intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

59
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; trên cơ sở phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn pháp lý về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, tác giả đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhằm bảo đảm cho việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chính xác về hình thức và nội dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÃ HOÀNG HƢNG THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
  2. KHOA LUẬT LÃ HOÀNG HƢNG THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đăng Hiếu Hµ néi - 2009 2
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Mở đầu 1 Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thỏa thuận phân chia di sản 6 thừa kế 1.1. Khái niệm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 6 1.2. Nguyên tắc giao kết 10 1.2.1. Nguyên tắc bình đẳng 10 1.2.2. Nguyên tắc tự do ý chí 11 1.3. Chủ thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 12 1.3.1. Người thừa kế theo luật 12 1.3.1.1. Xác định người thừa kế theo luật 12 1.3.1.2. Người thừa kế thế vị 15 1.3.1.3. Tư cách chủ thể của người thừa kế theo pháp luật 18 1.3.1.4. Năng lực tham gia thỏa thuận phân chia di sản 19 1.3.1.5. Ai là người trong số họ có quyền thỏa thuận 20 1.3.1.6. Những người không được quyền hưởng di sản - Thỏa thuận 23 1.3.1.7. Tuyên bố từ chối 33 1.3.2. Người thừa kế theo di chúc 36 1.3.2.1. Ai là người được thừa kế theo di chúc 36 1.3.2.2. Tư cách chủ thể của người thừa kế theo di chúc 39 1
  4. 1.3.2.3. Ai là người trong số họ có quyền thỏa thuận 39 1.3.2.4. Những người không được quyền hưởng di sản - Thỏa thuận 40 1.3.2.5. Nếu vắng mặt người được hưởng di sản theo di chúc 41 1.3.2.6. Nếu có người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di 42 chúc 1.3.3. Người được di tặng 43 1.4. Đối tượng của thỏa thuận 43 1.4.1. Phân chia từng phần và phân chia toàn bộ 52 1.4.2. Phân chia theo giá trị và phân chia hiện vật 52 1.4.3. Phạm vi về tài sản họ có thể thỏa thuận phân chia 53 1.4.4. Tài sản nào không thể thỏa thuận phân chia hoặc bị hạn chế phân chia 54 1.4.4.1. Di sản thờ cúng 54 1.4.4.2. Di sản bị hạn chế phân chia do thủ tục hành chính 55 1.4.4.3. Theo ý chí của người để lại di sản phân chia hiện vật cho từng người 55 thừa kế 1.4.4.4. Trường hợp có người hưởng di sản chưa có hoặc mất năng lực hành vi 56 dân sự 1.4.4.5. Trường hợp di sản là nguồn sống duy nhất của vợ, chồng người để lại di 56 sản 1.5. Phương thức thỏa thuận 57 1.5.1. Hình thức 57 1.5.2. Thủ tục 58 1.5.3. Giá trị pháp lý của thỏa thuận 58 1.5.4. Làm thủ tục đăng ký sang tên 60 1.5.5. Lệ phí 60 1.6. Vấn đề phát sinh "người thừa kế mới" 61 2
  5. 1.7. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vô hiệu 63 Chương 2: thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện về thỏa thuận 65 phân chia di sản thừa kế 2.1. Thực tiễn thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 65 2.1.1. Những sai sót, vướng mắc khi áp dụng pháp luật thừa kế 65 2.1.2. Vấn đề phát sinh "người thừa kế mới" 66 2.1.3. Việc bỏ sót người thừa kế khi thỏa thuận phân chia di sản 66 2.1.4. Nguồn gốc của di sản 67 2.1.5. Liên quan đến các thủ tục hành chính khi khai nhận thừa kế 68 2.1.6. Từ chối nhận di sản 68 2.1.7. Qui định về người phân chia di sản 69 2.1.8. Di sản thờ cúng 69 2.1.9. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế 70 2.2. Giải pháp hoàn thiện 71 2.2.1. Việc bỏ sót người thừa kế khi thỏa thuận phân chia di sản 71 2.2.2. Nguồn gốc của di sản 72 2.2.3. Cha mẹ chuyển xuống hàng thừa kế thứ hai 73 2.2.4. Liên quan đến các thủ tục hành chính khi khai nhận thừa kế 73 2.2.5. Từ chối nhận di sản 73 2.2.6. Qui định về người phân chia di sản 74 2.2.7. Di sản thờ cúng 74 2.2.8. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế 74 2.2.9. Một số kiến nghị khác 75 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 3
