intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

70
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là làm sáng rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và điều kiện phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nước ta trong thời gian qua, từ đó đề ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội KHOA LUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Chí TRẦN THỊ PHƯƠNG HIỀN Phản biện 1: TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Phản biện 2: Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2007. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2007 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
  2. MỤC LỤC Trang mở đầu 1 Chương 1: khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm 5 đoạt tài sản 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt 5 tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 1.1.1. Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 5 1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 6 1.1.3. Chủ thể 18 1.1.4. Mặt chủ quan 19 1.2. Lịch sử lập pháp hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 21 1945 đến nay 1.2.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật 21 hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực pháp luật 1.2.2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật 27 hình sự việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay 1.3. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm 33 khác 1.3.1. Phân biệt với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 33 Bộ luật hình sự 1999) 1.3.2. Phân biệt với tội lừa dối khách hàng (Điều 162 Bộ luật hình 35 sự 1999) 1.3.3. Phân biệt với tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự 1999) 36 Chương 2: các hình thức trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự 39 trong những trường hợp đặc biệt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2.1. Các hình thức trách nhiệm hình sự đối tội lừa đảo chiếm đoạt 39
  3. tài sản 2.1.1. Hình phạt 39 2.1.2. Các biện pháp tư pháp 48 2.1.3. Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt 49 2.2. Trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong 50 những trường hợp đặc biệt 2.2.1. Chuẩn bị phạm tội 50 2.2.2. Phạm tội chưa đạt 51 2.2.3. Đồng phạm 52 Chương 3: Thực trạng và các biện pháp phòng chống tội lừa đảo chiếm 55 đoạt tài sản 3.1. Khái quát tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nước ta 55 những năm gần đây 3.1.1. Thực trạng tình hình tội phạm 55 3.1.2. Diễn biến, tính chất của tình hình tội phạm 57 3.2. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 65 3.2.1. Những nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội 66 3.2.2. Những nguyên nhân và điều kiện về tổ chức quản lí nhà nước, 67 quản lý xã hội và quản lí con người 3.2.3. Những nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ hoạt động của 69 cơ quan bảo vệ pháp luật 3.2.4. Những nguyên nhân xuất phát từ việc tuyên truyền và giáo 73 dục pháp luật 3.2.5. Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 75 3.3. Một số biện pháp đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm 77 đoạt tài sản trong giai đoạn hiện nay 3.3.1. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động đấu tranh phòng chống 77 tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng 3.3.2. Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt 85 tài sản kết luận 101
  4. danh mục tài liệu tham khảo 102
  5. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Một trong những quyền quan trọng luôn được pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng bảo vệ tránh sự xâm hại của các hành vi phạm tội là quyền sở hữu. Trong thời gian qua các tội phạm xâm phạm sở hữu diễn ra rất phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản nhà nước, tài sản của công dân, ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu diễn biến theo chiều hướng gia tăng, đây là loại tội phạm xảy ra thường xuyên, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, từ chủ thể thực hiện tội phạm đến các đối tượng bị xâm hại đều rất đa dạng. Trong giai đoạn nền kinh tế của đất nước đang phát triển theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý và chính sách pháp luật không phải lúc nào cũng ngay lập tức phù hợp với thực trạng nền kinh tế, do đó tình hình tội phạm có nhiều biến đổi, đặc biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được thực hiện với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chiếm đoạt tài sản có giá trị rất lớn, có những vụ án chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của nhà nước, có nhiều trường hợp lợi dụng việc giao kết hợp đồng đầu tư, hợp đồng vay vốn hoặc sử dụng công nghệ khoa học tiên tiến về vi tính, tin học để làm thẻ tín dụng giả, tìm kiếm mật mã số tài khoản của người khác… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ luật hình sự do Nhà nước ban hành quy định các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định các chế tài tương ứng nhằm trừng trị và giáo dục đối với người phạm tội cũng như răn đe phòng ngừa chung đối với toàn xã hội nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của mọi tổ chức và lợi ích của công dân, góp phần duy trì trật tự trị an xã hội. Tuy nhiên trong từng điều luật cụ thể các nhà làm luật chỉ có thể quy định các dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của một cấu thành tội phạm, trong khi trên thực tế tội phạm xảy ra với muôn hình muôn vẻ, vô cùng đa dạng và phức tạp, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng vậy, chỉ 1
