưởng xây dựng một nhà nước tư sản, các tổ chức đại diện của cư dân 13 thuộc địa Bắc Mỹ đã lần lượt ra đời và ngày càng hoàn thiện về tổ chức, hoạt động và đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của lịch sử: - Đại hội về thuế Tem: Được triệu tập ngày 7/10/1765 tại New York theo đề nghị của bang Massachusetts, với sự tham dự của đại biểu 9 tiểu bang đã quyết nghị không nộp các thứ thuế do Quốc hội Anh quyết định. Đó là sự phản kháng nhằm đòi quyền tự quyết về kinh tế cho cư dân Bắc Mỹ. Đại hội đã cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa, làm cho chính quyền Anh phải bãi bỏ thuế tem. Nhưng sau đó, chính quyền Anh lại thay bằng những thứ thuế khác và năm 1767 đã ban hành luật thuế. Bị nhân dân thuộc địa phản đối quyết liệt, Chính phủ Anh chỉ còn giữ lại thuế chè. - Đại hội lục địa lần thứ nhất: Được tổ chức từ ngày 5/9 đến 26/10 năm 1774, do những người lãnh đạo phong trào cách mạng ở các bang triệu tập trong tình trạng Chính phủ Anh nổi giận sau vụ chè Boxton với việc ra hàng loạt sắc luật nhằm trừng trị Bắc Mỹ. Việc Boxton, thủ phủ bang Massachusetts, nằm trong tình trạng bị đe doạ khủng bố đã dấy lên một cao trào của quần chúng sẵn sàng đối phó với những tình huống có thể xảy ra. Chiến tranh hầu như khó có thể tránh được. Nước Anh cử tướng Ghegiơ sang làm thống đốc bang Massachusetts kiêm Tổng tư lệnh quân đội Anh ở Bắc Mỹ. Không khí cách mạng sục sôi, khiến nhiều người có khuynh hướng ôn hoà cũng ngả theo cách mạng. Đại hội gồm 56 đại biểu của 13 bang trừ Georgia. Những đại biểu đều thuộc thành phần tư sản, địa chủ và chủ trại giàu có. Hội nghị đã ra bản "Tuyên ngôn về quyền hạn và khiếu nại" (Declaration of Rights and grievances). Tuyên ngôn đòi quyền đánh thuế do thuộc địa quyết định, đòi xoá bỏ những luật lệ vô lý của Vua và Quốc hội Anh đối với thuộc địa, nhất trí tẩy chay hàng hoá của Anh quốc ở tất cả các bang. "Hội 13
  16. nghị lục địa lần thứ nhất như một biểu tượng độc lập và thống nhất của các thuộc địa trong cuộc đấu tranh vì mục đích chung" [60; 50]. Quốc hội Anh không đáp ứng một yêu cầu nào của Đại hội lục địa lần thứ nhất. Họ cho rằng quyền làm luật cho thuộc địa là quyền của chính quốc. Chính phủ Anh tiếp tục ban hành những đạo luật mới như cấm các thuộc địa Bắc Mỹ buôn bán trực tiếp với các nước khác, cấm ngư dân đánh cá ở ven biển... Thái độ đó làm cho mâu thuẫn thêm gay gắt. Cuối năm 1774, đầu năm 1775, cả hai bên đều đẩy mạnh công việc chuẩn bị chiến tranh. Được cổ vũ bởi tuyên ngôn của Đại hội lục địa lần thứ nhất, nhân dân ở các bang Bắc Mỹ hăng hái chuẩn bị võ trang, chiêu mộ nghĩa quân, xây dựng các kho vũ khí chuẩn bị đứng lên chống lại quân Anh. - Đại hội lục địa lần thứ hai: Họp ngày 10/5/1775 trong bối cảnh chính quyền Anh quyết tâm đàn áp thuộc địa, tăng cường quân đội, tuyên bố dùng chính sách vũ lực phong toả lục địa, thông qua ngân sách chiến tranh làm cho nhân dân thuộc địa càng căm ghét vua Anh và ý thức được nền độc lập khẩn thiết của mình. Đại hội lục địa lần thứ hai đã đi đến quyết định quan trọng là: xác định quyền độc lập, tự do cho Bắc Mỹ; bàn giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc chiến tranh; quyết định thành lập "Quân đội lục địa", bổ nhiệm George Washington - sỹ quan người Virginia làm chỉ huy. Ra lời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Ngay sau đó, một Uỷ ban soạn thảo Tuyên ngôn độc lập đã được thành lập, gồm 5 người, do BenJamin Flanklin làm chủ tịch và Thomass Jeffeson là người chắp bút. Và ngày 4/7/1776, Đại hội lục địa đã long trọng tuyên bố Bản Tuyên ngôn độc lập. Nội dung của Bản Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ. Bản Tuyên ngôn nêu rõ: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tuyên ngôn khẳng định: chỉ 14