  6. PHỤ LỤC 81 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cả về phương diện lý luận và thực tiễn, thừa kế là một trong những vấn đề lớn nhất của pháp luật dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã dành hẳn 04 chương gồm 57 điều để nói về nó (chưa kể các điều luật liên quan đến việc thừa kế quyền sử dụng đất); các nghiên cứu về thừa kế trong luật thực định luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng "khối lượng" công trình nghiên cứu về luật học dân sự; thực tiễn xét xử về dân sự cũng như thực tiễn công chứng xếp các vụ việc trong lĩnh vực thừa kế vào loại công việc thường xuyên của cơ quan chức năng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung, bởi vì giá trị của di sản thừa kế không còn là tài sản thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu dùng mà là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, cổ phiếu, trang trại, doanh nghiệp… Trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quan sát của tôi mỗi khi cơn sốt đất tràn đến một quận, huyện nào đó thì ngay sau đó các vụ kiện về phân chia di sản thừa kế tại quận, huyện đó tăng lên. 5 năm trước đây điểm nóng về kiện phân chia di sản thừa kế là quận Tây Hồ, hiện nay điểm nóng là Từ Liêm và theo suy đoán của tôi trong những năm tới các quận, huyện thuộc Hà Tây cũ sẽ có số vụ kiện về thừa kế tăng lên rất nhanh. Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và trong nhiều trường hợp di sản thừa kế có giá trị lớn nhất là nhà đất. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi có những nguyên nhân chủ yếu sau: 4
  7. - Trước hết đó là quan điểm về trưởng thứ, nam nữ trong gia đình Việt Nam. Bố mẹ già thường ở với con trai trưởng và khi bố mẹ chết thì gần như đương nhiên con trai trưởng sẽ tiếp tục quản lý, sử dụng và sở hữu di sản của bố mẹ và có nghĩa vụ thờ cúng cha mẹ. Cho dù có hay không có di chúc thì đương nhiên con trai cả sẽ được hưởng phần lớn nhất. Các con thứ, con gái mặc dù cũng được hưởng di sản thừa kế nhưng thường được phần nhỏ hơn. - Một số Ủy ban nhân dân cấp xã khi làm thủ tục kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì không thông qua các thủ tục về khai nhận di sản thừa kế mà cấp trực tiếp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho người con cả đang trực tiếp ở trên ngôi nhà, trên mảnh đất là di sản thừa kế đó. Tuy nhiên, khi trình độ dân trí ngày càng tăng lên, cùng với các qui định mới ngày càng rõ ràng của Bộ luật Dân sự năm 2005 những người thừa kế khác (những người con thứ, con gái) ý thức được rằng họ cũng có quyền bình đẳng trong việc phân chia di sản, đặc biệt là qui định về người được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc của Bộ luật Dân sự năm 2005. Việc phân chia di sản thừa kế có thể được thực hiện tại Tòa án trong trường hợp những người thừa kế không tự thỏa thuận được. Trong trường hợp những người thừa kế thỏa thuận được thì việc phân chia di sản có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tại cơ quan Công chứng. Từ khi Luật Công chứng ra đời và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2007 các qui định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ngày càng được qui định cụ thể hơn. Bên cạnh đó, các cơ quan thuế, cơ quan đăng ký sang tên sở hữu cũng ngày càng ý thức một cách rõ ràng hơn tầm quan trọng của các qui định pháp 5
  8. luật liên quan đến phân chia di sản thừa kế nên yêu cầu các văn bản về phân chia di sản thừa kế không chỉ được lập thành văn bản với những người thừa kế ký vào đơn thuần mà phải được công chứng, chứng thực để bảo đảm xác định đúng, đủ những người thừa kế, đảm bảo về hình thức và nội dung. Do vậy, yêu cầu phải tiến hành một nghiên cứu khoa học về Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế để trước hết hệ thống hóa các qui định của pháp luật liên quan đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, cách vận dụng các qui định này trong thực tế, phát hiện các bất cập trong việc áp dụng để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm làm cho việc thỏa thuận phân chia di sản trước hết đúng về hình thức và nội dung, bảo đảm không bỏ sót người thừa kế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các người thừa kế và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. 