  6. được quy định trong Bộ luật hình sự bởi những dấu hiệu đặc trưng nhất. Mặt khác, về phương diện lập pháp, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng đã qua nhiều lần sửa đổi, gần đây nhất được quy định thống nhất tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999, điều luật này là sự hội nhập các điều 134, 134a, 157 Bộ luật hình sự 1985 quy định về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Do đó việc nghiên cứu làm sáng rõ nội dung pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, thực trạng và các biện pháp đấu tranh phòng ngừa thích hợp là điều rất quan trọng, nhằm góp phần áp dụng pháp luật một cách đúng đắn khi xử lý người phạm tội, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng trong xã hội hiện nay. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn" để viết luận văn tốt nghiệp cao học luật. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhiều tác giả đi sâu phân tích tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới góc độ lý luận hình sự và tội phạm học như Trịnh Hồng Dương, Vũ Thiện Kim, Võ Khánh Vinh… nhưng do tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn này đã có nhiều tay đổi, các công trình nghiên cứu trước kia đã không còn phù hợp, do đó cần phải đi sâu nghiên cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn hiện nay, làm rõ các dấu hiệu pháp lý cũng như nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. 2. Mục đích, phạm vi, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Mục đích của luận văn là làm sáng rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và điều kiện phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2
  7. ở nước ta trong thời gian qua, từ đó đề ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả của luận văn đặt cho mình các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Bộ luật hình sự 1999. - Nghiên cứu quá trình lập pháp hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. - Phân tích các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Đánh giá thực trạng về tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm gần đây. Đánh giá kết quả hoạt động trong việc phát hiện điều tra, truy tố và xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cơ quan tiến hành tố tụng. Tìm ra những thủ đoạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hậu quả của tội phạm đó. Làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội là nguyên nhân và điều kiện phạm tội nói trên. - Đề xuất những biện pháp đấu tranh, phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kết quả nghiên cứu làm sáng rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và điều kiện phạm tội từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quá trình áp dụng pháp luật hình sự, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng chống triệt để đối với loại tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của công dân và của mọi tổ chức xã hội, xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh mang tính nhân văn cao. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong luận văn, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được nghiên cứu dưới góc độ hình sự và tội phạm học trong một số năm gần đây (cụ thể: từ năm 1998 đến năm 2006). 3
  8. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, tác giả dựa trên các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Đề tài vừa mang tính lí luận vừa mang tính thực tiễn góp phần tích cực làm phong phú thêm lí luận và cơ sở thực tiễn trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nước ta hiện nay. Khi viết luận văn tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp lịch sử và phương pháp hệ thống. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chương 2: Các hình thức trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự trong những trường hợp đặc biệt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chương 3: Thực trạng và các biện pháp phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 4
  9. Chương 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 1.1.1. Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Bộ luật hình sự 1999 quy định 13 điều tại chương XIV về các tội xâm phạm sở hữu. Khoa học luật hình sự đã đưa ra khái niệm chung đối với các tội xâm phạm sở hữu như sau: "Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân"[37]. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tội phạm này, vì vậy khái niệm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn khái niệm chung của các tội xâm phạm sở hữu, đồng thời phải thỏa mãn các dấu hiệu đặc thù riêng. Khoa học luật hình sự đã đưa ra khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: (Tội) lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác bằng thủ đoạn gian dối. Tuy nhiên khái niệm trên mới chỉ để cập đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở khía cạnh khái quát nhất. Căn cứ vào quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm [7]. 5