  17. có nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền và hủy bỏ chính quyền khi nó đi ngược lại lợi ích của quần chúng. Bản Tuyên ngôn lên án vua Anh và long trọng tuyên bố quyền độc lập của các quốc gia, quyền gia nhập liên minh buôn bán, ký kết hiệp ước... "Tuyên ngôn là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tinh thần tiến bộ thời đại. Nó đề cao nguyên tắc chủ quyền của nhân dân khi giai cấp tư sản bắt đầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội". [60; 52]. Mặc dù bản Tuyên ngôn độc lập là một tiến bộ lớn lao trong lịch sử, ghi nhận và phản ánh những mong muốn, khát vọng của quần chúng, nhưng cũng không tránh khỏi sự hạn chế: Nó không có điều khoản thủ tiêu chế độ nô lệ và việc buôn bán nô lệ ở Bắc Mỹ. * Quốc hội hợp bang. Ngày 11/6/1776, Đại hội các thuộc địa đã bổ nhiệm Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp cho liên minh 13 tiểu bang độc lập và John Dickinson là tác giả chính của kế hoạch này. Sau nhiều tranh luận, văn bản này được Đại hội các thuộc địa phê chuẩn ngày 15/11/1777 với tên gọi: Các Điều khoản hợp bang và liên minh vĩnh viễn giữa các tiểu bang: "Chúng tôi, những đại biểu của các tiển bang ký tên tại văn bản này gửi lời chào tới mọi công dân Mỹ. Các đại biểu của Hợp chúng quốc Mỹ tại Quốc hội, nhóm họp ngày 15/11/1777, tức là năm thứ hai của nền độc lập Mỹ, đã đồng ý về các điều khoản hợp bang và Liên minh vĩnh viễn giữa các tiểu bang New Hampshire, vịnh Massachusetts, Rhode Islands và các khu đồn điền, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Delaware, Maryland, Virginia, Bắc Carolina, Nam Carolina và Georgia" [31; 483] Trong hai năm 1778 và 1779, đại diện của các thuộc địa lần lượt ký vào văn bản này. Riêng tiểu bang Maryland từ chối ký cho tới khi các yêu cầu về đất đai được đáp ứng. Vì thế, mãi đến tháng 3/1781 bản Hiến pháp đầu tiên của các thuộc địa mới chính thức được áp dụng với 13 điều với tên gọi là Các 15
  18. Điều khoản hợp bang. Điều 1 quy định: "Mô hình hợp bang này có tên là "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" (The United States of America). Điều 3, Các Điều khoản hợp bang quy định: "Bằng các điều khoản này, các tiểu bang đã nói ở trên, sẽ gia nhập một liên minh vững chắc và thân thiện, vì sự phòng thủ chung để đảm bảo sự tự do và vì những lợi ích và thịnh vượng chung, ràng buộc với nhau để giúp đỡ nhau, chống lại mọi kẻ thù tấn công bất kỳ tiểu bang nào về tôn giáo, chủ quyền, thương mại, hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác". [31; 482, 483] Điều đặc biệt là mô hình này chỉ thiết lập một cơ quan duy nhất điều hành mọi hoạt động là Quốc hội hợp bang. Theo đó, Nhà nước hợp bang chỉ có một cơ quan duy nhất là Quốc hội mà không có điều khoản nào nói về cơ quan hành pháp liên bang, không có Tổng thống và cơ quan Tư pháp liên bang. Điều 13 Các điều khoản hợp bang quy định: "Mọi tiểu bang phải tuân thủ theo mọi quyết định của Quốc hội hợp chúng quốc về tất cả mọi vấn đề do liên minh quy định. Không một tiểu bang nào có quyền vi phạm bộ luật Các Điều khoản hợp bang này. Liên minh của chúng ta là vĩnh cửu, không thể thay thế bất cứ điều khoản nào, tại bất cứ thời điểm nào, trừ phi được sự chấp thuận của Quốc hội hợp chúng quốc và sau đó phải được các cơ quan lập pháp của tất cả các tiểu bang phê chuẩn". [31; 492]. Các đại biểu Quốc hội hợp bang do các tiểu bang bổ nhiệm, có nhiệm kỳ một năm. Các tiểu bang có quyền triệu hồi các đại biểu của mình và số lượng các đại biểu cũng không bị quyết định mà tuỳ thuộc vào chính quyền tiểu bang. "Để quản lý các lợi ích chung của hợp chúng quốc hiệu quả hơn, các đại biểu sẽ được bổ nhiệm hàng năm, theo cách thức do các cơ quan lập pháp tiểu bang quy định, để nhóm họp tại Quốc hội vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng Mười một hàng năm. Các tiểu bang được quyền triệu hồi bất kỳ đại biểu nào của tiểu bang mình, vào bất kỳ thời điểm nào trong năm và cử người khác thay thế trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ năm đó. 16