2. Tình hình nghiên cứu Thừa kế nói chung và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý và nghiên cứu của nhiều luật gia đã có nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến: Bình luận khoa học về thừa kế, của Tiến sĩ Luật học Nguyễn Ngọc Điện - Trưởng Khoa luật Đại học Cần Thơ, Nhà xuất bản Trẻ; Thừa kế - Qui định của pháp luật và thực tiễn áp dụng của tác giả Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết - Trường Đại học luật Hà Nội... Một số học viên cao học cũng đã chọn vấn đề thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế làm đề tài cho luận văn khoa học của mình. Khóa 9 và khóa 10 Cao học luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã có 09 khóa luận liên quan đến thừa kế. Tuy nhiên, các tài liệu trên chỉ đi sâu phân tích được một số khía cạnh pháp lý của phân chia di sản thừa kế. Những tài liệu này chưa đi sâu phân tích một cách toàn diện các nguyên tắc pháp lý, qui định pháp luật cũng như thực trạng vấn đề thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Mà theo quan điểm của tôi, 6
  9. thỏa thuận là hình thức phân chia di sản hiệu quả và tối ưu hơn các hình thức phân chia di sản khác. Bên cạnh đó, ngày 1/7/2007 Luật Công chứng chính thức có hiệu lực, các tài liệu nói trên không còn tính cập nhật cần thiết của một tài liệu nghiên cứu pháp luật nữa. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế Trên cơ sở phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn pháp lý về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, tác giả đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhằm bảo đảm cho việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chính xác về hình thức và nội dung. * Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu: - Những yếu tố và nội dung cấu thành chế định thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, mối quan hệ tương tác của chế định này với các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Công chứng… - Những tồn tại, vướng mắc khi áp dụng những quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong thực tế, phương hướng và cách thức khắc phục. - Đề xuất một số ý kiến về việc ban hành các quy định pháp luật liên quan đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước, những qui định 7
  10. trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Công chứng năm 2007 về vấn đề thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Nội dung của luận văn được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn, các tài liệu hướng dẫn tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp và so sánh. 5. Điểm mới và ý nghĩa của luận văn - Đây là công trình nghiên cứu có tính chất bình luận khoa học đối với các quy định của luật dân sự liên quan tới vấn đề thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. - Luận văn đã phát hiện được những kẽ hở, và sự bất hợp lý của các quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, nêu ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chế định - Trên cơ sở nghiên cứu khoa học thực trạng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, luận văn đã đề xuất những giải pháp giải quyết những bất cập khi thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế và những người có quyền nghĩa vụ liên quan. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Chương 2: Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. 8
  11. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có phải là một hợp đồng dân sự? Để xác định thỏa thuận phân chia di sản có phải là một hợp đồng dân sự hay không cần xác định xem thỏa thuận phân chia di sản có những đặc điểm cơ bản của một hợp đồng dân sự hay không xét từ khái niệm, nguyên tắc giao kết, chủ thể, đối tượng của thỏa thuận, hình thức, nội dung của thỏa thuận, địa điểm, thời điểm giao kết, hiệu lực của thỏa thuận. 