  10. Ta thấy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu, với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, kẻ phạm tội phải sử dụng thủ đoạn gian dối, làm cho người bị hại tưởng giả là thật, tự nguyện đưa tài sản cho kẻ phạm tội. Từ đó có thể đưa ra khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối. Tuy nhiên khái niệm trên chỉ khái quát về tội phạm, muốn hiểu cặn kẽ về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải xem xét qua các dấu hiệu pháp lý đặc trưng bao gồm: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. 1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản * Khách thể Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Những quan hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam bảo vệ là những quan hệ xã hội được xác định trong Điều 1 và Điều 8 của Bộ luật hình sự, đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tự do, tài sản, các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của công dân. Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản, đây là quan hệ xã hội chủ yếu mà hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại, không giống một số các tội xâm phạm sở hữu khác như tội cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản… ngoài quan hệ sở hữu thì quan hệ nhân thân cũng là khách thể của các tội phạm này. Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Quan hệ xã hội này bị tội phạm 6
  11. gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thông qua việc làm biến đổi tình trạng bình thường của những đối tượng vật chất (tài sản) là một bộ phận của quan hệ sở hữu [45]. Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản [5]. Tài sản là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào được pháp luật thừa nhận và phải được thể hiện dưới dạng vật chất vì những gì không thuộc về thế giới vật chất sẽ không thể là đối tượng của hành vi chiếm đoạt. Vì vậy, quyền về tài sản không phải mọi trường hợp đều là đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ví dụ như bản di chúc về quyền thừa kế tài sản của một người, nhưng những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản như hóa đơn lĩnh hàng…lại có thể là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp nhất định. Cần lưu ý nhiều vật có thực do tính chất và công dụng đặc biệt không được coi là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà là đối tượng của hành vi phạm tội khác, ví dụ: Các chất ma tuý, các loại vũ khí quân dụng… hành (Điều194, Điều 230 Bộ luật hình sự 1999). Pháp luật nói chung cũng như Luật hình sự nói riêng luôn luôn bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và chỉ bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp, nên về nguyên tắc tài sản được Luật hình sự bảo vệ phải là tài sản hợp pháp. Nhưng điều đó không có nghĩa những hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp của công dân khác không bị coi là phạm tội. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, dù tài sản đó là tài sản bất hợp pháp, vẫn bị coi là trái pháp luật và có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, pháp luật hình sự xử lý người phạm tội lừa đảo để bảo vệ quyền sở hữu và để đảm bảo trật tự an toàn chung của xã hội. * Mặt khách quan Mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện bên ngoài của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất. Các biểu hiện khác như hậu quả 7
  12. của tội phạm, công cụ, phương tiện… cũng chỉ thể hiện khi có hành vi khách quan. Những nội dung của mặt khách quan mà luật hình sự quan tâm nghiên cứu là: - Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; - Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…). Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm. không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm. Việc nghiên cứu những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm vì thế có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu đặc trưng sau: Thứ nhất, dấu hiệu hành vi Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội là nội dung cơ bản nhất và được biểu hiện dưới hai hình thức hành động là việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm và hành vi phạm tội bằng không hành động là việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm nhằm tránh nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hai hành vi thực tế: hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. - Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. 8
  13. Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dối là biểu hiện cụ thể của thủ đoạn gian dối. Về thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nhiều hình thức thực hiện khác nhau. Việc nghiên cứu các hình thức thực hiện này không có ý nghĩa trong việc định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng xem xét hình thức thực hiện có giá trị lớn trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm này. - Hành vi chiếm đoạt: Được hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình. Như vậy, hành vi chiếm đoạt xét về mặt khách quan là hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Xét về mặt thực tế là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản, vừa làm cho người chiếm đoạt có được tài sản đó. Quá trình này xét về mặt pháp lý không làm cho chủ sở hữu mất quyền sở hữu mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể của quyền sở hữu. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản coi là hoàn thành khi có hậu quả xảy ra, kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Coi là chiếm đoạt được: + Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hành vi chiếm đoạt được là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản cho người phạm tội. Ví dụ: A muốn chiếm đoạt chiếc xe máy của B nên đã hỏi mượn xe của B với lý do phải vào bệnh viện gấp vì mẹ bị tai nạn. B tưởng thật nên đồng ý cho mượn. Mượn được xe, A đem đến hiệu cầm đồ đặt lấy 5 triệu 9