  19. Không có tiểu bang nào có ít hơn hai hay nhiều quá bảy đại biểu tại Quốc hội. Không một ai được quyền làm đại biểu nhiều hơn ba năm trong bất kỳ giai đoạn sáu năm nào. Không một ai, khi trở thành đại biểu Quốc hội lại được giữ bất kỳ chức vụ nào trong các cơ quan của Hợp chúng quốc, hay được nhận bất kỳ mức lương, trợ cấp hay bất kỳ khoản tiền nào. Mỗi tiểu bang phải trả lương cho các đại biểu của mình trong các cuộc họp của các tiểu bang, hay trong khi họ đang là thành viên một ủy ban của Hợp bang. Để quyết định những vấn đề của Hợp chúng quốc, trong kỳ nhóm họp của Quốc hội, mỗi tiểu bang sẽ có quyền bỏ một lá phiếu" [31; 484, 485]. Về quyền hạn, Quốc hội theo Các Điều khoản hợp bang được trao quyền hạn quyết định một số vấn đề đối với liên bang, nhưng để quyết định có hiệu lực thì điều kiện bắt buộc là các vấn đề đó phải được đa số tiểu bang đồng ý, điều này rất khó thành hiện thực: "Hội nghị lục địa (Quốc hội hợp bang) có quyền được điều khiển các lĩnh vực ngoại giao, chiến tranh, bưu chính, đúc tiền và bổ nhiệm các sỹ quan trong quân đội liên bang. Các quyết định của hội nghị lục địa muốn có hiệu lực phải được sự đồng ý của đa số tiểu bang, riêng những quyết định tối quan trọng phải được sự chấp thuận của chín trên mười ba tiểu bang" [37; 12] Đối với các tiểu bang, Điều II của Các Điều khoản hợp bang quy định: "Mỗi tiểu bang vẫn duy trì chủ quyền, sự tự do và nền độc lập của mình và mọi quyền khác không giao phó cho Quốc hội của Hợp chúng quốc". Thực tế thì các bang đều có Hiến pháp, có chính quyền và tự phát hành tiền, có nhiều bang tổ chức quân đội: "chín bang đã tổ chức quân đội riêng, một số bang có hải quân riêng. Còn tồn tại rất nhiều loại tiền xu và đủ mọi loại tiền giấy của quốc gia và của các tiểu bang, sự đa dạng ấy khiến người ta phải ngạc nhiên", [43; 96]. Các thống đốc thì chỉ có quyền hạn trong các tiểu bang, những vấn đề của liên bang cần giải quyết ngay nhanh chóng và hiệu quả thì không có ai đứng ra lãnh trách nhiệm và thừa hành mà đều chờ đợi quyết định của Quốc 17
  20. hội một cách chậm chạp và thụ động nên thường lỡ thời cơ. Không có cơ quan hành pháp liên bang nên không ai đứng ra thi hành pháp luật và bảo vệ Hiến pháp, không có ai đứng ra gánh vác trách nhiệm cụ thể. Chế độ hợp bang đã bỏ trống một khoảng quyền lực vô cùng quan trọng, cần thiết và khách quan trong một nhà nước. Về quyền tư pháp, chế độ hợp bang cũng không có một hệ thống toà án liên bang để có thể tiến hành xét xử các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội hợp bang phải trông cậy vào các bang để có thu nhập tài trợ cho các hoạt động của mình, nhưng lại không thể xử phạt một bang nào đó vì lý do không đóng góp vào ngân sách liên bang. Khi có tranh chấp giữa các bang và có nhiều tranh chấp không được giải quyết thì Quốc hội đóng vai trò trung gian hoà giải và phân xử nhưng không thể buộc các bang chấp nhận quyết định của Quốc hội. Mối liên hệ của chính quyền liên bang với các tiểu bang là hết sức lỏng lẻo. Liên bang không điều hành dân chúng trực tiếp mà thông qua chính quyền bang, nhưng lại không có khả năng buộc chính quyền bang phải tuân theo các quyết định của liên bang, vì thế mỗi tiểu bang đều coi mình giống như một quốc gia và đều không chịu nhường quyền lực cho chính quyền liên bang, đều đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của liên bang. Vai trò cuả Quốc hội hợp bang Mỹ khi đó, cũng tương tự như Liên hiệp quốc ngày nay. Các tiểu bang có đại diện tham gia nhưng Quốc hội không có quân đội và không có quyền lực cần thiết để buộc các tiểu bang phải tuân thủ mọi quy định của liên minh. Quốc hội lập pháp là cơ quan độc quyền của chính quyền quốc gia nhưng không có quyền buộc các bang làm bất cứ đìêu gì trái với ý nguyện của họ. Trên lý thuyết, Quốc hội có thể tuyên bố chiến tranh và thiết lập quân đội nhưng không thể bắt buộc bang nào cung cấp quân số, vũ khí và trang thiết bị cho quân đội. Nhận xét về mô hình chính quyền được tổ chức theo Các Điều khoản hợp bang: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2