1.1. KHÁI NIỆM THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ Phân chia theo nghĩa kỹ thuật của từ ngữ là một tập hợp các hoạt động nhằm chấm dứt tình trạng có quyền chung của nhiều người trên một hoặc nhiều tài sản. Phân chia di sản, trong quan niệm của luật học phương Tây, giả định có ít nhất hai người có quyền hưởng di sản và có những quyền lợi cùng tính chất trên một hoặc nhiều tài sản thuộc di sản. Nói cách khác, chỉ có phân chia nếu trước đó tồn tại giữa những người có liên quan một tình trạng có quyền chung - có thể là sở hữu chung, hưởng hoa lợi chung,…; và việc phân chia có tác dụng chấm dứt tình trạng đó. Di sản thừa kế là phần di sản còn lại sau khi đã thanh toán nghĩa vụ của người chết để lại và các chi phí liên quan đến di sản. Việc phân chia di sản liên quan đến một số người. Nó không hẳn có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào; và khi được thực hiện, thì nó chịu sự chi phối của một loạt các quy tắc liên quan đến cả hình thức và nội dung. Việc phân chia di sản thừa kế có thể được thực hiện tại tòa án hoặc do những người thừa kế thỏa thuận. Thông thường các tranh chấp về thanh toán 9
  12. và phân chia di sản không đưa ra Tòa án nhân dân mà các bên tranh chấp tự giải quyết bằng nhiều con đường hòa giải khác nhau: anh chị em thuyết phục nhau rồi thỏa thuận hoặc nhờ trưởng họ, hội đồng gia tộc hoặc nhờ người có uy tín hiểu biết về pháp luật… giúp đỡ viết biên bản cùng ký tên. Bất đắc dĩ những người thừa kế mới đưa đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân và đó thường là những tranh chấp phức tạp, thời điểm mở thừa kế đã quá lâu, người thừa kế thuộc hàng thứ nhất có người đã chết… Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, khi trình độ dân trí ngày một tăng lên cùng với sự tư vấn của các luật sư, thì những người thừa kế sẽ ngày càng nhận ra những ưu điểm của việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tương lai. Sau đây là một số lý do: Việc phân chia tại tòa có những nhược điểm sau: - Tâm lý: Vô phúc đáo tụng đình. Gia đình có bố hoặc mẹ mới chết mà các con đã kiện nhau ra tòa để chia di sản là gia đình vô phúc. - Mất đoàn kết trong gia đình: Sau khi anh chị em kiện ra Tòa để phân chia di sản thì sau đó dù ai thắng ai thua, quan hệ giữa anh chị em sẽ ít nhiều bị sứt mẻ, thậm chí nhiều trường hợp không muốn nhìn mặt nhau. Di sản thừa kế nếu là mảnh đất hoặc căn nhà thì khi phân chia anh chị em vẫn sống gần nhau, nếu không giải quyết tốt tranh chấp thì rất có thể sẽ phát sinh mâu thuẫn mới từ những vấn đề rất nhỏ như: hàng rào, mái ranh, ô văng… Mất đoàn kết trong gia đình gây mất trật tự công cộng, thậm chí có nhiều trường hợp phải xử lý hình sự. - Chi phí: Bao gồm: Án phí: tính theo % giá trị tài sản và tài sản càng lớn thì án phí càng lớn, chưa kể các chi phí khác như chi phí thuê luật sự, chi phí đi lại, chi phí để thu thập đủ các giấy tờ chứng minh. - Thời gian: một vụ kiện về thừa kế thường kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, đặc biệt là những vụ phức tạp cần nhiều giấy tờ và xác minh 10
  13. nhiều tình tiết liên quan. Những vụ kiện thừa kế đi qua các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm thậm chí giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. - Thủ tục thi hành án kéo dài và phức tạp vì trong nhiều trường hợp trước khi di sản được phân chia những người thừa kế đã sống trong ngôi nhà là di sản thừa kế nhiều năm và ít nhiều cũng có đóng góp vào việc sửa chữa ngôi nhà. Trong khi đó thỏa thuận phân chia có nhiều ưu điểm hơn: - Giữ được đoàn kết trong gia đình - Phân chia trên cơ sở tương thân tương trợ. Nếu như một trong các người thừa kế có hoàn cảnh kinh tế khá hơn có thể nhường một phần hoặc nhường toàn bộ phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác khó khăn hơn hoặc có nhiều trường hợp người có điều kiện kinh tế khá hơn xin hưởng toàn bộ thừa kế và hỗ trợ các đồng thừa kế khác một số tiền thỏa đáng. - Đối với các tài sản không thể phân chia hoặc việc phân chia sẽ làm mất giá trị của tài sản như đồ cổ thì việc thỏa thuận để một người hưởng vật này và người khác hưởng vật khác hoặc một số tiền là hợp lý nhất. - Đối với diện tích nhà đất quá nhỏ thì việc chia đều mảnh đất cho tất cả các thừa kế là không hiệu quả. Ví dụ: Thửa đất 20m2 nếu chia đều cho 4 người con thì mỗi người chỉ được 5m2 quá nhỏ để làm nhà, chi bằng 3 người nhường cho người còn lại và người còn lại đó có thể trả tiền hoặc nhường một phần quyền thừa kế đối với di sản khác cho những người thừa kế kia. - Liên quan đến các thủ tục hành chính như: + Vấn đề người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam các qui định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở còn chưa cụ thể, nên việc áp dụng tại một số địa phương như Hà Nội còn gặp khó khăn cho nên trong trường hợp có người thừa kế đang định cư ở nước ngoài để đơn 11