  14. đồng để ăn tiêu, sau đó bỏ trốn. Như vậy, A đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hành vi chiếm đoạt được là hành vi nhận xe của B. + Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hành vi chiếm đoạt được là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận. Ví dụ: A nhờ B chuyển cho C 50 triệu đồng. Lúc giao nhận tiền giữa B và C, B đã dùng thủ đoạn gian dối để khiến C tưởng rằng mình đã nhận đủ 50 triệu đồng và không ngần ngại ký giấy nhận tiền. Khi về đến nhà, C mới phát hiện ra số tiền mà C nhận được từ B chỉ có 40 triệu đồng, C đã nhận thiếu mất 10 triệu đồng. Như vậy, B đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hành vi chiếm đoạt được là hành vi giữ lại số tiền 10 triệu đồng đáng lẽ phải giao cho C. Hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối tạo điều kiện cho hành vi chiếm đoạt được thực hiện một cách công khai, dễ dàng.Trong thực tế có những biểu hiện gian dối nhằm mục đích khác không phải là hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Ví dụ: Đối tượng A vào một cửa hàng văn phòng phẩm, giả vờ hỏi mua rất nhiều mặt hàng và yêu cầu người bán hàng đóng gói những mặt hàng đó vào thùng cactông, trong khi người bán hàng mải chọn và đóng gói hàng hóa, A đã nhanh tay chiếm đoạt 02 chiếc máy tính cá nhân cất vào túi xách của mình. Sau đó A nói dối là quên tiền ở nhà, yêu cầu người bán hàng để nguyên số hàng đã đóng gói vào một chỗ, chờ A về nhà lấy tiền sẽ quay lại lấy hàng. Chờ mãi không thấy A quay lại, người bán hàng mở thùng cactông ra kiểm tra mới phát hiện bị A chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này A có thực hiện hành vi gian dối để cho chủ sở hữu mất cảnh giác, không tập trung quản lý tài sản nhằm dễ dàng chiếm đoạt tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt là lén lút, che giấu không cho chủ sở hữu biết, đây là hành 10
  15. vi khách quan của tội trộm cắp tài sản. Không phải hành vi gian dối nào cũng là biểu hiện khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước, sau đó mới diễn ra việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp cụ thể thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thông thường hành vi chiếm đoạt xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian. Tuy nhiên có những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, nhưng được Bộ luật hình sự quy định thành tội phạm độc lập thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về tội phạm tương ứng khác. Ví dụ: Hành vi gian dối trong việc cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng … để gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi phạm tội lừa dối khách hàng (Điều 162 Bộ luật hình sự năm 1999). Xét thấy hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tương tự với hành vi khách quan của nhiều tội phạm khác. Vì vậy, để định tội danh chính xác phải đặt hành vi khách quan trong mối liên hệ với các yếu tố khác, nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố của cấu thành tội phạm [21]. Thứ hai, dấu hiệu hậu quả Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. 11
  16. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, nghĩa là trong cấu thành tội phạm có phản ánh dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, có những trường hợp hậu quả chưa xẩy ra vẫn có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ví dụ trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt phạm vào điểm a khoản 3 hoặc điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự. Hậu quả của tội phạm được phản ánh trong cấu thành tội phạm thông qua thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt, chính vì vậy việc xác định tài sản là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc, đây là dấu hiệu định lượng để xác định cấu thành cơ bản hoặc cấu thành định khung tăng nặng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999) quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt ở mức 500.000 đồng là mức nguy hiểm đáng kể làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên luôn cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000 đồng thì phải kèm theo dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP [9] hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 thì các dấu hiệu định tội trên được giải thích như sau: - Gây hậu quả nghiêm trọng: Hậu quả ở đây không phải là hậu quả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm thông qua thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt, mà là hậu quả gián tiếp do tội phạm gây ra. Đây là trường hợp do thực hiện hành vi phạm tội đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại hoặc cho xã hội. Thông thường hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Làm chết một người. 12