  14. giản về thủ tục người thừa kế định cư ở nước ngoài thường nhường phần thừa kế của mình cho những người thừa kế khác đang ở trong nước. + Liên quan đến hạn mức đất được phép tách thửa. Theo Quyết định 26/2008/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Khoản 1 Điều 3: Thì diện tích đất được phép tách thửa không nhỏ hơn 30m2/thửa. Vì vậy trong trường hợp diện tích đất nhỏ hơn 30m2 thì các đồng thừa kế khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế phải đứng tên đồng sở hữu nhà, sử dụng đất hoặc phải nhường cho một trong các người thừa kế đứng tên sở hữu. - Chi phí ít hơn: Lệ phí công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia tại thời điểm hiện nay cũng tính theo giá trị tài sản nhưng ít hơn rất nhiều án phí tại Tòa án. - Qui định của pháp luật dân sự về những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Quyền định đoạt của người lập di chúc sẽ bị hạn chế trong trường hợp có người thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc theo Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005. Hơn nữa việc xác định thế nào là hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật không phải lúc nào cũng là một việc rễ ràng. Vì vậy, theo tôi, thỏa thuận phân chia di sản là cách giải quyết hợp lý, hợp tình và hiệu quả nhất trong trường hợp này. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được qui định tại Phần thừa kế trong Bộ luật Dân sự và tại Luật Công chứng năm 2007, Điều 49: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản: 1. Những người thừa kế theo luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. 12
  15. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác. 4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản [6]. Từ những lập luận trên, đối chiếu với khái niệm hợp đồng dân sự tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005, theo tôi: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thỏa mãn yêu cầu về khái niệm của một hợp đồng dân sự bởi thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là sự thỏa thuận giữa những người thừa kế về việc chấm dứt tình trạng sở hữu chung đối với di sản thừa kế. 1.2. NGUYÊN TẮC GIAO KẾT Quyền thừa kế là một chế định của Bộ luật Dân sự nên việc thừa kế phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản mà bộ luật đã qui định. Bên cạnh đó, với tư cách là một chế định riêng nên quyền thừa kế cũng có những nguyên tắc riêng của mình. Tuy nhiên, các nguyên tắc này không được trái với nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vừa phải tuân theo những nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự về thỏa thuận vừa phải tuân theo các nguyên tắc riêng của thừa kế, bao gồm các nguyên tắc chính sau: 1.2.1. Nguyên tắc bình đẳng Nguyên tắc bình đẳng được quy định cụ thể tại Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2005. Đây là sự cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng đã được quy định trong Điều 8 của Bộ luật Dân sự, đồng thời cũng là sự cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của công dân đã được Hiến pháp qui định. Nội 13
  16. dung của nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế của cá nhân đã được qui định trong Bộ luật Dân sự bao gồm: - Cha, mẹ có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của con Điều 676 Bộ luật Dân sự đã xếp cha, mẹ cùng đứng hàng thứ nhất để hưởng di sản của con khi con chết trước cha, mẹ. Cũng trong điều luật này, tại Khoản 2 đã qui định những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau. Vì vậy, khi thỏa thuận phân chia di sản cha, mẹ bình đẳng và ngang quyền nhau. - Các con có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của bố mẹ Điều 676 và Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định các con được hưởng một phần di sản bằng nhau khi thừa kế di sản của bố, mẹ để lại mà không phân biệt con trai hay con gái, con đẻ hay con nuôi, con chính hôn hay con ngoại hôn. Vì vậy, khi thỏa thuận phân chia di sản mỗi người con có thể mang quyền nhận di sản của mình ra thỏa thuận bình đẳng với những người con khác cũng như những người thừa kế khác. - Những người thân thích khác của người chết được hưởng di sản của người đó một cách ngang nhau nếu họ cùng một hàng thừa kế. Theo qui định tại điểm b, c, khoản 1 và Khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì ông, bà có quyền ngang nhau khi hưởng di sản của cháu mà không phân biệt ông hay bà, ông bà nội hay ông bà ngoại. Các cháu không phân biệt cháu nội, cháu ngoại, cháu trai, cháu gái luôn có quyền ngang nhau khi hưởng di sản thừa kế của ông hoặc bà ở hàng thừa kế thứ hai.... Những người này đều bình đẳng với nhau khi thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. - Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc đều bình đẳng với nhau khi thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. 1.2.2. Nguyên tắc tự do ý chí 14
  17. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận đã được qui định trong Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2005 là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thể hiện rõ nét đặc thù của quan hệ dân sự. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của các bên trong quan hệ thừa kế là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản được quy định trong Điều 4 của Bộ luật Dân sự. Đối với việc thỏa thuận phân chia di sản thì nguyên tắc quan trọng nhất thể hiện sự tự do ý chí là: Tôn trọng ý chí tự nguyện của người thừa kế. Theo nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự, các chủ thể trong quan hệ dân sự luôn được tự nguyện khi thiết lập và thực hiện các quan hệ mà họ tham gia. Vì vậy, trong quan hệ thừa kế, pháp luật nước ta cũng cho phép chủ thể được hưởng thừa kế có quyền bằng ý chí của mình quyết định sự lựa chọn: nhận hay không nhận di sản thừa kế. Nguyên tắc này được qui định trong Điều 642 Bộ luật Dân sự. Những người thừa kế cũng có thể thỏa thuận người này nhận phần di sản này người khác nhận phân di sản khác, người nhận phần di sản nhiều hơn, người nhận phần di sản ít hơn, người nhận tiền, người nhận hiện vật, người từ chối nhận di sản, người nhận toàn bộ di sản. Từ những phân tích trên có thể kết luận: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng cần phải tuân theo các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự qui định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự. 1.3. CHỦ THỂ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ Khi đủ điều kiện để hưởng di sản thì "kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại" trong đó có quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Khác với chủ thể của hợp đồng là hai bên, trong thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có nhiều chủ thể tham gia. Những chủ thể này thường có quan hệ với nhau hoặc hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng, hoặc huyết thống, hoặc quen biết nhau. 15
  18. Chủ thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trước hết phải là người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. 1.3.1. Ngƣời thừa kế theo luật 1.3.1.1. Xác định người thừa kế theo luật Người thừa kế theo luật là người được hưởng di sản của người chết để lại theo qui định của pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là con người cụ thể (cá nhân) và phải là cá nhân có một trong ba mối quan hệ (Hoặc hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng, hoặc huyết thống) với người để lại di sản. Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã qui định về người thừa kế như sau: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết" [5]. Theo qui định của Điều luật trên, cá nhân chỉ được coi là người thừa kế khi cá nhân đó: Thứ nhất, phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế Với đặc trưng cơ bản của thừa kế là sự tiếp nối về sở hữu tài sản giữa người còn sống với người đã chết nên người tiếp nhận di sản phải là người còn sống. Sẽ vô nghĩa nếu tài sản được dịch chuyển từ một người chết này sang một người chết khác. Thuật ngữ "còn sống" phải được hiểu trên bình diện rộng bởi có thể có một người đã chết trên thực tế nhưng vẫn được coi là "còn sống vào thời điểm mở thừa kế". Chẳng hạn, vào thời điểm phân chia di sản, có người thừa kế đã chết nhưng nếu vào thời điểm mở thừa kế người đó vẫn đang sống thì họ được coi là còn sống và sẽ được hưởng di sản. Tuy nhiên, phần di sản mà họ được hưởng sẽ được coi là di sản mà họ để lại và sẽ được chia cho những người thừa kế của họ. Mặt khác, cũng có trường hợp, những người thừa kế không hiện diện vào thời điểm mở thừa kế do mất tích 16