  17. + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên. + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%. + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100% nếu không thuộc các trường hợp trên. + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. + Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng [9]. Ngoài những thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản có thể xác định được nêu trên còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi phạm tội gây ra như: ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cần chú ý trường hợp tài sản bị chiếm đoạt dưới 500 nghìn đồng nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999, nếu không có tình tiết định khung hình phạt khác [9]. - Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt: Tức là trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của điều 13
  18. lệnh, điều lệ của lực lượng vũ trang vũ trang nhân dân. Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền [9]. + Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do Pháp lệnh, điều lệnh hoặc điều lệ quy định. Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá 1 năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm kể từ ngày bị xử lý [9]. Bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi sau: Cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản [9]. - Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: Là trường hợp trước khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đã bị Tòa án kết án về một trong các tội có tính chất chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích theo quy định tại Điều 63, 64, 65, 77 Bộ luật hình sự 1999. Tội chiếm đoạt tài sản là một trong các tội sau: Cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự), bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 Bộ luật hình sự), cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 Bộ luật hình sự), cướp giật tài sản (Điều 136 BLHSĐ), công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 Bộ luật hình sự), trộm cắp tài sản (Điều 138 Bộ luật hình sự), lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự), lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật hình sự), tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự), lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật hình sự) [9]. Ngoài các trường hợp cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nêu trên, theo quy định tại phần chung Bộ luật hình sự 1999 nếu người phạm tội 14
  19. có ý định chiếm đoạt tài sản và đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã có những hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm nhưng chưa chiếm đoạt được vì những nguyên nhân khách quan vẫn có thể bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tùy vào từng trường hợp cụ thể [7]. Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện". Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "…Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt". Đối chiếu hai điều luật trên với Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 ta thấy: - Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, chỉ xem xét các tình tiết thuộc khoản 3 và 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999. Người mới có hành vi chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đã bị phát hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này ở giai đoạn chuẩn bị nếu tài sản có ý định chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên (theo các điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999). Ví dụ: A đã chuẩn bị sẵn những mẫu hóa đơn, chứng từ, đã khắc con dấu giả hoặc có hành vi làm giả hóa đơn, chứng từ để chiếm đoạt tài sản thì bị phát hiện và đã khai nhận ý đồ phạm tội của mình. Nếu tài sản mà A định chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Tình tiết "gây hậu quả rất nghiêm trọng" (điểm b khoản 3) và "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" (điểm b khoản 4) không được đặt ra vì các hậu quả này là hậu quả của hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra, mà trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội kẻ phạm tội chưa thực sự có hành vi phạm tội nên không thể nói đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hay hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 15
  20. - Người đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt trong mọi trường hợp. Việc xác định đúng giá trị tài sản bị chiếm đoạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nào chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như việc áp dụng đúng khung hình phạt. Do đó, cần chú ý một số điểm sau đây trong việc xác định giá trị tài sản đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: + Giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định căn cứ vào kết luận của Hội đồng định giá do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu kết luận về trị giá tài sản bị chiếm đoạt. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm không còn nữa, cơ quan điều tra cần lấy lời khai của những người biết về tài sản này để xác định đó là tài sản gì, nhãn mác của tài sản đó như thế nào, giá trị tài sản đó theo thời giá thực tế tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm là bao nhiêu, tài sản đó còn khoảng bao nhiêu phần trăm… để có kết luận cuối cùng về giá trị tài sản bị xâm phạm. + Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm. Nếu người phạm tội có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không quan tâm đến giá trị của tài sản bị chiếm đoạt, thì căn cứ vào giá trị thực của tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. + Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1