  19. nhưng họ chưa bị tuyên bố chết hoặc đã bị tuyên bố chết nhưng ngày được coi là đã chết của họ được xác định sau ngày mở thừa kế thì họ vẫn được coi là còn sống vào thời điểm mở thừa kế và sẽ được hưởng di sản. Phần di sản mà người này được hưởng sẽ trở thành một phần trong di sản của chính họ kể từ ngày họ bị coi là đã chết theo quyết định tuyên bố chết của Tòa án. Trong trường hợp người thừa kế bị tuyên bố chết trước thời điểm người để lại di sản chết nhưng họ lại còn sống và trở về trước khi di sản của người chết được phân chia thì họ vẫn được coi là còn sống và sẽ được hưởng di sản. Tuy nhiên, để được hưởng di sản, họ phải yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố chết đối với họ. Thứ hai, phải thành thai trước khi người để lại di sản chết nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Cá nhân không thể hưởng thừa kế (tiếp nhận di sản) được nếu sinh ra nhưng không còn sống. Mặc dù vậy, như thế nào là "sinh ra và còn sống" là một vấn đề khá nhạy cảm. Nếu một người sinh ra và sống bình thường thì việc hưởng thừa kế của họ sẽ được xác định bình thường như những người khác. Tuy nhiên, đối với một người sinh ra và chết thì ranh giới để xác định là còn sống hay đã chết sẽ khá là phức tạp vì đôi khi ranh giới đó chỉ là một khoảnh khắc nhất định, trong khi hai tình trạng trên sẽ có hai hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau: Nếu được coi là còn sống thì đứa trẻ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại cho nó và phần di sản đó sẽ được coi là di sản của chính đứa trẻ để lại. Như vậy, phần di sản này sẽ thuộc về những người thừa kế của đứa trẻ. Để xác định chính xác tình trạng "còn sống" hay "đã chết" đối với một đứa trẻ sinh ra rồi mới chết cần căn cứ vào qui định của hai điều luật sau đây trong Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch: 17
  20. Điều 20. Khai sinh cho trẻ em sinh ra rồi mới chết: "Trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết, thì cũng phải đăng ký khai sinh theo qui định của Nghị định này, nếu chết trước khi sinh (chết lưu) hoặc sinh ra mà sống chưa được 24 giờ, thì không phải đăng ký khai sinh". Điều 29. Đăng ký khai tử cho trẻ em sinh ra rồi mới chết: "Trẻ em sinh ra mà sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết thì vừa phải đăng ký khai sinh, vừa phải đăng ký khai tử". Theo tinh thần của hai điều luật trên thì một đứa trẻ sinh ra sống được 24 giờ trở lên thì được coi là "sinh ra và còn sống" và sẽ là người được hưởng di sản mà người chết để lại. Nếu sinh ra mà chết ngay hoặc sống nhưng chưa đủ 24 giờ đồng hồ thì bị coi là "sinh ra nhưng đã chết" và không phải là người thừa kế được hưởng di sản. Mục đích của việc quy định "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết" là nhằm xác định tính huyết thống giữa người sinh ra sau thời điểm mở thừa kế với người đã chết, theo đó để xác định đứa trẻ sinh ra sau thời điểm người để lại di sản chết có phải là con của họ hay không. Nếu sinh ra sau và thành thai sau thời điểm người để lại di sản chết thì giữa họ không có quan hệ huyết thống nên đứa trẻ đó không phải là người thừa kế theo luật của người để lại di sản. Ngược lại, nếu đứa trẻ sinh ra sau nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì đứa trẻ đó được xác định là con của người để lại di sản và đương nhiên sẽ là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản (trừ trường hợp có người khác xin xác định là cha của đứa trẻ đó và đã được Tòa án thừa nhận bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật). 1.3.1.2. Người thừa kế thế vị Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định về thừa kế thế vị như sau: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2